Tuesday, May 31, 2022

Thương Phế Binh Lôi Hổ Lê Quang Tâm (cụt 2 chân) Toán Hải Điểu Chiến Đoàn 1 Xung Kích / SLL / NKT


- Tổng Hội Nha Kỹ Thuật $200.00
- Lôi Hổ Đoàn Khánh CD1XK $100.00
- Niên Trưởng Nguyễn Phan Tựu 72 $100.00
- Hậu Duệ Bùi Thượng Khuê $100.00
- Hắc Long Đào Mạnh Dũng 11 $100.00
- Lôi Hổ Lâm Ngọc Chiêu BCH/NKT $50.00
- Hậu Duệ Johnny Vũ Thảo $50.00
- LH Nguyễn Văn Trung Covey SLL $50.00
- Hắc Long Mai Xuân Bình $50.00
- Hắc Long Nguyễn Quang Châu 11 $50.00
- Hắc Long Nguyễn Ngọc Á 71 $50.00
- Hắc Long Phạm Hòa 72 $50.00
 
Tổng Cộng $950.00 sẽ gửi tiếp $100.00 USD và hồi báo 


Nguồn gốc Toán Hải Điểu:
Chuẩn bị cho đồng hoá chiến tranh VN, thu gọn các toán thám sát từ các Tiền Doanh 
(FOB), trở thành ba (3) Chiến Đoàn (Command & Control Detachment), toán Mississippi từ Phú Bài (FOB 1) KBC 4162/SL  chuyến về Đà nẵng (FOB 4) vào khoảng giữa năm 1969; Lúc này đổi danh thành Chiến Đoàn 1 Xung Kích (CĐ1XK = Command Control North ‘CCN) KBC 3998.
Thoạt đầu thành lập 5 toán VN, tuyển chọn kỹ lưỡng những toán giỏi, kinh nghiệm, gan dạ  qua những chuyến xâm nhập.
Toán Mississippi là được chọn, đổi tên thành Vạn Kiếp, không biết sao thời gian rất ngắn được đổi thành tên Hải Điểu.
Chuyện khó tin nhưng có thật của Lôi Hổ: C/U Nguyễn Dứa trở thành cố Trung Uý dù chưa có ngày nào mang lon Thiếu Uý; năm 70 C/U nắm toán trưởng toán Hải Điểu, sau vài chuyến công tác anh đang được đề nghị thăng cấp Thiếu Uý; khoảng tháng 5 hay tháng 6-71 gì đó toán Hải Điểu nhận công tác, vào khu cấm (isolation), đúng ngày trực thăng đưa toán vào mục tiêu cũng là ngày anh được thăng cấp Th/U, qua ngày sau thật buồn Hải Điểu đụng độ khốc liệt với quân số đối phương khoảng trung đoàn và rồi Hải Điểu bị banh ta lông còn được đưa về 1 nguyên vẹn (không nhớ có phải Tâm hay không?) hai bị thương còn 6 tử trận không lấy được xác (sau 54 năm xin thắp nén hương lòng gửi đến hầu các CH/ BKLH vất vưởng nơi rừng sâu .
Sau đó từ nhà bếp hoặc câu lạc bộ muốn về toán mình phải đi ngang qua cửa Hải Điểu, ai cũng hửi được mùi nằng nặc hương khói rợn tóc gáy.
Tâm ơi cố lên nghe.
Lôi Hổ Đoàn Khánh toán Hải Sơn và Hải Lòng cùng vách Hải Điểu. 


TpB/NKT Lê Quang Tâm đang chuyển Viện vô Sài Gòn (đã Nhập Bệnh Viện Bình Dân) để Mổ Thận .

Hiện đang Nằm Nhập bv Bình Dân tại Sài Gòn. Thứ 5 này mới lên ca mỗ Thận và Trị Phù Động Mạch chủ .


TPB Lê Quang Tâm  Toán Hải Điểu Chiến Đoàn 1 Xung Kích 
Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật
Thôn TÂN KHÁNH, xả SUỐI TIÊN , huyện DIÊN KHÁNH, Tỉnh Khánh Hòa

Anh em NKT Nam Cali viếng tang lễ Thân Mẫu C/H Lê Phúc Sơn DCT72






 

Frontpage Bút Việt Dallas May 2022


 

Sunday, May 29, 2022

Bài viết hay

 

Dù đã sẵn sàng hay chưa chuẩn bị, một ngày kia, chúng ta cũng phải chia tay thế giới này.
Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang chào đón,
sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu bằng giọt nắng trong vắt của buổi bình mình
Sẽ không còn nữa những ngày xuân hiền hòa, ấm áp.
Tiền bạc, danh vọng, quyền lực,… tất cả với ta cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa.
Còn ý nghĩa chăng là những gì ta tạo ra đối với thế giới này.
Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của tả trong cuộc sống?
Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình, mà là những gì bạn đã đóng góp.
Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được, mà là những gì bạn đã cho đi.
Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong đời, mà là ý nghĩa thật sự của chúng.
Quan trọng không phải là những thứ bạn đã học được, mà là những gì bạn đã chia sẻ lại cho người khác.
Quan trọng không còn là năng lực của bạn, mà chính là tính cách - là những gì bạn cư xử với mọi người xung quanh.
Quan trọng là những khoảnh khắc bạn khắc ghi trong lòng người khác, khi cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi bạn an ủi và làm yên lòng họ bằng cách riêng của mình, hay chỉ đơn giản là một cái nắm tay, đỡ cho một người khỏi ngã.
Quan trọng không chỉ là những ký ức, mà phải là ký ức về những người đã yêu thương bạn.
Sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, mà là họ nhớ gì về bạn.
không phải là bạn quen biết thật nhiều người,
mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời.
(Sưu tầm)

Wednesday, May 25, 2022

Chào mừng Tân tổng hội trưởng Phạm Hòa.


Cuối cùng thì anh cũng trở thành THT, có lẻ đây là một nhiệm vụ mà anh không hề mong đợi nhưng là một trách nhiệm của anh với người lính Biệt Kích NKT, danh xưng của một đơn vị mà anh đã từng phục vụ dưới cờ.

Gần nữa thế kỷ qua, anh đã âm thầm sưu tầm và quảng bá trên các phương tiện truyền thông về thân phận của người lính Biệt Kích, của tất cả các đơn vị ngoài NKT một thời được gán tên Biệt Kích.

Thành quả của việc quảng bá này nếu không nói là lớn thì cũng không thể là nhỏ, âm hưỡng của công việc anh âm thầm làm đã vang vọng khắp năm châu.

Qua anh, và những sưu tầm của anh, những phổ biến của anh trên các trang Web, khắp nơi, người ta hiểu sự nguy nan mà người lính Biệt Kích VNCH nói chung phải đối mặt, sự hy sinh âm thầm của họ trên vạn nẽo đường hành quân, từ Bắc vào Nam, từ Hạ Lào qua đến vùng tam biên nguy hiểm.

Ở đây, tôi xin được không đề cập nhiều về người lính Biệt Kích NKT vì không còn là “bí mật hành quân”, tôi chỉ muốn tuyên dương anh, Phạm Hòa, vì qua anh, những người lính cũ đã không bị mờ nhạt.

Thủa ban đầu, không ai hiểu anh, đồng ngũ NKT bảo anh tự đánh bóng cá nhân, cho là “nổ”, vì tự thân anh cũng là một Biệt Kích NKT, không ai chịu hiểu cho rằng những gì anh phổ biến chỉ là những sưu tầm, sai hay đúng của những bài sưu tầm đó không phải là trách nhiệm của anh, anh không phải là một chủ bút của một tờ báo, và thế là có những thiếu sót hay quá vẻ vời mà chính anh cũng không hay.

Nhưng cũng không ai có thể phủ nhận được sự ảnh hưỡng của những trang web mà anh đang điều hành, những trang web này đã giúp thiên hạ có dịp chiêm ngưỡng dung nhan của người Biệt Kích nói chung, ngoài Biệt Kích NKT, bên cạnh những chê bai đàm tiếu của phía bên kia, cũng không thiếu gì sự ngưỡng mộ và kính phục của người đời đối với “người và đời Biệt Kích”.

Quan trọng hơn, trang web của anh đã trở thành một cầu nối của những người lính Biệt Kích xưa và nay, một sự kết nối của các anh em cựu quân nhân thuộc quân lực VNCH, một sự thể hiện tình huynh đệ chi binh qua những lời kêu gọi cứu giúp anh em thương bịnh binh còn sót lại trên đất Việt.

Hôm nay, việc làm âm thầm đó đã mang lại nhiều thành quả, và thành quả quan trọng hơn là anh em NKT đã tin tưỡng và tín nhiệm anh vào vị trí THT, với vị trí này, tôi tin rằng anh sẽ làm cho danh xưng “Biệt Kích Nha Kỹ Thuật” sẽ nổi bật hơn.

Khi anh hình thành những trang web về người lính Biệt Kích, chắc hẳn anh đã nhìn được hàng trăm năm sau qua những trang web này mà hậu thế sẽ không quên những Kinh Kha thời đại.

Vậy với cương vị THT, với tầm nhìn xa như anh, tôi tin Phạm Hòa sẽ có những chương trình rất hữu ích và xuyên suốt qua nhiều thế hệ, và tôi cũng tin thế hệ kế thừa cho chúng ta, những biệt kích già, sẽ được nhào nặn bởi bàn tay Phạm Hoà mà nối tiếp cha anh gương cao ngọn cờ vì nước quên thân của người lính quân lực VNCH.

Chúc anh thành công

 

Tony Nguyễn, Texas

Phân Ưu C/H Võ Hoài Sơn (Giọng ngâm trong bài Truy Điệu Anh Linh Tử Sĩ Nha Kỹ Thuật

 

Tuesday, May 17, 2022

Quán trọ ven đường

house clip artChị Bông dứt phone với anh thợ làm hàng rào và lẩm bẩm: “Anh ta cho giá thay toàn bộ hàng rào 6,000 đồng, hao tốn quá”.
Chị bực mình liếc mắt sang nhà hàng xóm có chung cái hàng rào sau vườn và lẩm bẩm tiếp: “Mà cái nhà hàng xóm này lại không biết điều”.

Trước đó anh hàng xóm người Mễ đã vài lần thẳng thắn từ chối hợp tác cùng chị Bông thay phía hàng rào chung của hai nhà với lý do hàng rào chưa hư hỏng gì và tiền thì họ chưa có luôn.
Trong vườn chị Bông trồng nhiều cây hoa hồng, mái hiên patio treo chiếc chuông gío nên thơ, nếu được hàng rào đẹp thì khu vườn sẽ càng đẹp thêm.

Cái cell phone chị để trên bàn trong sân patio reo lên, không lẽ anh thợ hàng rào gọi lại…giảm gía? Hay là anh hàng xóm Mễ gọi sang báo tin đã đồng ý làm hàng rào?
Chị Bông vội vàng mở phone, thì ra là chị Huê, người bạn thân thiết. Giọng chị Huê tưng bừng vui:
– Bông ơi, hai vợ chồng mình mới mua một căn biệt thự đẹp mà gía khá rẻ so với thị trường, vợ chồng chủ nhà ly dị cần bán nhà nhanh, ưu tiên cho tiền mặt, mình đủ điều kiện. Tháng sau bạn sẽ đến ăn mừng tân gia nhé.

Chị Bông ngạc nhiên:
– Ơ kìa, nhà Huê đang ở cũng mới cũng đẹp mà lại đổi nhà à?
– Nhà này mới hơn đẹp hơn và sang trọng hơn. Đây đúng là căn nhà ước mơ của mình. Hàng xóm toàn là triệu phú trở lên đó nha.

Chị Huê say sưa tả ngôi biệt thự từ ngoài sân vào bên trong đến cả khu vườn, chị Bông nghe đến đâu choáng váng đến đó. Một tiếng sau buông phone mà chị Bông còn thẫn thờ như người mới bị bỏ bùa chưa tỉnh.
Bất giác chị ngó quanh khu vườn nhà mình bỗng thấy …tủi, gía mà chị giàu có như chị Huê thì đã thay quách toàn bộ hàng rào khỏi cần kêu gọi anh hàng xóm Mễ đóng góp.

Chị Bông đang ganh tị với căn biệt thự chị Huê vừa khoe. Anh Bông lững thững ra vườn và bắt gặp vợ ngồi im lặng trong ghế xích đu, anh thắc mắc:
– Em nghĩ gì mà thẫn thờ ra thế? Lại bực mình vì anh hàng xóm Mễ vẫn chưa chịu chung tiến thay cái hàng rào mới hả?
– Tại anh Mễ và… tại chị Huê.
– Anh biết rồi, bà Huê không khoe stock của bà ấy lên giá thì cũng khoe cửa hàng bánh mì thịt nguội, giò chả, chè cháo của bà ấy doanh thu ngày càng tăng.

Chị Bông thán phục:
– Anh nói đúng đó, cửa hàng chị ấy đắt hàng lắm, dù đã thuê mướn cả chục người mà hai vợ chồng vẫn bận rộn cả ngày, trong khi vợ chồng mình cùng tuổi về hưu như anh chị Huê thì ăn không ngồi rồi chẳng kiếm ra xu nào ngoài mấy đồng tiền hưu.

– Tội nghiệp, anh chị Huê lớn tuổi rồi mà vẫn làm việc đầu tắt mặt tối. Tóm lại giàu có mà vẫn …”khổ” vì kiếm tiền.
Anh nghe kể rằng có bà gìa luôn than thở mình mẩy tay chân đau nhức, tai điếc mắt mờ thế mà vẫn …thích mở hầu bao ra đếm tiền, chẳng than mỏi tay đau tay hay mờ mắt gì cả. Thiếu đồng nào bà phát hiện ra ngay.

Chị Bông cãi lại:
– Càng có tiền càng sướng chứ, tội nghiệp gì chị Huê.
Vợ chồng chị Huê mới mua một căn biệt thự hơn một triệu, trả tiền mặt nhé. Em nghe mà phát ham, trong khi em muốn thay cái hàng rào chỉ 6,000 đồng cũng không dám làm.
Nãy giờ em cứ mơ ước nếu mình trúng số thì sẽ mua căn biệt thự trong khu ấy làm hàng xóm các triệu phú cho oai, hàng xóm với mấy nhà Mễ này chỉ thêm bực mình..

Anh Bông an ủi:
– Hàng rào sau vườn còn tốt chán, anh hàng xóm Mễ từ chối thay mới là đúng rồi. Em đừng “khủng bố” tinh thần nhà anh ta nữa, lần nào gặp mặt họ em cũng hỏi chỉ một câu: “Anh chị suy nghĩ kỹ chưa? Có thay hàng rào với tôi không?”.
Mà em không nhớ bài thuyết giảng ở chùa hôm nào à, cuộc đời là cõi tạm, chúng ta đang ở trọ trần gian, đòi chi những điều hoàn hảo.
– Anh chỉ chuyên môn bênh hàng xóm, xe nó đậu đầy lề đường, trở ngại lối đi, chướng cả mắt, anh lại khen xe đậu thế này trông…. nhộn nhịp khu phố.
Cuối tuần nó tụ họp bạn bè uống bia trước sân mở nhạc tiếng Spanish ầm ĩ anh cũng khen… vui cả khu phố.
– Sống hòa đồng và nhịn hàng xóm một tí có sao đâu.
– Nếu thế em cũng sẽ đậu xe lòng lề đường và cuối tuần tụ họp bạn bè ngoài sân mở ầm ĩ nhạc Bolero Thanh Tuyền Chế Linh, Hương Lan Tuấn Vũ cho hàng xóm Mễ nghe chơi nhá.
– Vợ chồng Mễ hàng xóm hiền lành dễ thương, chả lẽ vì cái hàng rào mà em đành hanh với họ thế à ? Thuyết nhà Phật….

Chị Bông ngắt lời chồng:
– Ôi, anh lại thuyết nhà Phật lắm bi quan, nào đời là bể khổ, đời là cõi tạm, kiếp người mong manh, trở về cát bụi, ai mà đang tuyệt vọng sẽ chẳng muốn kiếp lai sinh.
Em muốn như anh chị Huê lúc nào cũng phơi phới kiếm tiền và hưởng đời, muốn gì cũng có. Hay là mình gom góp vốn liếng, vay mượn thêm con cái đầu tư mutual fund hay địa ốc đi anh, chơi stock thì càng kiếm nhanh hơn nữa. Vậy anh muốn cái nào?
– Nghĩa là sao? Mình mua nhà cho thuê hoặc mua mutual fund, hoặc chơi stock đu dây với may rủi ấy hả?

Chị Bông giảng giải:
– Anh nhát gan không chơi stock thì thôi. Mua nhà mình chỉ cần down khoảng 20% và lấy tiền thuê hàng tháng trả mortgage, 10 hay 15 năm sẽ trả xong nợ, căn nhà thuộc về mình.

Hay là đầu tư mutual fund chậm hơn nhưng 10 năm sau số tiền đầu tư có thể tăng gấp đôi. Tới lúc đó mình lấy cả vốn lẫn lời ra… mua nhà biệt thự làm hàng xóm các triệu phú luôn.
– Nghe em nói kiếm tiền nhẹ nhàng dễ dàng quá. Anh…không chọn cái nào cả.
Chị Bông cụt hứng giận dỗi trách:
– Hèn gì số mình nghèo là phải. Suốt đời ở căn nhà xấu này thôi.
– Ai mà chẳng muốn cuộc sống đầy đủ cao sang, anh cũng thích nhà cao cửa rộng lắm chứ, nhưng mỗi người một hoàn cảnh. Bao nhiêu năm nay không giàu có được nói chi tuổi xế chiều.

Rồi anh Bông vỗ về:
– Thôi em đừng ganh đua với chị Huê nữa, mình không có tiền bạc và càng không có thời gian để đầu tư đường dài.
Em cứ an phận làm hàng xóm mấy anh chị Mễ, mấy anh chị Mỹ đen như hiện nay đi.
Vợ chồng mình là khách hàng thường xuyên của CVS pharmacy tại thành phố này, các nhân viên bán thuốc full time thậm chí nhân viên part time thay đổi xoành xoạch mà họ còn nhớ tên nhớ mặt mình.
Vậy thì hơn 10 năm nữa mình 80 tuổi, bệnh tình mình đi tới đâu? liệu có còn sức khỏe mà hưởng nhà to nhà đẹp không, hả? nếu có thay đổi nhà thì anh sẵn sàng moving đến căn nhà nào ….gần bệnh viện nhất để mỗi lần gọi 911 cấp cứu cho tiện.

Đến dự buổi tiệc tân gia nhà chị Huê, căn biệt thự lộng lẫy ấy chị Bông khó thể nào quên, vừa trầm trồ khen ngợi vừa mơ ước khi chị Huê dắt khách đi từng phòng giới thiệu, đây là phòng khách của tôi, phòng bếp của tôi, phòng nào cũng đẹp cũng sang.

Bước vào căn phòng ngủ kê hai chiếc giường mà vẫn còn rộng mênh mông với những tủ, gương sang trọng, chị Huê lại hãnh diện sung sướng:
– Các bạn ơi, đây là phòng ngủ yêu qúy của tôi, từ cái giường, khăn trải nệm, gối mền, rèm cửa đều là hàng hiệu….
Bạn bè ai cũng khen vợ chồng chị Huê có phước, con cái đứa nào cũng ăn học thành đạt, gia đình đề huề, anh chị Huê thì giàu có làm ăn tiền vô như nước.

Chị Bông hỏi:
– Bao giờ thì anh chị Huê nghỉ bán buôn, ở nhà hưởng nhàn thảnh thơi trong căn nhà đẹp này ?.
Chị Huê phân trần:
– Mình cũng muốn nghỉ lắm. Con cái có công việc của chúng, chẳng đứa nào thích cái nghề bán bánh mì thịt nguội này cả, sang cửa hàng cho người khác thì tiếc rẻ vì công việc làm ăn càng ngày càng phát đạt, tiền cứ chạy vô túi vô nhà băng nên chẳng nỡ ngừng, thôi thì còn sức còn làm, có nhiều tiền tiêu xài cũng sướng tay. Nhờ thế vợ chồng mình mới mua căn biệt thự này dễ dàng.

Chị Huê ghé tai chị Bông khoe thêm:
– Trừ mọi chi phí mỗi tháng vợ chồng mình kiếm mười mấy ngàn, chẳng cần ăn học bằng cấp gì mà tính ra hơn hẳn lương kỹ sư lâu năm, tự mình làm chủ mình và làm chủ gần chục nhân viên từ khâu làm bánh mì, làm giò chả thịt nguội, đến khâu đứng bán cho khách hàng.
Thử hỏi là chị có chịu buông bỏ cửa hàng ngồi nhà lãnh vài đồng lương hưu không chứ.

Sau dịp ăn tân gia ấy chị Bông ít có dịp đến nhà chị Huê nhưng thường gặp chị ở cửa hàng bánh mì thịt nguội nổi tiếng ngon nhất của thành phố này.
Vợ chồng chị Huê nhanh nhẹn xã giao với khách hàng và tháo vát với công việc, chỉ huy nhân viên đâu ra đấy.

Thế mà một hôm chị Bông nghe hung tin, một người bạn gọi phone báo tin:
– Chị Huê đã qua đời trong giấc ngủ đêm qua vì heart attack.
Trời ơi, một cái chết quá bất ngờ, không hề báo trước. Chơi thân với chị Huê nhưng chị Bông có nghe chị Huê than thở gì về bệnh tim mạch đâu.
Hay là chị Huê làm việc nhiều quá nên căng thẳng và kiệt sức, ảnh hưởng đến tim mạch??

