"Bạn sẽ không thật sự hiểu được giá trị của cuộc sống cho đến khi nào bạn va chạm với tữ thần và những người đã từng chiến đấu cho sự sống còn, cuộc đời có một giá trị thiêng liêng, một hương vị đặc biệt, mà những kẻ khác không bao giờ hiểu được ". ------------------------------------------------------------------------------------- You have never lived until you have almost died. For those who have fought for it, life has a special flavor, the protected will never know
Wednesday, May 19, 2010
Tuesday, May 18, 2010
Huyen Thoai ve Chien Tranh Viet Nam
Ðại Sứ John Negroponte, cựu phụ tá bộ trưởng Ngoại Giao Mỹ đã đặt ra một lô những chữ “Nếu” cho 150 người trong cử tọa, nhân phát biểu tại cuộc hội nghị được tổ chức ở Câu Lạc Bộ Army Navy Club tại Washington, nhằm lượng giá về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 35 năm sau khi chiến tranh kết thức.
“Nếu mà Tổng Thống Roosevelt còn sống thì nước Mỹ không ủng hộ cho người Pháp trở lại Việt Nam? Nếu mà chúng ta biết rõ hơn về chuyện xích mích giữa Liên Xô và Trung Quốc? Nếu mà Tổng Thống Ngô Ðình Diệm không bị ám sát? Nếu mà Tổng Thống Nixon không bị dính líu vào vụ Watergate?” Nhưng vì do những cái trớ trêu bất thường của lịch sử đại loại như vậy mà sự việc đã xảy ra khác hẳn đi.
Năm diễn giả chính yếu khác và 10 tham luận viên, cả người Việt và người Mỹ, đã phân tích những trận chiến mà họ coi là khúc quanh của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, những trận đánh lớn ở Huế, An Lộc, Quảng Trị; Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Hiệp Ðịnh Hòa Bình Paris, và những bài học đã thu lượm đã được mổ xẻ trong các buổi thảo luận trong từng nhóm. Chủ ý của các tham luận viên rõ ràng là nhằm phục hồi lại danh dự cho Quân Lực Miền Nam Việt Nam.
Tết Mậu Thân 1968:
Tiến Sĩ Erik Villard, sử gia, là diễn giả đầu tiên đã trình bày về cuộc tấn công này. Ông nói, “Ðây đích thực là một cuộc nội chiến tại Nam Việt Nam giữa người quốc gia Việt Nam với quân Cộng Sản xâm lăng từ miền Bắc. Ông mô tả trận chiến lừng danh này với quy mô và sự phức tạp trong kế hoạch của Việt cộng và sự phản công lúc đầu coi như tuyệt vọng, mà lại rất thành công của phía miền Nam và Ðồng Minh. Nhưng ông nói, “Bi đát thay cái sự thắng lợi này lại bị thế giới coi như là một thất bại.”
Ðại Tá Trần Minh Công bổ túc thêm. Ông nói đến 50 phần trăm quân đội VNCH được nghỉ phép ăn Tết giữa lúc quân Cộng Sản tấn công. Ông ra lệnh cho tiểu đoàn cảnh sát tiến chiếm lại Dinh Tổng Thống ở Saigon, trong khi các đơn vị khác thì hợp nhau lại để tái chiếm những đồn bót vừa mới bị Cộng quân chiếm giữ.
Tờ tuần báo Time tường thuật, “Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải gánh chịu áp lực nặng nề lúc khởi đầu với sự dũng cảm và mau lẹ mà hầu như ít có ai lại có thể ngờ được.” Cố Ðại Sứ Ellsworth Bunker nói, “Chính phủ đã không sụp đổ. Trái lại, họ đã phản ứng mạnh bạo, mau mắn và quyết chí. Chính quyền đã tổ chức sự phục hồi với nỗ lực lớn lao.”
Ðại Tá Công phàn nàn, “Ấy thế mà giới truyền thông người Mỹ lại coi vụ Tết Mậu thân là 'khởi sự cuộc chấm dứt chiến tranh' Việt Nam (The beginning of the end of the Vietnam War).”
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, học giả và cựu giảng viên tại Ðại Học George Mason kể lại, “Trong dịp tấn công Tết Mậu Thân, cố đô Huế là nơi duy nhất quân Cộng Sản đã thiết lập được một chính quyền dân sự. Họ phát động cuộc tàn sát, giết hại hàng ngàn người mà họ gọi là 'kẻ thù của Cách mạng' trong suốt 25 ngày chiếm đóng thành phố vào tháng 2, năm 1968.”
“Họ tàn sát đến 6,000 thường dân vô tội, bất kể đó là giáo sư đại học, giới kinh doanh, phụ nữ, người già và cả đến trẻ em, tạo ra viễn cảnh kinh hãi của chế độ Cộng Sản. Hàng ngàn người bị coi là ‘tay sai Mỹ ngụy’ đã bị tra tấn, giết hại và cả bị chôn sống do lệnh của Tòa Án Nhân Dân Việt cộng mà gồm những cán bộ và dân làng được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.”
Vẫn theo lời Giáo Sư Bích, “Vụ thảm sát ở Huế tương tự như 'cánh đồng giết người' (killing fields) dưới chế độ Pol Pot ở Cambodia, hay ‘lò thiêu người’ hồi Thế Chiến Thứ Hai của Ðức Quốc Xã.”
Hội nghị cũng phản ánh quan điểm của các chuyên gia khác. Ông Lewis Sorley, sử gia chuyên về chiến tranh Việt Nam và là giáo sư tại West Point và tại Học Viện Chiến tranh của Lục Quân Mỹ, nói là hồi năm ngoái tại Ðại Học Texas Tech rằng những cái nhìn lệch lạc phát xuất từ chiến dịch bôi nhọ toàn thể chế độ miền Nam Việt Nam và cuộc chiến đấu lâu dài và khó khăn của họ, cho đến lời tố cáo vô liêm sỉ của Jane Fonda cho rằng, “Các tù nhân Mỹ khi hồi hương mà đã tố cáo bị người Cộng Sản tra tấn hạ nhục đều là những 'kẻ nói dối' và 'giả hình'.”
Cuộc tấn công dịp Lễ Phục Sinh 1972:
Trong ba tháng mà tỉnh An Lộc bị vây hãm vào tháng 4, 1972 cũng bị giới truyền thông Mỹ bóp méo sự thật. Tiến Sĩ James Willbanks cho cử tọa thấy là, “Kết quả là cả hai bên đối chiến đều bị tổn thất kinh hoàng, nhưng cuối cùng thì quân đội kiên cường của miền Nam đã kiểm soát được thành phố, sau khi kết thúc trận chiến đẫm máu.”
Ðại Tá Phan Văn Huấn, chỉ huy Lữ Ðoàn 81 Biệt Cách Dù và Trung Tá Nguyễn Lân phụ tá chỉ huy, kể lại họ đã đẩy lui được quân đội Bắc Việt và ngăn chặn hướng tiến công của Cộng Sản vào thủ đô Saigon, lập ra được vòng đai phòng thủ vững mạnh chống lại quân số lớn hơn hẳn của địch quân. Họ đã cầm cự được cuộc tấn công liên tục của Bắc quân, đẩy lui được ba vụ xung phong tấn công tới tấp từ phía địch quân.
Trận chiến ở Quảng Trị:
Ba nhân vật sau đây thảo luận về trận chiến này. Ðó là Ðại Tá Phạm Văn Chung, Ðại Úy Nguyễn Việt và ông Dale Andrade, một sử gia và tác giả của ba cuốn sách về cuộc chiến tranh Việt Nam. Các vị này tường trình rằng Sư Ðoàn 308 và hai trung đoàn độc lập của quân đội miền Bắc vượt qua khu vực phi quân sự để tiến vào miền Nam, trong khi Sư Ðoàn 304 thì từ phía Lào ở phía Tây cũng xâm nhập vào. Ðại quân đó quét sạch cả hệ thống căn cứ nhỏ của quân đội miền Nam có nhiệm vụ canh giữ quốc lộ 9, và tiến chiếm vùng thung lũng Quảng Trị.
Mục tiêu của giới lãnh đạo Hà Nội là “tạo được một chiến thắng quyết định trong năm 1972 và bắt buộc cho đế quốc Mỹ phải thương thuyết việc chấm dứt chiến tranh từ vị thế của kẻ thất bại.” Quân đội miền Nam bị phân tán và rút lui, nhường đất cho Cộng quân. Nhưng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một tướng lãnh xuất sắc của miền Nam đã được nắm quyền chỉ huy và lần hồi đã tái chiếm được miền Nam Quảng Trị và cả Cổ Thành.
Quân đội Bắc Việt bị thương vong đến 100,000 quân là phân nửa tổng số lực lượng của họ, kể cả 40,000 quân bị tử trận, và còn bị mất phân nữa số chiến xa và trọng pháo. Kết quả là chính Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng đã đánh thắng người Pháp ở Ðiện Biên Phủ, đã bị loại ra khỏi vị trí chỉ huy quân đội Bắc Việt. Kết quả này đã không được giới truyền thông Mỹ tường thuật chính xác.
Có một bài học nào được rút ra chăng?
Nhiều người tin rằng người Mỹ hiểu biết rất ít về cuộc chiến tranh Việt Nam, mặc dầu nó đã chấm dứt trên ba thập niên rồi. Trong một bài báo nhan đề “Lịch sử chứng minh kẻ thắng trận ở Việt Nam đã sai lầm” được đăng tải trên Báo Wall Street vào tháng 4, năm 2000, Nghị Sĩ James Webb đã liệt kê giới truyền thông báo chí, giới hàn lâm đại học và Hollywood là những nhóm “đã có trách nhiệm rất lớn cho thấy cuộc chiến được tưởng nhớ là vừa không cần thiết và vừa không thể chiến thắng được.”
Hàng ngàn bài báo, cuốn sách, bản phúc trình quân sự, bài nghiên cứu trận đánh và các hồi ký về cuộc chiến tranh 10 năm vẫn tiếp tục không bị đem ra thách đố hay được chấp nhận như là những sự kiện mà không hề có sự phân tích chiều sâu trong giới sử gia. Người quá cố Douglas Pike là nhà phân tích chính trị đã viết rất nhiều về Việt Nam, đã bình luận rằng, “đó là những người bị lừa bịp bởi giới ký giả ngu dốt của loại truyền hình thương mại và giới hàn lâm theo phe tả thiên lệch về một sứ mệnh ý thức hệ.”
Ông George Veith là một tác giả chuyên viết về Việt Nam, mà hiện đang hoàn thành cuốn sách - Tháng Tư Ðen: Cuộc Thất Trận của Nam Việt Nam1975 - nói về những huyền thoại về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
Ông nói Hà Nội trông đợi chánh quyền Nam Việt Nam sụp đổ một khi người Mỹ rút khỏi năm 1972. Nhưng sự việc đó đã không xẩy ra, và quân đội Việt Nam lại mỗi ngày một mạnh hơn lên, như được chứng tỏ trong trận An Lộc và Quảng Trị vừa nêu trên. Thế rồi, từ năm 1973 cho đến tháng 3, năm 1975, quân đội miền Nam đã gây những thất bại nặng nề cho quân đội Bắc Việt, khiến cho Tướng Võ Nguyên Giáp bị mất chức. Ông Veith xác tín rằng quân lực Việt Nam Cộng Hòa không hề yếu kém và hèn nhát như giới truyền thông báo chí Mỹ thường tô vẽ ra.
Vì coi việc Tổng Thống Nixon từ chức như là một dấu hiệu rằng người Mỹ sẽ bỏ rơi miền Nam, nên Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Hà Nội mới quyết định 'giải phóng' miền Nam trong thời hạn 2 năm 1975-76 bằng cách tung ra những cuộc tấn công đại quy mô.
Họ đã vi phạm Hiệp Ðịnh Ðình Chiến Paris mà họ đã ký kết với Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam. Khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1972 và Quốc Hội cắt hết viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam vào tháng 3, năm 1974, ông Veith nói, “Với những bất lợi về địa lý, quân đội miền Nam không thể nào ngăn chặn được một cuộc tấn công đồng loạt trên khắp cả nước mà không có sự trợ giúp của Không Lực Mỹ.”
Tham nhũng có phải là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của Nam Việt Nam không? Ông Sorley thuật lại lời của Tom Polgar, giám đốc CIA ở Saigon lúc bấy giờ biện luận rằng, “Nước này có thể tồn tại được dù với một chánh quyền thối nát, y như trường hợp của Phi Luật Tân, Nam Hàn, Thái Lan hay bất kỳ nước nào.” Trong một nước mà người công chức không được trả lương phải chăng, thì đều có nạn tham nhũng là chuyện thường xẩy ra trên đời.” Ðại Tá William Legro, tùy viên Quân Sự ở Việt Nam cũng đồng ý như thế, ông nói, “tham nhũng không phải là nguyên nhân làm sụp đổ mà chính là sự giảm bớt đến độ zero mọi viện trợ của Mỹ mới là nguyên nhân. Chúng ta đã làm cái điều tai hại khủng khiếp đối với người miền Nam Việt Nam.”
Cựu đại sứ tại Mỹ Bùi Diễm là một trong những người đứng ra tổ chức cuộc hội nghị này cũng than phiền về việc Quốc Hội Mỹ cắt hết viện trợ. “Tôi không thể không giận dữ trước sự việc bất công vì dự luật viện trợ quân sự bị bác bỏ tại Quốc Hội. Vấn đề chính yếu trong tâm trí tôi là số phận của hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam phải chịu đựng như thế nào một khi Quốc Hội đã quyết định.”
Ông Sorley đưa ra những con số như sau, “Tại Việt Nam, có thể có đến 65,000 người bị hạ sát bởi tay của những người tự nhận là quân giải phóng và có đến 250,000 người nữa bị chết trong các ‘trại cải tạo’ tàn bạo. Hai triệu người bị bứng ra khỏi quê hương và tạo thành lớp người Việt Nam tại hải ngoại.” Một phần tư triệu thuyền nhân đã bỏ mình ngoài biển khơi.
Ông Hoàng Ðức Nhã, nguyên tổng trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi là người phụ trách việc đúc kết của đại hội nói, “Cuộc chiến Việt Nam được nhìn qua lăng kính của người Mỹ khiến làm biến dạng méo mó sự thể tìm hiểu tại sao người cộng sản chiến thắng và người quốc gia thua trận. Ông lưu ý cử tọa rằng, trong khi còn nguy khốn, miền Nam đã cố gắng xây dựng một chế độ dân chủ với một nền kinh tế lành mạnh, dựa trên nền tảng luật pháp. Ðó là một cố gắng ít được nghe thấy trong một nước đang có chiến tranh.”
Ông nói tiếp, “Hơn thế nữa, ngay cả trước tình thế phải chiến đấu liên tục, chánh quyền cũng cho thi hành một chiến lược phát triển ba mặt về phát triển nông nghiệp, kỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Năm 1974, dầu khí đã được tìm thấy ngoài khơi bờ biển miền Nam. Ấy thế mà những thành tựu như thế lại ít được ai công nhận.”
Tiến Sĩ Rufus Philipps, tác giả của cuốn sách mới đây mà được ca tụng rất nhiều - Why Vietnam Matters - đưa ra nhận định trong một tài liệu được chuẩn bị riêng cho Hội nghị. Ông trích dẫn câu trả lời của Tướng Maxwell Taylor cho câu hỏi tại sao chúng ta thất bại tại Viêt Nam? Vị cựu đại sứ tại Việt Nam nói vào hồi cuối cuộc đời của mình, “Chúng ta đã không hiểu kẻ địch, không hiểu người bạn đồng minh Nam Việt Nam, và cũng không hiểu chính chúng ta nữa. Chúng ta đã không hiểu làm sao mà đối phó với cái loại chiến tranh đó cho đến khi quá muộn. Từ lâu, giới hoạch định chính sách cao cấp ở Washington và giới lãnh đạo chóp bu của chúng ta ở tại chỗ, với lòng tự ái được thổi phồng bởi nghề nghiệp đầy hứa hẹn trong những nỗ lực của họ, thì họ lại ít có sự bao dung đối với những quan điểm khác biệt được dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn không đồng ý với họ.”
Cuối cùng, Tiến Sĩ Phillips có lời khuyên, “Người Mỹ chúng ta có một nhu cầu thiết tha là phải tìm hiểu các người bạn mà chúng ta muốn giúp. Chúng ta không thể áp đặt những giải pháp đã được làm sẵn tại Mỹ (made-in-America), nhưng phải cùng làm việc chung như người đồng sự kể như là anh em với nhau, để chúng ta giúp các bạn đó tìm ra các giải pháp riêng của họ. Ðó là những bài học chúng ta không được luôn luôn chú ý tiếp thu và không chịu học.
Jackie Bông
“Nếu mà Tổng Thống Roosevelt còn sống thì nước Mỹ không ủng hộ cho người Pháp trở lại Việt Nam? Nếu mà chúng ta biết rõ hơn về chuyện xích mích giữa Liên Xô và Trung Quốc? Nếu mà Tổng Thống Ngô Ðình Diệm không bị ám sát? Nếu mà Tổng Thống Nixon không bị dính líu vào vụ Watergate?” Nhưng vì do những cái trớ trêu bất thường của lịch sử đại loại như vậy mà sự việc đã xảy ra khác hẳn đi.
Năm diễn giả chính yếu khác và 10 tham luận viên, cả người Việt và người Mỹ, đã phân tích những trận chiến mà họ coi là khúc quanh của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, những trận đánh lớn ở Huế, An Lộc, Quảng Trị; Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Hiệp Ðịnh Hòa Bình Paris, và những bài học đã thu lượm đã được mổ xẻ trong các buổi thảo luận trong từng nhóm. Chủ ý của các tham luận viên rõ ràng là nhằm phục hồi lại danh dự cho Quân Lực Miền Nam Việt Nam.
Tết Mậu Thân 1968:
Tiến Sĩ Erik Villard, sử gia, là diễn giả đầu tiên đã trình bày về cuộc tấn công này. Ông nói, “Ðây đích thực là một cuộc nội chiến tại Nam Việt Nam giữa người quốc gia Việt Nam với quân Cộng Sản xâm lăng từ miền Bắc. Ông mô tả trận chiến lừng danh này với quy mô và sự phức tạp trong kế hoạch của Việt cộng và sự phản công lúc đầu coi như tuyệt vọng, mà lại rất thành công của phía miền Nam và Ðồng Minh. Nhưng ông nói, “Bi đát thay cái sự thắng lợi này lại bị thế giới coi như là một thất bại.”
Ðại Tá Trần Minh Công bổ túc thêm. Ông nói đến 50 phần trăm quân đội VNCH được nghỉ phép ăn Tết giữa lúc quân Cộng Sản tấn công. Ông ra lệnh cho tiểu đoàn cảnh sát tiến chiếm lại Dinh Tổng Thống ở Saigon, trong khi các đơn vị khác thì hợp nhau lại để tái chiếm những đồn bót vừa mới bị Cộng quân chiếm giữ.
Tờ tuần báo Time tường thuật, “Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải gánh chịu áp lực nặng nề lúc khởi đầu với sự dũng cảm và mau lẹ mà hầu như ít có ai lại có thể ngờ được.” Cố Ðại Sứ Ellsworth Bunker nói, “Chính phủ đã không sụp đổ. Trái lại, họ đã phản ứng mạnh bạo, mau mắn và quyết chí. Chính quyền đã tổ chức sự phục hồi với nỗ lực lớn lao.”
Ðại Tá Công phàn nàn, “Ấy thế mà giới truyền thông người Mỹ lại coi vụ Tết Mậu thân là 'khởi sự cuộc chấm dứt chiến tranh' Việt Nam (The beginning of the end of the Vietnam War).”
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, học giả và cựu giảng viên tại Ðại Học George Mason kể lại, “Trong dịp tấn công Tết Mậu Thân, cố đô Huế là nơi duy nhất quân Cộng Sản đã thiết lập được một chính quyền dân sự. Họ phát động cuộc tàn sát, giết hại hàng ngàn người mà họ gọi là 'kẻ thù của Cách mạng' trong suốt 25 ngày chiếm đóng thành phố vào tháng 2, năm 1968.”
“Họ tàn sát đến 6,000 thường dân vô tội, bất kể đó là giáo sư đại học, giới kinh doanh, phụ nữ, người già và cả đến trẻ em, tạo ra viễn cảnh kinh hãi của chế độ Cộng Sản. Hàng ngàn người bị coi là ‘tay sai Mỹ ngụy’ đã bị tra tấn, giết hại và cả bị chôn sống do lệnh của Tòa Án Nhân Dân Việt cộng mà gồm những cán bộ và dân làng được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.”
Vẫn theo lời Giáo Sư Bích, “Vụ thảm sát ở Huế tương tự như 'cánh đồng giết người' (killing fields) dưới chế độ Pol Pot ở Cambodia, hay ‘lò thiêu người’ hồi Thế Chiến Thứ Hai của Ðức Quốc Xã.”
Hội nghị cũng phản ánh quan điểm của các chuyên gia khác. Ông Lewis Sorley, sử gia chuyên về chiến tranh Việt Nam và là giáo sư tại West Point và tại Học Viện Chiến tranh của Lục Quân Mỹ, nói là hồi năm ngoái tại Ðại Học Texas Tech rằng những cái nhìn lệch lạc phát xuất từ chiến dịch bôi nhọ toàn thể chế độ miền Nam Việt Nam và cuộc chiến đấu lâu dài và khó khăn của họ, cho đến lời tố cáo vô liêm sỉ của Jane Fonda cho rằng, “Các tù nhân Mỹ khi hồi hương mà đã tố cáo bị người Cộng Sản tra tấn hạ nhục đều là những 'kẻ nói dối' và 'giả hình'.”
Cuộc tấn công dịp Lễ Phục Sinh 1972:
Trong ba tháng mà tỉnh An Lộc bị vây hãm vào tháng 4, 1972 cũng bị giới truyền thông Mỹ bóp méo sự thật. Tiến Sĩ James Willbanks cho cử tọa thấy là, “Kết quả là cả hai bên đối chiến đều bị tổn thất kinh hoàng, nhưng cuối cùng thì quân đội kiên cường của miền Nam đã kiểm soát được thành phố, sau khi kết thúc trận chiến đẫm máu.”
Ðại Tá Phan Văn Huấn, chỉ huy Lữ Ðoàn 81 Biệt Cách Dù và Trung Tá Nguyễn Lân phụ tá chỉ huy, kể lại họ đã đẩy lui được quân đội Bắc Việt và ngăn chặn hướng tiến công của Cộng Sản vào thủ đô Saigon, lập ra được vòng đai phòng thủ vững mạnh chống lại quân số lớn hơn hẳn của địch quân. Họ đã cầm cự được cuộc tấn công liên tục của Bắc quân, đẩy lui được ba vụ xung phong tấn công tới tấp từ phía địch quân.
Trận chiến ở Quảng Trị:
Ba nhân vật sau đây thảo luận về trận chiến này. Ðó là Ðại Tá Phạm Văn Chung, Ðại Úy Nguyễn Việt và ông Dale Andrade, một sử gia và tác giả của ba cuốn sách về cuộc chiến tranh Việt Nam. Các vị này tường trình rằng Sư Ðoàn 308 và hai trung đoàn độc lập của quân đội miền Bắc vượt qua khu vực phi quân sự để tiến vào miền Nam, trong khi Sư Ðoàn 304 thì từ phía Lào ở phía Tây cũng xâm nhập vào. Ðại quân đó quét sạch cả hệ thống căn cứ nhỏ của quân đội miền Nam có nhiệm vụ canh giữ quốc lộ 9, và tiến chiếm vùng thung lũng Quảng Trị.
Mục tiêu của giới lãnh đạo Hà Nội là “tạo được một chiến thắng quyết định trong năm 1972 và bắt buộc cho đế quốc Mỹ phải thương thuyết việc chấm dứt chiến tranh từ vị thế của kẻ thất bại.” Quân đội miền Nam bị phân tán và rút lui, nhường đất cho Cộng quân. Nhưng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một tướng lãnh xuất sắc của miền Nam đã được nắm quyền chỉ huy và lần hồi đã tái chiếm được miền Nam Quảng Trị và cả Cổ Thành.
Quân đội Bắc Việt bị thương vong đến 100,000 quân là phân nửa tổng số lực lượng của họ, kể cả 40,000 quân bị tử trận, và còn bị mất phân nữa số chiến xa và trọng pháo. Kết quả là chính Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng đã đánh thắng người Pháp ở Ðiện Biên Phủ, đã bị loại ra khỏi vị trí chỉ huy quân đội Bắc Việt. Kết quả này đã không được giới truyền thông Mỹ tường thuật chính xác.
Có một bài học nào được rút ra chăng?
Nhiều người tin rằng người Mỹ hiểu biết rất ít về cuộc chiến tranh Việt Nam, mặc dầu nó đã chấm dứt trên ba thập niên rồi. Trong một bài báo nhan đề “Lịch sử chứng minh kẻ thắng trận ở Việt Nam đã sai lầm” được đăng tải trên Báo Wall Street vào tháng 4, năm 2000, Nghị Sĩ James Webb đã liệt kê giới truyền thông báo chí, giới hàn lâm đại học và Hollywood là những nhóm “đã có trách nhiệm rất lớn cho thấy cuộc chiến được tưởng nhớ là vừa không cần thiết và vừa không thể chiến thắng được.”
Hàng ngàn bài báo, cuốn sách, bản phúc trình quân sự, bài nghiên cứu trận đánh và các hồi ký về cuộc chiến tranh 10 năm vẫn tiếp tục không bị đem ra thách đố hay được chấp nhận như là những sự kiện mà không hề có sự phân tích chiều sâu trong giới sử gia. Người quá cố Douglas Pike là nhà phân tích chính trị đã viết rất nhiều về Việt Nam, đã bình luận rằng, “đó là những người bị lừa bịp bởi giới ký giả ngu dốt của loại truyền hình thương mại và giới hàn lâm theo phe tả thiên lệch về một sứ mệnh ý thức hệ.”
Ông George Veith là một tác giả chuyên viết về Việt Nam, mà hiện đang hoàn thành cuốn sách - Tháng Tư Ðen: Cuộc Thất Trận của Nam Việt Nam1975 - nói về những huyền thoại về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
Ông nói Hà Nội trông đợi chánh quyền Nam Việt Nam sụp đổ một khi người Mỹ rút khỏi năm 1972. Nhưng sự việc đó đã không xẩy ra, và quân đội Việt Nam lại mỗi ngày một mạnh hơn lên, như được chứng tỏ trong trận An Lộc và Quảng Trị vừa nêu trên. Thế rồi, từ năm 1973 cho đến tháng 3, năm 1975, quân đội miền Nam đã gây những thất bại nặng nề cho quân đội Bắc Việt, khiến cho Tướng Võ Nguyên Giáp bị mất chức. Ông Veith xác tín rằng quân lực Việt Nam Cộng Hòa không hề yếu kém và hèn nhát như giới truyền thông báo chí Mỹ thường tô vẽ ra.
Vì coi việc Tổng Thống Nixon từ chức như là một dấu hiệu rằng người Mỹ sẽ bỏ rơi miền Nam, nên Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Hà Nội mới quyết định 'giải phóng' miền Nam trong thời hạn 2 năm 1975-76 bằng cách tung ra những cuộc tấn công đại quy mô.
