Monday, August 31, 2020

Lúc Về Già

CÀNG ĐỌC CÀNG THẤY HAY.
1. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên. Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, SỨC KHOẺ là của mình.
2. Lúc về già mình nên quan tâm đến BẢN THÂN, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn và thích thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
3. Lúc về già mình sẽ SỐNG GẦN CON mà không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với...vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.
4. Lúc về già... rất già, nên đặt một chỗ ở một trung tâm DƯỠNG LÃO nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm để được chăm sóc y tế tốt và có nhiều cơ hội vui chơi bên bạn đồng trang lứa.
5. Lúc về già nên và chỉ nói hai chữ "ngày xưa" (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với BẠN đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói "ngày mai" và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già. Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
6. Lúc về già, mình sẽ dành thời gian đi du lịch những vùng đất mà chưa bao giờ đặt chân đến.
7. Lúc về già mình phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “CON CHIM BAY LƯỢN”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
8. Lúc về già đừng bao giờ đến CƠ QUAN CŨ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt.
9. Lúc về già cần HIỂU rõ:
- Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
- Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, mình phải coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, mà không mong báo đáp, chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
- Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu. Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Vậy nên cần chuẩn bị tài chính để sẵn sàng thuê người chăm sóc để con cái đỡ vất vả vì mình.
- Người ngu gây bệnh (say rượu, tham ăn tham uống….). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh). Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
- Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy tích cực là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy lạc quan để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
- “Hoàn toàn khỏe mạnh” là thân thể, tâm lý và đạo đức đều khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
10. Lúc về già mình sẽ thực hiện : 3 QUÊN, 4 CÓ, 5 KHÔNGvà 6 VỊ BÁC SĨ .
 
- 3 QUÊN
* Một quên mình tuổi đã già
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
* Hai là bệnh tật quên đi
Cuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm
* Ba quên thù hận cho xong
Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.
 
- 4 CÓ
* Một nên có một gia đình
Vì không – homeless – người khinh lẽ thường
* Hai cần phải có nhà riêng
Đói no cũng chẳng làm phiền dâu, con
* Ba là trương mục ngân hàng
Ít nhiều tiết kiệm an thân tuổi già
* Bốn cần có bạn gần xa
Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.
 
- 5 KHÔNG
* Một không vô cớ bán nhà
Dọn vào chung chạ la cà với con
* Hai không nhận cháu để trông
Nhớ thì thăm hỏi bà, ông, cháu mừng
* Ba không cố gắng ở chung
Tiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh lâu
* Bốn không từ chối yêu cầu
Ít nhiều quà cáp con, dâu, cho mình
* Năm không can thiệp nhiệt tình
Đời tư hay việc riêng phần của con.
 
- 6 VỊ BÁC SĨ TỐT NHẤT TRONG ĐỜI :
* Ánh nắng mặt trời
* Nghỉ ngơi
* Thể dục
* Ăn uống điều độ
* Tự tin
* Bạn bè
 
Cuối cùng luôn xác định TƯ TƯỞNG:
“Sinh - bệnh - lão - tử” là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống đàng hoàng để không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu CHẤM HẾT THẬT TRÒN ./.
Sưu tầm

Tuesday, August 25, 2020

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Ở ĐÀ NẴNG VÀ CAM RANH

 Bến tàu Sông Hàn, Đà Nẵng khi dân chúng ùa nhau lên thuyền để ra khơi ngày 29 tháng 3 năm 1975

Phạm Anh Dũng

Ngày 29 tháng 3, 1975 là ngày mất Đà Nẵng.

 Buổi sáng 29 tháng 3, tôi vẫn còn ở Tiểu Đoàn 3 Quân Y Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Tìm Vũ Quốc Cường, cùng lớp Y Khoa Sài Gòn 1974 và cùng khóa Quân Y Hiện Dịch 21 (QYHD-21) thì được biết Cường được anh ruột Vũ Quốc Cương,  bác sĩ quân y chuyên khoa Gây Mê ở Tổng Y Viện Duy Tân, đón đi từ hôm qua, khi Tổng Y Viện Duy Tân “tan hàng”.

Tôi thật tình cũng không biết phải làm gì, vì không phương tiện di chuyển và cũng không biết đi đâu bây giờ! Tôi hoàn toàn không biết đường lối vì mới ra trường và đáo nhậm đơn vị mới có hai  tuần lễ!

Tình cờ gặp xe Jeep của Nguyễn Hữu Mãn (QYHD-20), lúc đó là y sĩ trưởng Thiết Kỵ của Sư Đoàn 3. Trên xe có 3 dược sĩ, Lê Văn Khoa (QYHD-18), Lê Tử Ý và Trần Văn Quang (QYHD-20). Họ rủ tôi cùng chạy ra Đà Nẵng. Đoán chừng là đến lúc phải đi, tôi vội vớ lấy cái đàn guitar và bốn quyển sách nhạc chép tay mà tôi rất quý, theo các bạn lên xe.