Sau đám tang chị Huê, cửa hàng bánh mì thịt nguội trở lại hoạt động bình thường, bạn bè ai cũng ngạc nhiên, tưởng anh Huê mất đi người vợ yêu dấu mấy chục năm bên nhau anh sẽ mất nguồn cảm hứng kiếm tiền.
Vài tháng sau chị Bông đã nghe bạn bè chung của chị Huê truyền nhau tin đồn anh Huê đang “tình ý” với chị Sương nhân viên quản lý cửa hàng.
Đó là một thiếu phụ khoảng 45 tuổi, chị ta là mẹ độc thân của ba đứa con. Được bà chủ tin cậy chị ta nhanh nhẹn khôn ngoan chăm chỉ làm việc và bây giờ thì được ông chủ độc thân ưu ái.

Ai cũng tưởng họ chỉ “tình ý” và bồ bịch cho đời nhau đỡ buồn. Nhưng một năm sau thì anh Huê chính thức đi thêm bước nữa với chị Sương với lý do để có người phụ anh công việc kinh doanh, cứ làm như anh chỉ cần người làm hơn là cần người tình.

Căn biệt thự lộng lẫy của chị Huê nay đã có nữ chủ nhân mới, thêm ba đứa con của chị ta nên cửa nhà đông vui hẳn lên, lúc nào cũng có một hai chiếc xe loại sang đậu trước sân, chiều tối các khung cửa sổ căn biệt thự đều sáng đèn ấm cúng.

Cửa hàng sản xuất bánh mì thịt nguội đã có nữ chủ nhân mới.
Ngày nào chị Huê từng hãnh diện khoe công việc và tiền bạc nay những huê lợi ấy đã vào túi người khác.

Ngày nào chị Huê từng sung sướng khoe căn phòng ngủ xinh đẹp sang trọng, nay căn phòng ngủ ấy cũng thuộc về người phụ nữ khác.
Và người chồng suốt mấy chục năm thân ái chung đôi của chị cũng thuộc về người khác luôn.

Chị Bông thấy xót xa giùm người bạn đã nằm dưới nấm mộ. Chị than thở với chồng:
– Thương chị Huê quá. Nhớ ngày mới mua căn biệt thự chị Huê hớn hở vui mừng bao nhiêu, chị trang hoàng chăm sóc từng căn phòng, thế mà ở chẳng bao lâu…
Anh Bông lại triết lý nhà phật:
– Chị Huê đã “ở trọ” trong căn biệt thự ấy, chứ có gì là của chị Huê đâu, kể cả bạc tiền và người chồng yêu dấu.
Hết thời hạn thì ra đi. Vợ chồng mình cũng đang “ở trọ” trong chính căn nhà của mình đây.

Cuộc sống luôn đi bên cạnh những rủi ro bất trắc, tai nạn hay bệnh hoạn có thể đến bất cứ lúc nào. Chúng ta không chết vì tại nạn, bệnh hoạn thì cũng chết vì tuổi gìa sức yếu, mười năm, hai mươi năm nữa thôi căn nhà này sẽ thuộc về ai…
Chị Bông giật mình, anh Bông nói đúng qúa, sau này vợ chồng chị chết đi, con cái đều có nhà riêng và công việc ở xa, chẳng đứa nào có nhu cầu dọn về đây. Căn nhà này sẽ bán đi và thuộc về người khác.

Chị Bông chợt nhớ tới gia đình một người quen biết, sang Mỹ diện H.O. năm 1990, Sau 5 năm làm việc cật lực họ có chút tiền down một căn nhà. Người vợ lãnh đồ từ hãng và may tại nhà, vừa chăm chỉ may vừa lo cơm nước cho chồng đi làm con đi học, chị hết sức tiết kiệm tiền bạc và cả thời gian, ít giao du với bạn bè, thậm chí từng là con chiên ngoan đạo chị cũng “né” màn đi nhà thờ hàng tuần, chỉ đi vào những dịp lễ lớn, vì đi nhà thờ là “tốn kém” , luôn có mục đóng góp đủ thứ, nay món này mai món khác chẳng bao giờ hết việc.
Mục đích chính của chị là làm việc tối đa và tiết kiệm tối đa để có tiền trả nợ căn nhà.

Nhà cửa trả xong, vốn liếng bắt đầu rủng rỉnh thì đùng một cái chị H.O lâm trọng bệnh qua đời. Chồng quan niệm con cái đứa nào cũng có ăn học và có gia đình riêng không phải lo cho chúng nữa, ông ta về Việt Nam cưới một cô hàng xóm lỡ thì nhưng vẫn còn trẻ chán so với ông, bán căn nhà cũ đang ở để mua căn nhà khác mới hơn đẹp hơn cho xứng và le lói với người mới.
Chị H.O này cũng “ở trọ” và ra đi “trắng tay” như chị Huê.

Thế là chị Bông lại an phận tìm vui với căn nhà của mình, khu vườn sau hoa lá và chuông gió vẫn đẹp và nên thơ với cái hàng rào cũ mà chị từng muốn thay bỏ chúng.

Một buổi sáng chị Bông mang rác ra sân trước thì thấy chị Mễ hàng xóm cũng kéo thùng rác ra sân liền tươi cười xã giao, bù đắp cho những ngày chị Bông liếc mắt hay lườm lườm sang nhà nó với vẻ lạnh lùng:
– Chị khỏe không? Hôm nay chị không đi làm hả?
Chị Mễ than thở và e dè:
– Tôi bị mất việc rồi, đang hưởng tiền thất nghiệp. Chị đừng rủ tôi thay cái hàng rào nữa nghe.
Xong chị ta nửa đùa nửa thật:
– Chỉ còn chồng tôi đi làm, nhà 4 đứa con, nếu tôi mà thất nghiệp dài lâu thì không có tiền trả mortgage căn nhà này đâu, lúc ấy chị sẽ có hàng xóm mới để rủ họ thay hàng rào mới.

Chị Bông cảm thấy như mình có lỗi và ái ngại quá. Hoàn cảnh nhà hàng xóm chẳng khá giả gì thế mà bấy lâu chị cứ “mặt sưng mày xỉa” ngầm với họ vì cái tội không chịu chung tiền làm hàng rào mới.
Chị Bông dịu dàng thân mật:
– Chúc chị mau kiếm được việc làm, còn cái hàng rào chung của chúng ta, đúng như chồng chị đã nói, vẫn tốt lắm, thay làm chi cho phí tiền.

Trong ánh mắt chị Mễ thoáng vẻ ngạc nhiên và vui. Chắc vì lần gặp mặt này chị ta thấy chị Bông đã thay đổi thái độ quá bất ngờ.
Chị Bông lại thấy anh Bông nói đúng, chẳng có ai dám bảo đảm ở căn nhà của mình dài lâu chứ đừng nói suốt đời.
Ngoài cái chết, người ta phải rời xa căn nhà vì hàng đống lý do, vì công việc, vì trường học của con cái hay vì mất job, vì ly dị… v..v…v à biết đâu chỉ vì…. nhà hàng xóm.

Gia đình anh chị Mễ này không chịu nổi mụ hàng xóm khó tính như chị Bông, một ngày nào đó họ cũng sẽ dọn đi cho khuất mắt?
Chị Bông chẳng cần cái hàng rào mới đẹp nữa cho hao tốn bạc tiền của mình và của hàng xóm và chị càng không mơ nhà to đẹp cao sang nữa khi tuổi đã xế chiều.

Vì nhà to đẹp hay nhà cũ xấu cũng chỉ là quán trọ ven đường đời cho ta dừng chân và một ngày nào đó ta sẽ về nơi yên nghỉ sau cùng đó mới là căn nhà vĩnh cửu của riêng ta.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Monday, May 16, 2022

Cuộc chiến tranh ngầm giữa Nga với Mỹ Ngô Nhân Dụng

Mỹ với Nga đang tham dự một cuộc chiến, nhưng cả hai bên đều không thừa nhận. Vladimir Putin và Joe Biden đều giả bộ như không có gì; vì quân đội hai nước chưa công khai bắn nhau. 

Ông Vladimir Putin có nói rằng khi NATO gửi vũ khí giúp Ukraine tức là gây chiến với Nga. Ông dọa sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói bóng gió đến Đại chiến Thứ Ba, đến bom nguyên tử, nhưng ai cũng hiểu đó là những lời nói suông. Ông Putin vẫn bán dầu lửa và khí đốt nếu có nước nào hỏi mua. Ba Lan đã gửi cho Ukraine cả máy bay và thiết giáp do Nga cung cấp thời còn chế độ cộng sản. Nga ngưng bán khí đốt, đe dọa, nhưng vẫn không dám đánh thẳng vào các địa điểm chuyển giao vũ khí các nước NATO cho Ukraine, nằm sát biên thùy Ba Lan. 

Về phần Joe Biden, ông đã gọi ông Putin là một “tên sát nhân,” một “tội phạm chiến tranh,” rồi nâng lên hàng “đồ tể;” còn nói thẳng không nên để ông Putin ngồi yên nắm quyền. Nói như thế còn nặng nề hơn công khai tuyên chiến. Ví thử ông Biden tặng ông Tập Cận Bình những danh hiệu tương tự thì chắc Trung Cộng đã tuyệt giao với Mỹ và cho quân đội chuẩn bị sẵn sàng lâm chiến. Nhưng ông Putin chứng ông tỏ có một lớp da rất dầy, vẫn im lặng. 

Khi một nước tấn công một nước khác, thì phải coi tất cả những ai giúp quân đối địch với mình là kẻ thù. Không đối đầu trong chiến tranh trực tiếp; nhưng nếu anh giúp một nước đang đánh nhau với tôi tức là anh đánh tôi. Trên thế giới ai cũng phải hiểu như vậy. 

Hai phe đang tham dự một cuộc chơi “hiểu ngầm.” Joe Biden không dám công khai nói rằng mình đang đánh Nga. Vladimir Putin không dám nói rằng mình đang bị đánh. 

Ngoại trưởng Nga Lavrov tố cáo các nước Tây phương đang “sử dụng” người Ukraine để đánh Nga. Nhưng ai cũng biết rằng quân Ukraine không tấn công nước Nga, họ chỉ tự vệ. Cho nên lời kết án đó vô nghĩa, không căn cứ. 

Nga với Anh quốc cũng đang dự một “cuộc chiến giả bộ,” bên ngoài nói vậy mà bên trong không phải vậy. Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói rằng quân Ukraine có thể đánh vào các địa điểm trong nước Nga, dùng vũ khí do nước Anh viện trợ, đó là một thẩm quyền chính đáng. Sau đó nhân viên bộ Quốc phòng Anh phải “nói rõ hơn,” rằng nước Anh không can dự vào việc quân Ukraine chọn đánh chỗ nào. Nhưng minh xác như vậy cũng chỉ để tiếp tục “giả bộ” mà không nói thêm được gì cả. 

Nga đã phản ứng, tuyên bố nếu vũ khí Anh, Mỹ bắn sang Nga thì sẽ leo thang, bắn hỏa tiễn vào đầu não Kyiv dù đang có các cố vấn nước khác ở đó. Câu này ám chỉ chuyến đi của hai ông bộ trưởng Mỹ, mới đến Kyiv chụp hình chung với Tổng thống Volodymyr Zelensky. Ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã quảng cáo trước mấy ngày, hầu như báo trước cho Nga biết, rằng họ sắp tới Kyiv. Nga hiểu, và không đụng tới Kyiv trong những ngày giờ đó. Nếu công nhận đang lâm chiến với Mỹ thì Nga đâu cần phải lo mình bắn trúng hai vị bộ trưởng, hai người chủ yếu trong chính sách chiến tranh của Mỹ? 

Trong khối NATO, Anh và Mỹ chống Nga mạnh nhất. Các nước Pháp, Đức, Hòa Lan, cho đến Lithuania đều gửi vũ khí giúp Ukraine nhưng chỉ tượng trưng, Anh và Mỹ giúp nhiều loại nguy hiểm và có hiệu quả nhất. Nhưng giúp vũ khí chỉ là “viện trợ mặt nổi.” Quan trọng hơn nữa, Anh Mỹ còn cung cấp các tin tức tình báo cho quân đội Ukraine. Công tác “viện trợ chìm” này đã bắt đầu trước khi quân Nga tấn công. Tháng Giêng năm 2022, Giám đốc CIA William Burns đã gặp Tổng thống Zelensky ở Kyiv. Ông báo cáo trước quốc hội Mỹ rằng “Chúng ta chia sẻ các tin tức tình báo chi tiết tỉ mỉ về kế hoạch đánh Kyiv của Nga.”

Trước đó, CIA đã hợp tác với tình báo Ukraine, sau khi Nga chiếm bán đảo Crimea năm 2014. Công tác đầu tiên trong mấy năm trời, là tìm ra những gián điệp nằm vùng của Nga. Bởi vì trong thời còn chế độ cộng sản mọi thứ ở Ukraine nằm trong hệ thống tương đương của Liên bang Xô viết. Tới năm 2022, tin rằng Tình báo Ukraine đã thanh lọc xong, Mỹ bắt đầu trao cho Ukraine chi tiết về các kế hoạch hành quân, các cuộc điều động và đường đi nước bước của quân Nga. Những tin tức đó có thể chuyển ngay tức thời mà không sợ tiết lộ nguồn tin của CIA. 

Tôn Tử nói, “Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng.” Tình báo Anh, nhất là Mỹ, đã giúp quân đội Ukraine “biết người” trong cuộc chiến hơn hai tháng qua.

Ngay trong ngày đầu tiên, Ukraine đã bắn hạ một máy bay chở mấy trăm lính biệt kích dù Nga ở phi trường Hostomel gần Kyiv, phá vỡ kế hoạch chiếm phi trường để đổ quân lính, vũ khí và các chiến cụ rồi tấn công vào đầu não chính phủ.

Ai cũng biết rằng quân đội Ukraine yếu hơn Nga về mọi mặt; thua kém nhất là không quân. Trước ngày Nga tấn công, nhân viên quân sự Mỹ đã quan sát hệ thống phòng không của Ukraine. Họ đề nghị mỗi ngày di chuyển các máy bay, phân tán các hàng súng và hỏa tiễn ở phi trường. Theo tin NBC News, nhờ tin tình báo của Mỹ cho biết trước các cuộc không tập của Nga, nhiều máy bay và hệ thống phòng không đã được di chuyển ngay trước khi bị máy bay Nga tấn công. Máy bay Nga đã đánh vào những phi trường bỏ trống. Không lực Ukraine bớt thiệt hại, giúp bộ binh không bị máy bay Nga đánh, và bảo vệ được không phận.

Các cuộc chuyển quân của Nga, các địa điểm quy tụ máy bay hoặc thiết giáp Nga cũng được vệ tinh của các công ty tư thu lượm và phổ biến trên mạng. Quân đội Ukraine đã sử dụng các tin tức công khai này. Ngoài ra, họ cũng nghe lén các cuộc điện thoại trong quân đội Nga, vì Nga vẫn còn dùng các dụng cụ từ thời xưa. Binh sĩ Nga khi có dịp cướp được những điện thoại di động của thường dân bị họ giết, vẫn coi là một chiến lợi phẩm quý báu! Các cậu gọi ngay điện thoại cho gia đình, bất chấp lệnh cấp trên. Tám viên tướng Nga đã tử trận, nhiều người gọi điện thoại, để lộ vị trí cho pháo binh, máy bay hay drones của Ukraine nhắm bắn. Máy bay thám thính Mỹ và Anh theo dõi các cuộc chuyển quân của Nga, biết rõ đơn vị nào đang đi tới đâu, báo cho pháo binh và các drones của Ukraine biết các mục tiêu tấn công, với các tọa độ chính xác.

Theo NBC News, trong những tháng đầu, các luật sư thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ và CIA đã ấn định loại tin tức nào có thể cung cấp cho Ukraine. Các tin tức bị giới hạn để Mỹ tránh không bị lên án là tham gia cuộc chiến. Chỉ thị đầu tiên không cho phép tiết lộ các mục tiêu tấn công để giúp quân Ukraine tái chiếm các vùng bị quân Nga cướp, và không được giúp Ukraine tấn công quân Nga ở Crimea cũng như trong vùng Dobas với hai chính quyền ly khai đã được Puitn công nhận.

Nhưng sau một thời gian, chiến tranh tàn bạo hơn, với các hành động giết hại thường dân của lính Nga, các cuộc pháo kích vào khu dân cư, từ tháng Tư Ủy ban An ninh Quốc gia trong chính phủ Mỹ đã xóa bỏ một số giới hạn này; cũng vì các đại biểu quốc hội Mỹ yêu cầu.

Ngoài ra, CIA đã đặc biệt giúp Ukraine bảo vệ Tổng thống Zelensky từ khi ông quyết liệt tử thủ ở Kyiv, từ chối không để Mỹ đưa ra khỏi thủ đô. Nga đã có kế hoạch ám sát ông Zelensky. Tình báo Mỹ và Ukraine đã thay đổi chỗ ông Zelensky ở hàng ngày, bảo đảm ông không ở cùng một chỗ với các tướng lãnh và những người trong bộ tham mưu.

Cho tới nay, hai ông Vladimir Putin và Joe Biden vẫn có thể “giả bộ” như giữa Nga – Mỹ không hề có chiến tranh; nhưng sự thật không phải như vậy. Có thể nói trong hai tháng qua Tình báo Mỹ đã “tham chiến” dù không ai có mặt trên đất Ukraine.

Mỹ đã giúp quân đội Ukraine đứng vững và lật ngược thế cờ với các tin tình báo, nhờ hệ thống các vệ tinh nhân tạo, các máy bay thám thính, và các nguồn cung cấp khác. Nhưng yếu tố quyết định vẫn là khả năng sử dụng các thông tin một cách nhanh chóng, quyết liệt, nhờ tinh thần chiến đấu “Cosack” dũng cảm của dân và quân Ukraine.

Saturday, May 14, 2022

CUỘC CHIẾN BÍ MẬT HỒ SƠ LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT VNCH Giaó sư Vũ Đình Hiếu lược dịch / Tài Liệu Việt Cộng

LỜI NÓI ĐẦU

Sau cuộc chiến ở Việt Nam, nhiều chính khách cũng như sĩ quan cao cấp của Quân đội Mỹ và VNCH đã dành khá nhiều giấy mực để lý giải, thanh minh cho những việc làm, những tháng ngày quay lưng lại với chính dân tộc mình, cũng như trách nhiệm của họ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc, tương tàn do Chính phủ Mỹ gây ra.

Khác với những chính khách hay các tướng tá khác, Giáo sư Vũ Đình Hiếu-dịch giả cuốn “Cuộc chiến bí mật”- là một cựu biệt kích quân đội VNCH, đã nhìn lại cuộc chiến với tâm tư của người lính một thời ngồi chung thuyền với những biệt kích “Mũ nồi xanh” của Mỹ. Vốn là người cùng chung chiến tuyến, họ từng là lực lượng chuyên trách đánh phá hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Họ trở thành lực lượng xung kích chuyên đánh phá tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử bằng những thủ đoạn vô cùng thâm hiểm, tinh vi hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho đồng bào miền Nam.

Phải sau cuộc chiến đến một phần tư thế kỷ, với cương vị là Giáo sư chuyên ngành Công nghệ thông tin, từng giảng dạy  ở các trường Đại học ở bang Texas (Mỹ) và hiện ông đang giảng dạy tại Trường ĐH RMIT-một trường ĐH Quốc tế ở Tp. HCM. Trong cuốn sách này Gs Vũ Đình Hiếu dựa vào những tài liệu đã giải mã của Lầu năm góc như: “ SOG The Secret Wars Of American’s Commandos in Vietnam” của John L. Plaster; “How American Lost the secret War in VietNam” và “Why American Lost the secret War in North VietNam” của Kenneth Conboy Dale Andrale, United Press, 2000; Cuốn sách kể lại những tháng ngày mà không ít các cựu biệt kích quân đội VNCH vẫn tưởng là một thời vinh quang ấy.

Thật ra nguyên nhân chủ yếu thôi thúc Gs Vũ Đình Hiếu dịch cuốn sách này chính là thái độ thờ ơ, vô cảm, lạnh lung, lãng quên, bỏ rơi của chính phủ Mỹ đối với những cựu biệt kích quân đội VNCH ngay trên đất Mỹ, mà một thời CIA từng gọi họ là “Người hùng thời đại”.

Mặc dù cái nhìn của các tác giả trong nguồn tư liệu còn nhiều sai lệch do cách nhìn nhận, cách nghĩ xuất phát từ lập trường chống Cộng thâm căn, song dù sao những trang dịch của Gs Vũ Đình Hiếu đã miêu tả khá sinh động bản chất chống Cộng thâm căn, thủ đoạn nham hiểm của lực lượng biệt kích Lôi Hổ, quân đội VNCH và biệt kích “Mũ nồi xanh” của Mỹ, đặt dưới bàn tay điều khiển của CIA, nhằm bớt xương máu của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Đó là chính sách thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của Mỹ.

Qua cuốn sách này, bạn đọc sẽ có thêm một tài liệu tham khảo về một sắc lính - Biệt kích - trong cuộc chiến tranh Việt Nam và Đông Dương.
Tiến sĩ sử học Đinh Thu Xuân


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Giêng, 2011, 09:12:05 pm

CUỘC CHIẾN BÍ MẬT

Trong cuộc chiến Việt Nam có một lực lượng bí mật, ít người biết đến, với mật danh Nha Kỹ thuật, thuộc Bộ Tổng Tham mưu, quân lực VNCH.