Họ đã vi phạm Hiệp Ðịnh Ðình Chiến Paris mà họ đã ký kết với Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam. Khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1972 và Quốc Hội cắt hết viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam vào tháng 3, năm 1974, ông Veith nói, “Với những bất lợi về địa lý, quân đội miền Nam không thể nào ngăn chặn được một cuộc tấn công đồng loạt trên khắp cả nước mà không có sự trợ giúp của Không Lực Mỹ.”
Tham nhũng có phải là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của Nam Việt Nam không? Ông Sorley thuật lại lời của Tom Polgar, giám đốc CIA ở Saigon lúc bấy giờ biện luận rằng, “Nước này có thể tồn tại được dù với một chánh quyền thối nát, y như trường hợp của Phi Luật Tân, Nam Hàn, Thái Lan hay bất kỳ nước nào.” Trong một nước mà người công chức không được trả lương phải chăng, thì đều có nạn tham nhũng là chuyện thường xẩy ra trên đời.” Ðại Tá William Legro, tùy viên Quân Sự ở Việt Nam cũng đồng ý như thế, ông nói, “tham nhũng không phải là nguyên nhân làm sụp đổ mà chính là sự giảm bớt đến độ zero mọi viện trợ của Mỹ mới là nguyên nhân. Chúng ta đã làm cái điều tai hại khủng khiếp đối với người miền Nam Việt Nam.”
Cựu đại sứ tại Mỹ Bùi Diễm là một trong những người đứng ra tổ chức cuộc hội nghị này cũng than phiền về việc Quốc Hội Mỹ cắt hết viện trợ. “Tôi không thể không giận dữ trước sự việc bất công vì dự luật viện trợ quân sự bị bác bỏ tại Quốc Hội. Vấn đề chính yếu trong tâm trí tôi là số phận của hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam phải chịu đựng như thế nào một khi Quốc Hội đã quyết định.”
Ông Sorley đưa ra những con số như sau, “Tại Việt Nam, có thể có đến 65,000 người bị hạ sát bởi tay của những người tự nhận là quân giải phóng và có đến 250,000 người nữa bị chết trong các ‘trại cải tạo’ tàn bạo. Hai triệu người bị bứng ra khỏi quê hương và tạo thành lớp người Việt Nam tại hải ngoại.” Một phần tư triệu thuyền nhân đã bỏ mình ngoài biển khơi.
Ông Hoàng Ðức Nhã, nguyên tổng trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi là người phụ trách việc đúc kết của đại hội nói, “Cuộc chiến Việt Nam được nhìn qua lăng kính của người Mỹ khiến làm biến dạng méo mó sự thể tìm hiểu tại sao người cộng sản chiến thắng và người quốc gia thua trận. Ông lưu ý cử tọa rằng, trong khi còn nguy khốn, miền Nam đã cố gắng xây dựng một chế độ dân chủ với một nền kinh tế lành mạnh, dựa trên nền tảng luật pháp. Ðó là một cố gắng ít được nghe thấy trong một nước đang có chiến tranh.”
Ông nói tiếp, “Hơn thế nữa, ngay cả trước tình thế phải chiến đấu liên tục, chánh quyền cũng cho thi hành một chiến lược phát triển ba mặt về phát triển nông nghiệp, kỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Năm 1974, dầu khí đã được tìm thấy ngoài khơi bờ biển miền Nam. Ấy thế mà những thành tựu như thế lại ít được ai công nhận.”
Tiến Sĩ Rufus Philipps, tác giả của cuốn sách mới đây mà được ca tụng rất nhiều - Why Vietnam Matters - đưa ra nhận định trong một tài liệu được chuẩn bị riêng cho Hội nghị. Ông trích dẫn câu trả lời của Tướng Maxwell Taylor cho câu hỏi tại sao chúng ta thất bại tại Viêt Nam? Vị cựu đại sứ tại Việt Nam nói vào hồi cuối cuộc đời của mình, “Chúng ta đã không hiểu kẻ địch, không hiểu người bạn đồng minh Nam Việt Nam, và cũng không hiểu chính chúng ta nữa. Chúng ta đã không hiểu làm sao mà đối phó với cái loại chiến tranh đó cho đến khi quá muộn. Từ lâu, giới hoạch định chính sách cao cấp ở Washington và giới lãnh đạo chóp bu của chúng ta ở tại chỗ, với lòng tự ái được thổi phồng bởi nghề nghiệp đầy hứa hẹn trong những nỗ lực của họ, thì họ lại ít có sự bao dung đối với những quan điểm khác biệt được dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn không đồng ý với họ.”
Cuối cùng, Tiến Sĩ Phillips có lời khuyên, “Người Mỹ chúng ta có một nhu cầu thiết tha là phải tìm hiểu các người bạn mà chúng ta muốn giúp. Chúng ta không thể áp đặt những giải pháp đã được làm sẵn tại Mỹ (made-in-America), nhưng phải cùng làm việc chung như người đồng sự kể như là anh em với nhau, để chúng ta giúp các bạn đó tìm ra các giải pháp riêng của họ. Ðó là những bài học chúng ta không được luôn luôn chú ý tiếp thu và không chịu học.
Jackie Bông
Thursday, May 6, 2010
Chuyện chưa kể của người lái trực thăng di tản
Hàng năm, vào dịp 30/4, tại triển lãm trên chiến hạm Midway của Mỹ tại San Diego, đông đảo người Việt lại họp mặt để ôn lại kỷ niệm xưa khi họ rời Việt nam bằng trực thăng và hạ cánh xuống tàu.
Rất nhiều người Việt đã rời Việt nam như vậy. Đó là nhờ những người phi công Việt nam tài giỏi đã góp phần làm nên một phần lịch sử trên tàu Midway. Có một người phi công lái trực thăng cũng ra đi vào ngày đó và mang theo mình sinh mạng của hàng chục người khác. Nhưng ông không hạ cánh xuống tàu Midway nổi tiếng. Chuyến bay ngày hôm đó của ông cũng ly kỳ chẳng kém gì những đồng đội của ông trên tàu Midway. Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin được gửi tới quý vị câu chuyện 35 năm trước của Trung uý phi công Vũ Minh Thám.
Đầu năm 1975 là những tháng ngày gần cuối cuộc chiến. Quân Bắc Việt mở các cuộc tấn công dồn dập vào nhiều thành phố lớn của miền Nam, kéo theo đó là hàng đoàn người, xe di tản theo quốc lộ 1 vào Sài gòn. Ngày 11 tháng 3 năm 1975, Buôn Ma Thuột thất thủ. Lúc này, trung uý Vũ Minh Thám, 25 tuổi, đang lái máy bay trực thăng Huey cho phi đội tải thương 259 Pleiku thuộc sư đoàn sáu không quân.
Sáng 30 tháng 4, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ông Vũ Minh Thám nhớ lại khoảnh khắc đó:
Vũ Minh Thám: Lúc đó tôi đang ở dưới Cần Thơ. Cả phi đội tải thương của chúng tôi và những phi đoàn tác chiến khác cũng ở dưới Cần Thơ. Khi đầu hàng rồi, thì phải có hệ thống chỉ huy thì mới có thể chống đỡ nổi chứ hỗn quân hỗn quan thế này thì phải chạy. Trong phi trường lúc đó có rất nhiều máy bay, không biết là bao nhiêu phi đoàn phi đội khắp nơi họ đổ về. Ai chụp được cái máy bay nào thì cứ việc bay cái máy bay đó lên. Lúc đó không còn gọi là phi hành đoàn chung với nhau mà người nào nhảy lên được cái nào thì bay cái đó giống như xe buýt vậy. Có khoảng 10 người lính trong phi trường họ nhào lên máy bay, họ bay với tôi.
Suy nghĩ đầu tiên mà ông Thám có lúc đó là làm sao bay về nhà để cứu mẹ, và đưá con trai 3 tuổi ở Đại Ngãi thuộc tỉnh Sóc Trăng, và gia đình người yêu trong thành phố Cần Thơ. Chiếc Huey của ông bình thường chỉ trở tối đa không quá 15 người.
Ông bay thẳng từ phi trường đến nhà người yêu ở thành phố mất khoảng 5 phút. Khác với bao lần khác đến nhà người yêu, lần này ông đến bằng trực thăng, và vì nhà không được thiết kể để có chỗ đáp máy bay nên ông phải đáp lên giàn hoa gỗ mong manh trên sân thượng căn nhà gác. Ông kể:
Vũ Minh Thám: Nó chỉ là một cái patio (dàn hoa). Lúc đó đậu rất nhẹ , vì nếu mình mà đáp lên trên đó thì nó nặng nó sụp hết, hư hết máy bay. Hovering rất sát, có một chút xíu trọng lượng lên đó, không quá nặng để giàn hòa sập và không quá nhẹ để mất điều khiển của mình, vì nếu hovering không thì nó rung dữ lắm. Tôi đáp rất nhẹ và người ta nhào lên máy bay.
Khi máy bay của ông đến đón gia đình ở Cần thơ, thì những người đi đường nhìn thấy và họ cũng trèo lên mái để được vào máy bay di tản. Trong khi đó, một số khác ào vào nhà để hôi của.
Sau khi đón xong gia đình người yêu, ông bay về Đại Ngãi để đón mẹ và con. Thời gian bay mất khoảng 15 phút. Lúc này, dù cuộc chiến đã được tuyên bố chấm dứt, nhưng trên thực tế lính hai bên vẫn bắn nhau và làm cho cuộc di tản bằng trực thăng của ông vốn đã khó khăn lại trở nên vô cùng khó khăn. Ông nhớ lại: Vũ Minh Thám: Về tới Đại Ngãi, đó là quê của tôi, tôi lớn lên ở đó mấy chục năm nên tôi rất rành rẽ. Lúc đó quân đội Bắc Việt đang tấn công vào trong xã Đại Ngãi. Hai bên đang bắn nhau. Tôi ở trên trời tôi thấy súng đạn lửa bắn qua bắn lại như vậy. Và tôi cũng nhìn thấy mẹ tôi ẵm con tôi chay ra bãi đáp đó. Lòng tôi phân vân giờ làm sao. Xuống hay không xuống. Không lẽ mình đi mình bỏ gia đình, bỏ mẹ lại làm sao. Tôi bay hai vòng trên chỗ mà tôi định đáp xuống. Tôi quyết định thôi cứ đáp xuống đi. Mẹ mình đã ẵm con mình ra như vậy. Tôi đáp xuống thì họ thôi không bắn nhau nữa. Lính Việt cộng nhấp nhố, bên Cộng Hòa cũng vậy. Mẹ và con tôi nhảy lên máy bay.
Ngay sau khi mẹ và đứa con đã lên máy bay an toàn, ông quyết định cất cánh. Nhưng ngay chính lúc ông cất cánh cũng là lúc các tay súng nhắm thẳng máy bay ông bắn tới tấp. Ông cho rằng phía Việt cộng đã làm vậy vì lính bên xã Đại Ngãi biết rõ ông nên không thể bắn ông.
Lúc này máy bay ông đã chở đến 35 người, tức là quá sức chở quy định đến 20 người. Ông phải sử dụng công suất tối đa để bay ra. Ông bay sát ngọn cây ra ngoài khoảng 500 thước thì mới bắt đầu nâng độ cao. Lúc này trời mưa, thời tiết hoàn toàn không thuận lợi cho phi hành:
Vũ Minh Thám: Tôi còn nhớ hôm đó trời mưa. Không có mưa lớn lắm, nghĩa là cũng đủ để nhìn nhưng không nhìn xa được. Bắt đầu máu của những người bị thương và dầu transmission cuộn lại và bao phủ phía trong kính máy bay. Tôi phải dùng tay trái để gạt nó đi để thấy đường bay. Sau đó tôi bay lên. Từ Đại Ngãi tôi bay về phía bờ biển là bờ biển Bảy Giá, cũng khoảng 5, 10 phút bay. Bờ biển lúc đó trống không toàn là rừng dừa nước, đáp chỗ nào cũng được. Lúc đó mình bình tĩnh mình nhìn trở lại thì những người chết họ nằm xuống. Những người bị thương than khóc.
Vũ Minh Thám: Tôi bay hai vòng trên biển, tôi phải đi đến quyết định là đi hay ở. Đời tôi đã từng chiến đấu, vào sinh ra tử nhiều lần. Nhưng hồi đó mình chở người khác bị thương, và những người chết khác. Mình cứ làm nhiệm vụ của mình và mình không phải quyết định nhiều. Lần này là một chuyến đi, những người bị thương là những người quen biết của mình. Và chuyến đi này không biết đáp ở đâu, có ai cứu mình hay không. Lúc đó trời không có nóng lắm mà tôi nhớ mãi những giọt mồ hôi của tôi từ gáy nhiễu xuống theo áo tôi đi xuống ướt hết cả thắt lưng.
Sau hai vòng bay, cuối cùng ông quyết định ra đi. Ông đã biết từ trước là ngoài khơi, cách Sài gòn khoảng 50 hay 70 mile có tàu Mỹ đậu và ông hy vọng có thể bay tới tàu này để hạ cánh. Lúc này suy nghĩ duy nhất của ông là đến được tàu Mỹ để những người bị thương được chăm sóc.
Khó khăn chồng chất khó khăn. Máy bay lúc này đã bị hư hỏng nặng. Đồng hồ chỉ vận tốc và xăng nhớt không còn hoạt động. Ông bay mà không biết máy bay có thể bay được bao lâu nữa. Nhưng rất may khi bay đi tìm tàu Mỹ, vào khoảng trưa ngày 30 tháng 4 ông đã gặp một tàu hải quân Việt nam, chiếc HQ 5 ngoài khơi. Lúc đầu những người trên tàu chưa biết ông là ai nên họ chĩa súng vào máy bay. Ông cho máy bay bay chậm hai vòng để những người lính trên tàu hiểu là ông cũng như họ, đang trên đường di tản.
Vũ Minh Thám: Mũi của tàu hình chữ V, tôi chỉ đáp được một càng. Trực thăng có hai càng, tôi đáp một càng xuống. Tất cả những người ở trên xuống tàu. Những người bị thương hoặc chết thì lính hải quân hoặc những người trên tàu kéo xuống đem vào.
Vũ Minh Thám: Tâm trạng lúc đó còn một mình mình mới sợ, cứ nhấp nhỏm lên xuống mãi không biết thế nào đây. Cuối cùng mình nói là mình không quyết định ra khỏi tình trạng này thì mình sẽ chết và không ai cứu mình được hết. Tôi bay máy bay cao lên hơn mái nhà, tôi tắt máy và đâm nó xuống dưới nước. Trước khi đó tôi dặn lòng mình là thế này nhé, khi máy bay xuống nước, nó có vỡ tan tành ra cái gì đó, cánh quạt nó rất to nó đập xuống nước thì gây tiếng động lớn lắm thì mình phải trồi khỏi mặt nước. Khi máy bay vừa xuống nước khoảng vài giây thì máy bay nghiêng đi và chìm xuống dưới nước, lúc đó tôi trồi người lên và bơi ra khỏi máy bay.
Sau khi ra khỏi máy bay và bơi khoảng 3 phút, tàu hải quân đã thả thuyền xuống để cứu ông. Ông chỉ bị thương nhẹ ở mặt và người do những mảnh vỡ của kính máy bay.
Khi lên tàu ông được mọi người vỗ tay hoan hô. Thậm chí một viên tướng không quân lúc đó có mặt trên tàu đã đến tận nơi bắt tay ông và khen ngợi khả năng lái máy bay của ông. Lúc đó chàng trung uý trẻ cảm thấy rất tự hào, và xen vào đó là niềm hạnh phúc vì đã cứu được những người thân quen của mình. Giờ nhắc lại ông nói chắc có nhiều phi công khác cũng có thể làm được như vậy nếu họ gặp phải tình huống như của ông.
Còn về những người đi trên máy bay với ông, có 3 người lính không quân bị chết do trúng đạn đã được thuỷ táng sau đó. Những người bị thương được chăm sóc chu đáo.
Con tàu chính thức dời khỏi hải phận Việt nam vào ngày 1 tháng 5 năm 1975 cũng là ngày ông đón sinh nhật thứ 25 của mình. Ông cùng những người trên tàu sau đó đến Philippines và sau nữa là định cư tại Mỹ. Ông và những người được ông cứu hôm đó cuối cùng đã an toàn trên đất Mỹ. Rất nhiều người trong số họ đã có cuộc sống ổn định. Bản thân ông giờ cũng đã nghỉ hưu sau nhiều năm phục vụ cho hải quân Hoa Kỳ. Cậu con trai ngày đó giờ đã thành tài và đã có gia đình.
35 năm sau khi rời khỏi Việt Nam, ông vẫn không quên kỷ niệm ngày nào. Sang đất Mỹ, ông chỉ có dịp lái máy bay trực thăng để rải phân bón cho các cánh đồng tại bang Texas trong một thời gian vài tháng hồi mới sang Mỹ. Ông rất nhớ chiếc máy bay. Ông bảo chắc sinh nhật năm tới ông sẽ thuê một chiếc máy bay chở bà xã đi chơi cho đỡ nhớ.
Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin được tạm dừng tại đây. Việt Hà xin thân ái chào tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào sáng thứ ba tuần tới.
35 năm trước
Trong những dấu ấn không thể nào quên cuả cuộc đời của mỗi con người, có những kỷ niệm buồn và những kỷ niệm vui, nhưng đối với phi công tải thương Vũ Minh Thám, thì ngày định mệnh 30 tháng tư của 35 năm về trước lại là một kỷ niệm hòa trộn cả buồn lẫn vui.Đầu năm 1975 là những tháng ngày gần cuối cuộc chiến. Quân Bắc Việt mở các cuộc tấn công dồn dập vào nhiều thành phố lớn của miền Nam, kéo theo đó là hàng đoàn người, xe di tản theo quốc lộ 1 vào Sài gòn. Ngày 11 tháng 3 năm 1975, Buôn Ma Thuột thất thủ. Lúc này, trung uý Vũ Minh Thám, 25 tuổi, đang lái máy bay trực thăng Huey cho phi đội tải thương 259 Pleiku thuộc sư đoàn sáu không quân.
Trong phi trường lúc đó có rất nhiều máy bay, không biết là bao nhiêu phi đoàn phi đội khắp nơi họ đổ về. Ai chụp được cái máy bay nào thì cứ việc bay cái máy bay đó lên.Sau khi Việt Cộng chiếm được Buôn Mê Thuột, sư đoàn 6 không quân được lệnh rút về Nha Trang. Ở Nha trang được khoảng 3 ngày, phi đội lại rút về Sài gòn. Ít ngày sau, do phi trường Tân Sân Nhất rối loạn, ông được lệnh rút tiếp về Cần Thơ.Ông Vũ Minh Thám
Sáng 30 tháng 4, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ông Vũ Minh Thám nhớ lại khoảnh khắc đó:
Vũ Minh Thám: Lúc đó tôi đang ở dưới Cần Thơ. Cả phi đội tải thương của chúng tôi và những phi đoàn tác chiến khác cũng ở dưới Cần Thơ. Khi đầu hàng rồi, thì phải có hệ thống chỉ huy thì mới có thể chống đỡ nổi chứ hỗn quân hỗn quan thế này thì phải chạy. Trong phi trường lúc đó có rất nhiều máy bay, không biết là bao nhiêu phi đoàn phi đội khắp nơi họ đổ về. Ai chụp được cái máy bay nào thì cứ việc bay cái máy bay đó lên. Lúc đó không còn gọi là phi hành đoàn chung với nhau mà người nào nhảy lên được cái nào thì bay cái đó giống như xe buýt vậy. Có khoảng 10 người lính trong phi trường họ nhào lên máy bay, họ bay với tôi.
Suy nghĩ đầu tiên mà ông Thám có lúc đó là làm sao bay về nhà để cứu mẹ, và đưá con trai 3 tuổi ở Đại Ngãi thuộc tỉnh Sóc Trăng, và gia đình người yêu trong thành phố Cần Thơ. Chiếc Huey của ông bình thường chỉ trở tối đa không quá 15 người.
Ông bay thẳng từ phi trường đến nhà người yêu ở thành phố mất khoảng 5 phút. Khác với bao lần khác đến nhà người yêu, lần này ông đến bằng trực thăng, và vì nhà không được thiết kể để có chỗ đáp máy bay nên ông phải đáp lên giàn hoa gỗ mong manh trên sân thượng căn nhà gác. Ông kể:
Vũ Minh Thám: Nó chỉ là một cái patio (dàn hoa). Lúc đó đậu rất nhẹ , vì nếu mình mà đáp lên trên đó thì nó nặng nó sụp hết, hư hết máy bay. Hovering rất sát, có một chút xíu trọng lượng lên đó, không quá nặng để giàn hòa sập và không quá nhẹ để mất điều khiển của mình, vì nếu hovering không thì nó rung dữ lắm. Tôi đáp rất nhẹ và người ta nhào lên máy bay.
Khi máy bay của ông đến đón gia đình ở Cần thơ, thì những người đi đường nhìn thấy và họ cũng trèo lên mái để được vào máy bay di tản. Trong khi đó, một số khác ào vào nhà để hôi của.
Cuộc di tản khó khăn
Ông Vũ Minh Thám, hình do Ông cung cấp cho RFA.
Ngay sau khi mẹ và đứa con đã lên máy bay an toàn, ông quyết định cất cánh. Nhưng ngay chính lúc ông cất cánh cũng là lúc các tay súng nhắm thẳng máy bay ông bắn tới tấp. Ông cho rằng phía Việt cộng đã làm vậy vì lính bên xã Đại Ngãi biết rõ ông nên không thể bắn ông.
Lúc này máy bay ông đã chở đến 35 người, tức là quá sức chở quy định đến 20 người. Ông phải sử dụng công suất tối đa để bay ra. Ông bay sát ngọn cây ra ngoài khoảng 500 thước thì mới bắt đầu nâng độ cao. Lúc này trời mưa, thời tiết hoàn toàn không thuận lợi cho phi hành:
Vũ Minh Thám: Tôi còn nhớ hôm đó trời mưa. Không có mưa lớn lắm, nghĩa là cũng đủ để nhìn nhưng không nhìn xa được. Bắt đầu máu của những người bị thương và dầu transmission cuộn lại và bao phủ phía trong kính máy bay. Tôi phải dùng tay trái để gạt nó đi để thấy đường bay. Sau đó tôi bay lên. Từ Đại Ngãi tôi bay về phía bờ biển là bờ biển Bảy Giá, cũng khoảng 5, 10 phút bay. Bờ biển lúc đó trống không toàn là rừng dừa nước, đáp chỗ nào cũng được. Lúc đó mình bình tĩnh mình nhìn trở lại thì những người chết họ nằm xuống. Những người bị thương than khóc.
Về tới Đại Ngãi, lúc đó quân đội Bắc Việt đang tấn công vào trong xã Đại Ngãi. Hai bên đang bắn nhau. Tôi ở trên trời tôi thấy súng đạn lửa bắn qua bắn lại.Đây là lúc ông phải quyết định đi hay ở, một quyết định mà ông cho là khó khăn nhất từ trước đến giờ trong suốt cuộc đời vào sinh ra tử trên chiến trường của mình.Ông Vũ Minh Thám
Vũ Minh Thám: Tôi bay hai vòng trên biển, tôi phải đi đến quyết định là đi hay ở. Đời tôi đã từng chiến đấu, vào sinh ra tử nhiều lần. Nhưng hồi đó mình chở người khác bị thương, và những người chết khác. Mình cứ làm nhiệm vụ của mình và mình không phải quyết định nhiều. Lần này là một chuyến đi, những người bị thương là những người quen biết của mình. Và chuyến đi này không biết đáp ở đâu, có ai cứu mình hay không. Lúc đó trời không có nóng lắm mà tôi nhớ mãi những giọt mồ hôi của tôi từ gáy nhiễu xuống theo áo tôi đi xuống ướt hết cả thắt lưng.
Sau hai vòng bay, cuối cùng ông quyết định ra đi. Ông đã biết từ trước là ngoài khơi, cách Sài gòn khoảng 50 hay 70 mile có tàu Mỹ đậu và ông hy vọng có thể bay tới tàu này để hạ cánh. Lúc này suy nghĩ duy nhất của ông là đến được tàu Mỹ để những người bị thương được chăm sóc.
Khó khăn chồng chất khó khăn. Máy bay lúc này đã bị hư hỏng nặng. Đồng hồ chỉ vận tốc và xăng nhớt không còn hoạt động. Ông bay mà không biết máy bay có thể bay được bao lâu nữa. Nhưng rất may khi bay đi tìm tàu Mỹ, vào khoảng trưa ngày 30 tháng 4 ông đã gặp một tàu hải quân Việt nam, chiếc HQ 5 ngoài khơi. Lúc đầu những người trên tàu chưa biết ông là ai nên họ chĩa súng vào máy bay. Ông cho máy bay bay chậm hai vòng để những người lính trên tàu hiểu là ông cũng như họ, đang trên đường di tản.
Mũi của tàu hình chữ V, tôi chỉ đáp được một càng. Trực thăng có hai càng, tôi đáp một càng xuống. Tất cả những người ở trên xuống tàu.Khi các họng súng trên tàu hạ xuống thì là lúc ông phải đối mặt với một quyết định khác nữa là tìm chỗ đậu để mọi người xuống tàu an toàn. Dù là một tàu hải quân lớn, nhưng tàu HQ5 không có chỗ đậu máy bay. Mũi tàu nơi có họng súng đại bác đã chĩa lên máy bay lúc trước là chỗ duy nhất mà ông có thể đáp máy bay.Ông Vũ Minh Thám
Vũ Minh Thám: Mũi của tàu hình chữ V, tôi chỉ đáp được một càng. Trực thăng có hai càng, tôi đáp một càng xuống. Tất cả những người ở trên xuống tàu. Những người bị thương hoặc chết thì lính hải quân hoặc những người trên tàu kéo xuống đem vào.
Đáp ngoạn mục
Khi mọi người đã xuống an toàn, ông nhìn lại và chỉ thấy một mình mình với cái máy bay. Ông không thể nhảy ra khỏi máy bay trong tình trạng nửa đậu nửa đứng lơ lửng trên mũi tàu với một càng máy bay. Chỉ còn một cách duy nhất là nhấc máy bay lên cao, bay ra xa và cho nó đâm xuống nước, rồi bơi ra ngay sau đó. Hồi còn học bên Mỹ, ông cũng có được học về cách đáp máy bay xuống nước nhưng chỉ được học lý thuyết mà thôi. Bây giờ là lúc ông phải làm thật:Vũ Minh Thám: Tâm trạng lúc đó còn một mình mình mới sợ, cứ nhấp nhỏm lên xuống mãi không biết thế nào đây. Cuối cùng mình nói là mình không quyết định ra khỏi tình trạng này thì mình sẽ chết và không ai cứu mình được hết. Tôi bay máy bay cao lên hơn mái nhà, tôi tắt máy và đâm nó xuống dưới nước. Trước khi đó tôi dặn lòng mình là thế này nhé, khi máy bay xuống nước, nó có vỡ tan tành ra cái gì đó, cánh quạt nó rất to nó đập xuống nước thì gây tiếng động lớn lắm thì mình phải trồi khỏi mặt nước. Khi máy bay vừa xuống nước khoảng vài giây thì máy bay nghiêng đi và chìm xuống dưới nước, lúc đó tôi trồi người lên và bơi ra khỏi máy bay.