Thành phố Đà Nẵng lúc đó coi như thành phố chết, thỉnh thoảng có bóng người và tiếng súng nổ. Nhưng ra đến bến tàu sông Hàn thì đầy người. Lê Văn Khoa nhẩy xuống được và đứng ở mũi một chiếc ca nô. Khoa cầm súng M16 "giữ trật tự", vì dân chúng muốn ùn vào ca nô có thể làm chìm. Lê Văn Khoa dục tôi nhẩy theo, nhưng không rõ vì lý do gì không nhớ được, tôi ở lại bến tàu! Tôi lại chạy ngược về Sư Đoàn 3, hình như cùng xe Jeep với Nguyễn Hữu Mãn. Trước khi chia tay, tôi có thẩy xuống ca nô cái đàn guitar và bốn quyển nhạc nhờ Khoa giữ.

Về đến Sư Đoàn 3, tôi gặp Lê Văn Thu, QYHD-20, đang chạy ra. Thu hỏi: "Cậu còn quay về lại đây làm gì? Đâu còn ai, còn gì nữa đâu!" Thu có hai xe gắn máy, Thu chạy bằng chiếc Honda do vợ để lại (vợ con Thu đã bay về Saigon trước đó một tuần), và đưa tôi cái xe Bridgestone bảo tôi chạy... ngược lại bến tàu. Thật là luẩn quẩn!

Đào Tư Huyền (y sĩ trưng tập, vừa được bổ nhiệm ra Thiết đoàn Kỵ Binh của SĐ3BB, chuẩn bị thay Nguyễn Hữu Mãn) lái cái xe gắn máy Yamaha chạy cùng lúc. Tôi lại chạy qua thành phố Đà Nẵng, tiện ghé phòng mạch Nha Khoa của anh Nha sĩ Nguyễn Nhật Thăng (QYHD-19) rủ cùng đi. Anh Thăng đã đi rồi, nhưng lại bất ngờ găp bạn thân Nguyễn Tiến Dũng, Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) QYHD-21, em ruột anh Thăng.

Đào Tư Huyền biết đường phóng Yamaha chạy đi trước dẫn đường, hai thằng Dũng chở nhau theo sau để ra bến tàu. Giữa đường xe Bridgestone chết máy. May sao Đào Tư Huyền, không bỏ bạn, quay lại tìm và thế là cả ba đèo nhau trên xe Yamaha ra được bãi biển Tiên Sa, ở bán đảo Sơn Trà.

Lúc đó coi như tuyệt vọng: Cả ngàn người chen nhau đứng trên xà lan thành không còn hy vọng gì. Ba thằng bèn đứng ở bến tàu nhìn ...người.

Khoảng 3 giờ rưỡi chiều, sao tự nhiên có cái thuyền nhỏ xáp vào. Người chủ thuyền mời ai muốn đi ra khơi. Không ai dám theo, nhưng tôi bảo Dũng và Huyền: "Đằng nào mình cũng hết đường".

Cả ba móc túi có bao nhiêu tiền đưa gần hết cho chủ thuyền. Thuyền ra sau một rặng núi bên bờ biển thì chúng tôi thấy một số tàu nhỏ há mồm (tàu đổ bộ-Landing craft LCU) đậu đợi đón đám quân Lôi Hổ. Một thiếu uý Lôi Hổ trên một tàu dơ tay, bàn tay chiến hữu, kéo chúng tôi từng người vào tàu.

Và vì vậy sau đó cả ba về được Cam Ranh.

Lê Văn Khoa rồi cũng về được Cam Ranh nhưng đàn và sách nhạc thất lạc hết trơn.

Xe tăng của Việt Cộng vào Đà Nẵng cũng buổi chiều cùng ngày 29 tháng 3 năm 1975.

Ngày 2 Tháng Tư 1975 ở Cam Ranh.

 Sau mấy ngày đêm lênh đênh trên chiếc tàu đổ bộ nhỏ đi chậm từ Đà Nẵng đến được Cam Ranh. Nguyễn Tiến Dũng, Đào Tư Huyền và tôi được tầu cập bờ cho xuống. Ba thằng mệt nhoài sau những ngày đêm đói và khát, vì chỉ được cho chút nước uống cầm hơi.

Vừa lên bờ cả bọn tìm một quán ăn uống cho đỡ đói lòng. Ăn xong ra khỏi quán thì gặp một đám lính Thủy Quân Lục Chiến. Đó lại là quân của TĐ-TQLC 1 cũng thoát về đến Cam Ranh. Nguyễn Tiến Dũng, y sĩ trưởng TĐ1-TQLC, gia nhập lại đám lính của mình và theo họ đi với Tiểu Đoàn.