Những quân nhân trong sắc lính bí mật này thường được gọi là Lôi Hổ, họ được xếp vào hàng lính Biệt kích, thuộc lực lượng đăc biệt (gọi tắt là biệt kích). Người Mỹ cho rằng: “Nha Kỹ thuật là một huyền thoại trong cuộc chiến tranh Đông Dương”. Cả Nha Kỹ thuật và lực lượng đặc biệt đều được Hoa Kỳ yểm trợ mạnh mẽ. Nha Kỹ thuật có tổ chức riêng biệt dựa theo cơ cấu tổ chức của Lực lượng đặc biệt (từ đây trở đi gọi là biệt kích).

 Các “Bộ” hoặc “Sở” chỉ huy (CCN, CCC, CCS-Command & Control North, Central, South) tương đương với các Bộ chỉ huy “C” (C1, C2, C3, C4) của biệt kích. Các “Căn cứ hành quân tiền phương” (FOB-O Forward Operation Base) tương đương với các Ban chỉ huy “B” (B50, B52, B57…) Các toán Lôi Hổ tương đương với các phân đội “A” biên phòng.

Tháng 2 năm 1961, một chiếc thuyền đóng theo kiểu thuyền đánh cá ở Bắc Việt Nam trôi bồng bềnh ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, lặng lẽ hướng về Cẩm Phả, một thị xã nhỏ ven biển. Hai đêm trước, chiếc thuyền đã lướt qua Cảng Hải Phòng một cách trót lọt. Chiều ấy, lúc hoàng hôn, chủ nhân của chiếc thuyền có thể thấy lờ mờ những rặng núi cao thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc ở vị trí khoảng 40 dặm về phía bắc. Trường hợp không may xảy ra, nếu bị bao vây, sẽ không có một chiếc tàu nào của Mỹ hay của quân đội Sài Gòn đến giải cứu anh ta. Chiếc thuyền con này không phải được đóng ngoài Bắc mà là ở Vũng Tàu, cách xa Cẩm Phả khoảng 800 dặm. Những người lái tàu đã được cơ quan tình báo CIA Mỹ bí mật tuyển chọn và huấn luyện để đưa một người Việt Nam đứng tuổi, đem theo máy truyền tin, tìm cách xâm nhập vào miền Bắc. Điệp viên mang bí danh Ares đã đặt chân lên đất Bắc một cách suôn sẻ.

Dưới thời tổng thống Kennedy, tại điều khoản số 52 của Hội đồng an ninh Quốc gia cho phép cơ quan CIA sử dụng quân biệt kích “Mũ nồi xanh” (Special Forces) và Người nhái Hải quân (Navy Seals) để huấn luyện, làm cố vấn cho quân nhân Việt Nam thực hiện những phi vụ bí mật, do ông trùm CIA là W. Colby tổ chức.

Tại thành phố biển Nha Trang, biệt kích Mỹ huấn luyện cho biệt kích quân Việt Nam thuộc Liên đoàn biệt kích số 1, chuyên do thám đường mòn Hồ Chí Minh. Trong hai năm (1961-1962), Liên đoàn này đã tổ chức 41 cuộc hành quân truy tìm dấu vết hành lang vận chuyển của Quân đội nhân dân Việt Nam qua lãnh thổ Lào.

Trong khi đó tại Đà Nẵng, toán người nhái Mỹ lo huấn luyện cho thủy thủ quân đội Sài Gòn chuyên chở người xâm nhập miền Bắc bằng đường biển. Ngoài ra, họ tổ chức thêm những toán biệt kích biển mở những cuộc tập kích bất ngờ vào các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc. Nhưng chỉ sau vài chuyến  trót lọt, Hải quân Bắc Việt Nam đã đề phòng, ngăn chặn và đánh chìm một số thuyền chiến của quân đội Sài Gòn. Sau khi nhận định lại tình hình, cơ quan CIA đã quyết định thay đổi hướng xâm nhập miền Bắc bằng đường không, với sự tiếp ứng của không quân Sài Gòn.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Giêng, 2011, 09:39:50 pm

Những nhân viên (thời điểm này họ vẫn là dân sự) chuẩn bị xâm nhập miền Bắc đều được huấn luyện tại căn cứ Long Thành (Biên Hòa), cách Sài Gòn khoảng 20 dặm về hướng Đông. Quân Mũ nồi xanh và nhân viên CIA huấn luyện cho họ về nghiệp vụ tình báo, kỹ thuật phá hoại, sử dụng vũ khí, nhảy dù, đánh morse và kiếm sống. Nói chung là những kỹ năng để họ có thể tồn tại và hoạt động lâu dài trên đất Bắc.

Đến cuối mùa xuân 1961, điệp viên Ares vẫn thường gửi những bức điện morse đến  Trung tâm truyền tin viễn thông của CIA ở Philippin để báo cáo tình hình. Qua những báo cáo  của điệp viên Ares, CIA cho rằng thời kỳ tung gián điệp đơn tuyến đã kết thúc, bắt đầu thời kỳ thả những toán biệt kích xâm nhập miền Bắc từ 3 đến 8 người. Thế nhưng họ đã không được may mắn như điệp viên Ares.

Chuyến đầu tiên thả toán biệt kích Atlas, họ đã không có cơ hội để gửi mật điện báo cáo là đã đến nơi, vì chiếc máy bay chở họ cũng biến mất luôn. Sau vụ này, tướng Nguyễn Cao Kỳ đích thân lái máy bay, thả toán biệt kích thứ hai có tên là Castor, hy vọng xâm nhập sâu vào nội địa miền Bắc Việt Nam. Thế nhưng chỉ ba tháng sau, Hà Nội đưa ra xét xử công khai vụ ba biệt kích của toán Atlas còn sống sót. Ít lâu sau toán Castor cũng mất liên lạc. Rồi đến toán Dido và Echo cũng nằm trong tay lực lượng an ninh Bắc Việt. Toán cuối cùng thả xuống miền Bắc trong năm 1961 là toán biệt kích mang tên Tarzan cũng bặt vô âm tín.

Sau những sự kiện trên, mùa hè 1962 CIA quyết định bàn giao các hoạt động xâm nhập ở vùng Đông Nam Á cho quân đội Mỹ và triển khai trong vòng 18 tháng. Chương trình bàn giao có tên gọi là “Kế hoạch trở lại” (Operation Switchback). Thế rồi nổ ra cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963 dẫn đến nhiều biến đổi trong chính thể Sài Gòn, khiến cho kế hoạch bàn giao thêm chậm trễ. Mặt khác quân đội Mỹ vẫn chưa có một đơn vị đặc biệt nào để đảm nhận chương trình của CIA bàn giao. Trong lúc đó, Quân đội nhân dân Việt Nam gia tăng mức độ chi viện cho chiến trường miền Nam. Để đối phó, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc. Namara ra lệnh thả nhiều toán biệt kích ra miền Bắc để phá hoại, với lời đe dọa: “Giới lãnh đạo miền Bắc nên biết rằng họ sẽ phải trả giá đắt nếu còn tiếp tục dung dưỡng, cho quân xâm nhập vào miền Nam”


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Giêng, 2011, 09:48:59 pm

Kế hoạch 34A được phê duyệt ngày 15/12/1963 giới hạn một sốt mục tiêu phá hoại ở Bắc Việt Nam. Mặc dù Mc Namara ra sức thúc đẩy, kế hoạch 34A mãi cho đến ngày 1/2/1964 mới được triển khai. MACV mới lập xong 1 đơn vị, đảm nhiệm những hoạt động bí mật của CIA. Đơn vị này do 1 Đại tá chỉ huy, bao gồm nhiều sắc lính từ biệt kích, người nhái cho đến Không đoàn cảm tử (Air Commando). Đơn vị tổng hợp này lấy tên là Liên đoàn hành quân đặc biệt, gọi tắt là SOG (Special Operation Group). Sau đó đổi tên để giữ bí mật, mặc dù vẫn viết tắt là SOG (Study and Observation Group). Đoàn Nghiên cứu, quan sát, tên mới nghe có vẻ như một trung tâm nghiên cứu, chỉ toàn những chuyên gia hoặc các giáo sư, tiến sĩ.

SOG không trực thuộc cơ quan MACV hoặc cấp chỉ huy của MACV là tướng W. Westmoreland, mà nhận lệnh trực tiếp từ Bộ Tổng Tham mưu quân đội Mỹ (JCS) ở Lầu năm góc và thường nhận lệnh từ Nhà Trắng. Chỉ có 5 sĩ quan cao cấp Mỹ ở Sài Gòn được báo cáo về những hoạt động bí mật của SOG. Đó là tướng Westmoreland, Tham mưu trưởng của ông ta, Trưởng phòng Nhì, Tư lệnh Không quân và Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam.

SOG được phép mở những cuộc hành quân xuất phát từ miền Nam Việt Nam và Thái Lan vào lãnh thổ Lào, Campuchia, Bắc Việt Nam và có thể ở cả phía bắc Miến Điện, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc. Ngân sách chi cho SOG được giấu trong tài khoản dành cho Hải Quân Mỹ.

Chỉ huy SOG là Đại tá Clyde Russell, thuộc binh chủng dù, từng tham gia Chiến tranh Thế giới lần 2, sau đó chuyển sang lực lượng biệt kích trong những năm 50 của thế kỷ XX. Đại tá Clyde Russell đã từng có mặt trong Sư đoàn dù 82 đổ bộ xuống Pháp, Hà Lan. Rồi chỉ huy Liên đoàn Biệt kích số 10 ở Châu Âu; Chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 7 đóng căn cứ tại Fort Bragg, bắc Carolina.

Theo kế hoạch 34A, Đại tá Russell và Ban Tham mưu sẽ thay đổi cơ cấu tổ chức của Lien đoàn Nghiên cứu quan sát theo khung tổ chức lực lượng biệt kích xâm nhập OSS, với thế mạnh là có sự yểm trợ của các binh chủng Không quân, Hải quân và Tâm lý chiến. Cơ quan CIA cho SOG sử dụng hệ thống tiếp liệu đặc biệt với những thiết bị đặc biệt như vũ khí tối tân, dụng cụ câu dây điện thoại để nghe trộm. Đồ tiếp liệu đặc biệt này có trong căn cứ Chinen ở Okinawa. Ngoài ra còn có thêm văn phòng chuyên lo việc tiếp tế cho SOG và lực lượng Biệt kích.

CIA bàn giao thêm cho SOG một phi đội máy bay C123 từ Đài Loan đến, do các phi công Đài Loan lái để thay thế loại máy bay C47 của Không quân Quân đội Sài Gòn. Phi đội này có tên là “Thứ Nhất”, gồm 4 chiếc C123. Mỗi chiếc có 1 phi hành đoàn phụ để thực hiện những chuyến bay trên lãnh thổ miền Nam. Còn các phi công Đài Loan bay những phi vụ xâm nhập miền Bắc hoặc lãnh thổ Campuchia. Những phi công Đài Loan này không biết tiếng Việt, tuy họ đều có thẻ căn cước Việt Nam. Chỉ một số rất ít viên chức Việt Nam mới biết họ là ai. CIA cũng bàn giao lại kết quả 3 năm hoạt động của họ từ 1961-1964.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Giêng, 2011, 09:57:33 pm

Trong số 22 toán biệt kích được thả ra miền Bắc, CIA chỉ còn liên lạc được 4 toán:  Bell, Remus, Easy, Tourbillon; và 1 điệp viên đơn tuyến Ares. Tại căn cứ Long Thành, SOG nhận được khoảng hơn 20 nhân viên đang huấn luyện. Nhưng sĩ quan SOG lại không tin tưởng họ và đòi phải loại trừ những quân nhân đó. SOG cũng không thể trả họ về cho Quân đội Sài Gòn, vì họ đã biết quá nhiều những hoạt động bí mật cũng như số phận các toán biệt kích ở ngoài Bắc. Người Mỹ cho rằng cách giải quyết dễ nhất là cứ thả họ ra ngoài Bắc, rồi bỏ rơi họ trong tay lực lượng an ninh Bắc Việt.

Trong 3 tháng 5, 6, 7 năm 1964, tất cả những toán biệt kích: Boone, Buffalo, LotusScopion nhảy dù cuống miền bắc đều bị bắt. Chưa kể số nhân viên khác được gửi ra ngoài Bắc để tăng cường cho hai toán biệt kích RemusTourbillon. Sau khi thanh toán xong các toán biệt kích do CIA để lại, SOG bắt đầu tuyển mộ nhân viên mới cho một chương trình huấn luyện dài 21 tuần. Tên gọi “Lôi Hổ” được đặt cho số nhân viên mới tuyển chọn để yểm trợ kế hoạch 34A tấn công bất ngờ vào ven biển Bắc Việt.

Đêm 16/2/1964, ba thủy thủ người Na Uy lái chiếc tàu Nasty - 1 loại tàu chạy rất nhanh, hỏa lực mạnh do Na Uy chế tạo - chở theo người nhái Việt Nam, dự tính phá hủy một chiếc cầu, nhưng bị lực lượng an ninh Bắc Việt phát giác, phải quay trở lại. Mấy đêm sau, một toán người nhái khác xâm nhập miền Bắc lại thất bại, mất đi 8 quân nhân thuộc lực lượng Người nhái của Quân đội Sài Gòn. Bước sang mùa mưa năm 1964, các tốc đỉnh Nasty và biệt kích biển dùng chiến thuật tấn công bất ngờ rồi rút nhanh phá hủy được 5 mục tiêu ngoài Bắc trong 2 ngày 9 & 25 tháng 7. Ngày 30/7, SOG sử dụng 5 chiếc tốc đỉnh Nasty tấn công những dàn ra đa gần Hải Phòng, gây nhiều tiếng nổ phụ.

Từ tháng 6/1964, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara đã ra lệnh thám thính lãnh thổ Lào, theo chương trình “Leaping Lena”. Từ ngày 24/6 đến ngày 1/7, SOG bắt đầu thả những toán biệt kích đầu tiên xuống lãnh thổ Lào. Việc 5 toán biệt kích Việt Nam nhảy dù xuống đất Lào để do thám các hoạt động của Quân đội Bắc Việt Nam theo chương trình “Leaping Lena” tới tai cố vấn của Tổng thống Mỹ là ông William Bundy, qua bản báo cáo “Tất cả các toán biệt kích đều bị lực lượng an ninh Bắc Việt phát hiện, chỉ còn 4 người sống sót chạy thoát trở về”.

Đầu năm 1965, phi công Jim Ryan của Air America (CIA) chụp được một số hình ảnh về những con đường mới làm từ đèo Mụ Giạ sang lãnh thổ Lào. Theo đó, hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh nối dài, vươn xa. Ngày 8/3/1965, SOG có một chỉ huy mới là Đại tá Donal Blackburn, một người có máu mặt trong lực lượng đặc biệt, sẽ trở thành nhà đạo diễn cho “cuộc chiến tranh ngoại lệ” ở Việt Nam và Đông Dương.

Theo tài liệu: SOG The Secret Wars of American’s Commandos in Vietnam, John L Plaster.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Giêng, 2011, 11:52:33 pm

CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ

Năm 1957, chính quyền Eisenhower tài trợ cho một chương trình bí mật, phối hợp giữa cơ quan Trung ương tình báo CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ để thành lập một đơn vị biệt kích cho Quân đội Sài Gòn. Đơn vị này  lấy tên là Liên đoàn quan sát số 1, với nhiệm vụ bí mật xâm nhập vào hàng ngũ quân đối phương ở khắp nông thôn miền Nam. Để giữ bí mật, Liên đoàn quan sát số 1 do Ban Nghiên cứu điều hành (thuộc ngành tình báo của Bộ Quốc phòng quản lý). Ban Nghiên cứu điều hành về sau đổi tên là Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống, đặt dưới sự theo dõi trực tiếp của Tổng thống Ngô Đình Diệm, do trung tá đặc vụ Lê Quang Tung làm trưởng phòng.

Năm 1958, cơ quan CIA tại Sài Gòn thành lập Ban Ngoại vụ để làm việc với Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống. Trưởng Ban ngoại vụ là Russell Miller, núp dưới bóng một nhà ngoại giao. Russell lệnh cho trung tá Tung chọn 12 thành viên cho đơn vị mới. 12 sĩ quan trẻ cấp bậc từ thiếu úy đến trung úy  được tuyển chọn, đặt dưới quyền chỉ huy của Đại úy Ngô Thế Linh, người đã từng phục vụ 5 năm ở Trung tâm huấn luyện Đà Nẵng. Tháng 11/1958, cả 12 sĩ quan trẻ đều được đưa sang Saipan. Họ được cơ quan CIA huấn luyện hai tháng về nghiệp vụ tình báo, tác chiến, phương thức phá hoại và chỉ huy đường dây tình báo. Cuối 1958, Đại úy Ngô Thế Linh trở về Sài Gòn và được chính thức bổ nhiệm làm trưởng phòng Bắc Việt (với mật danh là Phòng 45), trực thuộc Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống, quân số chỉ có hơn chục người. Trong những tháng còn lại của năm 1958, Phòng 45 chuyên lo việc huấn luyện cho nhân viên mới.

Đến giữa năm 1959, một nhóm 5 sĩ quan khác được đưa sang Saipan huấn luyện một khóa ngắn 6 tuần. Sau đó ít lâu, CIA cử nhân viên đến Sài Gòn huấn luyện hai khóa trong năm, mỗi khóa huấn luyện kéo dài 12 tuần. Lần này, chương trình huấn luyện nhắm vào những sĩ quan trẻ sinh quán tại miền Bắc, có gốc là dân tộc thiểu số. Khóa huấn luyện kéo dài đến cuối năm 1959.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 28 Tháng Giêng, 2011, 12:00:41 am

Phòng 45 lập kế hoạch 5 năm để xâm nhập vào vùng hậu phương mà đối phương kiểm soát rất chặt chẽ. CIA cũng thừa biết những trở ngại của Phòng 45. Trước đó, vào những năm 1951-1953 chính CIA đã sử dụng 212 điệp viên người Hoa xâm nhập vào Trung Quốc. Rốt cuộc một nửa số điệp viên bị tiêu diệt, nửa khác bị bắt. Trên đất Triều Tiên kết quả cũng tương tự. Lần này Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống giao trách nhiệm cho Trung úy Đỗ Văn Tiên (mật danh Francois) phái một điệp viên đơn tuyến xâm nhập miền Bắc. Francois tìm được một người thích hợp là Phạm Chuyên, nguyên là một Đảng viên biến chất, quê ở tỉnh Quảng Ninh. Chuyên bị vợ bỏ nên anh ta di cư vào Nam. Thoạt đầu Phạm Chuyên từ chối, mặc dù Trung tá Lê Quang Tung đã cho đàn em theo dõi, dụ dỗ suốt nửa năm trời. Trung úy Tiên (Francois) buộc phải cộng tác với 1 nhân viên CIA là Edward Reagan tìm cách thuyết phục Chuyên. Sau hơn 6 tháng CIA trổ tài, Phạm Chuyên nhận lời. Anh ta được đưa ra Nha Trang để làm kỳ trắc nghiệm tâm lý. Chuyên đạt được điểm xuất sắc trong kỳ trắc nghiệm. Sau đó Chuyên còn phải trải qua hai kỳ khảo nghiệm nữa, một ở Sài Gòn và một ở Nha Trang. Tiếp theo CIA huấn luyện cho Chuyên 6 tháng về kỹ năng truyền tin.

Trong lúc Chuyên được huấn luyện các kỹ năng thì Trung úy Tiên và Reagan bận rộn phác thảo kế hoạch đưa điệp viên xâm nhập miền Bắc. Theo kế hoạch, Chuyên sẽ nằm vùng dài hạn ở tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh ven biển Bắc Bộ, nơi Chuyên rất quen thuộc. CIA cho rằng việc phái Chuyên xâm nhập miền Bắc bằng đường biển là rất hợp lý. Với niềm hứng khởi ấy, hai chuyên viên tình báo bay ra Đà Nẵng tìm địa điểm xuất phát. Họ thuê một biệt thự kín đáo, có tường bao quanh làm mật cứ.

Tất cả mọi động thái cũng như đường đi, nước bước của họ từ đó về sau có mật hiệu là Pacific. Trước khi Chuyên được gửi đi, Phòng 45 quyết định triển khai kế hoạch ngắn hạn: thả điệp viên đến khu phi quân sự, dọc theo vĩ tuyến 17 để thăm dò. Nhân vật được tuyển chọn cho kế hoạch này là một người theo đạo Công giáo, quê ở Hà Tĩnh, tên là Vũ Công Hồng. Anh ta được huấn luyện cấp tốc và đưa ra sống ở Huế trong một căn nhà được bảo vệ rất nghiêm mật. Trong căn nhà đó còn có hai sĩ quan trẻ thuộc Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống là Phạm Văn Minh và Trần Bá Tuấn, cả hai đều được huấn luyện ở Saipan. Hai người có bí danh là Micheal và Brad. Họ làm việc với nhân viên CIA David Zogbaum. Cũng như Francois (Đỗ Văn Tiên) làm việc với Reagan ở Đà Nẵng. Vũ Công Hồng (mang mật danh là Hirondelle) đã sẵn sàng lên đường. Thiếu tá Trần Khắc Kính nhân vật thứ hai của Phòng Liên lạc Phủ Tổng Thống chỉ đạo mọi hoạt động xuất phát từ Huế, với mật danh là Atlantic.