Ông Vũ Minh Thám cho trực thăng đáp xuống nước và bơi ra, hình do Ông cung cấp cho RFA.
Sau khi ra khỏi máy bay và bơi khoảng 3 phút, tàu hải quân đã thả thuyền xuống để cứu ông. Ông chỉ bị thương nhẹ ở mặt và người do những mảnh vỡ của kính máy bay.
Khi lên tàu ông được mọi người vỗ tay hoan hô. Thậm chí một viên tướng không quân lúc đó có mặt trên tàu đã đến tận nơi bắt tay ông và khen ngợi khả năng lái máy bay của ông. Lúc đó chàng trung uý trẻ cảm thấy rất tự hào, và xen vào đó là niềm hạnh phúc vì đã cứu được những người thân quen của mình. Giờ nhắc lại ông nói chắc có nhiều phi công khác cũng có thể làm được như vậy nếu họ gặp phải tình huống như của ông.
Còn về những người đi trên máy bay với ông, có 3 người lính không quân bị chết do trúng đạn đã được thuỷ táng sau đó. Những người bị thương được chăm sóc chu đáo.
Con tàu chính thức dời khỏi hải phận Việt nam vào ngày 1 tháng 5 năm 1975 cũng là ngày ông đón sinh nhật thứ 25 của mình. Ông cùng những người trên tàu sau đó đến Philippines và sau nữa là định cư tại Mỹ. Ông và những người được ông cứu hôm đó cuối cùng đã an toàn trên đất Mỹ. Rất nhiều người trong số họ đã có cuộc sống ổn định. Bản thân ông giờ cũng đã nghỉ hưu sau nhiều năm phục vụ cho hải quân Hoa Kỳ. Cậu con trai ngày đó giờ đã thành tài và đã có gia đình.
35 năm sau khi rời khỏi Việt Nam, ông vẫn không quên kỷ niệm ngày nào. Sang đất Mỹ, ông chỉ có dịp lái máy bay trực thăng để rải phân bón cho các cánh đồng tại bang Texas trong một thời gian vài tháng hồi mới sang Mỹ. Ông rất nhớ chiếc máy bay. Ông bảo chắc sinh nhật năm tới ông sẽ thuê một chiếc máy bay chở bà xã đi chơi cho đỡ nhớ.
Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin được tạm dừng tại đây. Việt Hà xin thân ái chào tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào sáng thứ ba tuần tới.
MÙA ĐÔNG PLEIKU
Capt. Nguyễn Đình Tuấn, một Phi công Trực thăng có dáng dấp và khuôn mặt trẻ nhất của những khóa UH1 đầu tiên ở Ft. Hunter nhưng cũng là một trong những Phi công Trực thăng lanh lẹ và gan dạ nhất trên các chiến trường Vùng II và Vùng III Chiến Thuật.
Nguyễn Đình Tuấn còn được anh em gọi là Tuấn Con Gái hay Tuấn Bụng để khỏi lộn với các tên Tuấn khác trong PD.
Bạn Tuấn đang có thì giờ rảnh ngồi viết lại những kỷ niệm bay bổng ngày xưa với những tên người, những biến cố, những địa danh dù đã trên dưới 40 năm, tác giả vẫn nhớ rõ và ghi lại với đầy đủ chi tiết. Thật đáng khâm phục !
Mời các bạn cùng enjoy bài viết đầu tiên trong số nhiều bài viết của Tuấn.
DDQ
MÙA ĐÔNG PLEIKU
Mùa mưa đến dưới đồng bằng! Chúng tôi thất nghiệp, thật là an bình cho đất nước.
Lãnh thổ chúng tôi phụ trách 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định, nước dâng lên cao khắp mọi nơi, quân cộng sản trốn lên vùng cao để tránh nước, ước gì chúng tránh “Nước” chúng tôi lên núi rồi thành Tiên thì hạnh phúc biết bao!, hạnh phúc cho cả dân tộc Việt Nam !
Phi đoàn 243 tăng phái lên cao nguyên, chúng tôi khăn gói dẫn nhau đi biệt phái 2 tuần lễ.
Hợp đoàn Mãnh Sư 243 với 8 chiếc trực thăng, 32 nhân viên phi hành, 1C&C, 2 Guns và 5 Slicks biệt phái cho SĐ22BB. Chúng tôi đã kết nghĩa với SĐ22, vị Tư lệnh Sư đoàn hơi quý tôi, sau hôm tôi đưa Trung tá Thông vào thị sát Chiến trường, thăm Bộ chỉ huy nhẹ đóng tại quận Phù Mỹ nơi mà Chiến trận đang sôi bỏng cả tuần lễ, Trực thăng không vào tiếp tế được đã 3 ngày, chúng pháo kích chính xác quá.
Tôi bay low level từ An Sơn đến Phù Mỹ, làm một lèo theo đường rầy xe lửa, nên Tướng Tư lệnh được dịp thấy máy bay lướt trên đầu ngọn cây, bay sát cánh đồng lúa.
Một hôm tôi làm việc với Tướng, sau một ngày dài bay bổng, ông dặn người Sĩ quan tùy viên giữ chúng tôi lại tư gia ăn cơm tối.
Bữa cơm ngoài trời tư gia Tướng tọa lạc trên sườn núi phía sau Bộ Tư Lệnh Sư đoàn, nhìn cảnh hoàng hôn khó mà quên. Tôi được biết Tướng chưa bao giờ đãi khách. Có tí beer tôi lâng lâng xúc động vì đa cảm, vì cảnh đẹp và vì hãnh diện cho người Phi công Trực thăng chúng tôi được đãi ngộ. Chiều tối bay về, người Xạ thủ làm rơi cái nòng súng M60, cũng may tôi bay ngoài đồng trống nên không gây tai nạn ..nhưng biết đâu có thằng vẹm nào đó bị vỡ đầu ! Thằng em về trả súng cụt nòng !
Hợp đoàn đáp Pleiku, chúng tôi được cáp 1 barrack trống trải với những ghế bố để tạm trú, nhìn hai hàng ghế bố trơ trọi lạnh lẽo ..ôi cô đơn !
32 nhân viên phi hành biệt phái 2 tuần lễ xa nhà, xa nệm êm chăn ấm, cơm hàng cháo chợ.
Tôi sang barrack gần đó, khu độc thân của PD229 tá túc với thằng Nghị cháy, Nghị là bạn học với tôi thời tỉểu học Giuse Nghĩa Thục, lên trung học Lasan Bá Ninh, rồi nó đi Lasan Ban Mê Thuật.
Người nó bị cháy tan nát sau trận Tân Cảnh, Võ Định, Đồi Chu Pao, Tiền đồn 5, tiền đồn 6, tụi nó những chàng phi công 229, những chàng phi công võ trang đã anh dũng chiến đấu và đền nợ nước, riêng nó bị cháu 60% mà vẫn sống nhăn mà không chịu xuống đất làm, không được giải ngũ thì xin đi bay lại! đời nó gắn liền với trời mây và nàng UH.
Ngày mất nước, tôi lái xe đến tận nhà, đón nó và thằng Nam cò bay ra hạm đội, nó còn nợ tôi ơn cứu tù ..nghĩa là cứu nó khỏi đi tù cộng sản !.
Tôi cất cánh Tân Sơn Nhất về Cần Thơ, lấy cao độ tôi nhìn thấy hợp đoàn Air America làm vòng chờ trên trời cao, hợp đoàn của họ làm vòng tròn trên nền trời Saigon, tôi theo đưôi một cách hồ hởi, lòng thơ thới hân hoan, tôi bảo thằng Nghị khỏi về Cần Thơ nữa, tao đeo tụi nó là chắc ăn, Nghị mỉm cười, mặt bắt đầu tươi sáng lên, nếu tôi bay về Cần Thơ thì tương lai không biết về đâu ?.
Bi giờ bay theo hợp đoàn Air America thì còn gì bằng , đánh bài mà ôm con xì thì chắc như bắp! hai thằng thấy chân trời hé mở, lòng hân hoan như mở cờ trong bụng. Lúc mới cất cánh tôi nhìn Nghị nó như người vô tri vô giác ngồi im không nói không cười, dĩ nhiên lòng chúng tôi như chết lặng !
Không gì sung sướng bằng một mình một tầu đi chơi và cũng không gì đau khổ bằng một mình một tầu không biết bay về đâu trong không gian bát ngát..sao ta bơ vơ không chốn về ! có phải chăng quả báo nhãn tiền...Sau 1 vòng trên bầu trời Saigon, những người bạn Huê Kỳ của tôi đều biến mất dạng, từng tầu, từng tầu lại từng tầu họ đã có bãi đáp sẵn, tôi trơ trọi, tôi 1 mình. Thật vô duyên ! phải có tầu của thằng Báu nữa thì cũng an ủi cái tuổi già ! Một mình trên vùng trời Saigon, tôi làm gì đây ? Hai đứa im lặng, cảm tưởng hụt hững bị bỏ rơi làm tôi chới với.
Để phá tan bầu không khí im lặng: Mày check cho tao Nhà Bè ở đâu? . Thằng Nghị lôi bản đồ ra loay hoay.
Tôi đổi sang tần số PD231 để nghe những người bạn cùng phi đoàn xưa, để biết tôi không cô đơn !
có tiếng léo nhéo đáp Đệ Thất Hạm đội.
Nhà Bè, tôi nhìn xuống không còn chỗ trống, đông nghẹt Trực thăng .
Tao ra Vũng Tầu, Nghị gật đầu.
Từ khi nó quay máy tầu, là lúc nó đã giao mạng sống cho tôi, tôi cưu mang nó từ đây cho đến ngày nó rời Ft. Chaffee về với gia đình em gái nó.
Ft Chaffee tiền tôi không có nhưng bạn tôi có nhiều, thuốc lá từng cây từ niên trưởng Tâm bên Chinook, từ thằng Thế Th/tá BĐQ, từ thằng Hải em ruột Lài, phu nhân Đ/tá Dõng, chúng tôi hút gần chết phải cho thiên hạ hút ké. Nguyễn Trần Thị Oanh.
Pleiku tháng 12 trời lạnh như cắt, tôi gọi điện thoại viễn liên thông qua những em gái bên Tiger, bên MACV để liên lạc về nhà. tôi có sợi giây liên lạc mật thiết với hững người em gái viễn thông này từ ngày mới ra Phù Cát, chúng tôi ôm điện thoại hàng đêm, hàng giờ, Phù Cát buồn chán ngày cũng như đêm, có hôm sáng sớm các nàng đánh thức tôi dậy đi bay.
May sao người nhắc điện thoại trả lời đúng là nàng, Yến người tình Saigon của tôi dạo ấy, cùng tôi mừng rỡ nói chuyện với nhau không kịp thở, tôi bảo em mai lấy Air Vietnam lên Pleiku với anh..trời Pleiku lạnh quá nhớ hơi ấm của em, nhớ vòng tay ấm áp nồng nhiệt của em. Tôi dặn em khi lên máy bay nhờ người phi công dân sự gọi đài kiểm soát Pleiku điện thoại cho biệt đội 243 để Hạ sĩ quan trực ra đón em, tôi đọc số ĐT của Biệt đội, và số ĐT của Nghị cháy để em gọi nó sang đón em về phòng nghỉ ngơi, không tắm rửa vì trời Pleiku quá lạnh, và tôi không muốn mất mùi Saigon khi tôi đi bay về !.
Biệt đội chúng tôi nằm Pleiku liên tục 2 tuần rồi về Phù Cát nghỉ 2 tuần, đứa nào cũng căng thẳng vì đây là lần đầu PĐ đi biệt phái vì tình hình nóng bỏng, lạ vùng bay bổng và bầu trời Pleiku lại gần hơn nên cảnh vật khác hẳn, Đi bay cái gì cũng lạ ! teo bỏ mẹ !
Có lẽ vùng phố núi cao nên chúng tôi tưởng trời đất gần..tôi gần trời xa đất thì ngán gì ông thần chết !
Chiểu đi bay về Yến đứng đón tôi tại cửa biệt đội.
Chúng tôi ôm nhau.
Trái đất ngừng quay
Chúng tôi ngừng thở
Say đắm hôn nhau
Những chiến hữu tôi
Cũng hạnh phúc lây
Với tình chúng tôi..
Người tình của tôi rất ư là văn minh, em sống tự nhiên như người Tây phương, cũng rượu, cũng beer, cũng thuốc lá, cũng đàn ông chả kém gì chúng tôi !
Có những đêm hai đứa ngất ngưởng bên két 33 tại Hoàng Gia, tôi mới biết tụi thằng Vũ Thủy Quân Lục Chiến đóng đô. Có những ngày phì phà thuốc lá vỉa hè Thanh Thế, tôi mặt đỏ gay.
Brodard một buổi chiều thật nóng tưởng như cháy da, hai đứa ngồi bên két 33 trong máy lạnh, tôi không bao giờ mặc quân phục đi chơi, cũng không bao giờ quên cái “xẻng”, 4 ông nhẩy dù trắng trẻo ngồi xa “địa” chúng tôi, gia điều muốn bắt nạt , muốn sinh sự với thằng em không mặc đồ lính !
Tôi liếc nhìn, nghĩ bụng, lính nhẩy dù mà trắng trẻo thì đâu biết trận mạc là cái đéo gì ? Lính nhẩy dù thứ thiệt đều là bạn tôi, thằng Kha, thằng Khiết, thằng Trần Gia Tốn, em ruột tôi là Ngọc Hiếu thuộc TĐ5, sau nó về TĐ14.
Yến biết tụi này là thuộc ban Tâm Lý Chiến dù, xui cho tụi nó, tôi lúc nào cũng có 6 viên cho chắc ăn !.
Hai đứa tôi tôi chơi hết 1 két 33, chúng tôi quởn mà, ôm nhau khệnh khạng ra cửa, 4 thằng nhẩy dù đứng đợi trước cửa phì phèo thuốc lá, nếu là 4 ông nhẩy dù thì không bao giờ đứng đợi ! allez chơi !.
Tôi móc “xẻng” 4 thằng con chạy có cờ, sau này thằng Thọ Dù gập tôi xin lỗi.
Yến đã đi hát một thời gian ngắn lúc nhạc trẻ mới thịnh hành nên chúng nó biết em.
Hai đứa tôi tận hưởng cuộc đời, lấy phòng ngủ làm nhà ..hầu như mỗi đêm, ngày tôi về phép.
Em thích tôi cái lối sống bạt mạng bất cần đời.
Tôi phớt tỉnh trước mọi sự.
LỆ MINH
Tôi tình nguyện cho những phi vụ hiểm nghèo, tôi vào An Lão, vào Hoài An, đi Chu Pao, vào Lệ Minh một mình. Để vừa lòng Nguyễn Xuân Trình . Sao vậy Trình ?
Gần Tết đầu năm 1974, Tôi bay VR với Tướng Tất, tư lệnh BĐQ cả một ngày, ăn trưa trên tầu bay. Tôi được biết phải cắm cờ VN, phải quay phim gửi về Phủ Tổng Thống làm quà Tết cho Tổng Thống.
Lệ Minh là một quận nhỏ thuộc tỉnh Pleiku không thuộc quyền kiểm soát của quân ta từ lâu.
Ngày N, Trinh bay C&C dẫn Khoa “bàn đèn” cùng hợp đoàn thả một trung đội trinh sát vào cắm cờ quay phim như ciné, hợp đoàn bay low level theo sự hướng dẫn của Đ/úy Trình, Đ/úy Khoa dẫn hợp đoàn đổ một trung đội Trinh sát và phóng viên chiến trường ngay đầu phi đạo Lệ Minh.
Tôi được ân huệ bay rescue vì đã bay lead liên tục một tháng rồi .
Khoa dẫn hợp đoàn ra an toàn, chắc nó làm dấu Thánh giá cẩn thận ?
Có kiêng có lành ?
Mọi người thở phào nhẹ nhõm, đinh ninh phi vụ hoàn tất, quân ta hoàn toàn vô sự.
Bỗng trên tầng số FM xôn xa Phe ta không quay phim được !
Vì không có cây để cắm cờ ! có lỗ mà không có cọc! thế mới biết cái nào quan trọng ?
Cây cọc bỏ quên trên tầu bay ! Lệ Minh rừng rậm khắp nơi, Trinh sát chỉ biết giết giặc, không biết làm thợ mộc .
“Thằng T bay một mình, để nó vào một mình” ..
Chúng bắt nạt tôi quá DM Chào thua !
Trình hỏi tôi rất lịch sự ? Anh muốn làm sao ?
Tao muốn “Kẹp chả” . Tôi trả lời.
Bay một mình lạnh lẽo thấy mẹ ! Vùng Lệ Minh thuộc quyền kiểm soát của chúng từ lâu!
Gun 1 bay đầu, tôi nằm giữa, Gun 2 theo đuôi.
Chúng tôi low level vào Lệ Minh lần thứ hai với một người Trinh sát ôm cây cầm cờ.
Gần đến phi trường Lệ Minh, bên trái tầu, một đốm lửa phụt lên, tôi low level quá lẹ, tôi và thằng Liễn nhìn nhau , tôi khỏi cần phải ra lệnh, Liễn cho một tràng M60 xuống đốm lửa.
Liễn là Cơ phi ruột của tôi, nó theo tôi hầu hết các trận lớn và những phi vụ hiểm nghèo.
Liễn vượt biển sang sau, hiện ở Nam Cali.
Chuyến solo hoàn tất ! về đáp thì mới biết Gun 2 của thằng Quang Mập bị dính một mảnh nhỏ của trái B41Cải tổ . Phát đạn bắn hụt tôi ?
Đ/úy Trình là một phi công giỏi, đầy mưu trí và nhiều tham vọng. Trên trời thì rất là anh hùng, dưới đất mà được như thế thì chúng ta có được một người chỉ huy hoàn hảo !
Đạo đức chỉ huy ? Chắc nước chúng tôi không bao giờ cần những thứ này.
Những thằng chết nhát không bao giờ dám bay với tôi, những thằng bỏ tôi ngang xương vì chết nhát một thời gian sau đều chết thiệt ! Thằng Thiệt rỗ, thằng Hùng lìn ..
Có lẽ mạng tôi lớn, tai to quá chăng ? tại Phật mà !.
XẬP XÁM CỨU MẠNG
Tôi đã thoát chết trong sự tình cờ vài lần.
Ngày còn ở PĐ231, trận Krek đầu năm 1971, Phát từ Đà Nẵng đổi về Biên Hòa, Phát khóa 1 trực thăng, Khóa 8/68 Thủ Đức được ưu tiên bay số 2 vì là “em mới” và bay với tôi, người Hoa tiêu phó nhiều giờ bay, kinh nghiệm đầy mồm !
Chính ra phải nói: Tôi bay với Phát mới đúng lễ nghi quân cách!
Phát điềm tĩnh, trái ngược hẳn với Quá, người leader của chúng tôi, nhưng tôi rất “chịu” Quá, tướng nó không ngang tàng, không bảnh bao, phải nói là lè phè củ mì, nhưng dám ăn, dám nói và dám làm. Ăn đây là ăn tiền , nó đánh bạc giỏi lắm.
Hôm anh chị Lộc “rửa tay gác kiếm” Tôi có gặp nó, bi giờ Quá là Professional Poker USA.
Quá đã từng chửi thề DM các anh nhẩy dù cấp bậc Tr/tá, Th/tá trong BCH Dù đóng tại PT Tây Ninh.
Hôm đó tôi tái mặt, đã rình rình nhè nhẹ, để tay lên báng súng, căng quá đấy ! Biết làm sao bây giờ. ?
Ngày đó chúng tôi 5 chiếc trực thăng làm việc cho Dù . Thiếu óai Quá bay lead, chúng tôi toàn Thiếu oái, trừ Tr/úy Tiên Romeo, Tr/úy Yto Yban và Tr/úy Phùng văn Tấn..
Chiều xuống chúng tôi sửa soạn về tổ, thời tiết không được tốt cho lắm, kiểm điểm lại còn thiếu một phi hành đoàn. Qua hỏi Bộ Chỉ Huy , người SQ Dù trực hành quân trả lời lờ mờ.
Hỏi han lung tung vẫn không có câu trả lời chính xác.
Một chiếc Trực thăng chưa về , hợp đoàn chúng tôi còn lại 4 chiếc , làm sao đây?
Chúng tôi không về được? Không bao giờ có chuyện như thế xảy ra .
Không bỏ anh em , không bỏ bạn bè .
Quá không dằn được tức bực vì lo ngại cho bạn, cho những người Wingman của mình, nó la chửi, gào thét toán loạn, chơi một màn độc thoại, độc diễn trong BCH Dù.
Cũng may các anh SQ cao cấp Dù rất bình tĩnh giải quyết vấn đề sau khi ăn một tràng tiếng Đức của Quá, mọi việc ổn thỏa.
Từ đó Quá được thăng cấp Đ/tá đặc cách tại mặt trận ! kèm theo 30 ngày trọng cấm .
Lon do chúng tôi gắn, 30 ngày do BTL Không Quân cấp !
Phải Đ/tá mới có quyền chửi DM Tr/tá chứ !
Tôi đã bay với Phát, nó bay giỏi, trầm tĩnh, low level khỏi chê, có lần đã bay qua 2 cây cau, phải nghiêng cánh. Phi công vùng 1 mà !
NGƯỜI TÙ BINH HỤT
Hợp đoàn 5 chiếc làm việc cho Dù tại ngả ba Krek, nhiệm vụ tiếp tế và tản thương những người anh hùng đã đền nợ nước về hậu cứ,
Thằng Công bay số 4 với Quang, người Thiếu Sinh Quân rất chững chạc và đàng hoàng, ít thích binh xập xám.
Buổi chiều chúng tôi vào check Phi lệnh, xem mình bay với ai ? làm gì ? rồi ngày mai lè phè ra tầu thi hành nhiệm vụ.
Công vào đổi tên phi lệnh tôi xuống bay với nó chiếc số 4, Quang lên chiếc số 2 với Phát, Phát Quang ?
Chúng tôi không ai thắc mắc khiếu nại gì cả. số 4 hơi khó bay hơn số 2 một chút, sáng hôm sau đi bay tôi hỏi Công sao vậy ? Nó trả lời :Tao thích Quang lắm nhưng nó không thích binh xập xám, tầu mình có 3 tay rồi, mày nữa là đủ ! Ôi Xập xám !
Hôm ấy trời sương mù, sương mù mỏng, trần mây thấp 300’ , broken..Chúng tôi leo trên mây núp bóng từ bi. Hợp đoàn nối đuôi nhau bay vào Krek, không sợ đạn ở dưới đát bắn lên vì quân thù không thấy đường, dưới bụng chúng tôi được bao phủ bởi trần mây thấp, an toàn trên xa lộ.
Đến ngã ba điểm hẹn, hợp đoàn đục mây chui xuống đáp tiếp tế cho quân Dù, rồi bốc những chiến sĩ tử trận về hậu cứ Phi trường Tây Ninh.
Ngã ba Krek sương mù mỏng, tầm nhìn rất giới hạn, thằng Công tí nữa thì ủi vào một cây khô không to lắm đứng sừng sững phía bên phải của nó, cây đã chết khô, trùng mầu với sương mù khó nhận thấy.
Tôi giựt cần lái về bên trái tôi, tôi luôn ôm nhẹ cần lái khi vào “hot” chúng tôi luôn luôn bay Dual khi vào nơi nguy hiểm và khi bay low level.
Thợ vịn cũng đòi hỏi kinh nghiệm đỡ khổ cho Trưởng phi cơ nhiều lắm.
Nhìn nhau nhe răng cười, căng quá ! Không kịp nói gì với nhau, chỉ kịp la DM !
Hợp đoàn 5 chiếc vội vã đáp, chúng tôi cố làm việc thật nhanh để thoát ra khỏi vùng cho lẹ, tử khí bao trùm mọi cảnh vật. Thật ghê rợn !
Bỏ thực phẩm, nước uống và đạn dược xong lại load những tử thi bọc trong poncho đã bốc mùi, chúng tôi vội vã cất cánh.
Tầu vừa lên khỏi mặt đất tôi nghe trong tầng số : Số 2 bị bắn rớt, số 3 chần chờ, số 4 chúng tôi chới với, Công khựng lại vì số 3 còn đó, chúng tôi hoang mang một giây, hai thằng nhìn nhau để lấy lại tinh thần, tôi hất hàm với nó như thầm nói: Bình tĩnh!
Tôi vừa nói : Lên mày!
Thì may quá số 3 cất cánh sau 1 giây chần chừ vì shock ! Thế là Công vội đẩy con tầu bay theo người bạn phía trước. Chúng tôi good team work !
Tôi bay nhiều với thằng Công , thàng Thạc, chúng tôi thay phiên nhau bay, chia đều nhiệm vụ.
Chúng tôi 4 chiếc trực thăng nối đuôi nhau đáp phi trường Tây Ninh để lại tầu số 2 với 2 chàng phi công Phát – Quang thay vì Phát - Tuấn.
Tôi thẫn thờ: Âu cũng là số mạng , thằng Công nhìn tôi: “c’est la vie”
Công sau này đi Mỹ lại để học bay Chinook.
Ngay sau đó dích thân vị Phi đoàn trưởng 231 bay tầu rescue lên đón PHĐ lâm nạn nhưng chỉ cứu được 1 người Cơ phi tên Điệu.
Tôi hãnh diện được phục vụ Phi đoàn với những người chỉ huy như vậy. Như anh Thân , anh Lộc xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, luôn dấn thân vào chỗ nguy hiểm với đàn em, nóng ruột vì đàn em trong vùng nguy hiểm, giải cứu đàn em không đắn đo suy nghĩ.
Câu chuyện bị bắn rớt tầu được Điệu kể lại ngay sau đó:
Vừa cất cánh tầu số 2 bị bắn rơi ngay tại chỗ, nhờ bản lãnh và kinh nghiệm Phát điều khiển con tầu chạm đất an toàn, không mạnh cho lắm, Điệu bị bất ngờ nên ngã chúi vào những túi xác chết không kịp chạy. Những những người chiến hữu của Điệu cũng không chạy được xa, Phát và Quang bị bắt không xa chỗ tầu rớt, bị trói chặt ngay, Dũng người xạ thủ trắng trẻo cao ráo, hơi gầy,bảnh trai với biệt hiệu Dũng lai , với hai giòng máu trong người, ra phố Dũng luôn có 1 bông mai để cài cổ áo coi cũng bảnh choẹ lắm.
Quân thù la t “Thằng này là xạ thủ” . Chúng bắt trói Dũng và chặt đầu ngay tại chỗ bằng mã tấu . Dũng đền nợ nước không kịp đeo lon. Nó không cần đeo lon lá gì cả ! Người anh hùng Tổ Quốc ghi ơn, không phân biệt cấp bậc.
Tôi vẫn nhớ đến nó và câu chuyện tếu nó kể lúc standby.