Tôi và Huyền đi loanh quanh.

Bến tàu đầy lính: Đa số là TQLC, rồi Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Bộ Binh.... Đủ mọi binh chủng Hải Lục Không quân từ vùng 1 và một số vùng 2 chiến thuật đã mất đổ về. Tôi và Huyền, hai y sĩ của Sư Đoàn 3, chỉ tìm được vài người lính ở Sư Đoàn 3. Hai đứa không biết phải làm gì bây giờ!

Tôi chợt nhớ ra đến Hải Quân Đại tá Bùi Cửu Viên. Anh Viên là chồng chị Hồng Thủy, bạn thân chị Nga, chị ruột tôi. Tìm gõ cửa và được anh cho vào nhà, "để anh sẽ tính sau". Anh Viên lúc đó là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân ở Cam Ranh.  Anh cho biết tình thế rất nghiêm trọng và anh đang tìm cách đưa "cả trường" về Nam. Huyền mệt lăn ra ngủ. Tôi không yên tâm, lại lẻn bỏ ra phố đi luẩn quẩn một mình.

Tình cờ có một xe đầy lính TQLC đậu trên đường. Trên xe, thấy có hai bạn QYHD-20 là Bùi Ngọc Bảng và Phạm Ngọc Trâm cùng vài Y Sĩ TQLC đàn anh khác. Tôi có vẫy tay chào để hỏi tin tức, nhưng cả hai đều không kịp nhìn ra tôi vì xe họ lại chạy ngay lúc đó.

Chỉ độ ba giờ đồng hồ quay lại mà thành phố đã đổi hẳn: Đông lính hơn và trật tự không còn nữa. Lai rai đã có súng nổ và lính cầm súng chạy vừa bắn mà không rõ bắn ai! Một người bị trúng đạn xuyên qua cánh tay chảy máu. Tôi phải xé tay áo rách của anh ta để chặn vết thương cầm máu. Ngồi cột vải cho vết thương mà thấy ...lạnh ở lưng, vì súng vẫn nổ!

Tôi  gõ cửa một quán ăn, không phải để vào ăn mà để tìm chỗ ... tránh đạn! Khi tiếng súng vừa ngưng tôi vội trở về nhà anh Viên. Anh Viên nổi giận "la" cho một trận bảo không được ra khỏi nhà nữa.

Ngày 3 tháng Tư 1975 ở Cam Ranh.

Sáng sớm, anh Viên đánh thức hai đứa dậy, cho biết Nha Trang đã mất ngày hôm trước. Anh không cho thì giờ đánh răng và rửa mặt. Anh chở thẳng hai đứa ra bến tàu, dẫn lên tàu HQ-802.Trên tàu gặp lại Nguyễn Tiến Dũng và thêm Nguyễn Bá Linh (TQLC, QYHD-21). Linh kể khi ở Đà Nẵng, suýt chết đuối trên biển khi ráng bơi ra tầu. Tôi cũng được kể bạn  thân Vũ Đức Giang (TQLC, QYHD-21) bị kẹt và bị bắt ở bãi biển Thuận An, Huế.

Hai đứa, Huyền và tôi, theo tàu HQ-802 chở đám còn lại của sư đoànTQLC (chắc chỉ hơn 1000 quân) về đến Vũng Tàu.

Anh Bùi Cửu Viên ở lại Cam Ranh lo cho các khóa sinh của Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân.

Ngày 4 tháng Tư 1975.

Ngày mất Cam Ranh.

===================

  Bến tàu bãi biển Tiên Sa, Sơn Trà, Đà Nẵng khi các xà lan đã đầy nghẹt người chiều ngày 29 tháng 3 năm 1975Bến tàu bãi biển Tiên Sa, Sơn Trà, Đà Nẵng khi các xà lan đã đầy nghẹt người chiều ngày 29 tháng 3 năm 1975
 
 * Xe tăng Cộng Sản vào Đà Nẵng chiều ngày 29 tháng 3 năm 1975 
* Xe tăng Cộng Sản vào Đà Nẵng chiều ngày 29 tháng 3 năm 1975

TÀI NĂNG CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ DONALD TRUMP

   Wead nhìn nhận thật chua xót khi sự thù ghét Trump đã làm cho những người chống đối ông sẵn sàng đạp lên danh dự và lợi ích của nước Mỹ để đạt được mục đích của mình.