Điệp viên Vũ Công Hồng đã sẵn sàng ra đi. Thiếu tá Trần Khắc Kính, đại diện cho Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống, có mặt trong lúc thả Vũ Công Hồng qua sông Bến Hải. Sang đến bờ bắc, anh ta biến vào màn đêm. Vài tuần sau, Vũ Công Hồng trở về căn cứ an toàn. Mặc dù Hồng chỉ cung cấp một ít thông tin về đường đi, nước bước của hệ thống an ninh Bắc Việt, nhưng cũng đủ làm cho những nhân viên của Phòng 45 hứng khởi. Sau chuyến đi của Hồng hai tháng, Chuyên đã sẵn sàng lên đường, với hành trang là kiến thức của một năm được huấn luyện. Sứ mệnh của Chuyên khác với Hồng. Chuyên sẽ thu thập tin tức tình báo, tuyển mộ thêm điệp viên, chuẩn bị tinh thần lót ổ nằm vùng dài hạn. Theo kế hoạch tạo vỏ bọc ngụy trang, Chuyên sẽ đóng vai một người đánh cá ở một làng nhỏ ở Cẩm Phả, ngay gần vịnh Hạ Long. Đó cũng chính là quê hương của Chuyên trước năm 1958. Sự trở về của Chuyên có thể không an toàn, nhưng bù lại Chuyên còn có gia đình, người thân, hy vọng sẽ được che chở. Trước lúc lên đường thực thi phi vụ xâm nhập, Phạm Chuyên được mang mật danh Ares, một cái tên rất Mỹ.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 28 Tháng Giêng, 2011, 03:42:48 pm

Đầu tháng 4/1961, Chuyên lên tàu Nautilus 1, rời Đà Nẵng, theo hành trình hai ngày về phía bắc. Không may cho Chuyên do gặp phải thời tiết xấu, chiếc Nautilus 1 đành quay trở vể nơi xuất phát. Vài hôm sau thời tiết đẹp trở lại. Chuyên lại lên đường. Cả hai viên sĩ quan Tiên và Reagan đều ra bến tàu tiễn đưa Chuyên. Sau này Tiên nhớ lại là khi chia tay với Chuyên, anh ta đã chúc Chuyên may mắn nhưng Chuyên không nói nửa lời.

(http://img710.imageshack.us/img710/7946/logosample.jpg) (http://img710.imageshack.us/i/logosample.jpg/)
Phù hiệu Nha Kỹ Thuật

Thời tiết lúc đó chưa là mùa mưa. Trời trong, biển lặng, chiếc Nautilus 1 lặng lẽ xâm nhập vào vùng biển Quảng Ninh. Rời chiếc Nautilus, Chuyên một mình chèo chiếc thuyền nhỏ, rồi đổ bộ lên một địa điểm gần Cẩm Phả. Chuyên đem đồ đạc, trang bị lên bờ rồi giấu ngay hai máy truyền tin. Việc đầu tiên là anh ta phải tuyển mộ thêm một người để phụ giúp khi sử dụng máy truyền tin. Phòng 45 biết rõ điều đó, nên sẽ chờ tín hiệu của Chuyên trong vòng nhiều tuần, và biết đâu phải chờ trong vài tháng.

 Tuy chưa bị phát giác, nhưng đã có người thấy Chuyên lẻn về làng cũ, đi thẳng vào căn nhà xưa của mình. Khi sum họp với gia đình, Chuyên cố thuyết phục người em trai là Phạm Độ. Với vẻ miễn cưỡng, Độ theo anh trai ra bờ biển, đào hai chiếc máy truyền tin lên, đem về nhà đào hố chôn ngay trong buồng. Đến đây chuyến xâm nhập đầu tiên của Chuyên cũng như SOG coi như thành công. Thế nhưng ngày 19/4, có vài ngư dân phát hiện ra chiếc thuyền nhỏ của Chuyên. Tiếp theo sau là những cuộc khám xét của lực lượng an ninh ngay tại làng chài nhỏ quê Chuyên. Sau khi xác định không ai là chủ nhân của chiếc thuyền thì cuộc khám xét được mở rộng ra cả bãi biển.

Rồi công an Quảng Ninh cũng phát hiện ra hố chôn giấu hai máy truyền tin. Nghi ngờ có gián điệp xâm nhập địa bàn, Trưởng Ty công an Quảng Ninh thảo ngay kế hoạch khám xét khu vực làng chài, đặc biệt đối với những nhà có người di cư vào Nam hoặc những gia đình từng có than nhân làm việc cho chính quyền thực dân Pháp. Do không nắm được thông tin, Chuyên vẫn trốn trong một cánh rừng gần đó. Anh ta đem theo một máy truyền tin, nhờ người em trai quay máy truyền tin để gửi đi bức mật điện đầu tiên. Nhằm tránh cho làn sóng bị giao thoa, Phạm Chuyên đánh tín hiệu từ bờ biển miền Bắc Việt Nam, vượt đại dương đến trạm Bugs, với mật mã do CIA đặt cho trạm viễn thông tại căn cứ quân sự ở cảng Subic, Philippin. Từ đó, bức mật điện sẽ được chuyển tiếp đến cơ quan CIA tại Sài Gòn. (nằm ở góc Đồng Khởi - Lý Tự Trọng đối diện công viên Chi Lăng ngày nay, khi đó người ta chỉ biết đó là trụ sở của hãng IBM; ct N.C.).

(http://img16.imageshack.us/img16/5135/macvsognhakythuatreconl.jpg) (http://img16.imageshack.us/i/macvsognhakythuatreconl.jpg/)
Một toán Lôi Hổ tại căn cứ huấn luyện



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 28 Tháng Giêng, 2011, 03:54:23 pm

Nhận được bức mật điện, Robert Kennedy – một nhân viên CIA – tay huơ huơ bức mật điện bước vào Phòng 45, không giấu nổi nỗi mừng khôn xiết, anh ta nói lớn: “Thành công rồi!”. Một bản sao bức mật điện của Phạm Chuyên đã được trình lên Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau này, Chuyên còn gửi thêm 22 bản báo cáo nữa trong một thời gian rất ngắn.

 Trong khi đó, tại Quảng Ninh, nhân viên phản gián Bắc Việt đã dò theo làn sóng điện, thu đầy đủ nội dung những bức mật điện do Phạm Chuyên đánh đi. Và một cụ già cũng báo cho công an biết rằng có một người lạ tìm cách giấu mặt đang sống trong một căn lều gần bãi biển. Cụ già còn cung cấp thêm: có người trong làng chài khoe một cây viết bic, vật ít thấy ở miền Bắc.

Với những thông tin thu thập được, công an theo dõi căn nhà của gia đình Phạm Chuyên. Ngày 11/6, công an Quảng Ninh bắt giữ Phạm Độ trong khi anh ta đem đồ tiếp tế vào rừng cho Phạm Chuyên. Sáu ngày sau, họ khám phá ra máy truyền tin thứ hai chôn giấu trong nhà cùng với bản mật mã. Từ đây số phận của Phạm Chuyên – Ares đã được định đoạt. Hà Nội có hai lựa chọn. Một là công bố vụ án điệp viên Phạm Chuyên, rồi đưa ra tòa như vụ án Đại Việt trước đây. Hai là khống chế, sử dụng Phạm Chuyên làm gián điệp hai mang, buộc Chuyên phải thường xuyên liên lạc với Sài Gòn. Thế rồi đúng 9h sáng ngày 8/8/1961, sau hai tháng mất liên lạc, Sài Gòn lại nhận được mật điện của Phạm Chuyên. Với sự hiện diện của sĩ quan an ninh Bắc Việt bên cạnh, Phạm Chuyên cắt nghĩa về sự im lặng của mình. Rằng mẹ và em gái anh ta không đủ tiền nộp thuế nông nghiệp, do đó anh ta phải tạm thời lánh mặt lên Hà Nội.

Đương nhiên Sài Gòn chẳng có cách gì hơn đành phải tạm tin vào những gì Chuyên báo cáo và chấp thuận gửi đồ tiếp tế theo lời yêu cầu của anh ta. Chiếc Nautilus 1 lại rời Đà Nẵng  ngày 12/1/1962, mang theo đồ tiếp tế cho Phạm Chuyên. Chiếc Nautilus 1 đến vịnh Hạ Long mà chẳng hề gặp bất cứ trở ngại nào. Sau đó chẳng hiểu sao tự nhiên Sài Gòn mất liên lạc bằng vô tuyến điện với Phạm Chuyên lẫn Nautilus một cách bí ẩn.

 Phòng 45 bắt đầu lo lắng cho số phận chiếc Nautilus 1 cùng với thủy thủ đoàn, trong đó có cả sự nghi hoặc về điệp viên Ares (Phạm Chuyên). Có lẽ nào tàu Nautilus 1 bị tàu tuần tiễu của Bắc Việt tiêu diệt khi đến gần bờ biển Quảng Ninh? Sau nhiều ngày bặt tin về Nautilus 1 cùng điệp viên Phạm Chuyên, Phòng 45 cho đóng chiếc tàu khác, lấy tên là Nautilus 2. Khi chiếc tàu Nautilus 2 đã sẵn sàng cùng với thủy thủ đoàn, được tuyển mộ từ những người Bắc di cư và huấn luyện tại Đà Nẵng, lên đường.

Ngày 11/4/1962, chiếc Nautilus 2 rời cảng Đà Nẵng, hướng về vịnh Hạ Long. Hai ngày sau, Nautilus 2 đã đến ngoài khơi biển Quảng Ninh. Sáu người trong số 14 thuỷ thủ đoàn xuống thuyền cao su, chở theo đồ tiếp tế cho Phạm Chuyên gồm 7 hòm sắt và 14 thùng carton được bọc kín bằng nilon. Sáu thủy thủ chèo thuyền đến một đảo nhỏ trong vịnh Hạ Long, chất hàng lên đảo rồi chặt cây che lại. Khi chiếc Nautilus 2 về đến Đà Nẵng an toàn, Phòng 45 mở tiệc ăn mừng sự thành công của chuyến tiếp tế đầu tiên cho điệp viên Ares. Ngày 2/5/1962 họ gửi tín hiệu chỉ điểm nơi giấu hang cho Phạm Chuyên. Ít lâu sau, Phạm Chuyên điện báo đã nhận được đồ tiếp tế, kể cả máy truyền tin cùng với máy chụp ảnh 35mm.

Cho dù thành công với điệp viên Phạm Chuyên (Ares), nhưng chuyện tiếp tế tiếp theo ra sao vẫn chưa ai biết được. Hồ sơ về những điệp viên đơn tuyến (singleton) không lấy gì làm sáng sủa cho lắm.

Trước đó, vào tháng 9/1961, điệp viên thứ 3 của Phòng 45 mang mật danh Hero đã xâm nhập bằng đường biển, về liên lạc với gia đình bị thất bại. Phòng 45 buộc phải hủy kế hoạch ngay tức khắc. Cũng trong tháng 9, điệp viên Hirondelle (Vũ Công Hồng) xâm nhập trở lại vùng Hà Tĩnh bằng đường biển. Nhưng anh ta ra đi mà không thấy không trở về.

(http://img109.imageshack.us/img109/2046/loiholenduong.jpg) (http://img109.imageshack.us/i/loiholenduong.jpg/)
Đại đội xung kích Hatchet Force đi giải cứu



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 28 Tháng Giêng, 2011, 04:05:52 pm

Trong năm 1962, danh sách các điệp viên đơn tuyến bị mất tích ngày càng dài thêm. Một điệp viên mang mật danh Triton, xâm nhập vào Hà Tĩnh bằng tàu biển trong tháng 5 cũng biến mất không tìm ra manh mối. Cuối tháng 5/1962, một điệp viên khác, mang mật danh Athena xâm nhập vùng biển Hà Tĩnh. Điệp viên đó chính là Đặng Chí Bình, rất nổi tiếng trong số những Việt kiều ở nước ngoài qua bộ hồi ký “Thép Đen”. Bình bị bắt sau khi thi hành một phi vụ ở Hà Nội.

Từ năm 1963, việc gửi điệp viên nằm vùng dài hạn trong một xã hội kiểm soát quá chặt chẽ như ở Bắc Việt ngày càng trở nên rất khó khăn. Ngoại trừ Ares, bốn điệp viên khác xâm nhập bằng đường biển đều bị mất tích, và được xem như đã chết. Ngay cả chuyện bơi qua sông Bến Hải Hirondelle đã làm trước đây cũng trở nên cam go, mạo hiểm. Điệp viên mang mật danh Wolf xâm nhập vào vùng phi quân sự, bị mất tích vào tháng 2/1963.

Mùa hè 1963, Phòng 45 chuẩn bị tiếp tế lại cho điệp viên Phạm Chuyên. Họ hy vọng việc tiếp tế sẽ suôn sẻ như năm trước. Ngày 11/8/1963, tàu tiếp tế rời cảng Đà Nẵng. Hai hôm sau, tàu đến vịnh Hạ Long. Sáu người trên tàu xuống thuyền cao su bơi vào bờ. Thế nhưng họ cũng biến mất, không một ai quay trở lại. Số còn lại trên tàu hốt hoảng khi trông thấy chiếc tàu tuần tiễu của Bắc Việt xuất hiện nên họ dông một mạch về Đà Nẵng. Một lần nữa Phạm Chuyên (Ares) bị nghi ngờ.

CIA và Phòng 45 buộc phải vạch kế hoạch xâm nhập miền Bắc bằng đường không. Thiếu úy Lò Ngân Dung, một sĩ quan gốc người dân tộc Thái, ở vùng Lào Cai, có mật danh là Jacques, được phép tuyển mộ lính biệt kích từ Liên đoàn Quan sát số 1. Đơn vị này có phần lớn quân nhân quê gốc miền Bắc. Những quân nhân tình nguyện là người dân tộc Mường, Tày, Nùng đều đến từ những đơn vị binh chủng của Quân đội Sài Gòn.
 
Jacques lập toán đầu tiên gồm ba quân nhân người Mường và một quân nhân người Nùng. Bốn quân nhân trên được bí mật đưa về sống ẩn dật tại một mật cứ ở Sài Gòn. Họ được huấn luyện sử dụng máy truyền tin và đều đã tốt nghiệp các khóa nhảy dù, tác chiến trong rừng từ khi còn ở Liên đoàn Quan sát số 1.

Không như điệp viên Ares, phải đơn độc xâm nhập vào Bắc Việt, bốn biệt kích trên được huấn luyện sống biệt lập ở vùng rừng núi.

Sau ba tháng huấn luyện, toán biệt kích đầu tiên đã sẵn sàng. CIA quyết định tìm phương tiện hang không để thả toán biệt kích trên xuống đất Bắc. Phương thức này  đòi hỏi công tác bảo đảm cao. Trước đây CIA đã sử dụng nhiều loại máy bay thả dù xuống lãnh thổ Trung Quốc. Hãng hàng không Air America của CIA được nhiều người  biết đến qua những hoạt động xâm nhập vào đất Lào, nghĩa là đối phương đã biết, nên không thể sử dụng được. Chỉ có những phi công Nam Việt Nam của Không quân Quân đội Sài Gòn có đủ khả năng để bay. Tuy nhiên, phi hành đoàn này cũng phải được cải trang, để nếu bị bắt có thể chối phăng đi.

Với ý đồ trên, CIA lập ra hãng hàng không liên doanh Delaware Corporation với VNCH, lấy tên là “Hãng hàng không Việt Nam” (VIAT), với phương tiện duy nhất của họ chỉ có một chiếc máy bay vận tải C47 không số, không cả phù hiệu đơn vị. Còn phi công thì CIA tìm đến Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ, đương kim Chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Nguyễn Cao Kỳ cho tuyển chọn những phi công tình nguyện từ hai phi đoàn vận tải để thành lập phi đoàn mới do chính Kỳ chỉ huy, với mật danh Haylift. Những phi công trong phi đoàn mới này đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực thi những phi vụ thả dù đêm, bay với cao độ thấp đến địa điểm thả dù.

Sau thời gian huấn luyện, phi hành đoàn chỉ còn lại 5 người do Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy. Riêng phi hành đoàn thứ 2, phi đoàn dự bị, do Trung úy Phan Thanh Vân chỉ huy. Toán biệt kích chuẩn bị thả được mang mật danh Castor, tên của một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, vốn là vị thần đã giúp đỡ Hercules. Thêm một sự trùng hợp nữa, Castor là tên cuộc hành quân trong năm 1953, khi Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Toán Castor được dự định sẽ phải hoạt động trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

(http://img818.imageshack.us/img818/2171/546100.jpg) (http://img818.imageshack.us/i/546100.jpg/)
Nhóm biệt kích người dân tộc tại căn cứ huấn luyện



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 29 Tháng Giêng, 2011, 10:31:22 pm

Lại nói, sau khi khám phá ra chiếc thuyền của điệp viên Ares trong tháng 2, Hà Nội đã để ý. Ngày 1/3, Đảng cộng sản Việt Nam ra nghị quyết về tăng cường cho lực lượng an ninh chống đối phương xâm nhập. Toán Castor dự kiến sẽ lên đường ngày 27/5, đúng thời điểm trăng tròn, thời tiết lý tưởng. Không như các đơn vị biệt kích đường biển, chuyên xâm nhập vào các đêm không trăng, các phi công cần ánh sáng mặt trăng để bay, thường mỗi tháng chỉ có bốn đêm trăng sáng nhất. Vả lại, những biệt kích quân cũng cần ánh sáng để điều khiển dù xuống bãi đáp.

Theo đúng kế hoạch, bốn biệt kích quân trong toán Castor sẽ được chiếc C47 không phù hiệu đậu sẵn trong sân bay Tân Sơn Nhất đón. Cơ trưởng không ai xa lạ, mà chính là Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ. Cả phi hành đoàn đều không đeo phù hiệu, không đem theo bất cứ một thứ giấy tờ nào để đề phòng trường hợp bị bắn rơi trên không phận miền Bắc thì vỏ bọc bên ngoài của họ chỉ là thường dân đi buôn lậu. Mỗi người được mang theo 100 USD, để phòng khi cần tẩu thoát sẽ dùng đến. Chiếc C47 chở toán Castor ghé qua Đà Nẵng tiếp thêm nhiên liệu. Đúng 10h đêm, Nguyễn Cao Kỳ cất cánh, bay ra vịnh Bắc Bộ, hướng về phía Ninh Bình. Sau đó theo hướng tây bắc bay qua không phận các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, rồi băng qua sông Đà. Đến cao điểm 828, Nguyễn Cao Kỳ bật đèn xanh, cho đẩy những thùng đồ tiếp tế ra phía cửa sau, và toán Castor cũng nhảy theo. Chiếc C47 vòng lại, bay về hướng miền Nam.

Tại cao điểm 885, trung sĩ Hà Văn Chấp, trưởng toán Castor ra lệnh tháo dù và tập hợp lại. Họ xuôi xuống chân đồi, cách 1 bản gần đó chừng 1 km. Đi về hướng Nam 9 km là sông Đà; thêm 10 km nữa là quốc lộ số 6. Đó là con đường chính, xuyên qua các tỉnh Tây Bắc để đến tây nam tỉnh lỵ Sầm Nưa của Lào. Chính quyền Kennedy cho rằng Sầm Nưa là đất dụng võ của phía Cộng sản. Do đó, nhiệm vụ của toán biệt kích Castor là cung cấp tin tức về hoạt động chuyển quân của đối phương trên quốc lộ 6.

Khi toán Castor nhảy dù xuống cao điểm 885, dân bản gần đó nghe tiếng động cơ máy bay đã báo cho lực lượng CAND vũ trang Bắc Việt. Nên ngay sáng 28/5 họ đã đoán được địa điểm nhảy dù của toán biệt kích đêm qua và sử dụng lực lượng bao vây xung quanh cao điểm 885. Ba hôm sau, họ bắt được cả bốn biệt kích quân của toán Castor. Thế nhưng Phòng 45 vẫn chưa hề biết chuyện gì đã xảy ra với toán Castor, nên vẫn tiếp tục chương trình thả thêm những toán biệt kích khác.

(http://img217.imageshack.us/img217/6914/31901951.jpg) (http://img217.imageshack.us/i/31901951.jpg/)
Nguyễn Cao Kỳ - Đặng Tuyết Mai

(http://img84.imageshack.us/img84/5364/dtmn.jpg) (http://img84.imageshack.us/i/dtmn.jpg/)
...và nay



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 29 Tháng Giêng, 2011, 10:41:15 pm

Ngày 2/6, toán biệt kích thứ hai gồm ba người, mang mật danh Echo, xuất phát từ Đà Nẵng, do chiếc C47 của VIAT chở, bay ra Bắc Việt. Chiếc máy bay bay vòng qua vĩ tuyến 17, đến không phận tỉnh Quảng Bình, toán biệt kích Echo được lệnh nhảy dù xuống vùng rừng núi phía bắc làng Trúc khoảng 5 km.

Không gì xui xẻo hơn, khi toán biệt kích Echo mới ra khỏi máy bay cũng là lúc ở dưới mặt đất dân chúng hai làng đang họp. Nghe tiếng máy bay, họ ùa ra xem, nhìn rõ mồn một chiếc C47 trên bầu trời sáng rực đầy trăng sao. Chỉ một giờ đồng hồ sau, lực lượng vũ trang Bắc Việt đã tổ chức xong cuộc truy tìm toán biệt kích, bao gồm công an vũ trang, bộ đội địa phương và cả chó nghiệp vụ.