Chúng la to một lần nữa: Còn 1 thằng nữa..Còn một thằng nữa !
Điệu vội kéo zipper cái poncho đựng xác chết bên cạnh, dùng tay cào vào xác chết, vơ vét những giọt máu khô bôi vội lên mặt mình, lên áo bay, nhắm mắt nín thở như đã chết rồi, chúng tìm được xác Điệu nằm cạnh poncho bảo nhau: “Thằng này chết rồi” rồi kéo nhau chạy hết. Quân Dù cũng quanh đây thành chúng không kiểm soát kỹ và cũng không dùng súng bắn.
Điệu bò ra ruộng, ngâm mình dưới bùn đợi tầu lên cứu, nghe tiếng máy bay quen thuộc trên trời , Điệu lôi cái gương tròn nhỏ, bán ngoài chợ dùng để chải đầu (tên Điệu mà !) . Cái gương đã cứu nó, tầu rescue thấy ánh sáng nhấp nháy của Điệu nhào xuống bốc nó về.
Điệu hiện ở USA, theo lời Th/tá Tiên.
Anh hùng Phát và Quang được trả về ngày trao đổi tù binh , sau đó các anh có chữ “Tù Binh” gắn liền với tên mình. Hiện 2 anh ở USA.
Đó là lần đầu tôi thoát nạn . Ngã ba Krek, tôi, người tù binh hụt !
MẠT CHƯỢC CỨU MẠNG
Lần thứ hai cũng thật tình cờ.
Phù Cát sáng Chủ Nhật, ngày tôi nghỉ lên Phi Đoàn uống café ăn sáng ghi sổ. Quán Th/sĩ Khoa, vừa kêu ly cà phê sữa chưa kịp uống. Xếp đi tìm tôi, anh thích tôi nhưng không để lộ cho ai biết cả. Anh chịu tôi sau ngày tôi vào xin anh đi bay biệt phái hành quân với PD215.
“ Chú đi với tôi ra Qui Nhơn ăn sáng, nhẩy đầm Matinêe, tắm hơi, đấm bóp”.. Anh làm một hơi. Th/sĩ Khoa đang pha café phải ngửng lên nhìn.
Tôi chới với đầy ngạc nhiên ! Xếp rủ mình đi phố Qui Nhơn để hưởng lạc ?
Một chương trìng hấp dẫn đầy chất lượng cho ngày Chủ Nhật ! Thật là buồn ngủ mà gặp chiếu manh !
Xếp nói tiếp: Thiếu Tá Đào bao !
Thiếu Tá Đào là Chỉ Huy Trưởng Pháo binh Tiểu khu Bình Định. Mấy ông pháo binh “khẩm địa” !
Yes Sir !
Tôi chưa kịp hớp 1 miếng café sữa nào, bỏ lại trên bàn vội vàng theo xếp.
Tôi tự nhiên lấy chìa khóa xe pickup của xếp, ngày đó sau xếp là tôi , có lẽ chúng không ưa tôi là vì vậy ! . Có lần tôi và 3 em gái Saigon: Phụng, Nguyên, Viên ngồi đằng trước, đằng sau 4 ông xếp lớn, anh Thân, anh Hổ, anh Bút và Thành Quang ngồi thùng.
Nổ máy xe, đợi xếp lấy nón bay dẫn thằng học trò đi check out Trưởng phi cơ , thằng Khang Mát.
Ba thầy trò vừa leo lên con dốc nhỏ trước mặt Phi đoàn, thì ngược chiều chiếc xe Jeep của Th/tá Hy, trưởng phòng An ninh quân đội chận lại,
Anh Hy hỏi xếp: Thân, sao đi bay 3 người ? Tôi thiếu một tay đây, anh Hy tổ chức mạt chược ngày Chủ Nhật.
Xếp rất nể ông An Ninh này. Tôi còn nể hơn xếp gấp trăm lần !
Chưa bao giờ tôi xoa mà thắng anh Hy ! Tôi rất quý mến anh chị Hy.
Xếp nhìn tôi chần chừ: Chú ở lại. Tôi lẩm bẩm chửi thề trong bụng !
Anh Hy cười thỏa mãn trong sự đau khổ của tôi rồi lái xe đi ngay .
Tôi im lặng buồn 5 phút tiếc hùi hụi màn đấm bóp tắm hơi.
Tiger Massage anh em chúng tôi có quyền người đấm ta bóp ! Rồi tùy nghi..Ôi những em trẻ đẹp, trắng trẻo, chân dài..!
Tôi đưa xếp và thằng Khang Mát ra phi đạo lấy tầu gập Đ/Úy Trình đứng bên cạnh chiếc tầu định mệnh!
Trình bay hành quân nhưng vẫn nhường chiếc tầu định mệnh cho xếp, một hành động đẹp của người học trò kính trọng người thầy.
Trình nói: Th/tá bay chiếc này, để tôi check chiếc khác, một chiếc tầu bên cạnh.
Hành động đẹp này đã cứu Trình thoát hiểm , thật là số mạng.
Tôi lái xe về Phi đoàn lòng tiếc hùi hụi. Chủ nhật mất một chầu ăn chơi chùa đầy hào hứng !
Mỡ treo gần miệng rồi mà không được đớp ! Rủa thầm anh Hy, xin lỗi anh, người cứu mạng tôi không chỉ một lần.
Vợ chồng Th/tá Hy được bầu là Gia Đình Á Châu Gương Mẫu tại Chicago năm 2009, con cháu nên người, nổi tiếng trong cộng đồng cả Việt lẫn Mỹ.
Xuống Câu Lạc Bộ Th/sĩ Khoa lần nữa, tôi gọi ly café thứ hai, lại chưa kịp uống thì người sĩ quan trực chạy xuống hớt hải la : Phi đoàn trưởng rớt tầu!
Tôi vội chạy lên văn phòng Phi đoiàn, Hành Quân Chiến Cuộc báo tầu rớt ở Bà Gi, một phi trường nhỏ chúng tôi thường dùng bay tập, máy bị tắt, hệ thống thủy điều hỏng cùng một lúc, tầu rơi như cục đá, lún xuống bùn, người anh cả chúng tôi thiệt mạng ngay tại chỗ vì bị transmission đè lên người ngộp thở, thăng Khang mát nằm trên bị cháy tả tơi 40% còn sống sót. Nếu tôi ngồi thùng thì sao đây ? Có bao giờ cột giây an toàn khi ngồi sau đâu !
Tôi làm sao sống sót được ?
Dieu seil le sait ?
Hôm ấy tôi không café , không mà chược, còn gì là vui thú nữa.
Lòng tôi đã gởi theo người anh Cả !
TRUNG TÂM Y KHOA
Tôi không thiết bay bổng gì nữa, về Saigon khám định kỳ tôi khai bệnh:
Xoang mũi, Xoay viêm trái phải nằm bệnh xá 30 ngày rồi 3 tháng.
Bác sĩ cho thuốc, tôi không uống, vứt thuốc xuống ống cống, không vứt vào thùng rác sợ bị phát giác !
Thuốc theo ống cống ra sông, bệnh ở lại với tôi, tôi nuôi bệnh.
Tôi không muốn về Phù Cát!
Tôi lang thang Sagon, lấy chiếc Lambretta của thằng Hai néo 231 chạy ra Vũng Tầu ở với Yến cả tháng trời.
PHỐ NÚI
Trở lại Pleiku, tôi và Yến biệt phái qua phòng thằng Nghị cháy, chúng tôi ngủ chung 1 giường, 3 đứa đắp 2 mền, Yến nằm giữa ôm nhau một cục mà vẫn lạnh đến nỗi thằng Nghị trở dậy lấy cái bếp điện, kê miếng gỗ dầy nửa lóng tay để bếp lên, đút dưới gầm giường làm lò sưởi.
Nửa đêm phòng khét lẹt toàn mùi khói.
Tôi và Nghị giật mình thức giấc, miếng gỗ kê dưới bếp điện cháy đen thui, sắp sửa cháy xuống sàn nhà bằng gỗ, barrack toàn bằng gỗ ! Chúng tôi sắp đốt barrack ! Chúng tôi sắp biến thành 3 con heo quay !
Thằng Nghị đi gặp Th/tá Mão, Chỉ Huy Trưởng Phòng Thủ xin giấy tờ để Yến ra vào phi trường cho tiện.
Có hôm thằng Khoan Th/tá BĐQ xách jeep lại đón chúng tôi đi ăn cơm Tây, đi Phượng Hoàng nhẩy nhót.
Chiều đi bay về chúng tôi ra phố ăn cơm, đi nhậu bia ôm với cả băng 229 và thằng Toàn bên Thái Dương (530) .
Tối buồn, hai đứa mò ra phố núi uống bia tôi đậu xe Dodge cũ của SĐ22 Biệt Phái ngay trước cửa tiệm nhậu bên cạnh CLB Phượng Hoàng.
Yến thật lịch sự trong thời trang mùa đông, em diện như tài tử ciné, hai đứa vào ngồi lặng lẽ trong góc tiệm.
Để khỏi làm phiền bồi bàn, tôi gọi 1 két 33 cho tiện việc sổ sách !
Có lẽ trò chơi này làm phiền lòng mấy người bạn SQ BĐQ ngồi xa,
Tôi mặc Nomex 2 mảnh không lon lá nhưng có “xẻng” đeo bên hông, mặt non choẹt , thấy khó ưa ! Than ơi, tôi hiền khô ! các ông BĐQ ra chiều khó chịu. phải chi mấy anh lớn thì dễ tính, Anh Tất, anh Nhu, anh Từ Vấn, anh Hùng, anh Lạc, anh Tay hay thằng Thế, thằng Khoan, thằng Hiển thì tôi được miễn phí !.
Cũng may thằng Vinh râu đến đúng lúc, nó ngửi thấy mùi khen khét ngay khi bước vào cửa.
Dạo đó nó quá hay ! tôi mê nó cũng vì vậy!
BĐQ thấy thằng Vinh râu, sau câu chào hỏi xã giao mọi chuyện không gì xảy ra !
các ông ấy đã sửa soạn móc lựu đạn rồi.
Lỗi tại tôi chê hai bông mai lại không mặc áo liền quần nên phe ta nhầm !
Bộ Nomex hại tôi nhiều lần nhưng tôi vẫn thích Nomex !
Chúng tôi sống như những ngày ở Saigon nhưng thú vị hơn nhiều, đầy tình yêu và tình bạn trong bầu không khí chiến tranh.
Yến thích diện, em vẽ kiểu, tự chế quần áo. Yến nhiều quần áo đẹp, có dạo báo Saigon chụp hình vào mùa Giáng Sinh,. Nhà tiệm vải trên đường Tạ Thu Thâu mà !
Tôi bay bổng, chiến đấu với quân thù, đánh đu với tử thần để được vui chơi với tình nhân và bạn hữu 229.
Không khí mát lạnh thú vị hơn Saigon rất nhiều.
Nhân dịp phi đội Hải Sư thiếu người bay lead, không dám xuống bốc toán Viễn Thám trong mật khu An Lão để NT Nguyễn Thái Dũng bay C&C phải ra tay rước toán, làm ơn mắc oán không còn ở Phi Đoàn nữa.
Hải Sư ! sao không thấy thằng nào nổi cơn mát ! Nếu thành lập Phi Đội bay test thì đã có sẵn chúng Vì thằng Lead tránh nhiệm hơi nặng và nguy hiểm.
Tôi tình nguyện biệt phái cả tháng thay vì 2 tuần, chỉ bay lead thôi .
Xem tử thần có làm gì được nhau ? !
Vì ham chơi , tôi tình nguyện bay vào chỗ chết để sống. Để được sống sao cho ý nghĩa, chứ không phải để mà sống ! Lôi thôi quá vậy >? ! Cũng là “sống” thôi mà !
Chúng tôi yêu nhau không kể thời gian ..Trời Pleiku sau ngày bay bổng chỉ có: ăn nhậu, sương khói, và yêu đương!
Một thời để yêu và một thời để chết !
Cả barrack im lặng như tờ. Chúng nó đi đâu hết ? Chuyện lạ ?
Ở xứ độc thân chúng ồn ào náo nhiệt cả ngày lẫn đêm, dù có đi bay hay không.
Té ra thằng Mạnh, thằng Đài, thằng Phú, thằng Tuân , thằng Nghị, cả bọn chúng nó nằm ngồi trong phòng thằng Mạnh, thằng Đài nghe cải lương trực tiếp truyền thanh!
Tuồng cải lương truyền từ cái microphone gắn đầu giường thằng Nghị xuống 2 cái loa to tổ bố trong phòng thằng Mạnh thằng Đài..tiếng thở biến thành tiếng hét..tôi và Yến đóng tuồng Tarzan “ Tiếng Hú Giữa Rừng Khuya” để chúng thưởng thức !
Bố quỷ !
Tuấn 4/2010
Nguyễn Đình Tuấn còn được anh em gọi là Tuấn Con Gái hay Tuấn Bụng để khỏi lộn với các tên Tuấn khác trong PD.
Bạn Tuấn đang có thì giờ rảnh ngồi viết lại những kỷ niệm bay bổng ngày xưa với những tên người, những biến cố, những địa danh dù đã trên dưới 40 năm, tác giả vẫn nhớ rõ và ghi lại với đầy đủ chi tiết. Thật đáng khâm phục !
Mời các bạn cùng enjoy bài viết đầu tiên trong số nhiều bài viết của Tuấn.
DDQ
MÙA ĐÔNG PLEIKU
Mùa mưa đến dưới đồng bằng! Chúng tôi thất nghiệp, thật là an bình cho đất nước.
Lãnh thổ chúng tôi phụ trách 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định, nước dâng lên cao khắp mọi nơi, quân cộng sản trốn lên vùng cao để tránh nước, ước gì chúng tránh “Nước” chúng tôi lên núi rồi thành Tiên thì hạnh phúc biết bao!, hạnh phúc cho cả dân tộc Việt Nam !
Phi đoàn 243 tăng phái lên cao nguyên, chúng tôi khăn gói dẫn nhau đi biệt phái 2 tuần lễ.
Hợp đoàn Mãnh Sư 243 với 8 chiếc trực thăng, 32 nhân viên phi hành, 1C&C, 2 Guns và 5 Slicks biệt phái cho SĐ22BB. Chúng tôi đã kết nghĩa với SĐ22, vị Tư lệnh Sư đoàn hơi quý tôi, sau hôm tôi đưa Trung tá Thông vào thị sát Chiến trường, thăm Bộ chỉ huy nhẹ đóng tại quận Phù Mỹ nơi mà Chiến trận đang sôi bỏng cả tuần lễ, Trực thăng không vào tiếp tế được đã 3 ngày, chúng pháo kích chính xác quá.
Tôi bay low level từ An Sơn đến Phù Mỹ, làm một lèo theo đường rầy xe lửa, nên Tướng Tư lệnh được dịp thấy máy bay lướt trên đầu ngọn cây, bay sát cánh đồng lúa.
Một hôm tôi làm việc với Tướng, sau một ngày dài bay bổng, ông dặn người Sĩ quan tùy viên giữ chúng tôi lại tư gia ăn cơm tối.
Bữa cơm ngoài trời tư gia Tướng tọa lạc trên sườn núi phía sau Bộ Tư Lệnh Sư đoàn, nhìn cảnh hoàng hôn khó mà quên. Tôi được biết Tướng chưa bao giờ đãi khách. Có tí beer tôi lâng lâng xúc động vì đa cảm, vì cảnh đẹp và vì hãnh diện cho người Phi công Trực thăng chúng tôi được đãi ngộ. Chiều tối bay về, người Xạ thủ làm rơi cái nòng súng M60, cũng may tôi bay ngoài đồng trống nên không gây tai nạn ..nhưng biết đâu có thằng vẹm nào đó bị vỡ đầu ! Thằng em về trả súng cụt nòng !
Hợp đoàn đáp Pleiku, chúng tôi được cáp 1 barrack trống trải với những ghế bố để tạm trú, nhìn hai hàng ghế bố trơ trọi lạnh lẽo ..ôi cô đơn !
32 nhân viên phi hành biệt phái 2 tuần lễ xa nhà, xa nệm êm chăn ấm, cơm hàng cháo chợ.
Tôi sang barrack gần đó, khu độc thân của PD229 tá túc với thằng Nghị cháy, Nghị là bạn học với tôi thời tỉểu học Giuse Nghĩa Thục, lên trung học Lasan Bá Ninh, rồi nó đi Lasan Ban Mê Thuật.
Người nó bị cháy tan nát sau trận Tân Cảnh, Võ Định, Đồi Chu Pao, Tiền đồn 5, tiền đồn 6, tụi nó những chàng phi công 229, những chàng phi công võ trang đã anh dũng chiến đấu và đền nợ nước, riêng nó bị cháu 60% mà vẫn sống nhăn mà không chịu xuống đất làm, không được giải ngũ thì xin đi bay lại! đời nó gắn liền với trời mây và nàng UH.
Ngày mất nước, tôi lái xe đến tận nhà, đón nó và thằng Nam cò bay ra hạm đội, nó còn nợ tôi ơn cứu tù ..nghĩa là cứu nó khỏi đi tù cộng sản !.
Tôi cất cánh Tân Sơn Nhất về Cần Thơ, lấy cao độ tôi nhìn thấy hợp đoàn Air America làm vòng chờ trên trời cao, hợp đoàn của họ làm vòng tròn trên nền trời Saigon, tôi theo đưôi một cách hồ hởi, lòng thơ thới hân hoan, tôi bảo thằng Nghị khỏi về Cần Thơ nữa, tao đeo tụi nó là chắc ăn, Nghị mỉm cười, mặt bắt đầu tươi sáng lên, nếu tôi bay về Cần Thơ thì tương lai không biết về đâu ?.
Bi giờ bay theo hợp đoàn Air America thì còn gì bằng , đánh bài mà ôm con xì thì chắc như bắp! hai thằng thấy chân trời hé mở, lòng hân hoan như mở cờ trong bụng. Lúc mới cất cánh tôi nhìn Nghị nó như người vô tri vô giác ngồi im không nói không cười, dĩ nhiên lòng chúng tôi như chết lặng !
Không gì sung sướng bằng một mình một tầu đi chơi và cũng không gì đau khổ bằng một mình một tầu không biết bay về đâu trong không gian bát ngát..sao ta bơ vơ không chốn về ! có phải chăng quả báo nhãn tiền...Sau 1 vòng trên bầu trời Saigon, những người bạn Huê Kỳ của tôi đều biến mất dạng, từng tầu, từng tầu lại từng tầu họ đã có bãi đáp sẵn, tôi trơ trọi, tôi 1 mình. Thật vô duyên ! phải có tầu của thằng Báu nữa thì cũng an ủi cái tuổi già ! Một mình trên vùng trời Saigon, tôi làm gì đây ? Hai đứa im lặng, cảm tưởng hụt hững bị bỏ rơi làm tôi chới với.
Để phá tan bầu không khí im lặng: Mày check cho tao Nhà Bè ở đâu? . Thằng Nghị lôi bản đồ ra loay hoay.
Tôi đổi sang tần số PD231 để nghe những người bạn cùng phi đoàn xưa, để biết tôi không cô đơn !
có tiếng léo nhéo đáp Đệ Thất Hạm đội.
Nhà Bè, tôi nhìn xuống không còn chỗ trống, đông nghẹt Trực thăng .
Tao ra Vũng Tầu, Nghị gật đầu.
Từ khi nó quay máy tầu, là lúc nó đã giao mạng sống cho tôi, tôi cưu mang nó từ đây cho đến ngày nó rời Ft. Chaffee về với gia đình em gái nó.
Ft Chaffee tiền tôi không có nhưng bạn tôi có nhiều, thuốc lá từng cây từ niên trưởng Tâm bên Chinook, từ thằng Thế Th/tá BĐQ, từ thằng Hải em ruột Lài, phu nhân Đ/tá Dõng, chúng tôi hút gần chết phải cho thiên hạ hút ké. Nguyễn Trần Thị Oanh.
Pleiku tháng 12 trời lạnh như cắt, tôi gọi điện thoại viễn liên thông qua những em gái bên Tiger, bên MACV để liên lạc về nhà. tôi có sợi giây liên lạc mật thiết với hững người em gái viễn thông này từ ngày mới ra Phù Cát, chúng tôi ôm điện thoại hàng đêm, hàng giờ, Phù Cát buồn chán ngày cũng như đêm, có hôm sáng sớm các nàng đánh thức tôi dậy đi bay.
May sao người nhắc điện thoại trả lời đúng là nàng, Yến người tình Saigon của tôi dạo ấy, cùng tôi mừng rỡ nói chuyện với nhau không kịp thở, tôi bảo em mai lấy Air Vietnam lên Pleiku với anh..trời Pleiku lạnh quá nhớ hơi ấm của em, nhớ vòng tay ấm áp nồng nhiệt của em. Tôi dặn em khi lên máy bay nhờ người phi công dân sự gọi đài kiểm soát Pleiku điện thoại cho biệt đội 243 để Hạ sĩ quan trực ra đón em, tôi đọc số ĐT của Biệt đội, và số ĐT của Nghị cháy để em gọi nó sang đón em về phòng nghỉ ngơi, không tắm rửa vì trời Pleiku quá lạnh, và tôi không muốn mất mùi Saigon khi tôi đi bay về !.
Biệt đội chúng tôi nằm Pleiku liên tục 2 tuần rồi về Phù Cát nghỉ 2 tuần, đứa nào cũng căng thẳng vì đây là lần đầu PĐ đi biệt phái vì tình hình nóng bỏng, lạ vùng bay bổng và bầu trời Pleiku lại gần hơn nên cảnh vật khác hẳn, Đi bay cái gì cũng lạ ! teo bỏ mẹ !
Có lẽ vùng phố núi cao nên chúng tôi tưởng trời đất gần..tôi gần trời xa đất thì ngán gì ông thần chết !
Chiểu đi bay về Yến đứng đón tôi tại cửa biệt đội.
Chúng tôi ôm nhau.
Trái đất ngừng quay
Chúng tôi ngừng thở
Say đắm hôn nhau
Những chiến hữu tôi
Cũng hạnh phúc lây
Với tình chúng tôi..
Người tình của tôi rất ư là văn minh, em sống tự nhiên như người Tây phương, cũng rượu, cũng beer, cũng thuốc lá, cũng đàn ông chả kém gì chúng tôi !
Có những đêm hai đứa ngất ngưởng bên két 33 tại Hoàng Gia, tôi mới biết tụi thằng Vũ Thủy Quân Lục Chiến đóng đô. Có những ngày phì phà thuốc lá vỉa hè Thanh Thế, tôi mặt đỏ gay.
Brodard một buổi chiều thật nóng tưởng như cháy da, hai đứa ngồi bên két 33 trong máy lạnh, tôi không bao giờ mặc quân phục đi chơi, cũng không bao giờ quên cái “xẻng”, 4 ông nhẩy dù trắng trẻo ngồi xa “địa” chúng tôi, gia điều muốn bắt nạt , muốn sinh sự với thằng em không mặc đồ lính !
Tôi liếc nhìn, nghĩ bụng, lính nhẩy dù mà trắng trẻo thì đâu biết trận mạc là cái đéo gì ? Lính nhẩy dù thứ thiệt đều là bạn tôi, thằng Kha, thằng Khiết, thằng Trần Gia Tốn, em ruột tôi là Ngọc Hiếu thuộc TĐ5, sau nó về TĐ14.
Yến biết tụi này là thuộc ban Tâm Lý Chiến dù, xui cho tụi nó, tôi lúc nào cũng có 6 viên cho chắc ăn !.
Hai đứa tôi tôi chơi hết 1 két 33, chúng tôi quởn mà, ôm nhau khệnh khạng ra cửa, 4 thằng nhẩy dù đứng đợi trước cửa phì phèo thuốc lá, nếu là 4 ông nhẩy dù thì không bao giờ đứng đợi ! allez chơi !.
Tôi móc “xẻng” 4 thằng con chạy có cờ, sau này thằng Thọ Dù gập tôi xin lỗi.
Yến đã đi hát một thời gian ngắn lúc nhạc trẻ mới thịnh hành nên chúng nó biết em.
Hai đứa tôi tận hưởng cuộc đời, lấy phòng ngủ làm nhà ..hầu như mỗi đêm, ngày tôi về phép.
Em thích tôi cái lối sống bạt mạng bất cần đời.
Tôi phớt tỉnh trước mọi sự.
LỆ MINH
Tôi tình nguyện cho những phi vụ hiểm nghèo, tôi vào An Lão, vào Hoài An, đi Chu Pao, vào Lệ Minh một mình. Để vừa lòng Nguyễn Xuân Trình . Sao vậy Trình ?
Gần Tết đầu năm 1974, Tôi bay VR với Tướng Tất, tư lệnh BĐQ cả một ngày, ăn trưa trên tầu bay. Tôi được biết phải cắm cờ VN, phải quay phim gửi về Phủ Tổng Thống làm quà Tết cho Tổng Thống.
Lệ Minh là một quận nhỏ thuộc tỉnh Pleiku không thuộc quyền kiểm soát của quân ta từ lâu.
Ngày N, Trinh bay C&C dẫn Khoa “bàn đèn” cùng hợp đoàn thả một trung đội trinh sát vào cắm cờ quay phim như ciné, hợp đoàn bay low level theo sự hướng dẫn của Đ/úy Trình, Đ/úy Khoa dẫn hợp đoàn đổ một trung đội Trinh sát và phóng viên chiến trường ngay đầu phi đạo Lệ Minh.
Tôi được ân huệ bay rescue vì đã bay lead liên tục một tháng rồi .
Khoa dẫn hợp đoàn ra an toàn, chắc nó làm dấu Thánh giá cẩn thận ?
Có kiêng có lành ?
Mọi người thở phào nhẹ nhõm, đinh ninh phi vụ hoàn tất, quân ta hoàn toàn vô sự.
Bỗng trên tầng số FM xôn xa Phe ta không quay phim được !
Vì không có cây để cắm cờ ! có lỗ mà không có cọc! thế mới biết cái nào quan trọng ?
Cây cọc bỏ quên trên tầu bay ! Lệ Minh rừng rậm khắp nơi, Trinh sát chỉ biết giết giặc, không biết làm thợ mộc .
“Thằng T bay một mình, để nó vào một mình” ..
Chúng bắt nạt tôi quá DM Chào thua !
Trình hỏi tôi rất lịch sự ? Anh muốn làm sao ?
Tao muốn “Kẹp chả” . Tôi trả lời.
Bay một mình lạnh lẽo thấy mẹ ! Vùng Lệ Minh thuộc quyền kiểm soát của chúng từ lâu!
Gun 1 bay đầu, tôi nằm giữa, Gun 2 theo đuôi.
Chúng tôi low level vào Lệ Minh lần thứ hai với một người Trinh sát ôm cây cầm cờ.
Gần đến phi trường Lệ Minh, bên trái tầu, một đốm lửa phụt lên, tôi low level quá lẹ, tôi và thằng Liễn nhìn nhau , tôi khỏi cần phải ra lệnh, Liễn cho một tràng M60 xuống đốm lửa.
Liễn là Cơ phi ruột của tôi, nó theo tôi hầu hết các trận lớn và những phi vụ hiểm nghèo.