Ann Nguyễn

Trong suốt gần một tháng ở nhà theo dõi tình hình hiện nay, tôi nhận ra một vấn đề mà trước giờ ít để ý tới đó là những bài viết về TT Trump hầu như đều là chê trách, đổ lỗi, rất khó tìm đọc được một bài viết nào có quan điểm tích cực về ông ấy. Ngồi xem live các buổi họp báo từ Toà Bạch Ốc, tôi ngạc nhiên khi nhiều nhà báo đặt những câu hỏi kiểu gài bẫy chờ Trump sơ hở lỡ miệng chỗ nào đó để làm mồi cho truyền thông nhảy vào xâu xé. Những câu hỏi, trả lời được cắt ghép cho những bài viết, những video bình luận tiêu cực đã được lên ý đồ sẵn để định hướng người xem ngập tràn trên YouTube, Facebook...

Thắc mắc với câu hỏi tại sao truyền thông ghét Trump như vậy? Sao nhiều người chửi ông? ông ấy đã làm những gì? Tôi tìm được một phần lớn câu trả lời cho mình qua quyển sách dài của Doug Wead: Inside Trump's White House. Sách vừa được xuất bản tháng 11 năm 2019.

* Doug Wead đã viết hơn ba mươi quyển sách và là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times. Wead đã phỏng vấn trực tiếp với sáu đời Tổng thống Mỹ (TT Trump là người thứ 6). Ông cùng là tác giả xuất bản chung một quyển sách với cựu TT George Bush. Ông từng là thành viên cố vấn cấp cao của Tòa Bạch ốc. Ông là một trong rất ít những nhà sử học hiện tại còn sống cùng viết về 44 đời Tổng Thống Mỹ. Đây là quyển sách ông viết về những gì TT Trump đã làm được trong ba năm qua.. Với một tiểu sử sự nghiệp nổi bật như vậy, TT Trump đã thật sự đặc biệt như thế nào để nhà sử học Wead viết hẳn một đầu sách về mình?

America First.JPG

  * Tác giả Wead được TT Trump đồng ý để ông ấy ghi âm lại tất cả những cuộc phỏng vấn giữa ông và Tổng thống cũng như với tất cả thành viên gia đình Trump và các tư vấn cấp cao khác. Đây là một yếu tố giúp Wead tiếp cận nguồn thông tin quan trọng và viết chính xác nhất những gì đang diễn ra. Lịch sử mà chúng ta đã đọc về Washington, Lincoln, Roosevelt, hay Kennedy... đã được ghi lại xác thực ra sao thì giờ đây với Wead, ông ấy cần làm gì để thế hệ sau có thể tiếp cận được nguồn tư liệu đúng nhất về TT Trump? Tất cả sẽ nhờ vào những gì được ghi ngay lúc này và ông ấy muốn mình phải ghi lại sự thật một cách công tâm nhất.

* Lý do gì mà một tỷ phú rất thành đạt trong cả hai lĩnh vực bất động sản và show truyền hình như Trump lại quyết định ra tranh cử Tổng thống.. Trump đã gầy dựng lên một thương hiệu nổi bật cho chính mình, rõ ràng ông ấy không cần phải làm tổng thống để được nổi tiếng hay để giàu hơn.

* Khi Wead phỏng vấn các con của Trump, Ivanka, Eric và Don Jr., Wead không ngạc nhiên khi họ kể về những lần nhìn thấy cha họ bực tức xé toạt bài báo khi biết chính phủ Mỹ vừa ký kết một hiệp định nào đó gây bất lợi cho Mỹ. Trump bực tức khi nhìn thấy hàng trăm ngàn công việc ở Mỹ được mang đi nơi khác.

Trump nhìn thấy cái hố mà Mỹ đang từ từ lún xuống vì những ký kết ông thẳng thắng lên tiếng là rất nguy hại cho Mỹ từ những người đi trước (1 lý do bị ghét tơi bời là đây).. Những ký kết mà lợi ích chỉ đem lại cho các nước khác từ Trung cộng cho đến Tây Âu, và càng đè gánh nặng lên vai tầng lớp trung lưu Mỹ khi cõng những lợi ích đó qua cái gọi là THUẾ.

 Wead không ngạc nhiên vì sao, vì ông đã từng là thành viên tư vấn cấp cao ở Tòa Bạch Ốc ông hiểu rõ cơ chế đằng sau những ký kết đó, hiểu rõ những nhóm lợi ích đứng sau giật dây, hiểu rõ truyền thông đã bị mua chuộc như phương tiện tuyệt vời để đánh lạc hướng dư luận hay nói nặng hơn thì đó gọi là tẩy não.

Dù từng là cố vấn cấp cao của hai đời Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa, Wead nhận định thẳng thắng rằng Tổng thống Mỹ ở cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ít nhiều đều bị chi phối bởi các thế lực ngầm đứng sau, những thế lực có thể ôm trọn truyền thông và bắt nó hoạt động theo ý mình.