Chuyện rủi ro đến với toán biệt kích Echo diễn ra ngay từ lúc đầu. Một biệt kích quân bị dạt đi khoảng 3 km, vướng trên một ngọn cây, anh ta cắt dây dù, rơi xuống đất và bị gãy chân. Hai người còn lại biết bị lộ bèn báo cáo tình hình nguy cấp về Sài Gòn và định chạy về hướng biên giới Việt – Lào hòng thoát thân. Thế nhưng trước lúc họ bắt đầu thực hiện ý định, quân đội Bắc Việt đã bao vây chặt khu rừng nên cả ba biệt kích quân đều bị bắt vào ngày hôm sau.

 Kết cục bi thảm trên cũng không ngăn được CIA tiếp tục kế hoạch thả biệt kích thâm nhập Bắc Việt. 12 ngày sau, toán biệt kích thứ ba, mang mật danh Dido, gồm bốn quân nhân gốc người dân tộc Thái đen đã rời sân bay Đà Nẵng. Mục tiêu hoạt động của toán biệt kích Dido là vùng dân tộc Thái đen là Lai Châu, thuộc khu tự trị Thái – Mèo, sau đổi lại là khu tự trị Tây Bắc.

Toán biệt kích Dido nhảy dù xuống gần quốc lộ số 6, khoảng giữa tỉnh lộ và con đường dẫn đến huyện lỵ Tuần Giáo. Toán Dido sẽ do thám lượng xe cộ của Bắc Việt đến Tuần Giáo, nhất là lưu lượng xe cộ qua lại trên tuyến đường đi về lòng chảo Điện Biên Phủ, qua Tây Trang để sang Lào. Đây là địa bàn đóng quân của Sư đoàn chủ lực 316 Bắc Việt, nên việc do thám, thu thập thông tin càng trở nên vô cùng cần kíp.

Trước một mục tiêu quan trọng như vậy, để an toàn, Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ chọn đường bay từ vùng vịnh Bắc Bộ, lái vòng sang các tỉnh thuộc không phận Việt Bắc, thả truyền đơn xuống địa bàn tỉnh Cao Bằng ngay sát biên giới Việt – Trung. Khi đến địa điểm thả dù thuộc tỉnh Lai Châu, bốn biệt kích quân của toán Dido nhảy ra và chiếc C47 sẽ theo lộ trình thả toán biệt kích Castor trước đây để tức tốc quay về Miền Nam.

(http://img375.imageshack.us/img375/7729/2347719360104377215s600.jpg) (http://img375.imageshack.us/i/2347719360104377215s600.jpg/)
Trang phục, vũ khí thường thấy



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 29 Tháng Giêng, 2011, 11:08:09 pm

Tại bãi đáp đất, cả bốn biệt kích quân nhanh chóng tháo dù đem giấu rồi tập hợp lại. Thùng đồ của họ đã có đủ cả quần áo, lương thực, vũ khí. Còn máy truyền tin thì bị trôi dù lạc mất, tìm không ra. Sau ba tuần lễ bị đói, trên đường di chuyển sang Lào, toán biệt kích Dido chạm trán với lực lượng công an nhân dân vũ trang và bị bắt ngay biên giới Việt – Lào.

Như vậy, tính đến tuần lễ thứ hai của tháng 7, ít nhất Hà Nội đã nắm trong tay ba toán biệt kích. Họ biết rõ, sau khi không thể không đem ra xét xử vụ biệt kích xâm nhập Bắc Việt. Ít ra viên phi công hoặc cả 7 biệt kích quân biết rằng phi vụ của họ là tái tiếp tế cho toán biệt kích Castor. Nếu họ khai trước tòa án, Bắc Việt sẽ biết rằng đã có toán biệt kích hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đồng thời Sài Gòn cũng biết toán biệt kích Castor đã bị bắt. Thế nhưng Hà Nội đã dàn dựng một câu chuyện khác.

Chỉ có ba người bị đưa ra tòa trong tháng 11, bốn biệt kích quân khác đã chết do trọng thương. Trước tòa, cả ba biệt kích quân đều nhận tội có liên quan đến vụ xâm nhập của biệt kích và đang trên đường đến tỉnh Hòa Bình chứ không phải Sơn La. Đến cuối 1962, CIA và Sài Gòn vẫn tin rằng toán biệt kích Castor đang hoạt động hữu hiệu. Tại Sài Gòn, trung tá Tung cũng cảm thấy hài lòng về việc chuẩn bị thả thêm nhiều toán biệt kích khác ra miền Bắc.

Và rồi CIA phải tìm kiếm phương tiện khác để chuyên chở vì chiếc C47 duy nhất đã bị bắn rơi. Họ giờ đã chán loại máy bay C47 với hai lý do. Một là, tầm hoạt động của C47 ngắn, do đó máy bay phải bay thẳng đến mục tiêu. Thứ hai, máy bay phải tiếp thêm nhiên liệu tại Đà Nẵng, và biết đâu điệp viên Bắc Việt đã chẳng xâm nhập vào sân bay Đà Nẵng? Cuối cùng họ chọn loại máy bay C54 và huấn luyện hoa tiêu Việt Nam. Còn các phi công tình nguyện sẽ phải hoàn tất khóa huấn luyện vào đầu năm 1963.

Phòng 45 chuẩn bị cho toán biệt kích Europa gồm 5 biệt kích quân người Mường lên đường. Ngày 20/2, họ xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, do Trung tá Nguyễn Cao Kỳ lái và không cần ghé lại Đà Nẵng như các phi vụ trước đây. Đến địa điểm thả dù thuộc không phận tỉnh Hòa Bình, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu của dân tộc Mường, Nguyễn Cao Kỳ bật đèn xanh, cả năm biệt kích quân người Mường đều biến mất vào màn đêm.

Theo kế hoạch, việc chọn địa điểm thả toán biệt kích Europa thuộc địa bàn huyện Tân Lạc là bất lợi, bởi quốc lộ số 6 chạy xuyên qua giữa huyện, có nhiều đường liên tỉnh, liên huyện thông thương và bản mường đông đúc. Vì thế toán biệt kích Europa đã bị lộ ngay khi dù của các biệt kích quân chưa thả. Ít lâu sau, CIA sẽ phải thả dù tiếp tế cho các biệt kích quân. Vì vậy Hà Nội buộc hoặc thuyết phục các hiệu thính viên các toán biệt kích hợp tác, báo cáo về Sài Gòn là họ vẫn an toàn. Kết quả là Bắc Việt đã lấy được lượng đồ tiếp tế của CIA cho các toán biệt kích đã bị bắt và tóm luôn những toán sẽ được thả sau đó.

Đúng 12h trưa ngày 29/6, nghĩa là khoảng một tháng sau khi xâm nhập, toán Castor gửi đi bức điện văn đầu tiên. Họ được Sài Gòn khích lệ và hứa sẽ thả dù tiếp tế trong vòng bốn ngày sau. Chiều 1/7, đồ tiếp tế được bí mật chất lên chiếc C47 đậu sẵn ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Đúng ra, Thiếu tá Nguyễn Cao Kỳ trực tiếp thực hiện phi vụ này, nhưng đến giờ chót, chẳng hiểu vì sao Nguyễn Cao Kỳ lại giao trách nhiệm cho Trung úy Phan Thanh Vân. Phi hành đoàn có thêm 3 hạ sĩ quan thuộc Liên đoàn Quan sát số 1 để phụ giúp thả những thùng đồ tiếp tế xuống các mục tiêu đã được xác định. Chiều 1/7, sau khi nạp thêm nhiên liệu tại phi trường Đà Nẵng, chiếc C47 bay theo lộ trình đã thả 2 toán biệt kích Castor và Dido. CIA đâu có biết tại bãi thả, công an vũ trang Bắc Việt đã bao vây, đợi đón đầu chuyến thả tiếp tế cho toán biệt kích Castor.

Trong lúc đó, tại Hòn Ne, cách bờ biển Ninh Bình khoảng 5 km, công an, bộ đội Bắc Việt đã phát hiện ra tiếng động cơ máy bay. Chiếc C47, như thường lệ, bay thấp để tránh rađa và súng phòng không ở Hòn Ne phát hiện. Nhưng đã quá muộn, chiếc C47 đã bị trúng đạn, rơi xuống một cánh đồng rộng khoảng 20 ha.

Sau vụ bắn rơi chiếc C47, bắt sống 7 biệt kích quân, trong đó có phi công Phan Thanh Vân (1971 ra tù, được chị ruột bảo lãnh sang Pháp một thời gian rồi sang Mỹ định cư, chết tại Virginia; ct N.C.), Hà Nội đã công bố trên đài phát thanh, báo chí. Sáng hôm sau, công an vũ trang phối hợp với quân dân tự vệ, học viên của trường sĩ quan biên phòng… truy lùng ráo riết toán biệt kích. Tất cả các biệt kích trong toán đều bị bắt vào ngày hôm sau.

(http://img13.imageshack.us/img13/691/mailebmt1973.jpg) (http://img13.imageshack.us/i/mailebmt1973.jpg/)
Một bóng hồng của Nha Kỹ Thuật



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 01:07:51 pm

Hiệu thính viên toán Europa buộc phải gửi báo cáo về Sài Gòn, rằng toán đã đến mục tiêu an toàn. Phòng 45 khấp khởi, chuẩn bị tái tiếp tế cho toán Castor, tính đến thời điểm đó đã nằm vùng gần 10 tháng. Họ hy vọng rằng với loại máy bay C54 mới, lần này sẽ gặp may. Chuyến đi này do Đại úy Hội lái. Chiếc C54 bí mật chở đồ tiếp tế cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất bay đi Sơn La. Trước khi đến mục tiêu, chuyện xui xẻo lại xảy ra: chiếc C54 gặp một cơn giông lớn. Trong lúc đó tại Sài Gòn, mấy tay CIA thuộc Ban kế hoạch hết sức mất mặt vì trong vòng 7 tháng đã bị mất hai chiếc máy bay. Điều an ủi duy nhất là theo bức điện văn bắt của Hà Nội cho biết chiếc máy bay rơi, trước hết là do lỗi của viên phi công gây nên tai nạn và họ không để ý đến vụ mất mát đó (?). Cũng vì lẽ đó nên cơ quan tham mưu ở Sài Gòn đinh ninh rằng toán biệt kích Castor vẫn đang hoạt động.

CIA lại phải tìm kiếm loại máy bay khác. Lần này họ liên lạc với Đài Loan, vì cho rằng không lực xứ này có kinh nghiệm thả điệp viên xâm nhập Trung Hoa lục địa từ năm 1952. Vả lại, đã có nhiều hoa tiêu Đài Loan tình nguyện bay những phi vụ bí mật xâm nhập Bắc Việt Nam. Mặt khác CIA cũng từng bố trí cho phi công của mình từ Air America (CIA) sang Đài Loan huấn luyện cho những phi công tình nguyện về kỹ thuật bay ở cao độ thấp.

Trong thời gian huấn luyện cho phi công Đài Loan, CIA và Phòng 45 đã chuẩn bị cho nhóm biệt kích kế tiếp xâm nhập miền Bắc. Toán mới này mang mật danh là Atlas, gồm bốn người quê ở Nghệ An. Cả bốn người được đưa về sống ở những mật cứ tại Sài Gòn để huấn luyện. Toán biệt kích Atlas có nhiệm vụ xâm nhập địa bàn tỉnh Nghệ An, đặc biệt là khu vực gần đường số 7. Cũng như toán Echo trước đây, Atlas sẽ do thám mức độ di chuyển của quân đội Bắc Việt qua đất Lào, đồng thời bắt liên lạc với hai linh mục công giáo nhờ giúp đỡ, che chở.

Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 3/1962, toán Atlas được đưa sang Thái Lan. Thế nhưng những phi công Đài Loan vẫn chưa được huấn luyện xong, buộc CIA phải sử dụng trực thăng của Air America đưa toán biệt kích đến biên giới Việt – Lào, thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An. Sau đó toán Atlas sẽ di chuyển bộ đến mục tiêu. Chiều ngày 12/3, toán Atlas lên đường cùng với phương tiện, vật chất bảo đảm, do hai chiếc trực thăng H34 đảm nhận, cộng với một chiếc hộ tống. Theo máy bay hướng dẫn, trực thăng thả toán biệt kích lúc trời nhập nhoạng tối xuống một ngọn núi sát biên giới Việt – Lào. Toán Atlas mặc bà ba đen, vũ trang tiểu liên Stern (theo quy định của CIA, không dùng vũ khí Mỹ).

Sau ba ngày di chuyển về hướng đông Nghệ An một cách suôn sẻ, đến ngày thứ tư, toán biệt kích Atlas gặp một đứa trẻ. Theo lời một thành viên trong toán kể lại: “Đứa trẻ biến vào rừng nhanh như chớp!” Sau đó, lập tức lực lượng an ninh đến bao vây toán Atlas, một biệt kích quân trúng đạn, bỏ mạng tại trận. Trên đường chạy trở lại đất Lào, thêm một biệt kích quân nữa giẫm phải mìn, chết. Hai người còn lại không liên lạc được với Sài Gòn vì thời tiết xấu, cuối cùng đều bị bắt.

Rút bài học kinh nghiệm xương máu này, CIA tiếp tục lên kế hoạch cho những chuyến thả biệt kích tiếp theo xuống lãnh thổ Bắc Việt Nam. Lần này CIA quyết định sử dụng loại máy bay C46, xuất phát từ căn cứ không quân Takhli của Thái Lan. Họ sẽ được hai Đại úy Ron Sutphine và M. D. Doc Johnson bay trước hướng dẫn vào bãi thả dù. Toán kế tiếp mang mật danh Remus, gồm 6 biệt kích người dân tộc Thái đen. Cũng như toán Dido trước đây, gồm những biệt kích người dân tộc Thái đen, toán Remus sẽ nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên Phủ, thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu.

 Điện Biên Phủ không chỉ là căn cứ quân sự lớn nhất ở vùng Tây Bắc, cùng với sự hiện diện của Sư đoàn 316; hơn thế nữa, Sư đoàn này thường xuyên có những hoạt động trên đất Lào. Để tránh bị lộ, toán Remus sẽ nhảy dù xuống khu vực gần biên giới Việt – Lào, rồi xâm nhập bằng đường bộ đến mục tiêu. Ngày 16/4/1962, sáu biệt kích quân nhảy dù xuống cách Điện Biên Phủ 15 km về hướng Tây Bắc an toàn. Toán Remus tập hợp lại và năm hôm sau báo cáo về Sài Gòn rằng họ bắt đầu vượt biên giới, xâm nhập vào Bắc Việt.

Sau khi thả toán Remus thành công, Phòng 45 quay trở lại làm việc với toán đầu tiên là Castor. Cuối tháng 4, toán Castor được lệnh di chuyển từ sông Đà về phía nam, đến huyện Mộc Châu, Sơn La. Tại đây, Castor sẽ nhận đồ tiếp tế cùng với toán Tourbillon xuống tăng cường. Không như những toán trước đây, toán Tourbillon gồm 4 dân tộc khác nhau; trong đó ít nhất có hai thành viên là người Kinh. Nhiệm vụ CIA giao cho toán Tourbillon cũng khác, không phải thu thập tin tức tình báo mà là tập kích, tấn công, phá hoại chớp nhoáng. Vì trước đó vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Kennedy đã nhiều lần lệnh cho các giới chức lãnh đạo Hoa Kỳ chỉ đạo các toán biệt kích tăng cường hoạt động phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam, nhằm cải thiện tình hình bên Lào đang trở nên căng thẳng; tỉnh lỵ Nậm Thà bị Quân giải phóng Pathét Lào chiếm, với sự yểm trợ của vài tiểu đoàn quân tình nguyện Bắc Việt.

(http://img541.imageshack.us/img541/4879/batbk.jpg) (http://img541.imageshack.us/i/batbk.jpg/)
Một biệt kích bị bắt giữ khi dù vừa chạm đất



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 01:25:51 pm

Toán Tourbillon sẽ nhảy dù xuống những ngọn đồi ở phía bắc huyện Mộc Châu, rồi di chuyển khoảng 6 km về hướng nam, đến quốc lộ 6, dự định sẽ phá sập những chiếc cầu trên quốc lộ 6 để ngăn chặn đường tiếp tế của Bắc Việt từ Điện Biên Phủ cho Quân giải phóng Pathét Lào, để phần nào giảm áp lực bên Lào. Trước đây trùm CIA Lansdale đã từng xác nhận: “Nằm vùng trong một xã hội quản chế nghiêm khắc đã khó thì việc phá hoại kể như quá khó khăn đối với những biệt kích quân trẻ tuổi”.

(http://img406.imageshack.us/img406/2233/majorgenerallansdale1.jpg) (http://img406.imageshack.us/i/majorgenerallansdale1.jpg/)

Trùm CIA Lansdale, chuyên gia đảo chính, gây rối. Được tiểu thuyết hóa qua tác phẩm "Một người Mỹ trầm lặng"

Để đảm bảo kế hoạch, Phòng 45 tiếp tục tuyển chọn tình nguyện quân từ Liên đoàn Quan sát số 1, thời điểm đó đã đổi tên thành Liên đoàn 77. Có 7 người được chọn học lớp huấn luyện nhảy dù và chiến thuật biệt động. Riêng người hiệu thính viên từng vượt biên xâm nhập đất Lào 2 lần nên ít nhiều đã có kinh nghiệm. Từ tháng 5/1962, quân đội Hoàng gia Lào liên tục bại trận, trước khi Quân giải phóng Pathet Lào làm chủ Nậm Thà.

Toán biệt kích Tourbillon khởi hành bốn lần đều phải quay lại vì lý do thời tiết và nằm chờ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ngày 9/5/1962, Quân giải phóng Pathet Lào làm chủ Nậm Thà. Một tuần sau đó, toán biệt kích Tourbillon xuất phát bằng phương tiện máy bay, do những phi công Đài Loan lái. Họ bắt buộc phải để lại mọi giấy tờ tùy thân trước khi lên máy bay.

Đến điểm hẹn với toán Castor, những biệt kích quân toán Tourbillon nhảy dù xuống đất mà không hề biết, ở dưới mặt đất, ngoài toán biệt kích Castor còn có ít nhất một đại đội công an vũ trang và cả chó nghiệp vụ đang chờ họ. Vào thời điểm đó, lại có gió thổi mạnh. Các thành viên biệt kích quân Tourbillon bị trôi dạt đi xa bãi đáp khiến cho đơn vị công an vũ trang phải đuổi theo. Chiếc dù của viên toán phó bị vướng trên ngọn cây và anh ta bị bắn chết. Những biệt kích quân khác đều mạnh ai nấy chạy, cố tìm lối thoát thân khi đáp đất. Nhưng chỉ hai hôm sau tất cả đều bị bắt. Nhân viên truyền tin lập tức bị cô lập và buộc phải báo cáo về Sài Gòn rằng toán đã đáp xuống mục tiêu an toàn. Phòng 45 tin tưởng rằng bãi đáp đã được toán Castor chuẩn bị và bảo vệ cẩn mật. Sau 11 ngày đấu tranh, suy nghĩ, tay nhân viên truyền tin đã gửi đi bản báo cáo đầu tiên rằng toán đã đáp xuống mục tiêu an toàn.

Bốn ngày sau khi toán Tourbillon nhảy dù xuống Mộc Châu, toán biệt kích kế tiếp mang mật danh Eros lên chiếc máy bay C54, xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất. Chuyến đi này phi công bay theo đường vòng qua đất Lào, xâm nhập không phận tỉnh Thanh Hóa, thả toán biệt kích chớp nhoáng rồi bay về. Phi vụ này diễn ra quá nhanh đến nỗi quân Bắc Việt chưa kịp đề phòng, chuyến xâm nhập coi như thành công.

Xuống tới đất, toán Eros gom lại an toàn. Họ gồm 5 người thuộc sắc tộc Mường và Thái đỏ ( Dao đỏ?), cả hai sắc dân thiểu số trên đều sống ở phía tây tỉnh Thanh Hóa. Có điều đặc biệt là trong số các thành viên của toán có 3 người Mường, thì hai người là anh em, người thứ ba là anh em họ. Hai người Thái là chú cháu. Phòng 45 hy vọng sợi dây liên hệ dòng tộc này sẽ làm cho toán gắn bó hơn và họ dễ dàng móc nối những người cùng sắc tộc khác.

Sau ba tuần lễ trong rừng, vài người Thái trông thấy toán biệt kích. Hốt hoảng, toán Eros chạy lên hướng bắc. Mấy người Thái quay trở lại tìm thấy những vỏ lon đồ hộp lạ, không phải sản xuất ở miền Bắc. Họ bèn báo cáo sự việc cho công an địa phương. Trong khi đó toán Eros trên đường chạy đã gần cạn lương thực, mà Sài Gòn lại đáp rằng do thời tiết xấu, chưa thể tiếp tế được. Những biệt kích quân phải tự tìm thức ăn cho mình.

(http://img249.imageshack.us/img249/176/danquanphuhaihacoiquang.jpg) (http://img249.imageshack.us/i/danquanphuhaihacoiquang.jpg/)
Dân quân xã Phú Hải, Hà Cối, Quảng Ninh tham gia truy bắt nhóm biệt kích xâm nhập bãi biển Hà Cối 28/7/1963



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 01:37:23 pm

Ngày 2/8/1962, một lần nữa họ bị dân làng phát giác và cuộc truy lùng lại tiếp diễn. Lần này Phòng 45 nhận được công điện khẩn của toán Eros rằng họ đang bị truy lùng.