Liễn vượt biển sang sau, hiện ở Nam Cali.
Chuyến solo hoàn tất ! về đáp thì mới biết Gun 2 của thằng Quang Mập bị dính một mảnh nhỏ của trái B41Cải tổ . Phát đạn bắn hụt tôi ?
Đ/úy Trình là một phi công giỏi, đầy mưu trí và nhiều tham vọng. Trên trời thì rất là anh hùng, dưới đất mà được như thế thì chúng ta có được một người chỉ huy hoàn hảo !
Đạo đức chỉ huy ? Chắc nước chúng tôi không bao giờ cần những thứ này.
Những thằng chết nhát không bao giờ dám bay với tôi, những thằng bỏ tôi ngang xương vì chết nhát một thời gian sau đều chết thiệt ! Thằng Thiệt rỗ, thằng Hùng lìn ..
Có lẽ mạng tôi lớn, tai to quá chăng ? tại Phật mà !.
XẬP XÁM CỨU MẠNG
Tôi đã thoát chết trong sự tình cờ vài lần.
Ngày còn ở PĐ231, trận Krek đầu năm 1971, Phát từ Đà Nẵng đổi về Biên Hòa, Phát khóa 1 trực thăng, Khóa 8/68 Thủ Đức được ưu tiên bay số 2 vì là “em mới” và bay với tôi, người Hoa tiêu phó nhiều giờ bay, kinh nghiệm đầy mồm !
Chính ra phải nói: Tôi bay với Phát mới đúng lễ nghi quân cách!
Phát điềm tĩnh, trái ngược hẳn với Quá, người leader của chúng tôi, nhưng tôi rất “chịu” Quá, tướng nó không ngang tàng, không bảnh bao, phải nói là lè phè củ mì, nhưng dám ăn, dám nói và dám làm. Ăn đây là ăn tiền , nó đánh bạc giỏi lắm.
Hôm anh chị Lộc “rửa tay gác kiếm” Tôi có gặp nó, bi giờ Quá là Professional Poker USA.
Quá đã từng chửi thề DM các anh nhẩy dù cấp bậc Tr/tá, Th/tá trong BCH Dù đóng tại PT Tây Ninh.
Hôm đó tôi tái mặt, đã rình rình nhè nhẹ, để tay lên báng súng, căng quá đấy ! Biết làm sao bây giờ. ?
Ngày đó chúng tôi 5 chiếc trực thăng làm việc cho Dù . Thiếu óai Quá bay lead, chúng tôi toàn Thiếu oái, trừ Tr/úy Tiên Romeo, Tr/úy Yto Yban và Tr/úy Phùng văn Tấn..
Chiều xuống chúng tôi sửa soạn về tổ, thời tiết không được tốt cho lắm, kiểm điểm lại còn thiếu một phi hành đoàn. Qua hỏi Bộ Chỉ Huy , người SQ Dù trực hành quân trả lời lờ mờ.
Hỏi han lung tung vẫn không có câu trả lời chính xác.
Một chiếc Trực thăng chưa về , hợp đoàn chúng tôi còn lại 4 chiếc , làm sao đây?
Chúng tôi không về được? Không bao giờ có chuyện như thế xảy ra .
Không bỏ anh em , không bỏ bạn bè .
Quá không dằn được tức bực vì lo ngại cho bạn, cho những người Wingman của mình, nó la chửi, gào thét toán loạn, chơi một màn độc thoại, độc diễn trong BCH Dù.
Cũng may các anh SQ cao cấp Dù rất bình tĩnh giải quyết vấn đề sau khi ăn một tràng tiếng Đức của Quá, mọi việc ổn thỏa.
Từ đó Quá được thăng cấp Đ/tá đặc cách tại mặt trận ! kèm theo 30 ngày trọng cấm .
Lon do chúng tôi gắn, 30 ngày do BTL Không Quân cấp !
Phải Đ/tá mới có quyền chửi DM Tr/tá chứ !
Tôi đã bay với Phát, nó bay giỏi, trầm tĩnh, low level khỏi chê, có lần đã bay qua 2 cây cau, phải nghiêng cánh. Phi công vùng 1 mà !
NGƯỜI TÙ BINH HỤT
Hợp đoàn 5 chiếc làm việc cho Dù tại ngả ba Krek, nhiệm vụ tiếp tế và tản thương những người anh hùng đã đền nợ nước về hậu cứ,
Thằng Công bay số 4 với Quang, người Thiếu Sinh Quân rất chững chạc và đàng hoàng, ít thích binh xập xám.
Buổi chiều chúng tôi vào check Phi lệnh, xem mình bay với ai ? làm gì ? rồi ngày mai lè phè ra tầu thi hành nhiệm vụ.
Công vào đổi tên phi lệnh tôi xuống bay với nó chiếc số 4, Quang lên chiếc số 2 với Phát, Phát Quang ?
Chúng tôi không ai thắc mắc khiếu nại gì cả. số 4 hơi khó bay hơn số 2 một chút, sáng hôm sau đi bay tôi hỏi Công sao vậy ? Nó trả lời :Tao thích Quang lắm nhưng nó không thích binh xập xám, tầu mình có 3 tay rồi, mày nữa là đủ ! Ôi Xập xám !
Hôm ấy trời sương mù, sương mù mỏng, trần mây thấp 300’ , broken..Chúng tôi leo trên mây núp bóng từ bi. Hợp đoàn nối đuôi nhau bay vào Krek, không sợ đạn ở dưới đát bắn lên vì quân thù không thấy đường, dưới bụng chúng tôi được bao phủ bởi trần mây thấp, an toàn trên xa lộ.
Đến ngã ba điểm hẹn, hợp đoàn đục mây chui xuống đáp tiếp tế cho quân Dù, rồi bốc những chiến sĩ tử trận về hậu cứ Phi trường Tây Ninh.
Ngã ba Krek sương mù mỏng, tầm nhìn rất giới hạn, thằng Công tí nữa thì ủi vào một cây khô không to lắm đứng sừng sững phía bên phải của nó, cây đã chết khô, trùng mầu với sương mù khó nhận thấy.
Tôi giựt cần lái về bên trái tôi, tôi luôn ôm nhẹ cần lái khi vào “hot” chúng tôi luôn luôn bay Dual khi vào nơi nguy hiểm và khi bay low level.
Thợ vịn cũng đòi hỏi kinh nghiệm đỡ khổ cho Trưởng phi cơ nhiều lắm.
Nhìn nhau nhe răng cười, căng quá ! Không kịp nói gì với nhau, chỉ kịp la DM !
Hợp đoàn 5 chiếc vội vã đáp, chúng tôi cố làm việc thật nhanh để thoát ra khỏi vùng cho lẹ, tử khí bao trùm mọi cảnh vật. Thật ghê rợn !
Bỏ thực phẩm, nước uống và đạn dược xong lại load những tử thi bọc trong poncho đã bốc mùi, chúng tôi vội vã cất cánh.
Tầu vừa lên khỏi mặt đất tôi nghe trong tầng số : Số 2 bị bắn rớt, số 3 chần chờ, số 4 chúng tôi chới với, Công khựng lại vì số 3 còn đó, chúng tôi hoang mang một giây, hai thằng nhìn nhau để lấy lại tinh thần, tôi hất hàm với nó như thầm nói: Bình tĩnh!
Tôi vừa nói : Lên mày!
Thì may quá số 3 cất cánh sau 1 giây chần chừ vì shock ! Thế là Công vội đẩy con tầu bay theo người bạn phía trước. Chúng tôi good team work !
Tôi bay nhiều với thằng Công , thàng Thạc, chúng tôi thay phiên nhau bay, chia đều nhiệm vụ.
Chúng tôi 4 chiếc trực thăng nối đuôi nhau đáp phi trường Tây Ninh để lại tầu số 2 với 2 chàng phi công Phát – Quang thay vì Phát - Tuấn.
Tôi thẫn thờ: Âu cũng là số mạng , thằng Công nhìn tôi: “c’est la vie”
Công sau này đi Mỹ lại để học bay Chinook.
Ngay sau đó dích thân vị Phi đoàn trưởng 231 bay tầu rescue lên đón PHĐ lâm nạn nhưng chỉ cứu được 1 người Cơ phi tên Điệu.
Tôi hãnh diện được phục vụ Phi đoàn với những người chỉ huy như vậy. Như anh Thân , anh Lộc xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, luôn dấn thân vào chỗ nguy hiểm với đàn em, nóng ruột vì đàn em trong vùng nguy hiểm, giải cứu đàn em không đắn đo suy nghĩ.
Câu chuyện bị bắn rớt tầu được Điệu kể lại ngay sau đó:
Vừa cất cánh tầu số 2 bị bắn rơi ngay tại chỗ, nhờ bản lãnh và kinh nghiệm Phát điều khiển con tầu chạm đất an toàn, không mạnh cho lắm, Điệu bị bất ngờ nên ngã chúi vào những túi xác chết không kịp chạy. Những những người chiến hữu của Điệu cũng không chạy được xa, Phát và Quang bị bắt không xa chỗ tầu rớt, bị trói chặt ngay, Dũng người xạ thủ trắng trẻo cao ráo, hơi gầy,bảnh trai với biệt hiệu Dũng lai , với hai giòng máu trong người, ra phố Dũng luôn có 1 bông mai để cài cổ áo coi cũng bảnh choẹ lắm.
Quân thù la t “Thằng này là xạ thủ” . Chúng bắt trói Dũng và chặt đầu ngay tại chỗ bằng mã tấu . Dũng đền nợ nước không kịp đeo lon. Nó không cần đeo lon lá gì cả ! Người anh hùng Tổ Quốc ghi ơn, không phân biệt cấp bậc.
Tôi vẫn nhớ đến nó và câu chuyện tếu nó kể lúc standby.
Chúng la to một lần nữa: Còn 1 thằng nữa..Còn một thằng nữa !
Điệu vội kéo zipper cái poncho đựng xác chết bên cạnh, dùng tay cào vào xác chết, vơ vét những giọt máu khô bôi vội lên mặt mình, lên áo bay, nhắm mắt nín thở như đã chết rồi, chúng tìm được xác Điệu nằm cạnh poncho bảo nhau: “Thằng này chết rồi” rồi kéo nhau chạy hết. Quân Dù cũng quanh đây thành chúng không kiểm soát kỹ và cũng không dùng súng bắn.
Điệu bò ra ruộng, ngâm mình dưới bùn đợi tầu lên cứu, nghe tiếng máy bay quen thuộc trên trời , Điệu lôi cái gương tròn nhỏ, bán ngoài chợ dùng để chải đầu (tên Điệu mà !) . Cái gương đã cứu nó, tầu rescue thấy ánh sáng nhấp nháy của Điệu nhào xuống bốc nó về.
Điệu hiện ở USA, theo lời Th/tá Tiên.
Anh hùng Phát và Quang được trả về ngày trao đổi tù binh , sau đó các anh có chữ “Tù Binh” gắn liền với tên mình. Hiện 2 anh ở USA.
Đó là lần đầu tôi thoát nạn . Ngã ba Krek, tôi, người tù binh hụt !
MẠT CHƯỢC CỨU MẠNG
Lần thứ hai cũng thật tình cờ.
Phù Cát sáng Chủ Nhật, ngày tôi nghỉ lên Phi Đoàn uống café ăn sáng ghi sổ. Quán Th/sĩ Khoa, vừa kêu ly cà phê sữa chưa kịp uống. Xếp đi tìm tôi, anh thích tôi nhưng không để lộ cho ai biết cả. Anh chịu tôi sau ngày tôi vào xin anh đi bay biệt phái hành quân với PD215.
“ Chú đi với tôi ra Qui Nhơn ăn sáng, nhẩy đầm Matinêe, tắm hơi, đấm bóp”.. Anh làm một hơi. Th/sĩ Khoa đang pha café phải ngửng lên nhìn.
Tôi chới với đầy ngạc nhiên ! Xếp rủ mình đi phố Qui Nhơn để hưởng lạc ?
Một chương trìng hấp dẫn đầy chất lượng cho ngày Chủ Nhật ! Thật là buồn ngủ mà gặp chiếu manh !
Xếp nói tiếp: Thiếu Tá Đào bao !
Thiếu Tá Đào là Chỉ Huy Trưởng Pháo binh Tiểu khu Bình Định. Mấy ông pháo binh “khẩm địa” !
Yes Sir !
Tôi chưa kịp hớp 1 miếng café sữa nào, bỏ lại trên bàn vội vàng theo xếp.
Tôi tự nhiên lấy chìa khóa xe pickup của xếp, ngày đó sau xếp là tôi , có lẽ chúng không ưa tôi là vì vậy ! . Có lần tôi và 3 em gái Saigon: Phụng, Nguyên, Viên ngồi đằng trước, đằng sau 4 ông xếp lớn, anh Thân, anh Hổ, anh Bút và Thành Quang ngồi thùng.
Nổ máy xe, đợi xếp lấy nón bay dẫn thằng học trò đi check out Trưởng phi cơ , thằng Khang Mát.
Ba thầy trò vừa leo lên con dốc nhỏ trước mặt Phi đoàn, thì ngược chiều chiếc xe Jeep của Th/tá Hy, trưởng phòng An ninh quân đội chận lại,
Anh Hy hỏi xếp: Thân, sao đi bay 3 người ? Tôi thiếu một tay đây, anh Hy tổ chức mạt chược ngày Chủ Nhật.
Xếp rất nể ông An Ninh này. Tôi còn nể hơn xếp gấp trăm lần !
Chưa bao giờ tôi xoa mà thắng anh Hy ! Tôi rất quý mến anh chị Hy.
Xếp nhìn tôi chần chừ: Chú ở lại. Tôi lẩm bẩm chửi thề trong bụng !
Anh Hy cười thỏa mãn trong sự đau khổ của tôi rồi lái xe đi ngay .
Tôi im lặng buồn 5 phút tiếc hùi hụi màn đấm bóp tắm hơi.
Tiger Massage anh em chúng tôi có quyền người đấm ta bóp ! Rồi tùy nghi..Ôi những em trẻ đẹp, trắng trẻo, chân dài..!
Tôi đưa xếp và thằng Khang Mát ra phi đạo lấy tầu gập Đ/Úy Trình đứng bên cạnh chiếc tầu định mệnh!
Trình bay hành quân nhưng vẫn nhường chiếc tầu định mệnh cho xếp, một hành động đẹp của người học trò kính trọng người thầy.
Trình nói: Th/tá bay chiếc này, để tôi check chiếc khác, một chiếc tầu bên cạnh.
Hành động đẹp này đã cứu Trình thoát hiểm , thật là số mạng.
Tôi lái xe về Phi đoàn lòng tiếc hùi hụi. Chủ nhật mất một chầu ăn chơi chùa đầy hào hứng !
Mỡ treo gần miệng rồi mà không được đớp ! Rủa thầm anh Hy, xin lỗi anh, người cứu mạng tôi không chỉ một lần.
Vợ chồng Th/tá Hy được bầu là Gia Đình Á Châu Gương Mẫu tại Chicago năm 2009, con cháu nên người, nổi tiếng trong cộng đồng cả Việt lẫn Mỹ.
Xuống Câu Lạc Bộ Th/sĩ Khoa lần nữa, tôi gọi ly café thứ hai, lại chưa kịp uống thì người sĩ quan trực chạy xuống hớt hải la : Phi đoàn trưởng rớt tầu!
Tôi vội chạy lên văn phòng Phi đoiàn, Hành Quân Chiến Cuộc báo tầu rớt ở Bà Gi, một phi trường nhỏ chúng tôi thường dùng bay tập, máy bị tắt, hệ thống thủy điều hỏng cùng một lúc, tầu rơi như cục đá, lún xuống bùn, người anh cả chúng tôi thiệt mạng ngay tại chỗ vì bị transmission đè lên người ngộp thở, thăng Khang mát nằm trên bị cháy tả tơi 40% còn sống sót. Nếu tôi ngồi thùng thì sao đây ? Có bao giờ cột giây an toàn khi ngồi sau đâu !
Tôi làm sao sống sót được ?
Dieu seil le sait ?
Hôm ấy tôi không café , không mà chược, còn gì là vui thú nữa.
Lòng tôi đã gởi theo người anh Cả !
TRUNG TÂM Y KHOA
Tôi không thiết bay bổng gì nữa, về Saigon khám định kỳ tôi khai bệnh:
Xoang mũi, Xoay viêm trái phải nằm bệnh xá 30 ngày rồi 3 tháng.
Bác sĩ cho thuốc, tôi không uống, vứt thuốc xuống ống cống, không vứt vào thùng rác sợ bị phát giác !
Thuốc theo ống cống ra sông, bệnh ở lại với tôi, tôi nuôi bệnh.
Tôi không muốn về Phù Cát!
Tôi lang thang Sagon, lấy chiếc Lambretta của thằng Hai néo 231 chạy ra Vũng Tầu ở với Yến cả tháng trời.
PHỐ NÚI
Trở lại Pleiku, tôi và Yến biệt phái qua phòng thằng Nghị cháy, chúng tôi ngủ chung 1 giường, 3 đứa đắp 2 mền, Yến nằm giữa ôm nhau một cục mà vẫn lạnh đến nỗi thằng Nghị trở dậy lấy cái bếp điện, kê miếng gỗ dầy nửa lóng tay để bếp lên, đút dưới gầm giường làm lò sưởi.
Nửa đêm phòng khét lẹt toàn mùi khói.
Tôi và Nghị giật mình thức giấc, miếng gỗ kê dưới bếp điện cháy đen thui, sắp sửa cháy xuống sàn nhà bằng gỗ, barrack toàn bằng gỗ ! Chúng tôi sắp đốt barrack ! Chúng tôi sắp biến thành 3 con heo quay !
Thằng Nghị đi gặp Th/tá Mão, Chỉ Huy Trưởng Phòng Thủ xin giấy tờ để Yến ra vào phi trường cho tiện.
Có hôm thằng Khoan Th/tá BĐQ xách jeep lại đón chúng tôi đi ăn cơm Tây, đi Phượng Hoàng nhẩy nhót.
Chiều đi bay về chúng tôi ra phố ăn cơm, đi nhậu bia ôm với cả băng 229 và thằng Toàn bên Thái Dương (530) .
Tối buồn, hai đứa mò ra phố núi uống bia tôi đậu xe Dodge cũ của SĐ22 Biệt Phái ngay trước cửa tiệm nhậu bên cạnh CLB Phượng Hoàng.
Yến thật lịch sự trong thời trang mùa đông, em diện như tài tử ciné, hai đứa vào ngồi lặng lẽ trong góc tiệm.
Để khỏi làm phiền bồi bàn, tôi gọi 1 két 33 cho tiện việc sổ sách !
Có lẽ trò chơi này làm phiền lòng mấy người bạn SQ BĐQ ngồi xa,
Tôi mặc Nomex 2 mảnh không lon lá nhưng có “xẻng” đeo bên hông, mặt non choẹt , thấy khó ưa ! Than ơi, tôi hiền khô ! các ông BĐQ ra chiều khó chịu. phải chi mấy anh lớn thì dễ tính, Anh Tất, anh Nhu, anh Từ Vấn, anh Hùng, anh Lạc, anh Tay hay thằng Thế, thằng Khoan, thằng Hiển thì tôi được miễn phí !.
Cũng may thằng Vinh râu đến đúng lúc, nó ngửi thấy mùi khen khét ngay khi bước vào cửa.
Dạo đó nó quá hay ! tôi mê nó cũng vì vậy!
BĐQ thấy thằng Vinh râu, sau câu chào hỏi xã giao mọi chuyện không gì xảy ra !
các ông ấy đã sửa soạn móc lựu đạn rồi.
Lỗi tại tôi chê hai bông mai lại không mặc áo liền quần nên phe ta nhầm !
Bộ Nomex hại tôi nhiều lần nhưng tôi vẫn thích Nomex !
Chúng tôi sống như những ngày ở Saigon nhưng thú vị hơn nhiều, đầy tình yêu và tình bạn trong bầu không khí chiến tranh.
Yến thích diện, em vẽ kiểu, tự chế quần áo. Yến nhiều quần áo đẹp, có dạo báo Saigon chụp hình vào mùa Giáng Sinh,. Nhà tiệm vải trên đường Tạ Thu Thâu mà !
Tôi bay bổng, chiến đấu với quân thù, đánh đu với tử thần để được vui chơi với tình nhân và bạn hữu 229.
Không khí mát lạnh thú vị hơn Saigon rất nhiều.
Nhân dịp phi đội Hải Sư thiếu người bay lead, không dám xuống bốc toán Viễn Thám trong mật khu An Lão để NT Nguyễn Thái Dũng bay C&C phải ra tay rước toán, làm ơn mắc oán không còn ở Phi Đoàn nữa.
Hải Sư ! sao không thấy thằng nào nổi cơn mát ! Nếu thành lập Phi Đội bay test thì đã có sẵn chúng Vì thằng Lead tránh nhiệm hơi nặng và nguy hiểm.
Tôi tình nguyện biệt phái cả tháng thay vì 2 tuần, chỉ bay lead thôi .
Xem tử thần có làm gì được nhau ? !
Vì ham chơi , tôi tình nguyện bay vào chỗ chết để sống. Để được sống sao cho ý nghĩa, chứ không phải để mà sống ! Lôi thôi quá vậy >? ! Cũng là “sống” thôi mà !
Chúng tôi yêu nhau không kể thời gian ..Trời Pleiku sau ngày bay bổng chỉ có: ăn nhậu, sương khói, và yêu đương!
Một thời để yêu và một thời để chết !
Cả barrack im lặng như tờ. Chúng nó đi đâu hết ? Chuyện lạ ?
Ở xứ độc thân chúng ồn ào náo nhiệt cả ngày lẫn đêm, dù có đi bay hay không.
Té ra thằng Mạnh, thằng Đài, thằng Phú, thằng Tuân , thằng Nghị, cả bọn chúng nó nằm ngồi trong phòng thằng Mạnh, thằng Đài nghe cải lương trực tiếp truyền thanh!
Tuồng cải lương truyền từ cái microphone gắn đầu giường thằng Nghị xuống 2 cái loa to tổ bố trong phòng thằng Mạnh thằng Đài..tiếng thở biến thành tiếng hét..tôi và Yến đóng tuồng Tarzan “ Tiếng Hú Giữa Rừng Khuya” để chúng thưởng thức !
Bố quỷ !
Tuấn 4/2010
Tuesday, May 4, 2010
Thiên Đường Mù
Một bức hình mới được truyền tay trên Internet trong ngày hôm qua; hình chụp một tấm biểu ngữ đỏ treo trên bao lơn một tòa nhà ở Hà Nội theo kiến trúc mới mẻ; phía dưới thấy tấm biển quảng cáo của một “Công ty Bảo hiểm Nhân thọ lớn nhất...” Biểu ngữ này có hai hàng chữ mầu vàng, nói về hai ngày kỷ niệm, 30 tháng 4 và mùng 1 tháng 5. Lý do khiến tấm hình được mọi người gửi cho nhau qua mạng lưới là nội dung của nó không bình thường. Hàng dưới chào mừng ngày quốc tế lao động, còn hàng trên của tấm biểu ngữ viết: “Chào Mừng Ngày Giải Phóng Thủ Ðô 30-4”.
Chắc tấm biểu ngữ này được treo ở Hà Nội, và người viết biểu ngữ đã viết nhầm. Bình thường thì bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng Sản vẫn gọi 30 Tháng Tư là Ngày Giải Phóng, nhưng nơi được giải phóng là Sài Gòn chứ không phải Hà Nội. Mà hiện nay thì Sài Gòn không được coi là thủ đô của nữa. Giờ này ai muốn biến Sài Gòn thành thủ đô thì khó sống!
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi nhận được bức hình trên, mọi người lại nhận được bức hình thứ hai qua email. Hình này chụp cảnh hai thanh niên đứng trong bao lơn kéo tấm biểu ngữ trên, đang gấp lại được gần một nửa, vẫn còn nhìn thấy các chữ “Ngày giải phóng thủ đô 30-4”.
Coi hai bức hình, phải đoán là cùng một người chụp! Tức là một người nào đó ở Hà Nội biết tấm biểu ngữ sắp bị tháo gỡ, vội vã lấy máy đi chụp, trước và trong khi đang tháo! Và, cũng người Hà Nội này, đã gửi hình lên mạng lưới làm trò giải trí cho người Việt Nam khắp thế giới!
Phải tự hỏi tại sao người viết tấm biểu ngữ này lại nhầm, đổi Sài Gòn thành ra Hà Nội? Bà con có thể đoán người viết biểu ngữ cố ý chống Cộng, nói “Ngày 30 Tháng Tư chính là người Hà Nội được giải phóng, chứ không phải Sài Gòn.” Nhưng trò chơi chữ này rất nguy hiểm, khó giấu diếm và hình phạt sẽ rất nặng, chắc không ai dám chơi!
Cho nên, có thể giả thiết là người viết tấm biểu ngữ này chẳng còn nhớ ngày 30 Tháng Tư xẩy ra chuyện gì nữa! Lệnh trên bảo: “Ði trương biểu ngữ chào mừng ngày giải phóng 30 Tháng Tư nhé!” Cấp dưới, một bạn trẻ dưới 40, bèn viết đúng theo ý đó, nhưng viết đủ 4 chữ “giải phóng thủ đô.” Vì mấy chữ này nghe nó quen quen!
Nhưng 2 tấm hình được truyền đi là cơ hội cho nhiều người bàn luận. Một nhà báo cho là tấm biểu ngữ đó viết đúng sự thật. Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, chính người dân Hà Nội được giải phóng! Người Hà Nội được giải phóng khỏi một tấn tuồng gian dối! Vì sau ngày 30 Tháng Tư đồng bào miền Bắc bắt đầu thấy được sự thực xã hội miền Nam đã sống như thế nào; bộ mặt gian trá của đảng Cộng Sản càng lộ rõ hơn.
Nói như vậy không phải là coi thường khả năng phán đoán chính trị của bà con miền Bắc. Thật ra, không cần phải chờ đến ngày 30 Tháng Tư năm 1975 đồng bào ta mới biết cả chế độ Cộng Sản là “Một quả lừa vĩ đại trong lịch sử!”
Nhưng ngày 30 Tháng Tư năm 1975 vẫn đánh dấu một khúc quanh lịch sử, bởi vì sau ngày đó thì rất nhiều sự thật hiện rõ ra, hiện ra một cách tự nhiên, không cần ai xếp đặt cả. Những sự thật đó lớn quá, không thể che giấu được. Chúng khiến cho đảng Cộng Sản mất chủ động, lâm vào thế phải chống đỡ, ngày càng yếu đi.
Cảnh suy yếu của đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra chậm chạp, tới nay vẫn chưa kết thúc; nhưng quá trình tàn lụi không có cách nào quay ngược lại được. Ai có thể bảo vệ một cái chủ nghĩa viển vông, không tưởng mà chính tại quê hương của nó người ta đã đem chôn? Ai có thể che đậy những tội ác trồng chất lâu hàng thế kỷ bằng cách cấm người ta nói? Sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, tình trạng suy nhược của đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu, vì môi trường khách quan ở Việt Nam và trên thế giới đã thay đổi mà họ không đủ sức ứng biến mà đối phó với đời sống phức tạp trong thời bình.