Nhưng Trump lại khác, ông ấy đã là tỷ phú, ông không cần tiền của những thế lực đó làm bàn đệm để nhảy lên, ông ấy cũng không cần phải lấy lòng những thế lực đó để dọn đường cho cuộc sống hưởng thụ an nhàn sau khi rời nhiệm kỳ.

* Wead cho rằng là một doanh nhân thành đạt chưa từng bước vào con đường chính trị, ông Trump không bị dẫm vào lối nghĩ gò bó rập khuôn, không bị chui vào những cái hộp được đóng sẵn như các chính trị gia trước đây. Sự giải phóng này giúp ông nhìn rõ "bệnh tình" của nước Mỹ theo một hướng khác và rõ ràng đã có những kế hoạch phù hợp hơn.
Tuy nhiên việc TT Trump từng bước phá vỡ những quy luật bất thành văn trong giới chính trị, gây đe dọa đến những lợi ích nhóm đứng sau đã khiến ông giống như một con sói đầu đàn đơn độc bị cả đàn vây hãm tấn công trong suốt thời gian qua.

Tôi tưởng TT Trump bị truyền thông và giới chính trị gia đánh tơi tả từ khi ông trúng cử nhưng thật sự thì ông đã bị "ném bom" từ khi mở lời ra tranh cử.

Knee At Cross.PNG

* Tìm đọc lại những nguồn thông tin từ Wead ghi trong sách, tôi phải thật sự là nể sự phớt lờ của Trump với cánh truyền thông.

Bất kể phát ngôn nào của Trump cũng bị truyền thông moi móc. Khi Trump nói ông có kế hoạch sẽ mang việc làm về Mỹ, sẽ làm cho kinh tế Mỹ tăng lên, làm cho Mỹ hùng mạnh trở lại....

Cánh nhà báo giật tít chửi rủa, chính trị gia ở cả 2 đảng cười nhạo như "Heo thì làm sao biết bay"; "hắn có cây phép thuật à"; "bí mật ở các kế hoạch của hắn là hắn chả có kế hoạch nào cả"; "Trump đang mơ đấy"... Cả Hollywood, các giới tỷ phú, giới nghiên cứu học thuật đều chống lại Trump.

* Bỏ ngoài tai tất cả những châm biếm, tấn công từ truyền thông, sự chống đối từ đảng đối lập và ngay cả những chính trị gia cùng đảng Cộng Hòa, cả 5 đời cựu Tổng thống Mỹ thời điểm đó đều không chọn Trump, nhưng cuối cùng ông đã thắng trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người khắp nơi.
Đó có phải là may mắn? Wead đã viết lại rất chi tiết về hành trình tranh cử đầy đơn độc và khó khăn của ông Trump. Nhờ đó mà người ta sẽ biết được sự thật TT Trump cùng những người con lớn đã tiếp xúc với các cử tri của mình như thế nào, sẽ biết được sự thật đảng đối lập đã dùng truyền thông đưa sai thông số dự báo về tỉ lệ bầu chọn để làm nhụt chí những người ủng hộ tin rằng Trump sẽ thua ra sao.

* Lý do gì Wisconsin trong suốt 32 năm chỉ bầu cho ứng viên đảng Dân Chủ đã quay qua bỏ phiếu cho Trump.

Ông đã thắng Ohio như thế nào, 1 tiểu bang trong suốt 44 đời Tổng thống qua hễ ứng viên nào chiếm được phiếu bầu thì người đó sẽ thắng cử. Tại sao có những cử tri tự nhận rằng họ đã bỏ phiếu cho các ứng viên đảng Dân Chủ cả đời của họ, lý do gì làm họ thay đổi lần bầu cử này.

Làm thế nào Trump dành được phiếu bầu những nơi mà nhà Clinton còn không thèm đến vận động vì tin chắc phần thắng thuộc về mình. Tại sao Florida gần như nắm chắc phần phiếu về cho Hillary Clinton nhưng cuối cùng đã làm cho đảng Dân Chủ ngỡ ngàng ở phút cuối. Rõ ràng đó không phải là may mắn.

* Nếu Wead không viết quyển sách này có lẽ chúng ta sẽ không biết rằng thật sự Mỹ đã gần như có chiến tranh với Triều Tiên ra sao. Khi cựu tổng thống Obama rời nhiệm kỳ, Obama thừa nhận rằng Kim Jong-un sẽ là vấn đề lớn nhất mà ông Trump sẽ phải đối mặt.

Thật thú vị khi đọc đoạn đối thoại của TT Trump và Kim qua cách kể lại từ Wead. Vấn đề Trump nhận ra ở Kim đó là những tên độc tài thường uy hiếp kẻ yếu, không phải kẻ mạnh hơn.

