Nha Kỹ Thuật có 5 Sở gồm có: Sở Công Tác, Sở Liên Lạc, Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Sở Không Yễm và Sở Tâm Lý Chiến. Trong những lần họp nội bộ của các Đại Hội NKT, Đại Úy Phan Túc lúc sinh thời thường hay góp ý, Nha Kỹ Thuật có 7 sở tất cả, chưa kể TTHL Yên Thế và BCH Nha Kỹ Thuật , về sau lúc thực hiện nội quy vào ngày 26-3-2003 anh THT đương nhiệm Võ Tấn Y đã điều chỉnh thêm vào 2 Sở là: Sở Hành Quân Tình Báo và Sở Hành Quân Tiếp Vận trong Nội Quy của Hội Nha Kỹ Thuật.
Đầu năm 1973 khi ký kết Hiệp Định Paris về ngưng bắn, chương trình xâm nhập miền Bắc Việt Nam chấm dứt, các cố vấn về nước và một số trang bị của Hoa Kỳ bàn giao , Lực Lượng Hải Tuần của Sở Phòng Vệ Duyên Hải trở về với Bộ Tư Lệnh Hải Quân và chỉ còn những toán Hải Kích của Biệt Hải nhận lệnh hành quân từ Quân Đoàn 1 và về sau một số toán đã về Quân Đoàn 3 và Quân Đoàn 4 hoạt động chung với các đơn vị Hải Quân Địa phương cho đến 30 tháng 4 năm 1975.
Trong thời gian này các chương trình của Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật cũng lần lượt sát nhập vào các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Trong lúc này Sở Không Yễm / Phi Đoàn 219 không còn những công tác ngoại biên trở về căn cứ ngày xưa tại Nha Trang, các toán xâm nhập Nha Kỹ Thuật nhận lệnh trực tiếp từ các Phòng 3 của các Quân Đoàn và phương tiện tùy thuộc nơi các phi đoàn trực thăng trú đóng tại địa phương.
Vào đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng 4 năm 1972 MACV-SOG đã trở thành Lịch Sử trong cuộc chiến Việt Nam, các người lính Biệt Kích Hoa Kỳ MACV-SOG lên đường về nước, chuyễn giao toàn bộ cho Nha Kỹ Thuật.
Toán STDAT #158 ( Strategic Technical Directorate Advisory Team ) do một Đại tá Hoa Kỳ chỉ huy, tiếp tục theo dõi và yễm trợ những công tác của Nha Kỹ Thuật còn lại.
Lúc bấy giờ các Chiến Đoàn của Sở Liên Lạc như CCN.CCC và CCS không còn nữa, các doanh trại Hoa Kỳ lần lượt chuyễn nhượng cho Nha Kỹ Thuật thay thế bằng Đoàn 1, Đoàn 2 và Đoàn 3 thuộc Sở Liên Lạc,
Các Đoàn công tác biệt lập như Đoàn 11 và Đoàn 68 sát nhập vào Sở Công Tác và 3 Đoàn Công Tác thành lập trong giai đoạn này là Đoàn 71,72 và 75 tại Nha Trang tiếp tục những công tác cẩn thiết cung cấp tin tức chiến lược và chiến thuật cho các Quân Đoàn của QLVNCH.
Tháng 3 năm 1975 sau khi mất Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng nơi đồn trú của 3 Đoàn công tác 11, 71 và 72 cùng Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác tất cả di tản về Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu và Kho 18 thuộc Khánh Hội Sài Gòn,
11 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuộc rơi vào tay Cộng quân, Đoàn 3 Liên lạc và Đoàn 2 cùng Đoàn 75/ Sở Công Tác di tản về Nha Trang, lúc này Sở Liên Lạc còn duy nhất Đoàn 1 đóng tại Biên Hòa.
Các Tỉnh thuộc Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 mất quá nhanh, tại Sài Gòn chương trình di tản yếu nhân và nhân viên của Hoa Kỳ chưa thực hiện được. Điểm chiến lược cuối cùng là Phan Rang tìm cách làm chậm lại sự tiến quân của Việt Cộng, ban đầu là Cam Ranh và sau là Phan Rang.
Đoàn 1 Liên Lạc của Sở Liên Lạc lên đường nhận trách nhiệm lấy tin tức cho Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn 3 do Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy.
16-4-1975 Phan Rang thất thủ, Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân bị Cộng Quân bắt làm tù binh, Đoàn 1 Sở Liên Lạc di tản, toàn bộ Sở Liên Lạc, Đoàn 1, Đoàn 2 và Đoàn 3 thất lạc.