Khung cảnh khách quan đã thay đổi như thế nào? Ðất nước hòa bình và thống nhất khiến đảng Cộng Sản không còn sử dụng được các chiêu bài “yêu nước, cứu nước” mà ông Hồ Chí Minh và đồng đảng của ông vẫn sử dụng để khích động dân Việt Nam trong 30 năm trước đó. Nhiều thanh niên tin chiêu bài đó, cho nên chịu chết cho họ củng cố quyền hành. Nói như nhà văn Dương Thu Hương, đảng Cộng Sản Việt Nam đã “khai thác được cả một mỏ vàng ròng” là lòng yêu nước của người Việt Nam. Nhưng sau ngày 30 Tháng Tư 1975, chiêu bài “yêu nước, cứu nước” đó không còn hiệu nghiệm nữa.
Chính Dương Thu Hương, khi vào thăm Sài Gòn lần thứ nhất, đã ngạc nhiên khi thấy trong chế độ “tay sai tư bản Mỹ” ở đó người ta vẫn dịch Lev Tolstoi. Tchekov, Pasternak, những tác giả Nga, nước đứng đầu khối Cộng Sản - trong khi ở miền Bắc tất cả mọi thứ về nước Mỹ đều bị cấm đoán hoặc bị bôi nhọ. Cô cũng thấy những cuốn sách nghiên cứu chủ nghĩa Mác xít của các tác giả Hung, Tiệp được bầy bán trong tiệm sách và ngoài lề đường. Nhà văn đã chạm tay vào, đã được nếm hương vị một thứ mới lạ, là Suy Nghĩ Tự Do. Tất cả những người quen dùng đầu óc để suy nghĩ, quen sống với trái tim rung động, khi từ Bắc vào Nam sau năm 1975 đều trải qua một kinh nghiệm mới. Họ phải cảm thấy cuộc chiến tranh có một mầu sắc khác, một nguyên nhân khác. Cuộc chiến chấm dứt năm 1975 không phải là “Chống Mỹ Cứu Nước” như đảng Cộng Sản vẫn hô hoán. Ðó còn là một cuộc chiến tranh ý thức hệ. Cuộc nội chiến biểu hiện cuộc tranh chấp giữa hai chủ trương quản trị xã hội loài người; hai hệ thống kinh tế, hai trào lưu triết học; hai đường lối liên minh ngoại giao của các dân tộc Á Phi, hoặc theo phe Cộng Sản, hoặc theo khối tư bản. Mối nghi ngờ đã nẩy mầm.
Năm 1975 mở đầu một giai đoạn mới trong cuộc chiến ý thức hệ, đã bắt đầu từ những năm 1930, nổ bùng lên năm 1945 và trở thành đẫm máu nhất trong cuộc chiến tranh Nam Bắc từ năm 1960 đến 1975, khi những đoàn bộ đội mở đường phía Tây Trường Sơn tiến vào miền Nam. Sau năm 1975, trên đồng bằng phía Ðông Trường Sơn một dòng lưu chuyển mới chạy từ Nam ra Bắc. Không những nhiều người mang về Bắc các xe gắn máy, radio, tủ lạnh, đồng hồ, có những anh bộ đội chỉ mang về cho con một hình búp bê nhựa rẻ triền; mà trong năm, mười năm sau đó đoàn người Bắc tiến này còn mang theo những mốt quần áo mới, những băng nhạc, sách vở, cách nói năng, nếp sống hàng ngày; họ đem về Bắc cả những tập tục, phong hóa thuần hậu của người miền Nam. Người miền Bắc bắt đầu tập nói giọng miền Nam, nhất là câu: “Nói dzậy mà không phải dzậy!” Các huyền thoại tan rã dần. Nhà văn bắt đầu ý thức mình và dân tộc mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo quốc tế.
“Quả bịp vĩ đại của Ðảng” bắt đầu nứt vỡ.
Không phải người dân miền Bắc nào vào Sài Gòn cũng bén nhậy như Dương Thu Hương. Phải đợi thời gian trôi qua, dần dần mọi người đều nhìn thấy những sự thật được phơi bầy. Chiến tranh chấm dứt, đảng Cộng Sản phải đóng vai trò quản lý một quốc gia trong thời bình. Và họ đã thất bại. Thất bại về kinh tế khiến hàng triệu người đói rách thiếu ăn. Những quyết định dại dột về ngoại giao đưa tới 2 cuộc chiến tranh ở Cam Pu Chia và biên giới Trung Quốc làm chết thêm hàng trăm ngàn thanh niên Việt Nam một cách vô ích. Chế độ độc tài chuyên chế khiến hàng triệu người liều mình bỏ nước ra đi, kể cả những người dân đã sống bao nhiêu năm trong chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Xã hội ngày càng bất công, dân oan kêu khóc khắp nước. Những thất bại trên buộc đảng Cộng Sản lộ nguyên hình là một nhóm người không xứng đáng lãnh đạo một quốc gia trong thời đại mới.
Các “thiên đường mù” ở Nga và Ðông Âu tan vỡ năm 1990 là những cái đinh sau cùng đóng trên chiếc quan tài ý thức hệ Cộng Sản. Ðảng Cộng Sản bây giờ chỉ còn là một cái xác không hồn, được nhóm người lãnh đạo sử dụng để “chia quả thực” với nhau, trước khi giải tán. Mà sớm muộn thế nào rồi cũng sẽ giải tán.
Cho nên ngày 30 Tháng Tư năm 1975 đảng Cộng Sản Việt Nam “đại thắng” trên mặt trận quân sự nhưng bắt đầu thua trên tất cả các mặt khác. Nhiều người Việt Nam bây giờ vẫn tranh đấu đòi xây dựng một chế độ dân chủ, đòi cho nước ta được sống tự do, kinh tế thị trường được phát triển và chủ quyền quốc gia được tôn trọng. Họ đang tiếp tục cuộc đấu tranh của những Nhượng Tống, Trương Tử Anh, Khái Hưng, Huỳnh Phú Sổ, Phan Văn Hùm thời 1945, những người đã bị Cộng Sản sát hại. Ðảng Cộng Sản sẽ phải lùi bước để dân Việt Nam được sống tự do như các dân tộc văn minh khác.
Cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cho nước Việt Nam bây giờ cũng chính là một hình thức tiếp tục cuộc chiến đấu của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trước khi họ phải buông súng ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Nhờ sự hy sinh của các chiến sĩ đó suốt thời chiến, miền Nam Việt Nam tồn tại được cho đến 1975, thay vì bị đảng Cộng Sản nuốt gọn từ 15 năm trước. Mười lăm năm lúc nào cũng bị Cộng Sản phá phách ám sát, phá hoại rồi gây chiến, tổng tấn công! Trong thời gian ngắn ngủi này người dân miền Nam chưa đủ thời giờ xây dựng một chế độ tự do dân chủ như lòng mong muốn. Nhưng cuộc sống ở miền Nam cũng đủ không khí tự do, đủ tinh thần nhân bản. Ðồng bào miền Nam đã bảo vệ được truyền thống đạo lý của tổ tiên, đồng thời biết tập thói quen tôn trọng luật pháp và tôn trọng nhân quyền của văn minh nhân loại. Chính nếp sống thuần hậu đó đã tạo được những nhân lành, những hạt giống chôn lấp dưới bề sâu xã hội miền Nam sau năm 1975. Chúng chỉ chờ ngày gặp mưa thuận gió hòa sẽ nẩy mầm rồi sinh hoa, kết trái. Khi đồng bào miền Bắc tiếp xúc được với nếp sống thuần hậu đó, những luống đất lành đã mở ra tiếp nhận. Nếu nói rằng đồng bào miền Bắc được “giải phóng” nhờ có ngày 30 Tháng Tư, điều này cũng đúng. Còn đối với những chiến sĩ Cộng Hòa đã hy sinh, phải khẳng định: Họ đã không hy sinh vô ích. Chính họ đã bảo vệ những hạt giống lành đó trong suốt những năm chiến tranh, để các thế hệ người Việt mai sau sẽ vun trồng. Nhờ thế, dân tộc Việt Nam sẽ được giải phóng!
Ngô Nhân Dụng
Chắc tấm biểu ngữ này được treo ở Hà Nội, và người viết biểu ngữ đã viết nhầm. Bình thường thì bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng Sản vẫn gọi 30 Tháng Tư là Ngày Giải Phóng, nhưng nơi được giải phóng là Sài Gòn chứ không phải Hà Nội. Mà hiện nay thì Sài Gòn không được coi là thủ đô của nữa. Giờ này ai muốn biến Sài Gòn thành thủ đô thì khó sống!
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi nhận được bức hình trên, mọi người lại nhận được bức hình thứ hai qua email. Hình này chụp cảnh hai thanh niên đứng trong bao lơn kéo tấm biểu ngữ trên, đang gấp lại được gần một nửa, vẫn còn nhìn thấy các chữ “Ngày giải phóng thủ đô 30-4”.
Coi hai bức hình, phải đoán là cùng một người chụp! Tức là một người nào đó ở Hà Nội biết tấm biểu ngữ sắp bị tháo gỡ, vội vã lấy máy đi chụp, trước và trong khi đang tháo! Và, cũng người Hà Nội này, đã gửi hình lên mạng lưới làm trò giải trí cho người Việt Nam khắp thế giới!
Phải tự hỏi tại sao người viết tấm biểu ngữ này lại nhầm, đổi Sài Gòn thành ra Hà Nội? Bà con có thể đoán người viết biểu ngữ cố ý chống Cộng, nói “Ngày 30 Tháng Tư chính là người Hà Nội được giải phóng, chứ không phải Sài Gòn.” Nhưng trò chơi chữ này rất nguy hiểm, khó giấu diếm và hình phạt sẽ rất nặng, chắc không ai dám chơi!
Cho nên, có thể giả thiết là người viết tấm biểu ngữ này chẳng còn nhớ ngày 30 Tháng Tư xẩy ra chuyện gì nữa! Lệnh trên bảo: “Ði trương biểu ngữ chào mừng ngày giải phóng 30 Tháng Tư nhé!” Cấp dưới, một bạn trẻ dưới 40, bèn viết đúng theo ý đó, nhưng viết đủ 4 chữ “giải phóng thủ đô.” Vì mấy chữ này nghe nó quen quen!
Nhưng 2 tấm hình được truyền đi là cơ hội cho nhiều người bàn luận. Một nhà báo cho là tấm biểu ngữ đó viết đúng sự thật. Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, chính người dân Hà Nội được giải phóng! Người Hà Nội được giải phóng khỏi một tấn tuồng gian dối! Vì sau ngày 30 Tháng Tư đồng bào miền Bắc bắt đầu thấy được sự thực xã hội miền Nam đã sống như thế nào; bộ mặt gian trá của đảng Cộng Sản càng lộ rõ hơn.
Nói như vậy không phải là coi thường khả năng phán đoán chính trị của bà con miền Bắc. Thật ra, không cần phải chờ đến ngày 30 Tháng Tư năm 1975 đồng bào ta mới biết cả chế độ Cộng Sản là “Một quả lừa vĩ đại trong lịch sử!”
Nhưng ngày 30 Tháng Tư năm 1975 vẫn đánh dấu một khúc quanh lịch sử, bởi vì sau ngày đó thì rất nhiều sự thật hiện rõ ra, hiện ra một cách tự nhiên, không cần ai xếp đặt cả. Những sự thật đó lớn quá, không thể che giấu được. Chúng khiến cho đảng Cộng Sản mất chủ động, lâm vào thế phải chống đỡ, ngày càng yếu đi.
Cảnh suy yếu của đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra chậm chạp, tới nay vẫn chưa kết thúc; nhưng quá trình tàn lụi không có cách nào quay ngược lại được. Ai có thể bảo vệ một cái chủ nghĩa viển vông, không tưởng mà chính tại quê hương của nó người ta đã đem chôn? Ai có thể che đậy những tội ác trồng chất lâu hàng thế kỷ bằng cách cấm người ta nói? Sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, tình trạng suy nhược của đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu, vì môi trường khách quan ở Việt Nam và trên thế giới đã thay đổi mà họ không đủ sức ứng biến mà đối phó với đời sống phức tạp trong thời bình.
Khung cảnh khách quan đã thay đổi như thế nào? Ðất nước hòa bình và thống nhất khiến đảng Cộng Sản không còn sử dụng được các chiêu bài “yêu nước, cứu nước” mà ông Hồ Chí Minh và đồng đảng của ông vẫn sử dụng để khích động dân Việt Nam trong 30 năm trước đó. Nhiều thanh niên tin chiêu bài đó, cho nên chịu chết cho họ củng cố quyền hành. Nói như nhà văn Dương Thu Hương, đảng Cộng Sản Việt Nam đã “khai thác được cả một mỏ vàng ròng” là lòng yêu nước của người Việt Nam. Nhưng sau ngày 30 Tháng Tư 1975, chiêu bài “yêu nước, cứu nước” đó không còn hiệu nghiệm nữa.
Chính Dương Thu Hương, khi vào thăm Sài Gòn lần thứ nhất, đã ngạc nhiên khi thấy trong chế độ “tay sai tư bản Mỹ” ở đó người ta vẫn dịch Lev Tolstoi. Tchekov, Pasternak, những tác giả Nga, nước đứng đầu khối Cộng Sản - trong khi ở miền Bắc tất cả mọi thứ về nước Mỹ đều bị cấm đoán hoặc bị bôi nhọ. Cô cũng thấy những cuốn sách nghiên cứu chủ nghĩa Mác xít của các tác giả Hung, Tiệp được bầy bán trong tiệm sách và ngoài lề đường. Nhà văn đã chạm tay vào, đã được nếm hương vị một thứ mới lạ, là Suy Nghĩ Tự Do. Tất cả những người quen dùng đầu óc để suy nghĩ, quen sống với trái tim rung động, khi từ Bắc vào Nam sau năm 1975 đều trải qua một kinh nghiệm mới. Họ phải cảm thấy cuộc chiến tranh có một mầu sắc khác, một nguyên nhân khác. Cuộc chiến chấm dứt năm 1975 không phải là “Chống Mỹ Cứu Nước” như đảng Cộng Sản vẫn hô hoán. Ðó còn là một cuộc chiến tranh ý thức hệ. Cuộc nội chiến biểu hiện cuộc tranh chấp giữa hai chủ trương quản trị xã hội loài người; hai hệ thống kinh tế, hai trào lưu triết học; hai đường lối liên minh ngoại giao của các dân tộc Á Phi, hoặc theo phe Cộng Sản, hoặc theo khối tư bản. Mối nghi ngờ đã nẩy mầm.
Năm 1975 mở đầu một giai đoạn mới trong cuộc chiến ý thức hệ, đã bắt đầu từ những năm 1930, nổ bùng lên năm 1945 và trở thành đẫm máu nhất trong cuộc chiến tranh Nam Bắc từ năm 1960 đến 1975, khi những đoàn bộ đội mở đường phía Tây Trường Sơn tiến vào miền Nam. Sau năm 1975, trên đồng bằng phía Ðông Trường Sơn một dòng lưu chuyển mới chạy từ Nam ra Bắc. Không những nhiều người mang về Bắc các xe gắn máy, radio, tủ lạnh, đồng hồ, có những anh bộ đội chỉ mang về cho con một hình búp bê nhựa rẻ triền; mà trong năm, mười năm sau đó đoàn người Bắc tiến này còn mang theo những mốt quần áo mới, những băng nhạc, sách vở, cách nói năng, nếp sống hàng ngày; họ đem về Bắc cả những tập tục, phong hóa thuần hậu của người miền Nam. Người miền Bắc bắt đầu tập nói giọng miền Nam, nhất là câu: “Nói dzậy mà không phải dzậy!” Các huyền thoại tan rã dần. Nhà văn bắt đầu ý thức mình và dân tộc mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo quốc tế.
“Quả bịp vĩ đại của Ðảng” bắt đầu nứt vỡ.
Không phải người dân miền Bắc nào vào Sài Gòn cũng bén nhậy như Dương Thu Hương. Phải đợi thời gian trôi qua, dần dần mọi người đều nhìn thấy những sự thật được phơi bầy. Chiến tranh chấm dứt, đảng Cộng Sản phải đóng vai trò quản lý một quốc gia trong thời bình. Và họ đã thất bại. Thất bại về kinh tế khiến hàng triệu người đói rách thiếu ăn. Những quyết định dại dột về ngoại giao đưa tới 2 cuộc chiến tranh ở Cam Pu Chia và biên giới Trung Quốc làm chết thêm hàng trăm ngàn thanh niên Việt Nam một cách vô ích. Chế độ độc tài chuyên chế khiến hàng triệu người liều mình bỏ nước ra đi, kể cả những người dân đã sống bao nhiêu năm trong chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Xã hội ngày càng bất công, dân oan kêu khóc khắp nước. Những thất bại trên buộc đảng Cộng Sản lộ nguyên hình là một nhóm người không xứng đáng lãnh đạo một quốc gia trong thời đại mới.
Các “thiên đường mù” ở Nga và Ðông Âu tan vỡ năm 1990 là những cái đinh sau cùng đóng trên chiếc quan tài ý thức hệ Cộng Sản. Ðảng Cộng Sản bây giờ chỉ còn là một cái xác không hồn, được nhóm người lãnh đạo sử dụng để “chia quả thực” với nhau, trước khi giải tán. Mà sớm muộn thế nào rồi cũng sẽ giải tán.
Cho nên ngày 30 Tháng Tư năm 1975 đảng Cộng Sản Việt Nam “đại thắng” trên mặt trận quân sự nhưng bắt đầu thua trên tất cả các mặt khác. Nhiều người Việt Nam bây giờ vẫn tranh đấu đòi xây dựng một chế độ dân chủ, đòi cho nước ta được sống tự do, kinh tế thị trường được phát triển và chủ quyền quốc gia được tôn trọng. Họ đang tiếp tục cuộc đấu tranh của những Nhượng Tống, Trương Tử Anh, Khái Hưng, Huỳnh Phú Sổ, Phan Văn Hùm thời 1945, những người đã bị Cộng Sản sát hại. Ðảng Cộng Sản sẽ phải lùi bước để dân Việt Nam được sống tự do như các dân tộc văn minh khác.
Cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cho nước Việt Nam bây giờ cũng chính là một hình thức tiếp tục cuộc chiến đấu của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trước khi họ phải buông súng ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Nhờ sự hy sinh của các chiến sĩ đó suốt thời chiến, miền Nam Việt Nam tồn tại được cho đến 1975, thay vì bị đảng Cộng Sản nuốt gọn từ 15 năm trước. Mười lăm năm lúc nào cũng bị Cộng Sản phá phách ám sát, phá hoại rồi gây chiến, tổng tấn công! Trong thời gian ngắn ngủi này người dân miền Nam chưa đủ thời giờ xây dựng một chế độ tự do dân chủ như lòng mong muốn. Nhưng cuộc sống ở miền Nam cũng đủ không khí tự do, đủ tinh thần nhân bản. Ðồng bào miền Nam đã bảo vệ được truyền thống đạo lý của tổ tiên, đồng thời biết tập thói quen tôn trọng luật pháp và tôn trọng nhân quyền của văn minh nhân loại. Chính nếp sống thuần hậu đó đã tạo được những nhân lành, những hạt giống chôn lấp dưới bề sâu xã hội miền Nam sau năm 1975. Chúng chỉ chờ ngày gặp mưa thuận gió hòa sẽ nẩy mầm rồi sinh hoa, kết trái. Khi đồng bào miền Bắc tiếp xúc được với nếp sống thuần hậu đó, những luống đất lành đã mở ra tiếp nhận. Nếu nói rằng đồng bào miền Bắc được “giải phóng” nhờ có ngày 30 Tháng Tư, điều này cũng đúng. Còn đối với những chiến sĩ Cộng Hòa đã hy sinh, phải khẳng định: Họ đã không hy sinh vô ích. Chính họ đã bảo vệ những hạt giống lành đó trong suốt những năm chiến tranh, để các thế hệ người Việt mai sau sẽ vun trồng. Nhờ thế, dân tộc Việt Nam sẽ được giải phóng!
Ngô Nhân Dụng
Monday, May 3, 2010
Heroic Allies
III. Tác giả là cựu chiến binh Việt Nam trong quân chủng Không Quân Hoa Kỳ. Sau cuộc chiến trở về, ông lấy được văn bằng cao học về Nghiên Cứu Á Châu từ trường Ðại Học Hawaii. Bài này được đăng trong tạp chí Vietnam, số tháng 8, 1993.
Họ vóc dáng nhỏ con, nói chuyện líu lo như chim hót, ưa thêm nước mắm vào mọi món ăn, và thường hay nắm tay nhau.
Không lạ gì lính Mỹ khi qua viễn chinh ở vùng Ðông Nam Á - hầu hết đều là trai trẻ, học thức bình thường, được rập khuôn trong một xã hội quá cao ngạo và quá ít hiểu biết về những nền văn hóa khác - khó lòng cảm thông được với những người chiến binh miền Nam VN.
Ðiều đáng tiếc hơn nữa là nhiều cựu chiến binh lúc trở về lại đi gia nhập vào hàng ngũ của những nhóm gây rối, trốn lính và hoạt đầu chính trị để bêu xấu danh dự của một đạo quân nay không còn có thể tự đứng ra bào chữa được mình. Nhục mạ một đạo quân đã mạng vong trong chiến trận do nước Mỹ bỏ rơi là một hành vi đê tiện, không xứng danh là người chiến binh Hoa Kỳ.
Chắc một số người sẽ cho rằng điều khẳng định của tôi là quá đáng. Vậychứ tôi phải làm thế nào để bào chữa cho họ đây? Mọi người đều 'cho'họ là một lũ bất tài, phản trắc và hèn nhát, phải như vậy không?
Không, hoàn toàn sai. Bài viết này sẽ trưng ra một vài chứng cớ hùng hồn để đánh đổ cái huyền thoại thô bỉ này, đồng thời cũng sẽ khảo sát xem do đâu phát sinh ra huyền thoại ấy.
Dĩ nhiên phải công nhận là quân lực Nam Việt không toàn hảo. Người chiến binh của họ phải chiến đấu với những kẻ lãnh đạo tồi, những quân nhân hèn nhát, chịu đựng những cuộc khủng hoảng, những biến cố tai ương, bất lợi. Quân lực Mỹ ở Ðông Nam Á cũng không hơn gì đâu.
Trên một số phạm vi như cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và lãnh đạo, quân lực Nam Việt thua bên phía Mỹ. Nhưng có ai trông mong gì khác hơn từ một quốc gia đang phát triển, mới vừa thoát khỏi ách thuộc địa lại phải lao đầu vào một cuộc chiến sinh tử với một quân thù hùng mạnh được cả một khối Cộng Sản hỗ trợ?
Thực tế mà nói, những nhược điểm của Nam Quân cũng hệt như của quân Mỹ thời chiến tranh Ðộc Lập của Hoa Kỳ (American War of Independence) , dù rằng nước Mỹ hồi cuối thế kỷ thứ 18 có nhiều điểm thuận lợi như: cái qui mô của cuộc Chiến Tranh Cách Mạng (Revolutionary War) nhỏ hơn và
dễ chi phối hơn; quá trình thuộc địa Hoa Kỳ đã giúp hình thành được những chính quyền tự phát địa phương, cho phép đất nước này hun đúc nên những vị lãnh tụ tài ba thật sự; quân Anh không quá ngoan cố như quân BV; và quân đồng minh Pháp thời bấy giờ đã không bỏ rơi nước Mỹ non trẻ như kiểu người Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam.
Nhưng dù sao chăng nữa, cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và ngay cả lãnh đạo đi chăng nữa vẫn chưa phải là những phẩm chất để dựa vào đó mà phỉ báng quân lực Nam Việt.
Có hai câu hỏi đánh động đến đề tài tranh cãi. Phải chăng người chiến binh Nam Việt thiếu chí khí, lòng quả cảm, sự can trường và lòng ái quốc mà người Mỹ đã nêu ra trong lời miệt thị và gán lên đầu họ mọi trọng tội vì đã đánh mất cái giá tự do của vùng Ðông Nam Á? Quân Mỹ có khá gì hơn đồng minh của mình để dám khinh khi họ như vậy? Trả lời cho cả hai câu hỏi, tôi xin trân trọng khẳng định là 'Không!'
Chứng cớ quá rõ ràng. Trận Tổng Công Kích Tết 68 coi như sẽ đập tan được ý chí chiến đấu của Nam Việt. Thay vì bỏ cuộc, quân NV đã kháng cự mãnh liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào tan rã hay tháo chạy. Ngay cả cảnh sát cũng chiến đấu, họ đương đầu với quân chính qui đối phương trang bị bằng vũ khí hùng hậu với chỉ bằng những khẩu súng Colts. Dựa theo báo cáo, sau trận này số người xin đăng lính cao đến nỗi chính quyền của quốc gia này phải đình hoãn bớt việc thu nhận thêm
tân binh.
Trong cuộc Tổng Tấn Công năm 72, quân trú phòng NV bị vây hãm tại An Lộc đã giữ vững được vị trí của mình trước một lực lượng ghê gớm của quân thù cả về người lẫn hỏa lực kinh hồn của đại pháo và hỏa tiễn. Sau trận này tôi được tiếp xúc với một cố vấn Mỹ để nghe tường thuật lại mẩu chuyện một tiêu đội lính NV trong vùng được cử công tác thanh toán ba chiến xa, đã hành động như thế nào. Họ chu toàn nhiệm vụ hạ được một chiếc, rồi quyết định tìm cách bắt sống hai chiếc còn lại. Theo tôi nhớ thì họ chộp được một chiếc còn một chiếc bỏ chạy, thế là mấy người lính chạy bộ rượt theo đến cuối đường. Việc thi hành thượng lệnh của mấy người lính này có thể không đúng tác phong quân kỷ, nhưng lối hành xử cho thấy tinh thần chiến đấu cao và thế chủ động mà mọi binh sĩ NV đều có. Dĩ nhiên điều tôi kể chưa đủ để bào chữa được cho lời tố giác tội hèn nhát.
Ðể minh chứng hơn, hãy nhìn vào Nam Việt Nam ở thời điểm cuối cùng vào năm 1975 khi đất nước này đang trong tình trạng tuyệt vọng khi biết rõ Mỹ không ra tay cứu giúp nữa (cả nhiên liệu lẫn đạn dược). Thế mà một đơn vị NV tầm cỡ một sư đoàn đã cầm chân được bốn sư đoàn BV trong suốt hai tuần giao tranh ác liệt tại Xuân Lộc. Chỉ riêng một trận này thôi sự anh dũng còn nổi bật hơn bất kỳ một chiến công nào có thể tìm thấy trong chiến sử Hoa Kỳ. Quân NV sau đó đành phải lui binh vì Không Quân của họ không còn bom để yểm trợ chiến đấu.