Ngày 29/9, sau khoảng 2 tháng bị truy đuổi, toán biệt kích bị bao vây. Một biệt kích quân bị trúng đạn bỏ mạng, một người bị bắt. Ba người kia chạy thoát, rồi nhập vào toán dân Lào đi săn. Tưởng thoát, ai dè họ lại bị phát giác và bắt sống, giao nộp cho Quân đội Bắc Việt.

Khi mặt trời chưa kịp nhô lên ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, từng đoàn đánh cá của ngư dân đã giăng như mắc cửi trên cửa sông Gianh, cách Đồng Hới, một tỉnh cực nam của miền Bắc Việt Nam, khoảng 40 km. Từ biển theo sông Gianh vào khoảng 40 km, có căn cứ hải quân Quảng Khê. Đây là bàn đạp xuất phát của lực lượng Phòng vệ Duyên Hải của Bắc Việt.

Ngày 16/2/1962, quang cảnh căn cứ Quảng Khê có vẻ bình yên. Không ai biết rằng dưới đáy biển có một chiếc tàu ngầm Catfish của Hải quân Mỹ đang do thám vùng biển Bắc Bộ. Chiếc tàu ngầm này từng hoạt động nhiều năm tại hải phận của Trung Quốc và Việt Nam. Lần này chiếc Catfish quan sát  những chiếc tốc đỉnh vũ trang Swatow của Hải quân  QĐND Việt Nam. Chiếc Swatow dài 83 bộ (25,3 m), được trang bị radar để phát hiện những chiếc tàu lạ xâm nhập hải phận, với hỏa lực gồm 3 khẩu súng máy phòng không 37mm, cộng với hai khẩu 14.5mm hai nòng và thủy thủ đoàn 30 người. Tàu có thể chạy với tốc độ 28 hải lý mỗi giờ.

Sau khi dò biết trong căn cứ Quảng Khê có ba chiếc Swatow đang bỏ neo, chiếc tàu ngầm Catfish kiểm tra lại tin tức tình báo và báo cáo về trung tâm tại thủ đô Manila, Philippin và văn phòng CIA tại Sài Gòn. CIA lập tức phác thảo kế hoạch sử dụng người nhái phá hủy những chiếc tốc đỉnh của Hải quân Bắc Việt.

(http://img822.imageshack.us/img822/2305/58013385.jpg) (http://img822.imageshack.us/i/58013385.jpg/)
Tàu Swatow 154 tại Quảng Ninh



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 01:50:18 pm

Cùng thời điểm tháng 4/1962, Phòng 45 quyết định thành lập toán cảm tử quân người nhái do Đài Loan huấn luyện, mang mật danh Vulcan. Họ được đưa đến Đà Nẵng huấn luyện cách đặt mìn phá tàu. Sau khi xác định được mục tiêu, theo thông tin của tàu ngầm Catfish cung cấp, toán người nhái Vulcan cùng với 10 thủy thủ lên chiếc tàu Nautilus 2, hướng ra hải phận Bắc Bộ. Chiếc Nautilus 2 thả neo ngoài khơi trước của sông Gianh, để cho 4 cảm tử quân chèo thuyền vào căn cứ thám thính. Sau khi xâm nhập, bốn người này quay ra, báo cáo rất yên tĩnh.

(http://img141.imageshack.us/img141/3661/nautilusb.jpg) (http://img141.imageshack.us/i/nautilusb.jpg/)
Chiếc Nautilus 1 bị bắt giữ trước đó

Đại úy Hà Ngọc Oanh, với mật danh Antoine, từng phục vụ 2 năm tại phòng 45, đã nhận lệnh tấn công những chiếc tốc đỉnh Swatow vào ngày 28/6/1962. Trong buổi thuyết trình kế hoạch hành quân, với sự hiện diện của hai nhân viên CIA và ảnh chụp căn cứ hải quân Quảng Khê, Đại úy Hà Ngọc Oanh đã trình bày kế hoạch tấn công và đường rút lui trước các cảm tử quân người nhái được chỉ định tham gia phi vụ.

Theo kế hoạch, các cảm tử quân từ chiếc Nautilus 2 xuống thuyền gỗ, chèo vào bờ theo hướng cửa sông Gianh. Vì chỉ có ba chiếc Swatow trong căn cứ Quảng Khê nên người nhái thứ 4 là Nguyễn Chuyên sẽ ở lại giữ xuồng và làm dự bị. Ba cảm tử quân trong bộ đồ người nhái sẽ bơi vào căn cứ, gắn mìn vào ba chiếc Swatow, rồi rút êm. Sau buổi thuyết trình, mọi người chúc rượu, tiễn đưa đến tận khuya. Những người nhái thực thi phi vụ được đưa vào mật cứ riêng biệt để đảm bảo bí mật hoàn toàn.

Đúng 20h 30’ tối 29/6/1962, toán người nhái lên tàu xuất phát. Đêm hôm sau, họ đã nằm ngoài khơi hải phận Bắc Việt và tiến dần tiếp cận mục tiêu. Trước nửa đêm ngày 30, chiếc Nautilus 2 tắt cả hai máy, hạ thủy chiếc thuyền gỗ có gắn động cơ. Các cảm tử quân lặng lẽ xuống thuyền, chạy thẳng vào bờ. 15 phút sau, Lê Văn Kính đã có thể nhìn thấy cửa sông Gianh. Toán người nhái dự tính sẽ thực thi xong phi vụ trong vòng hai giờ đồng hồ, đủ thời gian bơi vào mục tiêu đặt mình, rồi bơi trở lại thuyền. Hợp đồng với đồng sự xong, Lê Văn Kính kéo kính che mắt lại rồi trườn xuống nước, theo sau là Nguyễn Hữu Thao.

(http://img255.imageshack.us/img255/5586/swatow108.jpg) (http://img255.imageshack.us/i/swatow108.jpg/)
Chiếc Swatow 108 bị máy bay đánh chìm



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 02:00:52 pm

Trên boong chiếc Swatow mang số hiệu 185, người lính canh gác nghe tiếng chân vịt quạt vào nước. Lập tức thuyền trưởng Hồ Ngọc Minh dẫn mấy thủy thủ chạy xuống cuối tàu quan sát. Trong lúc đó, ở dưới nước, Nguyễn Hữu Thao đang gắn quả mìn vào lườn tàu. Nghe tiếng chân người chạy rầm rập trên boong, anh ta hốt hoảng, trật tay và quả mìn phát nổ, Thao chết ngay tức khắc.

Kính đã đặt xong quả mìn, bơi ra xa chiếc Swatow chừng 20 m, trồi lên khỏi mặt nước đúng lúc quả mìn của Thao phát nổ. Sức ép của quả mìn khiến anh ta tức ngực, chân tê dại, trôi vật vờ trên mặt nước. Kính trông thấy chiếc Swatow 185 bị hư hại nặng và biết chắc chắn lính Hải quân Bắc Việt sẽ tràn ra đầy căn cứ trong giây lát. Vì thế Kính gắng bơi vào bờ sông, rồi lủi vào bãi sậy trốn. Anh ta hy vọng khi sự việc lắng xuống sẽ tìm cách trở về căn cứ. Nhưng chuyện đó đã không bao giờ xảy ra, lính Bắc Việt đã tìm thấy và lôi anh ta ra từ bãi sậy.

Ngồi đợi ngoài thuyền, Nguyễn Chuyên cùng 2 thợ máy hoảng hốt khi trông thấy quả mìn phát nổ. Hải quân Bắc Việt phát hiện thấy chiếc thuyền nhỏ đợi ở ngoài xa, họ liền cho tàu đuổi theo. Chiếc thuyền cuống cuồng chạy ra khơi trong làn đạn truy đuổi, hướng về chiếc Nautilus 2. Khi đến được chiếc Nautilus 2, Chuyên trúng đạn bị thương.

Người nhái thứ ba là Nguyễn Văn Tâm cũng kém may mắn. Sau khi đặt mìn xong, anh ta bơi trở lại thuyền, rồi quả mìn thứ nhất phát nổ, chiếc thuyền vọt mất và Tâm bị bỏ rơi. Anh ta lấy một chiếc thuyền của một ngư dân, định chạy ra biển. Nhưng mới leo lên thuyền, anh ta đã rơi vào tay lực lượng tự vệ địa phương, vì quân đội Bắc Việt đã báo động khắp nơi.

Căn cứ hải quân Quảng Khê lại phát nổ, chiếc Swatow 185 chìm ngay. Trong lúc hỗn loạn, chiếc Swatow 161 chạy ra biển đuổi theo chiếc thuyền gỗ và phát hiện ra chiếc Nautilus 2. Trên tàu Nautilus 2, các thủy thủ cố cầm cự với đại liên, rồi tháo chạy về hướng nam. Đến 6h sáng hôm sau, chiếc Nautilus 2 bị trúng đạn, hỏng máy, đành nằm chờ chết. Không bỏ lỡ cơ hội, chiếc Swatow 161 bắn chiếc Nautilus 2 tan tành. Người nhái Nguyễn Chuyên thoát chết đợt đầu, nay cùng chung số phận với các thủy thủ còn lại. Sau khi chiếc Nautilus 2 bị bắn chìm, 10 người nhái sống sót được chiếc Swatow 161 vớt lên, bắt làm tù binh. Tuy nhiên vẫn sót một người nhái là Nguyễn Văn Ngọc trốn trong chiếc tàu đang chìm, không ai hay biết. Sau khi chiếc Swatow 161 đi khỏi, anh ta trôi vật vờ qua vĩ tuyến 17, được phi cơ tuần tiễu phát hiện và cứu sống.

Ngày 21/7/1962, Hà Nội đưa toán biệt kích hải quân Sài Gòn ra xét xử công khai. Đây là lần thứ hai Bắc Việt xét xử những tội phạm là biệt kích và có kẻ đã bị phạt tù chung thân. Thất bại này khiến cho CIA mất mặt. Phải một năm sau, họ mới toan tính tổ chức tiếp những đợt tập kích phá hoại ở vịnh Bắc Bộ.

(http://img268.imageshack.us/img268/7105/19ban854to.jpg) (http://img268.imageshack.us/i/19ban854to.jpg/)
Hồ sơ mật của CIA về các toán biệt kích xâm nhập bằng đường biển giai đoạn 1961-1963



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 10:09:20 pm

Đến cuối mùa hè 1962, toán người nhái SEAL chuyên huấn luyện của Hải quân Mỹ đã huấn luyện xong cho 4 toán biệt kích hải quân Sài Gòn. Mỗi toán đều được phép tuyển mộ cả dân sự và hạ sĩ quan của lục quân Quân đội Sài Gòn.

Trong bốn toán thì Neptune là toán người nhái, toán Cancer gồm toàn biệt kích quân là người dân tộc Nùng, được tuyển chọn từ Sư đoàn bộ binh 5. Người tổ chức ra các toán biệt kích biển là Gougleman. Ông ta đòi hỏi được cung cấp loại tàu tốt nhất, với tốc độ cao, hỏa lực mạnh hơn để tránh lặp lại thảm họa của chiếc Nautilus 2, vốn là tàu gỗ đóng giả tàu đánh cá, mới xảy ra cách đó không lâu.

Theo yêu cầu của Gougleman, Hải quân Mỹ bàn giao 2 chiếc tàu tuần tiễu phóng thủy lôi mác PT-810, PT-811 cho Trung tâm hành quân biển (Marops, Maritime Operation). Hai chiếc tàu này khi đến Đà Nẵng được đổi tên thành PTF-1 và PTF-2. Trong lúc đó, CIA chẳng cần được phép hay không, đã đặt mua hai chiếc tàu Nasty của Na Uy, đem về đặt tên là PTF-3 và PTF-4.

(http://img195.imageshack.us/img195/8008/nasty1x.jpg) (http://img195.imageshack.us/i/nasty1x.jpg/)
Tàu Nasty của Na Uy

Thêm vào đó, về vấn đề nhân lực, CIA thuê hẳn người Na Uy lái tàu, vì người Mỹ không được phép đến hải phận Bắc Việt. Theo đó, ba thủy thủ Na Uy đã đến Đà Nẵng với thời hạn hợp đồng 6 tháng. Họ có biệt danh là “Viking”. Theo Đại úy Trương Duy Tài, một sĩ quan trong đơn vị biệt kích biển, thì người “Viking” sống hòa hợp với thủy thủ Việt Nam và rất rành đi biển.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 10:19:37 pm

Ngày 15/12/1962, một chiếc PTF hướng ra biển Bắc Bộ, đem theo toán người nhái Neptune. Trước khi đến mục tiêu, chiếc tàu … bị lạc hướng, phải quay về Đà Nẵng, hủy bỏ phi vụ xâm nhập. CIA đợi đến ngày 14/1/1963 mới thực thi 2 phi vụ cùng một lúc. Hai chiếc Swift rời bến, chạy song song cho đến vĩ tuyến 17 mới tách ra. Một chiếc hướng về những nhà máy, công xưởng dọc theo bãi biển gần thị xã Đồng Hới. Chiếc thứ hai tiếp tục chạy thêm 18 km nữa đến cửa Ròn thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Toán biệt kích biển tấn công Đồng Hới có biệt danh Zeus không gặp trở ngại nào. Họ đến đúng lúc mặt trời lặn, toán biệt kích chèo xuồng cao su vào bờ, đặt dàn hỏa tiễn nhỏ, lắp kíp nổ hẹn giờ do CIA chế tạo, hướng vào nhà máy rồi rút êm trở lại chiếc Swift. Trước khi quay về, họ còn thả xuống biển thêm mấy thùng truyền đơn tuyên truyền chống phá chế độ Bắc Việt, để sóng đánh trôi dạt vào bờ.

Toán biệt kích thứ 2, với mật danh Charon không được may mắn như đồng sự của họ. Chiếc Swift còn cách mục tiêu chừng 19 km, viên thyền trưởng người Na Uy trông thấy có chiếc tàu từ hướng bắc chạy ngược chiều bèn chạy vòng vo để tránh. Cho đến khi mất bóng chiếc tàu lạ họ mới tiếp tục tiến đến mục tiêu nên chậm mất mấy giờ đồng hồ.

Sau khi thảo luận sẽ tiếp tục phi vụ, toán trưởng ra lệnh cho toán Charon xuống thuyền cao su hướng về cửa Ròn. Khi gần đến cửa Ròn, toán người nhái lắp chân nhái rồi bơi vào bờ theo từng cặp hai người. Một cặp sẽ bơi vào bờ phía bắc, cặp khác đến bờ phía nam cửa sông Gianh. Run rủi thế nào, một cặp bất ngờ gặp phải một chiếc tàu đi ra. Do lòng sông cạn, nhiều bùn, hai người nhái sợ người trên chiếc tàu nọ trông thấy, vội vã bơi trở lại chiếc thuyền cao su đang đợi ở cửa biển. Cặp người nhái thứ hai biến mất, không thấy trở lại. Viên thuyền trưởng người Na Uy vẫn gắng đợi cho đến khi mặt trời lặn. Lúc nổ máy, bỗng ông ta phát hiện có đèn hiệu chiếu ra từ bờ. Viên thuyền trưởng liều mạng lái chiếc Swift chạy vào bờ, vớt hai người nhái bị cho là mất tích từ lúc chiều. Coi như nhiệm vụ đã xong, họ hướng tàu về căn cứ xuất phát ở Đà Nẵng.

(http://img233.imageshack.us/img233/9426/mykhedanang.jpg) (http://img233.imageshack.us/i/mykhedanang.jpg/)
Cố vấn Mỹ huấn luyện biệt kích sử dụng thuyền cao su đổ bộ tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 10:28:25 pm

Hiệp định Geneve về vấn đề trung lập hóa Vương quốc Lào có hiệu lực kể từ ngày 6/10/1963. Tình thế đó buộc tổng thống Kennedy phải ra lệnh ngưng tất cả các hoạt động bí mật trên lãnh thổ Bắc Việt Nam.

Sau sự việc chiếc máy bay C123 của hãng hàng không Air America (CIA) bị bắn rơi vào ngày 22/11/1963, mà Mỹ biện minh “chỉ chở đồ tiếp tế nhân đạo cho dân Lào, chứ không có mục đích quân sự nào”, làm cái cớ cho chính quyền Kennedy “nổi giận”. Vịn vào đó, CIA và Phòng 45 được lệnh tiếp tục các hoạt động bí mật tại Bắc Việt Nam. Toán biệt kích Tourbillon được lệnh “làm cú nữa”, nhắm vào một cây cầu khác, cách cây cầu bị đánh trước đó khoảng 12 km về hướng tây. Ngày 8/12, Tourbillon báo cáo đã hoàn thành phi vụ thứ hai.

Thấy toán Tourbillon thành công, CIA và Phòng 45 tiếp tục chuẩn bị cho những toán biệt kích kế tiếp vào cuộc. Toán Lyre có nhiệm vụ phá hoại và thu thập tin tức nên đã tuyển những người theo đạo Thiên Chúa, như hai toán trước đây là Echo và Atlas đã làm, nhưng đều thất bại. Toán Lyre được thả xuống khu vực gần đèo Ngang. Khu vực này gần biển, CIA sẽ sử dụng tàu đổ bộ từ biển vào thay vì thả dù như những toán biệt kích trước đó.

Ngày 29/12, ngay lúc đổ bộ, toán biệt kích Lyre đã bị một trạm kiểm soát của Bắc Việt ở bãi biển phát hiện. Năm người trong toán Lyre bị bắt ngay ngày hôm sau. Hai biệt kích quân còn lại định trốn về hướng nam cũng bị bắt vào cuối tuần.

Toán biệt kích phá hoại đầu tiên trong năm 1963 là toán Tarzan gồm 5 người, địa bàn hoạt động tại khu vực huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Trước đó hai năm, toán biệt kích Echo từng nhảy dù xuống vùng này. Đêm 6/1, các biệt kích quân lên chiếc máy bay C54, do phi công Đài Loan lái, cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất. Chuyến thả biệt kích thành công, ít hôm sau, Tarzan báo cáo về Sài Gòn đã đến mục tiêu an toàn.

Ngày 12/4/1963, sáu biệt kích của nhóm Pegasus, gồm toàn người dân tộc Thổ đã nhảy dù xuống tỉnh Lạng Sơn. Nhiệm vụ của họ là phá hoại một trong hai tuyến đường sắt chính chạy từ biên giới Trung – Việt đến Hà Nội. Ở Sài Gòn, CIA nóng lòng ngồi đợi báo cáo của toán Pegasus, nhưng kết quả vẫn biệt tăm. Bước sang tháng 5, một toán biệt kích khác cũng nhảy dù xuống miền Bắc cũng mất tích luôn.

(http://img522.imageshack.us/img522/9056/alanama.jpg) (http://img522.imageshack.us/i/alanama.jpg/)
Toán Alabama tại Phú Bài



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 10:33:31 pm

Chẳng đếm xỉa gì đến những toán biệt kích đã bặt vô âm tín, ngày 4/6/1963, CIA quyết định cùng lúc thả ba toán biệt kích. Chiếc C54 không đủ sức chở ba toán biệt kích cùng lúc, CIA phải mượn thêm một chiếc C54 khác của Đài Loan để sử dụng trong vòng một tháng. Sáng sớm ngày 5/6, cả hai chiếc C54 trở về an toàn sau khi thả ba toán biệt kích xuống lãnh thổ Bắc Việt. Thế nhưng chỉ có toán Bell báo cáo về Sài Gòn, hai toán kia biệt tăm luôn.

Ba ngày sau, CIA tiếp tục kịch bản cũ, chở hai toán biệt kích trên một chiếc máy bay C54, thả dù xuống hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Cả hai đều không liên lạc. Hai hôm sau, hai toán khác lên đường trên một chuyến C54 nhảy dù xuống vùng Hà Tĩnh, Nghệ An rồi cũng biến mất luôn. CIA hầu như chẳng quan tâm gì đến kết cục trên, chỉ lo tìm loại máy bay khác để thay thế chiếc C54 đến hạn phải trả lại cho Đài Loan.

Họ chọn loại máy bay C123 có đuôi rộng hơn, toán biệt kích và thùng tiếp tế có thể thả ra khỏi máy bay trong vòng vài giây, như vậy đỡ phân tán, thất lạc. Những chiếc C123 không phù hiệu này sẽ do phi công Đài Loan lái đến Tân Sơn Nhất ngày 15/6/1963.

(http://img62.imageshack.us/img62/3682/c123ankhe.jpg) (http://img62.imageshack.us/i/c123ankhe.jpg/)
Máy bay C123 tại An Khê


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 10:45:46 pm

Toán biệt kích tiếp theo gồm 8 người, mang mật danh Giant. Vào một buổi tối, chiếc máy bay C123 chở cả toán cất cánh bay ra biển, hướng về vịnh Bắc bộ, cắt ngang qua thành phố Vinh, Nghệ An, về vùng rừng núi phía tây. Đến mục tiêu, cả toán Giant nhảy ra khỏi máy bay và chiếc C123 quay đầu xuôi về hướng nam. Tại Sài Gòn, các nhân viên CIA cố dò tìm làn sóng để nhận điện báo cáo của toán Giant, nhưng chỉ hoài công. Tất cả đều im lặng.

Hai hôm sau, hai toán biệt kích khác đã sẵn sàng lên đường. Toán thứ nhất mang mật danh Packer, gồm những biệt kích quân là người dân tộc thiểu số, sẽ xâm nhập vùng Yên Bái. Hy vọng toán Packer sẽ thành công như toán Bell, toán duy nhất gửi điện báo về trong suốt mùa hè 1963. Cũng như toán Bell, Packer gồm 5 biệt kích quân, có nhiệm vụ phá hoại tuyến xe lửa Hà Nội – Lào Cai, chạy xuyên qua tỉnh Yên Bái. Trưởng toán Packer là Ngô Quốc Chung, người dân tộc Tày. Toán thứ hai gồm ba người, sẽ nhảy dù xuống tăng cường cho toán Europa. Toán này từng nhảy dù xuống địa bàn tỉnh Hòa Bình 17 tháng trước đó.