Tuy nhiên ông đã rất cẩn trọng và đã thành công trong việc đàm phán lần thứ nhất với Kim tại Singapore. Chấm dứt việc thử vũ khí hạt nhân, đưa con tin bị bắt giữ, đưa hài cốt lính Mỹ ở Triều Tiên từ cuộc chiến Nam Hàn về Mỹ, một kết quả tuyệt vời mà Wead cho biết phải mất 11 đời Tổng thống để thực hiện.

Hội nghị đàm phán lần thứ hai tại Hà Nội lẽ ra có thể đã có kết quả tốt đẹp nếu như truyền thông Mỹ không cố tình “vạch áo cho người xem lưng”. Tại sao ngay thời điểm quan trọng của việc đàm phán, kênh truyền hình trên màn ảnh tivi được chia ra làm đôi với 1 bên là hình ảnh trực tiếp hội nghị Mỹ-Triều Tiên tại Hà Nội, 1 bên là hình ảnh Hạ viện Mỹ đưa ra những cáo buộc khác về Trump?

Đó chẳng phải là một thông điệp cho cả thế giới biết nội bộ Mỹ đang bị chia cắt sao. Bằng cách nào đó Kim rõ ràng đã nhận ra thông điệp đó.
Trump muốn duy trì hòa bình thế giới ư, hãy quay về giải quyết xung đột nội bộ trong nước trước đi. Đó là kết quả vì sao ở lần đàm phán thứ 2 ông đã không đạt được một thỏa thuận nào với Kim.

* Wead nhìn nhận thật chua xót khi sự thù ghét Trump đã làm cho những người chống đối ông sẵn sàng đạp lên danh dự và lợi ích của nước Mỹ để đạt được mục đích của mình.

Wead viết khi Trump tuyên bố Mỹ rút lui khỏi hiệp định biến đổi khí hậu Paris, giới hoạt động môi trường, truyền thông, đảng đối lập phản đối la ó. Dân chúng phần lớn cũng chửi ông mà không hiểu rõ cái hiệp định đó là về gì.

* Vâng, cái hiệp định ấy là để Mỹ phải tham gia bỏ tiền, đầu tư công nghệ, máy móc để dọn dẹp việc ô nhiễm môi trường của các nước như Trung cộng, Ấn Độ, Nam Phi....... Tiền từ đâu, từ tiền thuế dân Mỹ mà ra cả.
Những người chửi Trump liệu khi biết tiền thuế của mình trước giờ phải cõng luôn cái việc dọn dẹp vệ sinh cho những nước chuyên gây ô nhiễm đó thì có còn muốn la làng lên nữa không?

Khi Obama ký tham gia hiệp định Paris 2016, truyền thông đã không hề nêu rõ nội dung về nó cho dân Mỹ biết, tất cả chỉ được viết ngắn gọn rằng nó tốt cho việc bảo vệ môi trường. Nhờ truyền thông che đậy, Obama lại được thêm lòng dân qua phong cách quí ông lịch lãm biết yêu môi trường. Nhưng sự thật thì Obama đã vi phạm điều lệ Byrd-Hargel Resolution thông qua năm 1997 qui định rằng Mỹ không được ký kết bất cứ hiệp định nào về việc làm sạch môi trường ở các nước đã nêu ở trên mà không kèm theo những quy định bắt buộc những nước đó phải có biện pháp hạn chế việc gây ô nhiễm ở chính nước của mình.

Thế mà khi ông Trump rút lui khỏi hiệp định, nước Mỹ gào lên chửi.

* Wead châm biếm, dường như truyền thông đã nhào nặn thành công một hình tượng Obama bóng láng không tì vết trong lòng hơn một nửa dân chúng Mỹ.

Vì mang danh là anh cả của thế giới, Mỹ phải đang è cổ bao bọc quân sự miễn phí cho các nước Hàn, Nhật, Ả rập, khối NATO... cho tới khi TT Trump đem bàn cân ra đặt lại. Ông cho rằng thật vô lý khi Mỹ phải bỏ ra hàng tỷ mỹ kim để tạo nên những đầu đạn, tên lửa, vũ khí và tặng không cho các nước đang được coi là siêu cường của thế giới.

* Giới ngoại giao, báo chí, tướng tá lại nhao lên lo sợ Mỹ sẽ làm mất lòng các đồng minh Á- Âu. Trump đã thẳng thắng gọi đó là mối quan hệ lợi dụng và giữ vững lập trường của mình. Thông điệp của ông rất rõ:
“Vâng, đồng minh quan trọng nhưng Mỹ vẫn quan trọng hơn”.
Mỹ không thể bị bòn rút như vậy nữa. Đức, Nhật không còn là những nước lụi bại sau chiến tranh.