Có lần tôi xem được một phim tài liệu truyền hình do một phóng viên người Úc quay tường thuật về cuộc chiến. Khác với các phóng viên HK, anh ta dành hết thời gian bên cạnh các binh sĩ NV. Anh ta ghi rõ tinh thần chiến đấu của Nam quân bằng những thước phim của mình. Anh còn kể rằng anh từng ghé qua một làng do địch kiểm soát và nghe nói lại rằng lính CS còn sợ lính NV hơn cả lính Mỹ. Lý do chính là lính Mỹ bao giờ cũng ồn ào, nên khi nào lính Mỹ đến là họ biết ngay. Chỉ vậy thôi thì có gì họ phải kinh sợ nếu quân NV không là những chiến binh nguy hiểm.
Tuy vậy, chứng cớ quan trọng nhất chứng tỏ ý chí chiến đấu của quân nhân miền Nam đến từ hai sự kiện hiển nhiên, những sự kiện vốn thường hay bị lãng quên hoặc che giấu để che đậy sự thất bại của người Mỹ ở Việt Nam.
Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh VN đã khởi sự đâu đó bảy năm trước khi lực lượng chính của Hoa Kỳ đổ đến và sau đó lại tiếp tục thêm chừng 5 năm sau khi quân Mỹ rút ra. Trong khoảng đó phải có ai đó đang chiến đấu mà kẻ đó là người miền Nam chứ còn ai khác hơn.
Sự kiện thứ hai: Quân đội NV thiệt mất một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Theo tỉ lệ dân số thì tương đương hai triệu lính Mỹ chết (một con số gấp đôi tổn thất của Mỹ trong tất cả các chiến tranh gộp
lại). Cho rằng người ta không chịu chiến đấu thì sao họ lại chết nhiều như vậy.
Vậy thì do đâu mà NV phải chịu mang tai tiếng xấu?
Dĩ nhiên có lúc họ tỏ ra bất tài và hoảng loạn. Lính Mỹ cũng vậy thôi. Tôi biết một câu chuyện qua một đơn vị trưởng pháo binh HK rằng khi hay tin đại đội bộ binh bảo vệ mình bị địch đánh tan tành, các pháo thủ đâm hốt hoảng bắn loạn xạ khiến đám quân yểm trợ này hoảng loạn chạy có cờ giữa hai lằn đạn.
Một biến cố đơn thuần đó không thể đem ra mà gán cho cả quân lực HK là
hèn nhát thì thỉnh thoảng có sự tan hàng của người đồng minh của nước
Mỹ cũng không có nghĩa là tất cả chiến binh miền Nam là hèn. Thế mà có
kẻ lại suy nghĩ như vậy, qua cách nói bởi một số cựu chiến binh, bởi
những chính trị gia muốn bào chữa cho một chính quyền Mỹ đã để cho Nam
VN bị suy vong.
Sự thật được minh bạch hơn qua mẫu đối thoại sau đây phát xuất từ hai
thế kỷ trước, khi một phụ nữ Anh hỏi viên công tước xứ Wellington rằng
lính Anh có bao giờ bỏ chạy trên chiến trường không.
Viên công tước đáp, “Ngoài chiến trường người lính nào cũng có bỏ chạy
cả, thưa bà.”
Một nghiên cứu qua loa trong quân sử cũng xác minh được điều này.
Những trận đánh thời Nội Chiến (Civil War) cho thấy sự can trường lẫn
sợ hãi liên tục khi lên khi xuống, cả những đơn vị phe Confederate lẫn
Union thoạt đầu xông pha rất hăng hái, sau đó co cụm lại rồi bỏ chạy
trước hỏa lực kinh hồn trước khi tập hợp lại tiếp tục chiến đấu. Chưa
có đạo quân nào tự cho mình có nhiều hành động hy sinh anh hùng bằng
hai đạo quân này, tuy nhiên họ cũng có lúc chạy tán loạn nơi một chiến
trường quá đẫm máu.
Văn sĩ S. L. A. Marshall mô tả sự hoảng hốt bỏ chạy của một đơn vị bộ
binh HK thời Ðệ Nhị Thế Chiến khi quân cảm tử Nhật vừa tấn công vừa hò
hét. Ðơn vị thứ hai nằm lại quyết chiến và nhanh chóng tiêu diệt hết
đám quân Nhật (chừng 10 tên) và vỡ lẽ ra là đa số bọn chúng không có
võ khí.
Nếu sự việc tương tự xảy đến với một đơn vị Nam Việt, những tên tự
xưng là học giả uyên thâm lập tức ra rả lập đi lập lại rằng ấy là
chứng cớ rành rành về hành động khiếp nhược của quân đội miền Nam.
Tại sao vậy? Chúng ta ắt đã ngầm có câu trả lời rồi. Mọi sự còn tùy là
cái quân đội đó thuộc chủng tộc gì, nói thứ ngôn ngữ nào. Sự thật đốn
mạt là cái quân đội Nam Việt phải chịu mang tai tiếng xấu bắt nguồn từ
lòng kỳ thị chủng tộc lẫn tinh thần sô-vanh nước lớn của người Mỹ.
Tôi xin tự minh chứng về khuynh hướng bóp méo sự thật vốn tràn lan
rộng khắp. Lúc vừa mới đặt chân đến Nam VN vào Tháng Sáu năm 1969, lập
tức tôi được chứng kiến những trường hợp bày tỏ thái độ ngu dốt và
khinh miệt của một số người Mỹ dành cho người dân cũng như quân đội
quốc gia này.
Các binh sĩ Mỹ trắng cũng như đen, luôn cả những người trong các dịch
vụ thuộc dân sự như truyền thông báo chí thẩy đều như nhau. Thái độ
căm ghét này dành cho xứ sở cùng dân tộc VN kinh khiếp thay lại có một
sức mạnh truyền nhiễm kinh hồn.
Một viên đại úy Mỹ tôi được biết có trình độ tốt nghiệp đại học về
ngành điện ảnh từ một trường có tiếng tăm (coi như họ được đào tạo để
có cái nhìn chuyên môn hơn người thường). Có lần anh ta sau công tác
tạm thời ở Thái Lan trở lại VN đã hết lời ca ngợi dân Thái.
“Dân Thái người ta họ cho con đi học đàng hoàng,” anh ta nói, “khác
với tụi nhỏ con của người Việt ở đây.” Khi tôi chỉ cho anh ta thấy
không đâu xa mà ngay kế bên căn cứ còn có một trường học thì anh ta
ngạc nhiên nhưng không hề tỏ ra ân hận về nhận xét của mình. Hằng trăm
trẻ nhỏ trong đồng phục quần xanh áo trắng cắp sách đến trường mỗi
ngày mà bất cứ ai có mắt đều nhìn thấy. Vậy mà tên làm phim này lại
không.
Chua chát thay, dân VN vốn quí trọng sự học còn hơn dân Mỹ, họ đã nâng
trình độ người đi học từ 20 lên đến 80 phần trăm dù chiến tranh đang
dày xéo chung quanh (dù ngay cả các giáo viên vẫn thường xuyên bị sát
hại bởi đối phương). Vậy mà vẫn còn bị tên làm phim này gán cho cái
tội là một xứ sở không trường không lớp.
Vì phải viễn chinh nơi một xứ sở xa lạ, xa gia đình, người Mỹ này đã
tự hun đúc cho mình một lòng thù ghét đất nước VN, hắn muốn tin rằng
người Việt là đáng khinh. Do vậy, điều quan trọng đối với hắn là phải
tin tưởng rằng người Việt không có trường học dành cho con cái họ; và
chính cảm xúc đó làm mù đi thị giác của hắn.
Hãy nghĩ tưởng đến cảm tưởng của khối quân Mỹ ít học thức hơn khi phải
trực diện với nền văn hóa xa lạ trong một môi trường đầy căng thẳng!
Có lẽ ta không nên đổ lỗi cho các binh sĩ ấy về thái độ kém cỏi của
mình. Trời đất còn biết là giới chỉ huy HK chỉ nỗ lực qua loa để giáo
dục cho binh sĩ mình về đất nước VN và tính chất của cuộc chiến.
Tuy vậy, đó không phải là lý do để bào chữa cho các cựu chiến binh giả
vờ cho là mình hiểu về những gì mình thấy ở VN. Ta phải tri ân các cựu
chiến binh chiến tranh VN về đức tính quả cảm, sự hy sinh và lòng
trung thành đối với tổ quốc. Nhưng tính quả cảm và sự hy sinh không đi
đôi với sự hiểu biết. Chiến đấu ở VN không làm cho người lính thành
những chuyên gia về đất nước hay cuộc chiến đó, cũng như có con không
phải làm cho người mẹ trở thành một chuyên gia về khoa phôi thai
(embryology) .
Những gì người lính Mỹ làm ở VN không dạy cho họ chi hơn về nền văn
hóa, xã hội, chính trị, vân vân và vân vân của Nam Việt. Một ít người
Mỹ có học lỏm bõm được vài tiếng Việt; ngay cả có một vài đọc được
sách báo VN; và chẳng bao nhiêu người đọc sách vở viết về xứ sở Việt
Nam bằng Anh ngữ.
Ngoại trừ các cố vấn, ít người Mỹ nào làm việc gần gũi với những người
Việt, có chăng họ có chung đụng với những người làm thư ký, giặt giũ,
và nữ hầu bàn do quân đội HK mướn.
Ðiều quan trọng hơn cả là ít quân nhân HK nào từng chứng kiến sự chiến
đấu của binh sĩ NV. Ít ai có bao giờ xét đến thái độ khác biệt hiện
hữu trong tâm tư những chiến binh nơi chiến trường ấy, quân Mỹ sang
chiến đấu một năm rồi về, họ yên tâm là gia đình họ đều đang bình yên
ở nơi chính quốc; trong khi người lính miền Nam thì khác, hằng ngày họ
phải lo lắng cho sự an nguy của gia đình mình, họ thừa hiểu rằng chỉ
có cái chết hay chỉ có bị thương ở mức độ tàn phế họ mới ra khỏi được
đời sống quân ngũ. Ðương nhiên người Việt ắt phải dùng một thước đo
riêng để quyết định cái gì là quan trọng hơn để chiến đấu.
Giới nhà báo không khá gì hơn. Thử xét xem về một cuộc tường thuật
truyền hình thiên vị mà tôi đã được xem trong đó người phóng viên tố
giác Không Quân NV mặc dù đã Việt Nam Hóa chiến tranh, đã không chịu
bay, để cho KQ HK phải lãnh những sứ mạng nguy hiểm chống lại BV.
Nói cho đúng thì chính HK không chịu để cho NV bay ra miền Bắc (ngoại
trừ một vài phi vụ trong thời gian mở màn của các cuộc giội bom). Giới
lãnh đạo HK muốn kiểm soát việc ném bom vì có thế HK mới có thể dùng
nó như một công cụ để mặc cả trong bàn thương thảo.
Bởi không muốn NV xen vào việc ném bom, HK cố ý chuyển giao cho NV
những trang bị không thích hợp cho các phi vụ đánh phá miền Bắc. Nam
Việt không có phi cơ chiến đấu, vũ khí, máy bay tiếp tế xăng trên
không, hoặc cả những thiết bị điện tử cấn thiết cho những phi vụ ấy.
Chính người Mỹ đã quyết định làm như vậy.
Người phóng viên nêu thắc mắc kể trên hoặc đã quá khờ khạo hoặc đã
chọn sự tảng lờ để thực thi hành động báng bổ người đồng minh của HK.
Căn cứ vào những lời lẽ vu khống cùng giọng điệu om sòm, tôi đi tới
kết luận là sự thiếu kiến thức của anh ta hoàn toàn do cố ý.
Một dẫn dụ khác về tính thiên vị của giới truyền thông là vào thời
điểm Khe Sanh bị bao vây. Nếu ta hỏi một ngàn người Mỹ có đơn vị tham
chiến ở Khe Sanh, hầu hết ai nghe nhắc đến trận ấy hẳn đều biết TQLC
Mỹ chiến đấu ở đó. Nhưng nếu có hơn một người trong số một ngàn người
đó biết có một tiểu đoàn BÐQ NV cũng đã san sẻ sự cam khổ ấy thì quả
là điều đáng ngạc nhiên. Trong khi ấy còn có những đơn vị NV khác cũng
dự phần vào những cuộc hành quân yểm trợ bên ngoài căn cứ đang bị vây
hãm này. Báo chí Mỹ coi đồng minh của HK như không đáng để tường thuật
đến trừ khi họ phạm điều gì ô nhục, vì thế những chiến sĩ chiến đấu
can trường kia trở nên những người hùng vô hình tại Khe Sanh.
Sự thiên vị này, lính Mỹ lẫn giới truyền thông HK đã đồng ca rõ rệt
khi tường thuật về cuộc hành quân bất ngờ vào lãnh thổ Lào năm 1972.
Thử xem lại một tài liệu truyền hình được đưa ra một thập niên trước
đây. Tài liệu này bao gồm cuộc phỏng vấn một số binh sĩ Mỹ trong khi
chiến trận tại Lào đang diễn ra. Những quân nhân HK này, đứng bình yên
bên lãnh thổ NV, có những lời nhận xét cay độc, kỳ thị dành cho các
binh sĩ NV đang chiến đấu ở bên kia biên giới. Người phóng viên truyền
hình này bày tỏ rằng lính Mỹ hiểu rõ tình hình hơn các tướng lãnh của
họ.
Cuộc tấn công lên đất Lào dĩ nhiên là nguồn gốc của bức hình nổi tiếng
cho thấy hình ảnh một người lính NV đang đeo trên càng một phi cơ trực
thăng để tìm cách vượt thoát. Hình ảnh này được liên tục tung ra trước
công chúng Mỹ như là 'chứng cớ cho thấy người miền Nam là đáng khinh
tởm.
Quả thực đây là một thủ thuật xưa như trái đất để xuyên tạc sự thật
bằng sức mạnh của hình ảnh. Những gì xảy ra bấy giờ đúng ra là như
vầy: Quân NV gặp phải lực lượng đông đảo của đối phương trong khi quân
Mỹ không yểm trợ được như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá
mạnh. Có nhiều báo cáo cho biết phi hành đoàn trực thăng phải đạp
những két đạn đại bác xuống đầu các đơn vị NV từ độ cao 5,000 bộ trở
lên chỉ với hy vọng quân NV sẽ nhận được. Các phi cơ này quả tình là
không dám xuống thấp hơn.
Trong phạm vi vấn đề này, thử xem nhận xét của một sĩ quan HK, Ðại Tá
Robert Molinelli, người đã mục kích tận mắt, được đăng tải trong Armed
Forces Journal (Tập San Quân Ðội) số ngày 19 Tháng Tư, 1971 như sau:
“Một tiểu đoàn NV gồm 420 người bị bao vây bởi một trung đoàn đối
phương đông đến từ 2,500 đến 3,300 quân trong suốt ba ngày ròng. Phía
HK không thể nào tăng viện cho đơn vị này. Họ phải chiến đấu đến gần
cạn kiệt hết đạn dược mới bắt đầu phá vòng vây với vũ khí và đạn dược
thu được của địch quân. Ðơn vị này còn mang theo những đồng đội bị
thương cũng như đã chết. Hình ảnh phi cơ trinh sát chụp được cho thấy
rải rác chung quanh đơn vị này là xác của 637 quân địch.
Ðơn vị này chỉ còn 253 người trong tình trạng khả thi chiến đấu khi họ
chạy đến được một đơn vị NV khác. Một số ít trong số 17 kẻ hoảng sợ đã
bám càng trực thăng để thoát thân. Số còn lại, tất cả đều không.”
Giờ đây, chắc có người cho rằng đeo càng trực thăng để thoát cho
nhanh, dù rằng dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không mà phi cơ lại bay
cao và nhanh. Nhưng ngoài chuyện ấy ra, một trường hợp cá biệt, việc
lui binh trong khi đang giao chiến ác liệt (một chiến thuật khó khăn
nhất trong binh pháp) lại bị phóng đại thành một lời buộc tội cho cả
một quân đội, một quốc gia và tệ hơn nữa cả một dân tộc?
Câu trả lời rằng đó là do chính lòng kỳ thị chủng tộc. Vì lẽ những
người bám càng trực thăng là người ngoại chủng. Thử hỏi kẻ đó là người
Mỹ hay người Anh thì sao, cam đoan không sai rằng ta sẽ cảm thông cho
là người đó đang phải chịu hoàn cảnh nghiệt ngã.
Minh chứng cho điều này có thể thấy người Mỹ đã phản ứng như thế nào
đối với lính Anh trước cuộc triệt thoái của họ hồi thời gian đầu Thế
Chiến Thứ Hai.
Nơi đây cũng có những hình ảnh tủi hổ xảy đến cho lính Anh ở Dunkirk
cũng như tại một số nơi khác. Ở Dunkirk một hạ sĩ quan để tái lập trật
tự phải chĩa súng đại liên vào đồng ngũ của mình đang hốt hoảng trèo
lên tàu. Trên một tàu khác, các binh sĩ dùng báng súng dộng liên hồi
vào người một sĩ quan để ngăn không cho ông này leo lên tàu qua ngỏ
tháp súng. Tại đảo Crete, một lữ đoàn quân Tân Tây Lan đã tạo một vòng
đai an toàn với lưỡi lê chĩa ra ngoài ngăn không cho các quân Anh đang
hoảng loạn tràn ngập lên được tàu mình.
Tuy thế, hình ảnh nước Anh đơn độc chống lại Hitler năm 1940 lại là
một hình ảnh hào hùng. Ðiều này được minh chứng bởi sự kiện hoàn toàn
hiển nhiên, ngay cả những biến cố đơn lẻ như vừa nêu bật ở trên vẫn
không làm lu mờ được cái hình ảnh toàn cảnh về đức tính can trường và
xả thân cứu nước của dân tộc này.
Quả thật quân Nam Việt đã tỏ ra xuất sắc vào những ngày cuối cùng của
miền Nam qua sự bảo vệ Xuân Lộc vô cùng anh dũng.
Tuy rằng có nhiều lý do như vậy. Thẳng hoặc có nhiều lý do để tin
rằng, nếu có sự ủng hộ trung thành của phía người Mỹ ắt Nam quân sẽ
chứng tỏ cho thế giới thấy thêm nhiều Xuân Lộc khác nữa, và có lẽ họ
cũng đã cứu được đất nước họ không bị mất.
Vấn đề được nêu ra không phải là khả năng chiến đấu của quân Nam Việt
như thế nào nhưng mà xét xem người Mỹ sẽ hành xử ra sao nếu tình huống
tương tự xảy đến với họ.
Sự thật là quân Mỹ nếu bị HK bỏ rơi như chính NV đã phải chịu, có lẽ
họ cũng sẽ không khá chi hơn.
Hãy nhớ rằng: năm 1974 Hoa Kỳ đã cắt viện trợ cho Nam Việt một cách
thê thảm một vài tháng trước khi đối phương mở cuộc tấn công sau cùng.
Kết quả của sự cắt viện trợ là chỉ một ít nhiên liệu và đạn dược gửi
sang cho miền Nam. Các phương tiện để vận chuyển cả trên không lẫn
trên bộ đều phải bị bỏ xó vì không có cơ phận thay thế. Quân lính NV
đi hành quân không có bình điện để liên lạc vô tuyến, y tá trên chiến
trường không có đủ y dược cụ căn bản. Trong những ngày tháng sau cùng
của cuộc chiến, quân Nam Việt phải chiến đấu thắt lưng buộc bụng, họ
được phép bắn ba viên mỗi ngày, khẩu phần này áp dụng cho cả súng
trường lẫn đại bác.
Tình trạng tồi tệ đến nỗi ngay chính Văn Tiến Dũng, người chiếm được
miền Nam cũng chấp nhận sự thật là khả năng lưu động và hỏa lực của
đối thủ của mình chỉ còn phân nửa trước đây. Vậy thì ngoài sự thiếu
thốn vật chất này ra, sự chiến đấu kiểu nhà nghèo này cũng tác động
lớn lên tinh thần chiến đấu của người lính NV.
Quân BV với trang bị đầy ắp, với những chiến xa tối tân, với những xe
cơ giới chở quân hiện đại, họ đã đánh thẳng vào miền Nam suy sụp này
bằng cuộc tấn công phủ đầu.
Phải, quân NV đã gác lại, đã vứt bỏ chiến cụ (không vứt cũng coi như
vứt vì có cơ phận đâu mà thay), cả đạn dược cũng bị bỏ lại (số lượng
mà họ đã chắt chiu dành dụm được, mang theo đến phút cuối cho tới lúc
biết là đã quá muộn màng rồi không có cơ hội để bắn hay mang theo được
nữa, họ thừa biết họ sẽ không bao giờ có thêm để mà bắn). Vậy thì lỗi
nơi ai? Họ hay người Mỹ?
Phải, quân NV đã triệt thoái khỏi các tỉnh phía Bắc một cách vụng về
và khá muộn màng, đưa đến tình trạng hỗn loạn và suy sụp. Nhưng làm
thế nào chính quyền miền Nam có thể bỏ mặc dân chúng sớm hơn được,
trước khi áp lực địch quá lớn buộc họ phải làm thế?
Ðã có lúc Nam VN hy vọng B-52 trở lại để giúp họ chặn bớt làn sóng xâm
lăng của Cộng Sản. Khi biết rằng điều ấy sẽ không xảy đến, tinh thần
chiến đấu của họ bị suy sụp cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Không còn nhuệ khí chiến đấu, nhiều binh sĩ quay ra đào ngũ - làm thế
không phải vì họ hèn nhát hay không có tinh thần hy sinh để bảo vệ đất
nước mình, nhưng vì họ không muốn xả thân cho một sự nghiệp biết chắc
là đang trên đà phá sản trong khi gia đình họ đang khẩn thiết cần đến
mình.
Quân Mỹ liệu sẽ làm gì khá hơn được chăng nếu cũng lâm vào tình huống
như Nam VN hồi 1975? Liệu quân Mỹ có chiến đấu ngon lành với quân xa,
truyền tin đều hỏng, hệ thống quân y què quặt, thiếu thốn nhiên liệu
và đạn dược, và không yểm thì nhỏ giọt hoặc hầu như không có. Với một
tình trạng bết bát như thế mà phải đối đầu với một kẻ địch có quyết
tâm cao, hùng mạnh, trang bị tối tân, sung mãn. Tôi e là không thắng
nổi.
Liệu NV có thắng được trận 1975 nếu chính phủ Mỹ vẫn giữ vững sự cam
kết, và tiếp tục chi viện cho NV không kém với chi viện mà khối CS
dành cho miền Bắc?
Câu trả lời là không biết được. Ít ra họ có một cơ hội để đọ sức, cái
cơ may mà người Mỹ phản trắc đã tước mất của họ. Hiển nhiên là họ có
thể chiến đấu hữu hiệu hơn. Cho dù họ có bại trận họ cũng ngã gục một
cách hào hùng trong một trận đánh lưu danh muôn thuở cho hậu duệ, để
tiếp tục chiến đấu dưới hình thức du kích chiến rập khuôn theo kiểu
Afghanistan.
Cho dù NV có đại bại, sự ủng hộ hết mình của Hoa Kỳ ít ra cũng khiến
họ có thể nhún vai mà nói rằng dù sao họ cũng đã giúp đỡ hết mình rồi.
Ðằng này người Mỹ chưa có hết mình giúp đỡ. Những kẻ nào muốn trốn
tránh sự thật ấy bằng cách quay ra báng bổ NV và quân đội ấy là không
phải lẽ.
Trước một tội ác tày trời bỏ mặc cho nhân dân miền Nam rơi vào tay CS,
người Mỹ sau này quay ra đi làm điều tốt kể ra đã quá muộn màng. Nhưng
nếu biết nhìn lại và công nhận mình đã sai lầm khi sỉ nhục lương tâm
của người miền Nam ấy thì chưa có muộn đâu. Cũng chưa muộn màng gì nếu
ta biết khởi đầu vinh danh đúng mức những thành tích họ đã đạt được
cùng những hành động hào hùng họ đã tạo nên để bảo vệ cho lý tưởng tự
do.
By Harry F. Noyes III
Họ vóc dáng nhỏ con, nói chuyện líu lo như chim hót, ưa thêm nước mắm vào mọi món ăn, và thường hay nắm tay nhau.
Không lạ gì lính Mỹ khi qua viễn chinh ở vùng Ðông Nam Á - hầu hết đều là trai trẻ, học thức bình thường, được rập khuôn trong một xã hội quá cao ngạo và quá ít hiểu biết về những nền văn hóa khác - khó lòng cảm thông được với những người chiến binh miền Nam VN.
Ðiều đáng tiếc hơn nữa là nhiều cựu chiến binh lúc trở về lại đi gia nhập vào hàng ngũ của những nhóm gây rối, trốn lính và hoạt đầu chính trị để bêu xấu danh dự của một đạo quân nay không còn có thể tự đứng ra bào chữa được mình. Nhục mạ một đạo quân đã mạng vong trong chiến trận do nước Mỹ bỏ rơi là một hành vi đê tiện, không xứng danh là người chiến binh Hoa Kỳ.
Chắc một số người sẽ cho rằng điều khẳng định của tôi là quá đáng. Vậychứ tôi phải làm thế nào để bào chữa cho họ đây? Mọi người đều 'cho'họ là một lũ bất tài, phản trắc và hèn nhát, phải như vậy không?
Không, hoàn toàn sai. Bài viết này sẽ trưng ra một vài chứng cớ hùng hồn để đánh đổ cái huyền thoại thô bỉ này, đồng thời cũng sẽ khảo sát xem do đâu phát sinh ra huyền thoại ấy.
Dĩ nhiên phải công nhận là quân lực Nam Việt không toàn hảo. Người chiến binh của họ phải chiến đấu với những kẻ lãnh đạo tồi, những quân nhân hèn nhát, chịu đựng những cuộc khủng hoảng, những biến cố tai ương, bất lợi. Quân lực Mỹ ở Ðông Nam Á cũng không hơn gì đâu.
Trên một số phạm vi như cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và lãnh đạo, quân lực Nam Việt thua bên phía Mỹ. Nhưng có ai trông mong gì khác hơn từ một quốc gia đang phát triển, mới vừa thoát khỏi ách thuộc địa lại phải lao đầu vào một cuộc chiến sinh tử với một quân thù hùng mạnh được cả một khối Cộng Sản hỗ trợ?
Thực tế mà nói, những nhược điểm của Nam Quân cũng hệt như của quân Mỹ thời chiến tranh Ðộc Lập của Hoa Kỳ (American War of Independence) , dù rằng nước Mỹ hồi cuối thế kỷ thứ 18 có nhiều điểm thuận lợi như: cái qui mô của cuộc Chiến Tranh Cách Mạng (Revolutionary War) nhỏ hơn và
dễ chi phối hơn; quá trình thuộc địa Hoa Kỳ đã giúp hình thành được những chính quyền tự phát địa phương, cho phép đất nước này hun đúc nên những vị lãnh tụ tài ba thật sự; quân Anh không quá ngoan cố như quân BV; và quân đồng minh Pháp thời bấy giờ đã không bỏ rơi nước Mỹ non trẻ như kiểu người Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam.
Nhưng dù sao chăng nữa, cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và ngay cả lãnh đạo đi chăng nữa vẫn chưa phải là những phẩm chất để dựa vào đó mà phỉ báng quân lực Nam Việt.