Khi đó chiếc phi cơ C54 đã hết hạn hoạt động. Thế nhưng chủ nhân của nó vẫn muốn bay chuyến chót, với dự định chở cả hai toán biệt kích cùng lúc. Đầu tiên, chiếc C54 bay đến không phận tỉnh Yên Bái. Đến bãi đáp, những biệt kích quân trong toán Packer nhảy khỏi máy bay. Chiếc C54 lượn vòng bay về hướng Hòa Bình. Viên phi công Đài Loan cố tình bay thấp để tránh mây. Nhưng đột nhiên nó biến mất trong không trung cùng toán biệt kích thứ hai. Trong lúc đó toán Packer đáp đất xong cũng mất liên lạc với Sài Gòn.

(http://img694.imageshack.us/img694/8735/csolo.gif) (http://img694.imageshack.us/i/csolo.gif/)
Lần lượt từng toán biệt kích ra đi để rồi ... biệt tích  ;D



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 10:52:38 pm

Số lượng những toán biệt kích mất tích tăng lên. CIA và Phòng 45 chẳng biết làm gì hơn là vét quân chuẩn bị cho toán biệt kích cuối cùng xâm nhập miền Bắc. Toán biệt kích mang mật danh Dragon gồm toàn lính người dân tộc Nùng sẽ được đổ bộ bằng thuyền vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh, gần biên giới Trung – Việt. Xui xẻo làm sao, CIA lên kế hoạch cho sự khởi sự đúng vào lúc thời tiết xấu. Cả 5 lần xuất phát đều phải quay trở lại. Cuối cùng, vào ngày 15/7/1963, bảy người trong toán Dragon cũng xuất phát bằng thuyền cao su, xâm nhập hải phận Bắc Việt. Chẳng hiểu sao, từ đó họ cũng biệt tăm, biệt tích.

Như vậy, cộng cả toán Dragon, CIA đã thả xuống lãnh thổ Bắc Việt 13 toán biệt kích chỉ trong vòng 7 tháng. Tính đến tháng 7/1963, chỉ có một trong số 13 toán biệt kích điện báo về Sài Gòn rằng đã đến mục tiêu. 12 toán khác coi như “mất tích”. Ngày 9/7/1963, Hà Nội đưa tin xét xử toán biệt kích Pegasus. Sau đó trong vòng ba tháng có thêm 5 phiên tòa xử những toán biệt kích khác.

Không còn gì để chối cãi rằng CIA đã thất bại hoàn toàn trong âm mưu thả các toán biệt kích xâm nhập lãnh thổ miền Bắc. Trong muôn vàn lý do thất bại, có thể vì lý do chọn bãi đáp không chính xác. Nhiều toán biệt kích phải nhảy xuống những nơi gần làng mạc và lập tức bị phát giác. Như toán Tellus xâm nhập tỉnh Ninh Bình ngày 8/6, bị phát hiện ngay khi dù đang lơ lửng trên không, cả 4 biệt kích quân trong toán Tellus đều bị bắt trong vòng 25 phút. Toán Packer xui xẻo hơn, nhảy dù ... đúng giữa một làng dân cư đông đúc, còn nhân viên truyền tin rơi đúng ngay nóc nhà dân.

(http://img560.imageshack.us/img560/2807/p1010003large.jpg) (http://img560.imageshack.us/i/p1010003large.jpg/)
Dịch giả có mặt trong toán này


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 30 Tháng Giêng, 2011, 11:10:15 pm

Tháng 12/1963, Hà Nội sử dụng toán Europa làm mồi nhử trong lúc bố trí 4 khẩu đội pháo phòng không 14,7 mm tại khu vực đồi núi tỉnh Hòa Bình. Không chút mảy may nghi ngờ, đêm 10/8, viên phi công Đài Loan lái chiếc C123 chở đồ tiếp tế cho toán biệt kích Europa.

Từ xa, viên phi công Đài Loan đã trông thấy đèn hiệu thắp sáng theo hình chữ “T” đúng như kế hoạch. Nhưng bỗng nhiên đạn phòng không từ dưới mặt đất bắn lên trúng nhiều chỗ trên thân máy bay, viên phi công cố lái chiếc C123 lết về căn cứ trong nỗi kinh hoàng tột độ! Đến Sài Gòn rồi mà viên phi công người Đài Loan vẫn chưa hoàn hồn nên xin nghỉ luôn, chẳng màng đến đô la Mỹ và ... dông thẳng một mạch về Đài Loan. Những phi công Đài Loan khác cũng rất sợ, họ từ chối bay tiếp tế cho toán biệt kích Europa, vẫn đang đâu đó dưới kia, ở tỉnh Hòa Bình. ;D

Ngày 20/11/1963, những yếu nhân ở chính quyền Mỹ, cũng là những người có tiếng nói quyết định trong phương thức tiến hành chiến tranh đặc biệt trên chiến trường Việt Nam, đã ngồi lại bàn định sau cái chết của anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và chính trường Sài Gòn đã trở nên hỗn loạn. CIA thấy rằng phải xem xét lại mọi kế hoạch.

Người ngồi ghế chủ tọa là Bộ trưởng quốc phòng Robert S. Mc Namara, bên phải là đô đốc Felt, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại Thái Bình Dương (CINCPAC). Ngồi đối diện với Mc Namara là ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk, viên phụ tá là George Ball, cố vấn an ninh quốc gia Mc. Geoge Bundy, trùm CIA John Mc Cane. Thêm hai người đến từ Sài Gòn là Đại sứ Henry Cabot Lodge và tướng Paul Harkins – Tư lệnh Quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV).

Họ quyết định chuyển giao những hoạt động của cơ quan CIA cho Quân đội với một mật danh “Trở lại” (Switch Back).

Từ năm 1957, cơ quan CIA và Lầu Năm Góc (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Mỹ) đã phối hợp làm việc. Những quân nhân “Mũ nồi xanh” hay lực lượng đặc biệt Mỹ đều làm cố vấn cho Liên đoàn Quan sát số 1. Từ năm 1961, lực lượng đặc biệt Mỹ tăng cường cộng tác với cơ quan CIA. Cũng trong năm 1961, CIA thành lập Trung tâm huấn luyện ở Thủ Đức và Hòa Cầm, Đà Nẵng.

Trung tâm Thủ Đức có lưu lượng huấn luyện mỗi khóa khoảng bốn đại đội biệt kích dù, phục vụ cho những kế hoạch xâm nhập lãnh thổ Lào. Trung tâm Hòa Cầm chuyên huấn luyện biệt kích do thám khu vực biên giới, hệ thống các đường hành lang vận chuyển tiếp tế của Bắc Việt. Cơ quan CIA cấp kinh phí cho quân Mũ Nồi Xanh tổ chức những khóa huấn luyện cho cả hai trung tâm Thủ Đức và Hòa Cầm.

(http://img88.imageshack.us/img88/3971/stratamission1969map.jpg) (http://img88.imageshack.us/i/stratamission1969map.jpg/)
Hồ sơ mật về hoạt động của các toán Strata

(http://img41.imageshack.us/img41/1944/stratamission1968.jpg) (http://img41.imageshack.us/i/stratamission1968.jpg/)



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 01 Tháng Hai, 2011, 05:50:27 pm

Tòa nhà cao bảy tầng tại số 22-Lý Tự Trọng (Gia Long cũ), Q.1 từng là trụ sở của CIA, nhìn từ công viên Chi Lăng (nay bị tòa nhà Vincom, bên phải ảnh, án ngữ). Chính tại đây vào ngày 30/4/1975, tướng Phạm Xuân Ẩn bằng mối quan hệ và sự nhanh trí của mình, đã giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến lên chuyến bay cuối cùng của hãng Air America (CIA) rời Sài Gòn.
 
(http://cB7.upanh.com/19.0.24829416.myj0/22gialong.jpg)

Bức ảnh nổi tiếng do Hubert Van Es chụp chuyến bay đó tại sân thượng, cũng chính là "nắp" thang máy, của tòa nhà.

(http://cB5.upanh.com/19.0.24830284.oEn0/hubertvanes.gif)




Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 02 Tháng Hai, 2011, 07:47:30 pm

Trong thời gian chờ đợi, xin phép gửi vài bức ảnh minh họa.

(http://cB4.upanh.com/19.0.24870143.Uaa0/ncktm.jpg)
Đặng Tuyết Mai - Nguyễn Cao Kỳ, người đã lái chiếc C47 thả toán Castor, và nhiều toán sau đó, xâm nhập miền Bắc.

(http://cB7.upanh.com/19.0.24870216.AEF0/plp24101966.jpg)
Philippin 24/10/1966. Từ phải qua trái: Đệ nhất phu nhân Philippin Ferdinand Marcos; Đệ nhị phu nhân VNCH, Hoa khôi áo dài Đặng Tuyết Mai; Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Lindon B. Johnson; Chắc khỏi giới thiệu, vì đó là...madame Thiệu.

(http://cB4.upanh.com/19.0.24870393.Pha0/tagaytay.jpg)
Cùng địa điểm: Tagaytay, Philippin 24/10/1966. Các bà đi tham quan trong khi các phu quân họp bàn về cuộc chiến tại Việt Nam.

(http://cB4.upanh.com/19.0.24870653.Ffw0/sg1051966.jpg)
Đệ nhị phu nhân tại nhà riêng ở Sài Gòn, 10/5/1966.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 06 Tháng Hai, 2011, 10:26:06 pm

Đầu năm 1962, CIA bắt đầu tổ chức lực lượng Dân sự chiến đấu (CIDG), tuyển mộ thanh niên người dân tộc, tổ chức thành những đại đội vũ trang đối đầu với Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. CIA sử dụng quân Mũ nồi xanh huấn luyện cho lực lượng dân sự chiến đấu để trà trộn hay cài cắm người vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, Sở Khai thác địa hình Phủ Tổng thống cũng gửi người đến hai trung tâm hỗ trợ huấn luyện.

Đến tháng 7/1962, cơ quan CIA đã có thể bàn giao chương trình Dân sự chiến đấu cho quân đội Sài Gòn. Việc bàn giao bắt đầu bằng “Kế hoạch Trở lại”, sẽ hoàn tất trong vòng 1 năm và được triển khai đồng thời với những hành động xâm nhập, phá hoại trên lãnh thổ Bắc Việt. Vì lẽ đó, “Kế hoạch Trở lại” còn có tên gọi là “Kế hoạch 34-63”.

Tháng 1/1963, Hải quân Mỹ gửi toán biệt kích biển (SEAL) sang Nam Việt Nam huấn luyện về chiến thuật hành quân biệt kích ở Đà Nẵng. Hai tháng sau, toán biệt kích Mũ nồi xanh từ Okinawa cũng đến huấn luyện cho lực lượng Dân sự chiến đấu tại căn cứ mới của CIA tại Long Thành, cách Sài Gòn khoảng 22km về hướng tây. Căn cứ này có tên là Trại Quyết Thắng, sẽ dần thay thế cho căn cứ Thủ Đức.

Trước khi lập căn cứ ở Long Thành, tất cả những biệt kích tham dự các kế hoạch xâm nhập Bắc Việt đều do CIA huấn luyện trong những mật cứ rải rác ở khắp Sài Gòn. Trên phương diện lý thuyết, nguyên tắc này có vẻ đảm bảo bí mật, vì các toán biệt kích đều ăn, ở, huấn luyện riêng biệt. Căn cứ rộng lớn Long Thành được xem là thực địa lý tưởng cho những khóa huấn luyện kỹ năng phá hoại, sử dụng vũ khí và các loại phương tiện đặc biệt khác.

Toán Mũ nồi xanh đầu tiên đến căn cứ Long Thành là toán A 413, do Đại úy Clinton Hayes làm trưởng toán. Họ huấn luyện cả điệp viên lẫn biệt kích dù. Tháng 10/1963, toán A 413 được thay thế bởi toán A 211 đến từ Okinawa, trưởng toán này là Đại úy Lawrence White.

Tại Sài Gòn, căn cứ vào kế hoạch “Trở lại”, ngày 1/4/1963, Sở Khai thác Địa hình đổi tên thành Lực lượng Đặc biệt - một binh củng của Quân lực VNCH.

(http://cB4.upanh.com/19.0.25013093.Axm0/lqt.jpg)
Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt. Đường quan lộ kết thúc vào ngày 1/11/1963 bởi các "chiến hữu" tại Bộ Tổng tham mưu VNCH

Sau nhiều biến cố xảy ra vào cuối năm 1963, cả hai vị tổng thống VNCH và Mỹ đều bị ám sát. Đầu năm 1964, những hoạt động phá hoại trên đều nằm trong kế hoạch 34A. Ngày 3/2, tướng Nguyễn Khánh được tường trình về kế hoạch 34A, ông ta có vẻ hài lòng và hứa sẽ yểm trợ. Kế hoạch 34A vẫn được tiếp tục điều chỉnh, mặc dù tình hình chính trị ở Sài Gòn lúc này rất rối ren.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 06 Tháng Hai, 2011, 10:51:22 pm

Ngày 24/1, Mỹ thành lập Trung tâm hành quân đặc biệt (SOG), đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội và Tư lệnh lực lượng quân sự Mỹ. Trên lý thuyết, SOG sử dụng chiến thuật chiến tranh ngoại lệ để phá hoại, quấy rối, làm suy yếu nền kinh tế Bắc Việt Nam, vừa tổ chức xâm nhập, bắt cóc con tin khai thác tin tức, phá hoại, tuyên truyền, thu thập tin tức tình báo và phản gián. Chương trình hoạt động của SOG bao gồm bốn hình thức. Một là những trận tập kích bất ngờ. Hai là tập kích, phá hoại những căn cứ, nhà máy quốc phòng và dân sự. Ba là tổ chức những cuộc hành quân từ cấp đại đội đến tiểu đoàn vào lãnh thổ miền Bắc, phá hoại những căn cứ, cơ xưởng, nhà máy lớn ở miền Bắc. Bốn là có thể sử dụng không lực đánh phá, làm suy sụp nền kinh tế Bắc Việt.

Căn cứ vào nhiệm vụ cho phép, SOG tiến hành giai đoạn 1 từ 2 - 5/1964. Tất cả gồm 33 mục tiêu, trong đó có 22 trận tập kích phá hoại. Chỉ huy trưởng đầu tiên của SOG là Đại tá Clyde R. Russell, cựu trung đoàn trưởng một trung đoàn thuộc Sư đoàn Dù 82, nguyên liên đoàn trưởng của Lực lượng đặc biệt. CIA đã bàn giao cho SOG tất cả những gì họ đã xây dựng được, kể cả những chiếc tàu Swift, PTF cho đến các toán biệt kích biển, cùng phi hành đoàn Đài Loan cho Bộ tư lệnh lực lượng dù và căn cứ Long Thành. Trên những cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực được CIA giao cho, bộ chỉ huy SOG tiếp tục những hoạt động xâm nhập miền Bắc.

Ngày 23/4/1963, chiếc C123 chở toán biệt kích gồm 3 người, tiếp tục xâm nhập Bắc Việt, nhằm tăng cường cho toán Remus. Theo kế hoạch, chiếc C123 bay tới điểm hẹn là những ngọn đồi gần khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ. Phi hành đoàn nhìn thấy đèn hiệu từ dưới đất, bèn bật đèn xanh cho các quân nhân biệt kích nhảy ra khỏi máy bay. Sau đó, Remus báo cáo rằng những biệt kích quân đã đáp đất an toàn. Phi vụ đầu tiên của SOG coi như thành công.

Hai hôm sau, SOG chuẩn bị cho phi vụ thứ hai. Toán biệt kích mang mật danh Attila, gồm 6 lính Việt Nam sẽ nhảy dù xuống phía nam tỉnh Nghệ An. Lần này SOG không nhận được báo cáo, coi như toán Attila mất tích. Đến cuối mùa hè 1963, SOG thả thêm 8 toán biệt kích ra miền Bắc. Trong đó có 3 toán tăng cường cho các toán nằm vùng trước đó mà Phòng 45 còn nhận được điện báo cáo. Năm toán khác nhảy dù xuống mục tiêu mới, nhưng chỉ một toán có điện báo cáo về Sài Gòn.

Trong khi đó, Washington theo dõi sát các hoạt động của SOG. Nhiều vấn đề về các toán biệt kích nằm vùng ở Bắc Việt được đem ra thảo luận như tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm. Toán biệt kích Bell hoạt động ở tỉnh Yên Bái đã hơn 1 năm mà không được tái tiếp tế. Trước khi nhận được tiếp tế trong tháng 7, hiệu thính viên toán Bell báo cáo rằng ba biệt kích quân đã chết vì đói.

(http://cB4.upanh.com/19.0.25014823.Z2Y0/bell.jpg)
Toán Easy, với trang phục miền Bắc, tại căn cứ huấn luyện.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 06 Tháng Hai, 2011, 11:37:28 pm

Một vấn đề khác nảy sinh trong lãnh đạo, chỉ huy. Theo điện văn ngày 19/1/1963, kế hoạch 34A (xâm nhập Bắc Việt) có hai người chỉ huy. Một là vị Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn; hai là Tư lệnh Phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (MACV). Thêm vào đó, SOG chỉ nhận lệnh từ Cơ quan Phản gián và Các dịch vụ đặc biệt (SACSA) ở Washington.

Tóm lại, SOG phải xin phép cho mỗi phi vụ xâm nhập, khiến công tác bảo đảm cho từng phi vụ thêm rắc rối, phức tạp. Trước hết, Đại tá Russell, trùm SOG phải gửi chương trình hoạt động lên vị Tư lệnh Thái Bình Dương để báo lên Tổng tham mưu trưởng. Rồi phải được sự chấp thuận của Đại sứ Mỹ, tối thiểu 24h, trước khi thực thi phi vụ. Chưa kể nhiều phi vụ phải được sự chấp thuận của tổng thống Mỹ Johnson. Thêm nữa, những chuyên viên cao cấp của CIA đều có quyền gạch bỏ bất cứ kế hoạch nào do SOG soạn thảo mà không có bản thuyết minh chi tiết, thuyết phục.

(http://cB2.upanh.com/19.0.25016711.dTh0/toantruocgioxamnhap6nguoi.jpg)
Trước giờ xâm nhập


Chưa kể những vấn đề nảy sinh mang tính chất nội bộ, SOG luôn than phiền rằng những phi công của hãng Air America không chịu hợp tác. Còn các phi công Đài Loan thì từ chối bay tiếp tế cho toán Europa sau vố bị ăn đạn phòng không Bắc Việt. Khi SOG yêu cầu họ tiếp tục bay để tái tiếp tế cho toán Europa, họ liền cáo bệnh.

Vấn đề chọn mục tiêu xâm nhập cũng rắc rối. Toán Attila trong tháng 4/1963 xâm nhập địa bàn tỉnh Nghệ An. Tiếp theo toán Lotus dự kiến xâm nhập lui về phía bắc, nhưng rốt cục cũng lại nhảy dù xuống tỉnh Nghệ An. Toán Scorpion thả dù xuống cùng địa điểm với các toán Bell, Packer, Buffalo. Những toán khác xâm nhập cùng mục tiêu với toán Ruby... Trước thực trạng trên, CIA buộc phải có kế hoạch điều chỉnh và đổ thêm ngân sách huấn luyện.

Đến tháng 8/1963, tại căn cứ Long Thành đã có 16 toán biệt kích được huấn luyện, bình quân mỗi toán có quân số từ 11 đến 15 người. Sở Khai thác địa hình cung cấp nhân lực tuyển chọn từ các đơn vị của Quân đội Sài Gòn, nên phần nào làm cho các toán biệt kích mạnh thêm. SOG nhận được một trong sáu chiếc máy bay C123 cải tiến, cùng 7 phi hành đoàn Đài Loan, cộng 3 phi hành đoàn Nam Việt Nam, tổ chức thành Phi hành đoàn số 1, trực thuộc SOG và dời căn cứ ra Nha Trang.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Hai, 2011, 10:03:28 pm

Ngày 14/11/1963, một chiếc máy bay C123 bay ra không phận miền Bắc, thả toán biệt kích tăng cường cho toán Bell, đang nằm vùng tại địa bàn tỉnh Yên Bái, thành công. Trong lúc đó phi hành đoàn Cò Trắng của Nam Việt Nam chuẩn bị phi vụ đặc biệt, thả biệt kích xuống phá cầu Cấm ở phía bắc thánh phố Vinh. Cây cầu quan trọng này dùng cho cả tuyến đường sắt và đường bộ, nếu bị đánh sập sẽ cản trở việc lưu thông, tiếp tế cho chiến trường miền Nam của Bắc Việt. Theo kế hoạch, sau khi phá sập cầu, toán biệt kích sẽ dùng thuyền bơi ra biển, nơi có lực lượng biệt kích biển đợi sẵn để đưa vể miền Nam Việt Nam.