Rõ ràng hiện nay họ đã là các cường quốc. Hãy nhìn nền kinh tế và sự phát triển của Nam Hàn, Ả Rập xem, đó là những nước nghèo yếu cần bảo vệ miễn phí sao? Với tài thương lượng của mình ông lại thành công trong việc bớt đi một gánh nặng trên lưng tầng lớp trung lưu Mỹ. Không những thế, nhờ Trump mà hệ thống phòng ngự NATO đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Về kinh tế, Wead thừa nhận trong vài chục năm qua chưa có đời Tổng thống nào đưa Mỹ đạt được mức tăng trưởng kinh tế tới 4.3 như Trump vào thời điểm Wead kết thúc quyển sách.

* Trump đã làm gì để thay đổi những luật lệ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước từ thời Clinton, Bush và Obama để khiến cho các hãng xưởng dần bốc hơi qua bên kia bán cầu.

Ông đã làm gì để mang các hãng xưởng về lại Mỹ? Là một nhà kinh doanh ông Trump hiểu rõ cái gọi là thương mại tự do hoàn toàn không mang lại lợi ích bằng nhau cho đôi bên, mà đó là cái bẫy bên được bên mất.
Hãy tưởng tượng với 1 hãng xưởng được mở ra tại Trung cộng từ doanh nghiệp Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc 1 hãng xưởng tại Mỹ bị đóng đi.
Khi dân Trung cộng có việc làm, dân Mỹ sẽ bị mất việc. Chúng ta tin rằng việc mang việc làm sang những nước có giá nhân công thấp để đổi lại được mua sản phẩm rẻ hơn là điều có lợi cho đôi bên nhưng thật sự đó là cái bẫy.

Ngay lúc này, cái bẫy mà không riêng gì Mỹ mà cả thế giới đang mắc phải đã lộ rõ qua việc thiếu hụt đồ y tế do phụ thuộc vào khâu sản xuất từ nước nào thì mọi người đã biết. Thật tiếc khi TT Trump chưa kịp dẹp hết cái bẫy này thì lại đang bị chỉ trích từ nhiều phía về tình hình hiện tại.

* Vì sao giới học thuật, các trường đại học Mỹ thường ủng hộ cho Dân Chủ?

Vì sao các ứng viên của đảng này luôn mang những vấn đề về súng, về việc xóa hết nợ cho sinh viên, về y tế, về dân nhập cư, về đường lối ngoại giao song phương mềm mỏng... để làm chủ đề chính cho những cuộc vận động tranh cử.

Liệu những vấn đề đó có thật sự tốt như nó được hứa từ các ứng viên.
Liệu nó giúp Mỹ đứng vững hay suy yếu thêm trên đấu trường thế giới.
Đối tượng tầng lớp nào họ đang hướng đến để kiếm được sự ủng hộ.Tại sao lại trì hoãn ngăn chặn dân nhập cư bất hợp pháp?

Tại sao đảng Dân Chủ đưa ra ý kiến đồng thuận việc cấp bảo hiểm y tế cho dân nhập cư lậu trong cuộc bầu cử sắp tới? (Ôi, lại tiền thuế!)
Liệu có phải di dân lậu từ các nước Nam Mỹ thông qua cửa ngõ Mexico là một nguồn lợi nhuận dồi dào mà chỉ có dân chính trị gia, lợi ích nhóm ngầm thỏa hiệp với nhau mới hiểu rõ?... Hãy đọc và tìm câu trả lời qua lối viết lôi cuốn rõ ràng từ Wead.

Có nhiều những thành tựu khác mà TT Trump đã đạt được chỉ trong hai năm đầu nhiệm kỳ mà Wead phải thừa nhận rằng chưa có đời Tổng Thống gần đây nào đạt được như vậy.

Từ kinh tế, quân sự, đàm phán ngoại giao cho đến giải thoát con tin Mỹ, tiêu diệt khủng bố.. Trump đều hoàn thành nhanh gọn..

Nhưng phần lớn truyền thông và đảng đối lập sẽ không dễ dàng thừa nhận những thành tựu đó..

TT Trump đang là cái gai đã gây tổn thất quá nhiều cho lợi ích nhóm mà họ sẽ phải dùng mọi thủ đoạn để nhổ bỏ đi..

Đó là lý do tại sao phải tạo ra giả thuyết tố cáo Trump đã bắt tay với Nga gian lận trong bầu cử (tốn 40 triệu $ để điều tra từ tiền thuế dân!) Khi không tìm được chứng cớ thì lại tạo ra phiên tòa luận tội vô lý mà kết quả như thế nào thì ai cũng biết rồi.