Có hai câu hỏi đánh động đến đề tài tranh cãi. Phải chăng người chiến binh Nam Việt thiếu chí khí, lòng quả cảm, sự can trường và lòng ái quốc mà người Mỹ đã nêu ra trong lời miệt thị và gán lên đầu họ mọi trọng tội vì đã đánh mất cái giá tự do của vùng Ðông Nam Á? Quân Mỹ có khá gì hơn đồng minh của mình để dám khinh khi họ như vậy? Trả lời cho cả hai câu hỏi, tôi xin trân trọng khẳng định là 'Không!'
Chứng cớ quá rõ ràng. Trận Tổng Công Kích Tết 68 coi như sẽ đập tan được ý chí chiến đấu của Nam Việt. Thay vì bỏ cuộc, quân NV đã kháng cự mãnh liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào tan rã hay tháo chạy. Ngay cả cảnh sát cũng chiến đấu, họ đương đầu với quân chính qui đối phương trang bị bằng vũ khí hùng hậu với chỉ bằng những khẩu súng Colts. Dựa theo báo cáo, sau trận này số người xin đăng lính cao đến nỗi chính quyền của quốc gia này phải đình hoãn bớt việc thu nhận thêm
tân binh.
Trong cuộc Tổng Tấn Công năm 72, quân trú phòng NV bị vây hãm tại An Lộc đã giữ vững được vị trí của mình trước một lực lượng ghê gớm của quân thù cả về người lẫn hỏa lực kinh hồn của đại pháo và hỏa tiễn. Sau trận này tôi được tiếp xúc với một cố vấn Mỹ để nghe tường thuật lại mẩu chuyện một tiêu đội lính NV trong vùng được cử công tác thanh toán ba chiến xa, đã hành động như thế nào. Họ chu toàn nhiệm vụ hạ được một chiếc, rồi quyết định tìm cách bắt sống hai chiếc còn lại. Theo tôi nhớ thì họ chộp được một chiếc còn một chiếc bỏ chạy, thế là mấy người lính chạy bộ rượt theo đến cuối đường. Việc thi hành thượng lệnh của mấy người lính này có thể không đúng tác phong quân kỷ, nhưng lối hành xử cho thấy tinh thần chiến đấu cao và thế chủ động mà mọi binh sĩ NV đều có. Dĩ nhiên điều tôi kể chưa đủ để bào chữa được cho lời tố giác tội hèn nhát.
Ðể minh chứng hơn, hãy nhìn vào Nam Việt Nam ở thời điểm cuối cùng vào năm 1975 khi đất nước này đang trong tình trạng tuyệt vọng khi biết rõ Mỹ không ra tay cứu giúp nữa (cả nhiên liệu lẫn đạn dược). Thế mà một đơn vị NV tầm cỡ một sư đoàn đã cầm chân được bốn sư đoàn BV trong suốt hai tuần giao tranh ác liệt tại Xuân Lộc. Chỉ riêng một trận này thôi sự anh dũng còn nổi bật hơn bất kỳ một chiến công nào có thể tìm thấy trong chiến sử Hoa Kỳ. Quân NV sau đó đành phải lui binh vì Không Quân của họ không còn bom để yểm trợ chiến đấu.
Có lần tôi xem được một phim tài liệu truyền hình do một phóng viên người Úc quay tường thuật về cuộc chiến. Khác với các phóng viên HK, anh ta dành hết thời gian bên cạnh các binh sĩ NV. Anh ta ghi rõ tinh thần chiến đấu của Nam quân bằng những thước phim của mình. Anh còn kể rằng anh từng ghé qua một làng do địch kiểm soát và nghe nói lại rằng lính CS còn sợ lính NV hơn cả lính Mỹ. Lý do chính là lính Mỹ bao giờ cũng ồn ào, nên khi nào lính Mỹ đến là họ biết ngay. Chỉ vậy thôi thì có gì họ phải kinh sợ nếu quân NV không là những chiến binh nguy hiểm.
Tuy vậy, chứng cớ quan trọng nhất chứng tỏ ý chí chiến đấu của quân nhân miền Nam đến từ hai sự kiện hiển nhiên, những sự kiện vốn thường hay bị lãng quên hoặc che giấu để che đậy sự thất bại của người Mỹ ở Việt Nam.
Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh VN đã khởi sự đâu đó bảy năm trước khi lực lượng chính của Hoa Kỳ đổ đến và sau đó lại tiếp tục thêm chừng 5 năm sau khi quân Mỹ rút ra. Trong khoảng đó phải có ai đó đang chiến đấu mà kẻ đó là người miền Nam chứ còn ai khác hơn.
Sự kiện thứ hai: Quân đội NV thiệt mất một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Theo tỉ lệ dân số thì tương đương hai triệu lính Mỹ chết (một con số gấp đôi tổn thất của Mỹ trong tất cả các chiến tranh gộp
lại). Cho rằng người ta không chịu chiến đấu thì sao họ lại chết nhiều như vậy.
Vậy thì do đâu mà NV phải chịu mang tai tiếng xấu?
Dĩ nhiên có lúc họ tỏ ra bất tài và hoảng loạn. Lính Mỹ cũng vậy thôi. Tôi biết một câu chuyện qua một đơn vị trưởng pháo binh HK rằng khi hay tin đại đội bộ binh bảo vệ mình bị địch đánh tan tành, các pháo thủ đâm hốt hoảng bắn loạn xạ khiến đám quân yểm trợ này hoảng loạn chạy có cờ giữa hai lằn đạn.
Một biến cố đơn thuần đó không thể đem ra mà gán cho cả quân lực HK là
hèn nhát thì thỉnh thoảng có sự tan hàng của người đồng minh của nước
Mỹ cũng không có nghĩa là tất cả chiến binh miền Nam là hèn. Thế mà có
kẻ lại suy nghĩ như vậy, qua cách nói bởi một số cựu chiến binh, bởi
những chính trị gia muốn bào chữa cho một chính quyền Mỹ đã để cho Nam
VN bị suy vong.
Sự thật được minh bạch hơn qua mẫu đối thoại sau đây phát xuất từ hai
thế kỷ trước, khi một phụ nữ Anh hỏi viên công tước xứ Wellington rằng
lính Anh có bao giờ bỏ chạy trên chiến trường không.
Viên công tước đáp, “Ngoài chiến trường người lính nào cũng có bỏ chạy
cả, thưa bà.”
Một nghiên cứu qua loa trong quân sử cũng xác minh được điều này.
Những trận đánh thời Nội Chiến (Civil War) cho thấy sự can trường lẫn
sợ hãi liên tục khi lên khi xuống, cả những đơn vị phe Confederate lẫn
Union thoạt đầu xông pha rất hăng hái, sau đó co cụm lại rồi bỏ chạy
trước hỏa lực kinh hồn trước khi tập hợp lại tiếp tục chiến đấu. Chưa
có đạo quân nào tự cho mình có nhiều hành động hy sinh anh hùng bằng
hai đạo quân này, tuy nhiên họ cũng có lúc chạy tán loạn nơi một chiến
trường quá đẫm máu.
Văn sĩ S. L. A. Marshall mô tả sự hoảng hốt bỏ chạy của một đơn vị bộ
binh HK thời Ðệ Nhị Thế Chiến khi quân cảm tử Nhật vừa tấn công vừa hò
hét. Ðơn vị thứ hai nằm lại quyết chiến và nhanh chóng tiêu diệt hết
đám quân Nhật (chừng 10 tên) và vỡ lẽ ra là đa số bọn chúng không có
võ khí.
Nếu sự việc tương tự xảy đến với một đơn vị Nam Việt, những tên tự
xưng là học giả uyên thâm lập tức ra rả lập đi lập lại rằng ấy là
chứng cớ rành rành về hành động khiếp nhược của quân đội miền Nam.
Tại sao vậy? Chúng ta ắt đã ngầm có câu trả lời rồi. Mọi sự còn tùy là
cái quân đội đó thuộc chủng tộc gì, nói thứ ngôn ngữ nào. Sự thật đốn
mạt là cái quân đội Nam Việt phải chịu mang tai tiếng xấu bắt nguồn từ
lòng kỳ thị chủng tộc lẫn tinh thần sô-vanh nước lớn của người Mỹ.
Tôi xin tự minh chứng về khuynh hướng bóp méo sự thật vốn tràn lan
rộng khắp. Lúc vừa mới đặt chân đến Nam VN vào Tháng Sáu năm 1969, lập
tức tôi được chứng kiến những trường hợp bày tỏ thái độ ngu dốt và
khinh miệt của một số người Mỹ dành cho người dân cũng như quân đội
quốc gia này.
Các binh sĩ Mỹ trắng cũng như đen, luôn cả những người trong các dịch
vụ thuộc dân sự như truyền thông báo chí thẩy đều như nhau. Thái độ
căm ghét này dành cho xứ sở cùng dân tộc VN kinh khiếp thay lại có một
sức mạnh truyền nhiễm kinh hồn.
Một viên đại úy Mỹ tôi được biết có trình độ tốt nghiệp đại học về
ngành điện ảnh từ một trường có tiếng tăm (coi như họ được đào tạo để
có cái nhìn chuyên môn hơn người thường). Có lần anh ta sau công tác
tạm thời ở Thái Lan trở lại VN đã hết lời ca ngợi dân Thái.
“Dân Thái người ta họ cho con đi học đàng hoàng,” anh ta nói, “khác
với tụi nhỏ con của người Việt ở đây.” Khi tôi chỉ cho anh ta thấy
không đâu xa mà ngay kế bên căn cứ còn có một trường học thì anh ta
ngạc nhiên nhưng không hề tỏ ra ân hận về nhận xét của mình. Hằng trăm
trẻ nhỏ trong đồng phục quần xanh áo trắng cắp sách đến trường mỗi
ngày mà bất cứ ai có mắt đều nhìn thấy. Vậy mà tên làm phim này lại
không.
Chua chát thay, dân VN vốn quí trọng sự học còn hơn dân Mỹ, họ đã nâng
trình độ người đi học từ 20 lên đến 80 phần trăm dù chiến tranh đang
dày xéo chung quanh (dù ngay cả các giáo viên vẫn thường xuyên bị sát
hại bởi đối phương). Vậy mà vẫn còn bị tên làm phim này gán cho cái
tội là một xứ sở không trường không lớp.
Vì phải viễn chinh nơi một xứ sở xa lạ, xa gia đình, người Mỹ này đã
tự hun đúc cho mình một lòng thù ghét đất nước VN, hắn muốn tin rằng
người Việt là đáng khinh. Do vậy, điều quan trọng đối với hắn là phải
tin tưởng rằng người Việt không có trường học dành cho con cái họ; và
chính cảm xúc đó làm mù đi thị giác của hắn.
Hãy nghĩ tưởng đến cảm tưởng của khối quân Mỹ ít học thức hơn khi phải
trực diện với nền văn hóa xa lạ trong một môi trường đầy căng thẳng!
Có lẽ ta không nên đổ lỗi cho các binh sĩ ấy về thái độ kém cỏi của
mình. Trời đất còn biết là giới chỉ huy HK chỉ nỗ lực qua loa để giáo
dục cho binh sĩ mình về đất nước VN và tính chất của cuộc chiến.
Tuy vậy, đó không phải là lý do để bào chữa cho các cựu chiến binh giả
vờ cho là mình hiểu về những gì mình thấy ở VN. Ta phải tri ân các cựu
chiến binh chiến tranh VN về đức tính quả cảm, sự hy sinh và lòng
trung thành đối với tổ quốc. Nhưng tính quả cảm và sự hy sinh không đi
đôi với sự hiểu biết. Chiến đấu ở VN không làm cho người lính thành
những chuyên gia về đất nước hay cuộc chiến đó, cũng như có con không
phải làm cho người mẹ trở thành một chuyên gia về khoa phôi thai
(embryology) .
Những gì người lính Mỹ làm ở VN không dạy cho họ chi hơn về nền văn
hóa, xã hội, chính trị, vân vân và vân vân của Nam Việt. Một ít người
Mỹ có học lỏm bõm được vài tiếng Việt; ngay cả có một vài đọc được
sách báo VN; và chẳng bao nhiêu người đọc sách vở viết về xứ sở Việt
Nam bằng Anh ngữ.
Ngoại trừ các cố vấn, ít người Mỹ nào làm việc gần gũi với những người
Việt, có chăng họ có chung đụng với những người làm thư ký, giặt giũ,
và nữ hầu bàn do quân đội HK mướn.
Ðiều quan trọng hơn cả là ít quân nhân HK nào từng chứng kiến sự chiến
đấu của binh sĩ NV. Ít ai có bao giờ xét đến thái độ khác biệt hiện
hữu trong tâm tư những chiến binh nơi chiến trường ấy, quân Mỹ sang
chiến đấu một năm rồi về, họ yên tâm là gia đình họ đều đang bình yên
ở nơi chính quốc; trong khi người lính miền Nam thì khác, hằng ngày họ
phải lo lắng cho sự an nguy của gia đình mình, họ thừa hiểu rằng chỉ
có cái chết hay chỉ có bị thương ở mức độ tàn phế họ mới ra khỏi được
đời sống quân ngũ. Ðương nhiên người Việt ắt phải dùng một thước đo
riêng để quyết định cái gì là quan trọng hơn để chiến đấu.
Giới nhà báo không khá gì hơn. Thử xét xem về một cuộc tường thuật
truyền hình thiên vị mà tôi đã được xem trong đó người phóng viên tố
giác Không Quân NV mặc dù đã Việt Nam Hóa chiến tranh, đã không chịu
bay, để cho KQ HK phải lãnh những sứ mạng nguy hiểm chống lại BV.
Nói cho đúng thì chính HK không chịu để cho NV bay ra miền Bắc (ngoại
trừ một vài phi vụ trong thời gian mở màn của các cuộc giội bom). Giới
lãnh đạo HK muốn kiểm soát việc ném bom vì có thế HK mới có thể dùng
nó như một công cụ để mặc cả trong bàn thương thảo.
Bởi không muốn NV xen vào việc ném bom, HK cố ý chuyển giao cho NV
những trang bị không thích hợp cho các phi vụ đánh phá miền Bắc. Nam
Việt không có phi cơ chiến đấu, vũ khí, máy bay tiếp tế xăng trên
không, hoặc cả những thiết bị điện tử cấn thiết cho những phi vụ ấy.
Chính người Mỹ đã quyết định làm như vậy.
Người phóng viên nêu thắc mắc kể trên hoặc đã quá khờ khạo hoặc đã
chọn sự tảng lờ để thực thi hành động báng bổ người đồng minh của HK.
Căn cứ vào những lời lẽ vu khống cùng giọng điệu om sòm, tôi đi tới
kết luận là sự thiếu kiến thức của anh ta hoàn toàn do cố ý.
Một dẫn dụ khác về tính thiên vị của giới truyền thông là vào thời
điểm Khe Sanh bị bao vây. Nếu ta hỏi một ngàn người Mỹ có đơn vị tham
chiến ở Khe Sanh, hầu hết ai nghe nhắc đến trận ấy hẳn đều biết TQLC
Mỹ chiến đấu ở đó. Nhưng nếu có hơn một người trong số một ngàn người
đó biết có một tiểu đoàn BÐQ NV cũng đã san sẻ sự cam khổ ấy thì quả
là điều đáng ngạc nhiên. Trong khi ấy còn có những đơn vị NV khác cũng
dự phần vào những cuộc hành quân yểm trợ bên ngoài căn cứ đang bị vây
hãm này. Báo chí Mỹ coi đồng minh của HK như không đáng để tường thuật
đến trừ khi họ phạm điều gì ô nhục, vì thế những chiến sĩ chiến đấu
can trường kia trở nên những người hùng vô hình tại Khe Sanh.
Sự thiên vị này, lính Mỹ lẫn giới truyền thông HK đã đồng ca rõ rệt
khi tường thuật về cuộc hành quân bất ngờ vào lãnh thổ Lào năm 1972.
Thử xem lại một tài liệu truyền hình được đưa ra một thập niên trước
đây. Tài liệu này bao gồm cuộc phỏng vấn một số binh sĩ Mỹ trong khi
chiến trận tại Lào đang diễn ra. Những quân nhân HK này, đứng bình yên
bên lãnh thổ NV, có những lời nhận xét cay độc, kỳ thị dành cho các
binh sĩ NV đang chiến đấu ở bên kia biên giới. Người phóng viên truyền
hình này bày tỏ rằng lính Mỹ hiểu rõ tình hình hơn các tướng lãnh của
họ.
Cuộc tấn công lên đất Lào dĩ nhiên là nguồn gốc của bức hình nổi tiếng
cho thấy hình ảnh một người lính NV đang đeo trên càng một phi cơ trực
thăng để tìm cách vượt thoát. Hình ảnh này được liên tục tung ra trước
công chúng Mỹ như là 'chứng cớ cho thấy người miền Nam là đáng khinh
tởm.
Quả thực đây là một thủ thuật xưa như trái đất để xuyên tạc sự thật
bằng sức mạnh của hình ảnh. Những gì xảy ra bấy giờ đúng ra là như
vầy: Quân NV gặp phải lực lượng đông đảo của đối phương trong khi quân
Mỹ không yểm trợ được như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá
mạnh. Có nhiều báo cáo cho biết phi hành đoàn trực thăng phải đạp
những két đạn đại bác xuống đầu các đơn vị NV từ độ cao 5,000 bộ trở
lên chỉ với hy vọng quân NV sẽ nhận được. Các phi cơ này quả tình là
không dám xuống thấp hơn.
Trong phạm vi vấn đề này, thử xem nhận xét của một sĩ quan HK, Ðại Tá
Robert Molinelli, người đã mục kích tận mắt, được đăng tải trong Armed
Forces Journal (Tập San Quân Ðội) số ngày 19 Tháng Tư, 1971 như sau:
“Một tiểu đoàn NV gồm 420 người bị bao vây bởi một trung đoàn đối
phương đông đến từ 2,500 đến 3,300 quân trong suốt ba ngày ròng. Phía
HK không thể nào tăng viện cho đơn vị này. Họ phải chiến đấu đến gần
cạn kiệt hết đạn dược mới bắt đầu phá vòng vây với vũ khí và đạn dược
thu được của địch quân. Ðơn vị này còn mang theo những đồng đội bị
thương cũng như đã chết. Hình ảnh phi cơ trinh sát chụp được cho thấy
rải rác chung quanh đơn vị này là xác của 637 quân địch.
Ðơn vị này chỉ còn 253 người trong tình trạng khả thi chiến đấu khi họ
chạy đến được một đơn vị NV khác. Một số ít trong số 17 kẻ hoảng sợ đã
bám càng trực thăng để thoát thân. Số còn lại, tất cả đều không.”
Giờ đây, chắc có người cho rằng đeo càng trực thăng để thoát cho
nhanh, dù rằng dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không mà phi cơ lại bay
cao và nhanh. Nhưng ngoài chuyện ấy ra, một trường hợp cá biệt, việc
lui binh trong khi đang giao chiến ác liệt (một chiến thuật khó khăn
nhất trong binh pháp) lại bị phóng đại thành một lời buộc tội cho cả
một quân đội, một quốc gia và tệ hơn nữa cả một dân tộc?
Câu trả lời rằng đó là do chính lòng kỳ thị chủng tộc. Vì lẽ những
người bám càng trực thăng là người ngoại chủng. Thử hỏi kẻ đó là người
Mỹ hay người Anh thì sao, cam đoan không sai rằng ta sẽ cảm thông cho
là người đó đang phải chịu hoàn cảnh nghiệt ngã.
Minh chứng cho điều này có thể thấy người Mỹ đã phản ứng như thế nào
đối với lính Anh trước cuộc triệt thoái của họ hồi thời gian đầu Thế
Chiến Thứ Hai.
Nơi đây cũng có những hình ảnh tủi hổ xảy đến cho lính Anh ở Dunkirk
cũng như tại một số nơi khác. Ở Dunkirk một hạ sĩ quan để tái lập trật
tự phải chĩa súng đại liên vào đồng ngũ của mình đang hốt hoảng trèo
lên tàu. Trên một tàu khác, các binh sĩ dùng báng súng dộng liên hồi
vào người một sĩ quan để ngăn không cho ông này leo lên tàu qua ngỏ
tháp súng. Tại đảo Crete, một lữ đoàn quân Tân Tây Lan đã tạo một vòng
đai an toàn với lưỡi lê chĩa ra ngoài ngăn không cho các quân Anh đang
hoảng loạn tràn ngập lên được tàu mình.
Tuy thế, hình ảnh nước Anh đơn độc chống lại Hitler năm 1940 lại là
một hình ảnh hào hùng. Ðiều này được minh chứng bởi sự kiện hoàn toàn
hiển nhiên, ngay cả những biến cố đơn lẻ như vừa nêu bật ở trên vẫn
không làm lu mờ được cái hình ảnh toàn cảnh về đức tính can trường và
xả thân cứu nước của dân tộc này.
Quả thật quân Nam Việt đã tỏ ra xuất sắc vào những ngày cuối cùng của
miền Nam qua sự bảo vệ Xuân Lộc vô cùng anh dũng.
Tuy rằng có nhiều lý do như vậy. Thẳng hoặc có nhiều lý do để tin
rằng, nếu có sự ủng hộ trung thành của phía người Mỹ ắt Nam quân sẽ
chứng tỏ cho thế giới thấy thêm nhiều Xuân Lộc khác nữa, và có lẽ họ
cũng đã cứu được đất nước họ không bị mất.
Vấn đề được nêu ra không phải là khả năng chiến đấu của quân Nam Việt
như thế nào nhưng mà xét xem người Mỹ sẽ hành xử ra sao nếu tình huống
tương tự xảy đến với họ.
Sự thật là quân Mỹ nếu bị HK bỏ rơi như chính NV đã phải chịu, có lẽ
họ cũng sẽ không khá chi hơn.
Hãy nhớ rằng: năm 1974 Hoa Kỳ đã cắt viện trợ cho Nam Việt một cách
thê thảm một vài tháng trước khi đối phương mở cuộc tấn công sau cùng.
Kết quả của sự cắt viện trợ là chỉ một ít nhiên liệu và đạn dược gửi
sang cho miền Nam. Các phương tiện để vận chuyển cả trên không lẫn
trên bộ đều phải bị bỏ xó vì không có cơ phận thay thế. Quân lính NV
đi hành quân không có bình điện để liên lạc vô tuyến, y tá trên chiến
trường không có đủ y dược cụ căn bản. Trong những ngày tháng sau cùng
của cuộc chiến, quân Nam Việt phải chiến đấu thắt lưng buộc bụng, họ
được phép bắn ba viên mỗi ngày, khẩu phần này áp dụng cho cả súng
trường lẫn đại bác.
Tình trạng tồi tệ đến nỗi ngay chính Văn Tiến Dũng, người chiếm được
miền Nam cũng chấp nhận sự thật là khả năng lưu động và hỏa lực của
đối thủ của mình chỉ còn phân nửa trước đây. Vậy thì ngoài sự thiếu
thốn vật chất này ra, sự chiến đấu kiểu nhà nghèo này cũng tác động
lớn lên tinh thần chiến đấu của người lính NV.
Quân BV với trang bị đầy ắp, với những chiến xa tối tân, với những xe
cơ giới chở quân hiện đại, họ đã đánh thẳng vào miền Nam suy sụp này
bằng cuộc tấn công phủ đầu.
Phải, quân NV đã gác lại, đã vứt bỏ chiến cụ (không vứt cũng coi như
vứt vì có cơ phận đâu mà thay), cả đạn dược cũng bị bỏ lại (số lượng
mà họ đã chắt chiu dành dụm được, mang theo đến phút cuối cho tới lúc
biết là đã quá muộn màng rồi không có cơ hội để bắn hay mang theo được
nữa, họ thừa biết họ sẽ không bao giờ có thêm để mà bắn). Vậy thì lỗi
nơi ai? Họ hay người Mỹ?
Phải, quân NV đã triệt thoái khỏi các tỉnh phía Bắc một cách vụng về
và khá muộn màng, đưa đến tình trạng hỗn loạn và suy sụp. Nhưng làm
thế nào chính quyền miền Nam có thể bỏ mặc dân chúng sớm hơn được,
trước khi áp lực địch quá lớn buộc họ phải làm thế?
Ðã có lúc Nam VN hy vọng B-52 trở lại để giúp họ chặn bớt làn sóng xâm
lăng của Cộng Sản. Khi biết rằng điều ấy sẽ không xảy đến, tinh thần
chiến đấu của họ bị suy sụp cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Không còn nhuệ khí chiến đấu, nhiều binh sĩ quay ra đào ngũ - làm thế
không phải vì họ hèn nhát hay không có tinh thần hy sinh để bảo vệ đất
nước mình, nhưng vì họ không muốn xả thân cho một sự nghiệp biết chắc
là đang trên đà phá sản trong khi gia đình họ đang khẩn thiết cần đến
mình.
Quân Mỹ liệu sẽ làm gì khá hơn được chăng nếu cũng lâm vào tình huống
như Nam VN hồi 1975? Liệu quân Mỹ có chiến đấu ngon lành với quân xa,
truyền tin đều hỏng, hệ thống quân y què quặt, thiếu thốn nhiên liệu
và đạn dược, và không yểm thì nhỏ giọt hoặc hầu như không có. Với một
tình trạng bết bát như thế mà phải đối đầu với một kẻ địch có quyết
tâm cao, hùng mạnh, trang bị tối tân, sung mãn. Tôi e là không thắng
nổi.
Liệu NV có thắng được trận 1975 nếu chính phủ Mỹ vẫn giữ vững sự cam
kết, và tiếp tục chi viện cho NV không kém với chi viện mà khối CS
dành cho miền Bắc?
Câu trả lời là không biết được. Ít ra họ có một cơ hội để đọ sức, cái
cơ may mà người Mỹ phản trắc đã tước mất của họ. Hiển nhiên là họ có
thể chiến đấu hữu hiệu hơn. Cho dù họ có bại trận họ cũng ngã gục một
cách hào hùng trong một trận đánh lưu danh muôn thuở cho hậu duệ, để
tiếp tục chiến đấu dưới hình thức du kích chiến rập khuôn theo kiểu
Afghanistan.
Cho dù NV có đại bại, sự ủng hộ hết mình của Hoa Kỳ ít ra cũng khiến
họ có thể nhún vai mà nói rằng dù sao họ cũng đã giúp đỡ hết mình rồi.
Ðằng này người Mỹ chưa có hết mình giúp đỡ. Những kẻ nào muốn trốn
tránh sự thật ấy bằng cách quay ra báng bổ NV và quân đội ấy là không
phải lẽ.
Trước một tội ác tày trời bỏ mặc cho nhân dân miền Nam rơi vào tay CS,
người Mỹ sau này quay ra đi làm điều tốt kể ra đã quá muộn màng. Nhưng
nếu biết nhìn lại và công nhận mình đã sai lầm khi sỉ nhục lương tâm
của người miền Nam ấy thì chưa có muộn đâu. Cũng chưa muộn màng gì nếu
ta biết khởi đầu vinh danh đúng mức những thành tích họ đã đạt được
cùng những hành động hào hùng họ đã tạo nên để bảo vệ cho lý tưởng tự
do.
By Harry F. Noyes III
Subscribe to:
Posts (Atom)