Đoàn 68 và Đoàn 75 sát nhập vào 3 Đoàn của Sở Công Tác và tiếp tục Hành Quân cho Quân Đoàn 3 vào những giây phút nóng bỏng nhất của cuộc chiến Việt Nam tháng 4 năm 1975.
Đầu năm 1973 khi ký kết Hiệp Định Paris về ngưng bắn, chương trình xâm nhập miền Bắc Việt Nam chấm dứt, các cố vấn về nước và một số trang bị của Hoa Kỳ bàn giao , Lực Lượng Hải Tuần của Sở Phòng Vệ Duyên Hải trở về với Bộ Tư Lệnh Hải Quân và chỉ còn những toán Hải Kích của Biệt Hải nhận lệnh hành quân từ Quân Đoàn 1 và về sau một số toán đã về Quân Đoàn 3 và Quân Đoàn 4 hoạt động chung với các đơn vị Hải Quân Địa phương cho đến 30 tháng 4 năm 1975.
Trong thời gian này các chương trình của Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật cũng lần lượt sát nhập vào các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Trong lúc này Sở Không Yễm / Phi Đoàn 219 không còn những công tác ngoại biên trở về căn cứ ngày xưa tại Nha Trang, các toán xâm nhập Nha Kỹ Thuật nhận lệnh trực tiếp từ các Phòng 3 của các Quân Đoàn và phương tiện tùy thuộc nơi các phi đoàn trực thăng trú đóng tại địa phương.
Vào đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng 4 năm 1972 MACV-SOG đã trở thành Lịch Sử trong cuộc chiến Việt Nam, các người lính Biệt Kích Hoa Kỳ MACV-SOG lên đường về nước, chuyễn giao toàn bộ cho Nha Kỹ Thuật.
Toán STDAT #158 ( Strategic Technical Directorate Advisory Team ) do một Đại tá Hoa Kỳ chỉ huy, tiếp tục theo dõi và yễm trợ những công tác của Nha Kỹ Thuật còn lại.
Lúc bấy giờ các Chiến Đoàn của Sở Liên Lạc như CCN.CCC và CCS không còn nữa, các doanh trại Hoa Kỳ lần lượt chuyễn nhượng cho Nha Kỹ Thuật thay thế bằng Đoàn 1, Đoàn 2 và Đoàn 3 thuộc Sở Liên Lạc,
Các Đoàn công tác biệt lập như Đoàn 11 và Đoàn 68 sát nhập vào Sở Công Tác và 3 Đoàn Công Tác thành lập trong giai đoạn này là Đoàn 71,72 và 75 tại Nha Trang tiếp tục những công tác cẩn thiết cung cấp tin tức chiến lược và chiến thuật cho các Quân Đoàn của QLVNCH.
Tháng 3 năm 1975 sau khi mất Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng nơi đồn trú của 3 Đoàn công tác 11, 71 và 72 cùng Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác tất cả di tản về Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu và Kho 18 thuộc Khánh Hội Sài Gòn,
11 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuộc rơi vào tay Cộng quân, Đoàn 3 Liên lạc và Đoàn 2 cùng Đoàn 75/ Sở Công Tác di tản về Nha Trang, lúc này Sở Liên Lạc còn duy nhất Đoàn 1 đóng tại Biên Hòa.
Các Tỉnh thuộc Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 mất quá nhanh, tại Sài Gòn chương trình di tản yếu nhân và nhân viên của Hoa Kỳ chưa thực hiện được. Điểm chiến lược cuối cùng là Phan Rang tìm cách làm chậm lại sự tiến quân của Việt Cộng, ban đầu là Cam Ranh và sau là Phan Rang.
Đoàn 1 Liên Lạc của Sở Liên Lạc lên đường nhận trách nhiệm lấy tin tức cho Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn 3 do Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy.
16-4-1975 Phan Rang thất thủ, Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân bị Cộng Quân bắt làm tù binh, Đoàn 1 Sở Liên Lạc di tản, toàn bộ Sở Liên Lạc, Đoàn 1, Đoàn 2 và Đoàn 3 thất lạc.
Đoàn 68 và Đoàn 75 sát nhập vào 3 Đoàn của Sở Công Tác và tiếp tục Hành Quân cho Quân Đoàn 3 vào những giây phút nóng bỏng nhất của cuộc chiến Việt Nam tháng 4 năm 1975.