Chắc chắn ông Trump sẽ còn chịu nhiều chống đối khác cho đến khi đảng đối lập và các nhóm lợi ích đạt được mục đích của họ.

Kết thúc quyển sách của mình, Wead để người đọc tự tìm ra câu trả lời cho tương lai của nước Mỹ qua những con số xác thực, những vấn đề quan trọng ông đã đưa ra phân tích. Liệu những thành quả mà TT Trump đạt được sẽ được người sau tiếp nối hay dẹp bỏ? Wead cho rằng sẽ sớm thôi khi những cuộc tranh cử theo lối mòn cũ trở lại khi ông Trump ra đi, khi các ứng viên Tổng thống được đo ni đóng gót khác trong guồng máy chính trị được đưa lên, khi Mỹ lại dẫm vào những cái bẫy kinh tế ngoại giao khác.

Khi Mỹ đánh mất vị trí số 1 của mình, dân Mỹ sẽ tỉnh giấc nhìn ra sự thật về những việc Trump đã làm luôn hướng đến "America First" như thế nào.
Nhưng thật tệ là lúc đó đã quá muộn!

Fwd fr:  Peter Tran

Saturday, August 1, 2020

Sự “tái sinh” kỳ diệu của 3 đứa trẻ người Mỹ qua đời vì tai nạn giao thông

Gần một năm sau khi ba đứa con qua đời cùng lúc, người mẹ đau khổ ở Mỹ may mắn sinh 3, và điều kỳ diệu là chúng giống hệt các anh chị đã mất.
Tháng 4/2007, chị Lori ở thành phố Mission Viejo (California) đưa ba con là bé Kyle (5 tuổi), Emma (4 tuổi) và Katie (2 tuổi) đi sắm đồ để mừng sinh nhật của con cả. Không may trên đường về một chiếc xe tải đã đâm thẳng vào xe của chị, CNN cho biết.

Ba bé Kyle, Emma và Katie đã qua đời vì tai nạn giao thông. Ảnh: littlethings.Anh Chris Coble – cha của ba đứa trẻ – đang làm việc thì nhà chức trách thông báo gia đình bị tai nạn. Chạy đến bệnh viện nơi vợ và con gái út đang nằm, anh nhận được tin từ bác sĩ: “Tôi xin lỗi nhưng bé Katie đã qua đời”.
Một vài phút trôi qua, bệnh viện cạnh đó lại kết nối điện thoại với anh. Anh nhanh cướp lời người ở đầu dây kia: “Hãy cho tôi biết Emma còn sống không?”. Người kia ngập ngừng nhưng rành rọt: “Tôi xin lỗi nhưng bé Emma đã qua đời”.
Lúc Lori tỉnh dậy, chị không nhớ gì cả, chỉ có khuôn mặt tang tóc của chồng. Anh dìu vợ đến nơi bé Kyle đang nằm, là hy vọng cuối cùng của anh chị, song tất cả các bác sĩ đều lắc đầu, rằng Kyle đã chết não.

Vợ chồng Lori đã lấy lại nụ cười khi cùng lúc có ba con năm 2008. Ảnh: littlethings.
Không còn nỗi đau nào lớn hơn thế, Lori không biết bao lần gào khóc, không muốn sống nữa. Hai vợ chồng thậm chí đã lao đến hôn hít những đứa trẻ xa lạ trên đường, lúc thì họ đóng kín cửa và trốn ở vườn sau nhà nhiều ngày để không phải nghe tiếng trẻ con…
Ba tháng sau vụ tai nạn, đôi vợ chồng động viên sẽ gượng lại sống vì nhau. Họ quyết định có con nên đã đến bệnh viện làm thụ tinh nhân tạo, thật may họ lại mang thai ba. Gần một năm sau tai nạn thương tâm đó, Lori hạ sinh ba bé, cũng một trai, hai gái, đặt tên các con là Ashley, Ellie và Jake. Nhìn sự lớn lên ngày càng giống của bộ ba này với ba đứa trẻ đã chết, nhiều người khẳng định đây là một phép lạ.
Hiện tại bộ ba đã 7 tuổi và có nét giống hệt các anh chị đã mất. Ảnh: littlethings.
Chris xúc động cho biết: “Bạn thậm chí không thể nghĩ khác được. Cứ như thể chúng đang ở đâu đó quan sát và bảo vệ bạn. Thật khó để nghĩ rằng chúng không tham gia vào việc tạo ra điều kỳ diệu này”.
Chị Lori thì tâm sự: “Ashley, Ellie và Jake sẽ không bao giờ thay thế được ba con đã mất của chúng tôi. Nhưng niềm vui đã trở lại trong nhà. Lũ trẻ đã mang đến cuộc đời chúng tôi tình yêu, hạnh phúc và tiếng cười một lần nữa”.