HUYỀN THOẠI ĐƠN VỊ SOG
I. TỔNG KẾT ĐƠN VỊ SOG
Vào lúc nửa đêm ngày 30 tháng Tư năm 1972, chiến sĩ, nhiệm vụ và đơn vị SOG “Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát” đi vào lịch sử. Đơn vị SOG giải tán theo chương trình rút quân của quân đội Hoa Kỳ và đơn vị bí mật “Nha Kỹ Thuật” sẽ thay thế đơn vị SOG. Toán cố vấn STDAT #158 gồm có các cố vấn trưởng, cầp chỉ huy dưới quyền Đại Tá Presson thuộc Lưc Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật chuyên môn cho các bộ phận trực thuộc Nha Kỹ Thuật, Quân Lực VNCH.
Từ tháng Giêng năm 1964 cho đến cuối tháng Tư năm 1972, vùng hoạt động, khu vực hành quân xâm nhập của đơn vị SOG rất nguy hiểm, trải dài từ những tỉnh phiá nam Trung Hoa cho đến tận vùng đồng bằng phiá nam Cambodia. Các cuộc hành quân bí mật (chiến dịch) của đơn vị MAC-SOG, 31, 34(A) và 33, 34(B) nhắm vào khu vực phiá bắc. Hành quân 80 “Phòng Nghiên Cứu Thâu Hồi” (Recovery Studies Division), mới đầu xử dụng căn cứ, phương tiện trực thăng, quân biệt kích từ hành quân 35 (Biệt Hải), thực hiện những chuyến cấp cứu phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi nơi miền bắc Việt Nam và bên Lào, thâu hồi (xác chết). Hành quân 35, 36 đảm trách các cuộc hành quân thám sát khu vực phi quân sự, Lào và Cambodia.
Trong những năm cuối, đơn vị SOG đảm nhiệm thêm nhiệm vụ tiêu diệt “chính phủ trong bóng tối” (shadow government - MTGPMN) của chính quyền Hà Nội. Những tin tức tình báo chiến lược lấy được về quân đội Bắc Việt có giá trị rất cao cho cấp chỉ huy Hoa Kỳ và Đồng Minh trong vấn đề điều quân.
Tháng Sáu năm 1972, Đại Tướng Frederick C. Weyand là vị tư lệnh cuối cùng của Bộ Chỉ Huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ngày 12 tháng Ba năm 1973, đơn vị Nha Kỹ Thuật QLVNCH chấm dứt tất cả các cuộc hành quân ngoại biên do đơn vị SOG bàn giao lại. Ngày 29 tháng Ba năm 1973, bộ chỉ huy Quân Viện Hoa Kỳ (cơ quan MACV) lặng lẽ chấm dứt nhiệm vụ cũng như khi họ đến Việt Nam.
II. SOG / NHA KỸ THUẬT QLVNCH
Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (Study and Observation Group – SOG) trực thuộc cơ quan MACV (MACV-SOG) là một đơn vị tối mật do các quân nhân tuyển mộ từ Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đảm trách, thâu thập tin tức tình báo chiến lược, trước và trong chiến tranh Việt Nam. Đơn vị SOG được thành lập ngày 24 tháng Giêng năm 1964, để thực hiện các cuộc hành quân xâm nhập lấy tin tức tình báo chiến lược trong miền nam, miền bắc Việt Nam, Lào và Cambodia. Ngoài ra các toán biệt kích SOG đảm nhận thêm những nhiệm vụ đặc biệt như bắt sống tù binh đem về khai thác lấy tin tức (mới nhất), cấp cứu phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi (nơi miền Bắc Việt Nam hay trên đất Lào), hoặc cứu tù binh Hoa Kỳ (và Đồng Minh) bị giam giữ trong các trại tù binh bí mật của địch trong vùng Đông Nam Á. Bộ phận khác thuộc đơn vị SOG lo nhiệm vụ tâm lý chiến, đánh lừa địch, gài điệp viên, nội tuyến vào trong hàng ngũ của địch.
Đơn vị SOG góp phần trong gần hết các cuộc hành quân, chiến dịch nổi tiếng trong trận chiến tranh Việt Nam, kể cả vụ “chạm trán” vùng Vịnh Bắc Bộ (Tonkin Gulf Incident) đưa đến việc Hoa Kỳ leo thang, đem quân qua Việt Nam. Các cuộc hành quân khác như: Hổ Thép (Tiger Steel), Tiger Hound, tết Mậu Thân (Tet Offensive), vượt biên qua Cambodia, qua đất Lào (Lam Sơn 719), và trận tấn công lễ Phục Sinh (Easter Offensive – Mùa Hè Đỏ Lửa).
Đợn vị SOG được thay thế bởi toán cố vấn 158 với nhiệm vụ cố vấn cho Nha Kỹ Thuật QLVNCH ngày 1 tháng Năm, 1972.
Sung Kyun Kwan University
July 1st, 2012 vđh