Phi vụ này phức tạp hơn hẳn những phi vụ trước. SOG tổ chức toán biệt kích Centaur gồm 33 người, gấp 3 lần những toán trước đây. Chương trình huấn luyện cho Centaur bắt đầu từ ngày 26/7/1963. Ba tháng sau, SOG điều chỉnh lại mục tiêu, thay vì tấn công cầu Cấm sẽ chuyển sang dàn radar bên bờ biển. Theo kế hoạch, tàu Nasty chở những biệt kích người nhái ra vịnh Bắc Bộ, họ sẽ dùng xuồng cao su bơi vào bờ thám thính. Sau đó chỉ điểm cho chiếc máy bay C123 chở toán biệt kích Centaur nhảy dù xuống tấn công đài radar. Xong nhiệm vụ tất cả sẽ rút lui bằng thuyền ra tàu Nasty. Ngày N được ấn định là ngày 22/12, đúng ngày thành lập của QĐND Việt Nam.

Để chuẩn bị cho cuộc tập kích, ngày 10/12/1963, hai chiếc tàu Nasty chở những biệt kích biển ra đậu ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Rồi toán biệt kích biển lại chèo thuyền vào bờ, đợi ra hiệu chỉ điểm cho chiếc C123, chở toán biệt kích Centaur, đang đến theo kế hoạch. Tại sân bay Đà Nẵng, toán biệt kích Centaur gồm 28 người đã lên chiếc C123, do phi công Hồ Văn Kiệt lái. Không hiểu sao, chiếc máy bay C123 mới cất cánh cách sân bay khoảng 10km, do bị khuất tầm nhìn vì mây che phủ, đã đâm vào vách núi, không một ai còn sống sót. Phi hành đoàn Cò Trắng quả là trắng thật. Cả một phi hành đoàn bị xóa sổ.

Không phải chỉ riêng những toán biệt kích nhảy dù xuống không phận Bắc Việt thất bại, mà cả những trận tập kích trên biển do người nhái thực hiện cũng làm cho SOG mất mặt. Từ tháng 6/1962 đến tháng 1/1964, biệt kích biển đã tổ chức 4 trận tập kích, nhưng duy nhất chỉ có 1 trận không bị tổn thất.

Trưa ngày 15/2/1964, bốn người nhái trong toán Neptune kiểm tra lại hành trang và lên chiếc Swift. Chiếc tàu lại hướng ra vịnh Bắc Bộ. Họ chạy cách xa bờ biển để tránh bị radar phát hiện. Vào lúc 23h, thuyền trưởng người Na Uy cho tàu chạy vào gần bờ. Toán người nhái âm thầm xâm nhập trong màn đêm. Một người trong toán là Vũ Đức Gương, vốn là giáo dân, di cư vào Nam năm 1954. Gương là một trong những người nhái đầu tiên do CIA huấn luyện. Anh ta cũng có mặt trong phi vụ 22/12/1963, từng chứng kiến cảnh chiếc Swift bị tàu Swatow Bắc Việt bắn chìm.

Toán người nhái cùng ba thủy thủ đoàn sẽ dùng xuồng cao su bơi vào bờ. Nhiệm vụ của họ giống toán Vulcan trước đây. Xuồng bơi đến cửa sông Gianh, toán người nhái bơi vào đặt mìn phá hoại, rồi bơi trở về xuồng. Sau đó chạy ra chiếc Swift tẩu thoát về miền Nam. Một thủy thủ trực máy liên lạc với chiếc Swift đậu ngoài khơi đề phòng chuyện bất trắc xảy ra. Kế hoạch sắp đặt sẵn đâu vào đó, nhưng chuyện không may lại xảy ra. Bỗng nhiên gió thổi mạnh, tạo nên những con sóng xô đẩy chiếc xuồng cao su. Khi toán người nhái đang xuống nước, một ngọn sóng lật úp chiếc xuồng, thế là máy móc, đồ đạc, trang bị rớt xuống biển hết, trong đó có cả mìn để gắn vào mấy chiếc Swatow.

Khi toán cảm tử quân lật được chiếc xuồng trở lại, động cơ và máy truyền tin bị ngấm nước không hoạt động được nữa, lại không thể gọi chiế Swift vào cứu, họ chèo xuồng bằng tay trong đêm tối, cố tìm đường trở lại chiếc Swift. Đến gần sáng, chiếc Swift đợi quá lâu nên chạy vào tìm, may gặp được chiếc xuồng cao su bèn lôi tất tả lên tàu, cứu được toán người nhái cùng 3 thủy thủ đoàn.

(http://cB9.upanh.com/19.0.25061658.5Bl0/rfhnvph.jpg)
Hai chiếc PTF tại căn cứ Hải quân Đà Nẵng. Phía sau là BTL Hải quân vùng 1 Duyên hải.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Hai, 2011, 10:14:50 pm

Ban Cố vấn Hải quân của SOG, đóng tại Đà Nẵng, phải đợi đến đêm không trăng tháng sau mới tổ chức lại phi vụ khác. Chiều 11/3/1964, toán biệt kích Neptune trở lại cửa sông Gianh trên chiếc Swift. Toán trưởng là Nguyễn Văn Nhu, toán phó là Vũ Đức Gương, hai người nhái khác là Phạm Văn Lý, Vũ Văn Giỏi. Phi vụ thực thi có vẻ đúng theo kịch bản: chiếc Swift đậu ngoài khơi, xuồng cao su đưa 4 người nhái đến cửa sông Gianh, rồi đợi họ quay trở lại.

Mặc quần áo lặn, đi chân vịt, toán người nhái chia làm 2 tổ, bơi vào bờ. Hai tổ sẽ gặp nhau tại bến đậu của những chiếc Swatow. Vào đến nơi, Gương và Lý ngoi đầu lên quan sát, không thấy chiếc Swatow nào hết, cũng không thây 2 người trong tổ kia là Nhu và Giỏi đâu. Theo kế hoạch được quán triệt trước lúc lên đường, Gương và Lý bơi đến bến đậu thứ hai, họ phải bơi ngược dòng. Gương để ý thấy bình dưỡng khí sẽ không đủ ôxy để bơi trở lại xuồng cao su nên đã ra hiệu cho Lý lội lên bờ, cả hai tháo bình dưỡng khí, chân vịt ra giấu vào bãi sậy để dễ hành động. Bỗng dưng, có tiếng hô to: “Đứng lại!”. Tiếp theo là ánh đèn pin loang loáng soi khắp nơi, rồi tiếng súng nổ vang. Cả hai liền quay trở lại nơi giấu đồ nhái, nhưng không còn kịp nữa.

Trên chiếc xuồng cao su, mấy thủy thủ ngồi chờ cho đến lúc rạng đông. Không còn cách nào hơn, họ phải quay trở lại chiếc Swift, thiếu mất bốn người nhái.

Tin tổn thất về đến Đà Nẵng. Lần này toán cố vấn Hải Quân phác họa chương trình đánh phá mấy cây cầu dọc theo bờ biển miền Bắc. Toán biệt kích biển được chọn ra từ toán biệt kích Cancer toàn người dần tộc H’mông. Họ ngồi trên xuồng cao su bên hông chiếc Swift hướng về huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh. Khi chiếc xuồng cao su vào đến gần bờ, hai người ở lại ngoài biển. Vòng A Cầu, Châu Hềnh Xương bước lên trên cát. Một toán tuần tiễu đi ngang qua. Xương chiếu đèn hiệu ra chỗ xuồng cao su báo nguy, sau đó cùng với Cầu chạy lủi vào một bụi rậm, hy vọng sau khi toán tuần tiễu đi qua, họ sẽ cho xuồng vào đón.

Điều đó không diễn ra như dự đoán. Toán tuần tiễu Bắc Việt trông thấy dấu chân in trên cát và tức khắc mở cuộc săn đuổi. Thấy bị động, chiếc xuồng cao su chạy thẳng ra chiếc Swift và quay trở lại Đà Nẵng, thiếu hai người nhái là Vòng A Cầu và Châu Hềnh Xương.

Hai hôm sau, Ban Cố vấn Hải quân (NAD) tổ chức một phi vụ khác, dự định phá cầu ở tỉnh Quảng Bình. Theo kế hoạch cũ, 9 người bơi xuồng cao su vào gần bờ, thả toán người nhái, hai người trong nhóm đi nhầm vào đám ngư dân đánh cá đêm. Thêm lần nữa chiếc Swift trở lại Đà Nẵng, thiếu mất hai người nhái.

Ngày 1/4/1964, lực lượng Phòng vệ Duyên hải được chính thức thành lập tại Đà Nẵng, đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Ngô Thế Linh. Đơn vị mới này tuyển mộ, huấn luyện thêm nhiều toán biệt kích có quân số lên đến 30 người. Không như CIA, SOG có thể tuyển quân từ Quân đội Sài Gòn. Toán Romulus gồm những quân nhân từ binh chủng Thủy quân Lục chiến. Toán Nimbus tuyển từ Biệt động quân và lính dù. Hai toán khác từ Hải quân; toán Vega lấy từ đơn vị tàu biển; toán Athena tuyển từ các hạm tàu.

(http://cB4.upanh.com/19.0.25062423.rY50/nhomnimbus1969.jpg)
Toán Nimbus đang lên chiếc C 123 cho một phi vụ xâm nhập


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Hai, 2011, 10:30:00 pm

Tấn công lên bờ khó thành công, Ban Cố vấn dự thảo chương trình khác mang mật danh Loki, bắt cóc ngư dân miền Bắc đem đến cù lao Chàm ngoài khơi Đà Nẵng cho Mặt trận Gươm thiêng ái quốc tuyên truyền.

(http://cB6.upanh.com/19.0.25062725.7xb0/danchai.jpg)
Một ngư dân bị biệt kích bắt mang về giam tại cù lao Chàm theo chương trình Loki

SOG hy vọng sau khi nhận tàu Nasty, những trận tập kích phá hoại trên đất liền Bắc Việt có cơ hội thành công hơn. Theo đó, SOG lên kế hoạch sử dụng 26 biệt kích biển bố trí trên 3 chiếc xuồng cao su, sẽ tràn lên bờ bắn phá trong vòng 10 phút rồi rút nhanh. Chuyến kế tiếp SOG soạn thảo kế hoạch đánh phá cầu trên quốc lộ 1 thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, xa hơn là những mục tiêu thực hiện trước đây, để Bắc Việt khó phán đoán địa điểm tập kích.

Đêm 26/6/1964, SOG cho triển khai vụ tập kích: 7 quân nhân làm nhiệm vụ phá cầu; 22 người khác làm lực lượng bảo vệ, cảnh giới. Trận này họ đã giết được hai người gác cầu và bốn người khác trong lực lượng tuần tra biển. Thanh toán xong mục tiêu, tất cả rút ra xuồng cao su và chạy về chiếc Nasty đang đợi.

Sau vụ tập kích thành công, tưởng dễ ăn, Ban Cố vấn tổ chức tấn công quy mô hơn. Họ sử dụng hai chiếc Nasty, một chiếc chở biệt kích, chiếc thứ hai hộ tống. Mục tiêu trận tập kích này là trạm bơm ở phía bắc Đồng Hới, Quảng Bình. Đêm 30/6/1964, hai chiếc Nasty xâm nhập hải phận Đồng Hới. Trong lúc 2 chiếc PTF-5 và PTF-6 đợi ngoài khơi, 30 biệt kích biển xuống xuồng cao su ập vào bờ, tập kích những mục tiêu đã định.

Bị tổn thất hai vụ trong vòng hai tuần, lần này Bắc Việt đã có kế hoạch “đón khách”. Khi toán biệt kích biển lên đến bờ, họ được chào đón bằng đủ các loại súng. Thấy vậy, chiếc PTF-5 ngoài khơi phải tăng tốc chạy vào bắn yểm trợ cho toán biệt kích rút lui, nhưng vẫn bị kẹt lại hai người. Ngày 15/7, biệt kích tiếp tục tập kích vào cửa sông Ron, để lại thêm hai người nữa. Chứng tỏ Bắc Việt đã mạnh tay hơn trong việc tiêu diệt các toán biệt kích quân Sài Gòn.

Cùng thời điểm trên, Phái đoàn Viện trợ Quân sự Mỹ (MACV) nhận được tin tình báo có 10 chiếc Swatow trên đường vào Đồng Hới, 4 chiếc khác đã đến sông Gianh để đón lõng bất kỳ toán biệt kích nào xâm nhập hải phận Bắc Việt.

Ngày 20/1/1965, dưới ánh trăng vằng vặc, một chiếc máy bay C123 màu xám không phù hiệu cắt ngang không phận phía tây tỉnh Lai Châu, bay vòng trên bầu trời về hướng bắc lòng chảo Điện Biên Phủ. Phi hành đoàn Đài Loan trông thấy lửa đốt sáng trong khu rừng ở dưới đất đúng theo hình dáng đã quy ước. Toán biệt kích 4 người nhảy ra khỏi phi cơ, chiếc C123 bay qua Lào rồi hướng về Nam Việt Nam.

(http://cB8.upanh.com/19.0.25063327.5Bl0/trietxuat.jpg)
Trở về sau chuyến xâm nhập


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Hai, 2011, 10:45:35 pm

Những biệt kích quân vừa nhảy dù xuống vùng Lai Châu thuộc toán đầu tiên của SOG xâm nhập không phận Bắc Việt trong năm 1965, lẽ ra sẽ tăng cường cho toán Remus đã nằm vùng trước đó trong tháng 4/1962, nhưng do tình hình thay đổi, Remus nhận lệnh đổi sang thực thi những phi vụ phá hoại. Thế nhưng trước đây Remus chỉ được huấn luyện thu thập tin tức tình báo, cộng với không có phương tiện để phá hoại nên ngày 10/8/1963, SOG tăng cường thêm cho Remus hai “sư phụ”. Cả hai “sư phụ” đều là người Tày nên dễ làm việc với Remus và phù hợp với đặc điểm của toán biệt kích. Ba tháng sau, toán Remus báo cáo đã rải mìn trên trục đường chính về hướng Tây Trang, tây nam Điện Biên Phủ, chạy sang Lào.

Sau khi CIA bàn giao các toán biệt kích cho SOG trong tháng 1/1964, thì hoạt động phá hoại là nỗ lực chính của lực lượng biệt kích Sài Gòn trong kế hoạch 34A. Ngày 23/4, SOG thả thêm ba biệt kích người Mường xuống tăng cường cho Remus. Trong tháng 8, Remus báo cáo phá sập thêm 2 cầu nữa ở phía bắc thung lũng Điên Biên Phủ. SOG hứng khởi, thả thêm 4 biệt kích người Mường nữa cho Remus.


(http://cB9.upanh.com/19.0.25063758.utE0/buoneayang31966nguoithuongvenha.jpg)

Buôn Ea Yang 3/1966. Gia đình người vợ trẻ nhận xác chồng, vốn là một biệt kích người Thượng

Trong tháng 1/1965, SOG dự kiến thả thêm 9 biệt kích quân Việt Nam xuống tăng cường cho Remus. Nhóm này mang theo hỏa tiễn 4.5 inch loại nhỏ, mới chế tạo đem vào chiến trường Việt Nam kiểm nghiệm. Toán Remus được lệnh dùng loại vũ khí mới này bắn phá sân bay Mường Thanh, Điện Biên Phủ. Đây là sân bay được không quân Bắc Việt sử dụng như một căn cứ tiền phương. Ngày 20/1/1965, bốn biệt kích quân Việt Nam nhảy dù xuống nhập vào toán Remus, năm biệt kích quân khác cáo bệnh để khỏi tham dự phi vụ trên. Công điện báo cáo của Remus cho biết, một biệt kích quân bị gãy chân lúc đáp đất, một bị ngã vỡ sọ chết.

Vài tháng sau, SOG đổi chủ. Người đứng đầu SOG từng được xem như là một trong những huyền thoại của Lực lượng đặc biệt Mỹ, đó là Đại tá Donald D. Blackburn. Năm 1965, không quân Mỹ bắt đầu đánh phá Bắc Việt, với chiến dịch “Rolling Thunder”. Quân Mỹ yêu cầu SOG đánh phá đường mòn Hồ Chí Minh nhằm ngăn chặn đường tiếp tế, chuyển quân của Bắc Việt vào chiến trường miền Nam. Để chỉ điểm cho các trận oanh kích, MACV ra lệnh cho SOG tổ chức những toán biệt kích quân Việt Nam do lực lượng biệt kích Mũ Nồi Xanh của Mỹ làm toán trưởng, sẽ xâm nhập, do thám hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh.

Theo đó, những tháng cuối năm 1965, SOG tuyển thêm quân Mũ Nồi Xanh, cùng huấn luyện họ chung với biệt kích quân Việt Nam tại căn cứ Long Thành. Những cuộc hành quân do thám đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào có tên là “Shining Brass”.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Hai, 2011, 11:06:33 pm

SOG tiếp tục tuyển mộ thêm lính tình nguyện trong Quân đội Sài Gòn, như toán Romeo gồm 5 quân nhân lấy từ Sư đoàn bộ binh 2 và năm thành viên là dân sự. Toán Romeo có 10 người, từng được huấn luyện hơn một năm, có nhiệm vụ do thám đường 103, chạy dọc theo khu phi quân sự, rồi nhập vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh.
Trong lúc toán Romeo làm công tác chuẩn bị, SOG tìm phương tiện khác để thả toán biệt kich. Những phi công Đài Loan lái loại máy bay C123 chưa phải là “hạng nhất”, mặt khác nếu nhờ trực thăng Air America sẽ mang tiếng. Hơn nữa, SOG là lực lượng thuần túy quân sự chứ không phải CIA. Cuối cùng, SOG quyết định sử dụng loại máy bay trực thăng H34 của Phi đoàn 219 (King Bee) của Quân đội Sài Gòn. Vả lại, những phi công của Phi đoàn 219 có nhiều kinh nghiệm thả biệt kích và rất liều mạng, khiến người Mỹ cũng phải thán phục.
Thế là 4 chiếc H34 không phù hiệu được biệt phái ra Nha Trang trong tháng 10/1965. Thực thi những phi vụ bay cho cuộc hành quân “Shining Brass”, phi công Việt Nam đều muốn chứng tỏ khả năng của mình. Trong các phi vụ thả, thu hồi những toán biệt kích Việt – Mỹ, phi công Việt Nam được người Mỹ xem là “loại siêu”. Cũng vì vậy SOG quyết định sử dụng loại trực thăng H34 chở toán Romeo xâm nhập không phận Bắc Việt.


(http://cB2.upanh.com/19.0.25064101.N5B0/h34.jpg)
Một toán Lôi Hổ trên trực thăng H34 trên đường xâm nhập miền Bắc Việt Nam

Sáng 19/11, theo kế hoạch 34A, 10 biệt kích quân được đưa tới Khe Sanh. Thời điểm đó nơi này chưa nổi tiếng, mới chỉ là một căn cứ của đơn vị biệt kích nhỏ, cách biên giới Việt – Lào 6 km; cách khu phi quân sự 40 km. Ba giờ chiều, toán Romeo lên 3 chiếc trực thăng H34, xuất phát từ Khe Sanh. Chiếc trực thăng đầu có 3 biệt kích quân, sĩ quan SOG, 2 xạ thủ đại liên và 1 phi công phụ người Mỹ. Cơ trưởng là Đại úy Nguyễn Phi Hùng, có biệt danh là “Moustachio”. Số biệt kích còn lại chia đều trên 2 chiếc H34 khác.

Đại Úy Phi Hùng dẫn đầu phi đội trực thăng bay về hướng bắc, khuất dần trong mây. Băng qua khu phi quân sự, đến mục tiêu, phi đội đáp thẳng xuống bãi đáp, thả toán biệt kích Romeo xuống, rồi bốc lên cao bay về phía nam. Chuyến thả biệt kích thành công.

Đến đầu năm 1966, SOG tin rằng mình có tới 9 toán biệt kích nằm vùng trên lãnh thổ Bắc Việt, với tổng quân số là 78 người. Hai toán mới nhất thả tháng 12/1965, tăng cường cho toán Romeo. Toán Kern gồm 9 biệt kích quân nhảy dù xuống gần đèo Mụ Giạ vào tháng 3/1966 đã liên lạc sau khi xâm nhập. Hai toán này có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo theo lệnh của Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở Thái Bình Dương (CINPAC). Ông ta đinh ninh rằng Hà Nội đang cho sửa chữa gấp những con đường dùng để chuyển quân, chi viện vật chất cho chiến trường miền Nam. Do đó, buộc các toán biệt kích quân phải đếm số xe vận tải Molotova lưu thông trên đường mòn Hồ Chí Minh. SOG nhìn nhận rằng những mệnh lệnh của ông Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở Thái Bình Dương gửi xuống cho các toán biệt kích đôi khi rất mơ hồ, không rõ ràng.

(http://cB0.upanh.com/19.0.25064539.XuK0/bensuc1411967.jpg)
William Westmoreland tại Bến Súc ngày 14/1/1967


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Hai, 2011, 11:17:42 pm

SOG cũng đã nhận thêm loại máy truyền tin mới Delco 5300 thay cho loại máy cũ cồng kềnh RS-1 phải quay tay. Máy Delco 5300 cũng có thể truyền tín hiệu Morse. Vào thời điểm này, Hà Nội tiếp tục gia tăng hệ thống phòng không, khiến cho các phi công Đài Loan “lạnh gáy” trong những lần bay thả đồ tiếp tế. Lúc đó có hai toán cần được tiếp tế. Một là điệp viên Ares xâm nhập khu vực tỉnh Quảng Ninh năm 1961. Hai là toán Eagle, gồm 6 người nhảy dù xuống phía tây tỉnh Quảng Ninh vào tháng 6/1964. Hai toán này nằm gần thành phố Hải Phòng, nơi có hỏa lực phòng không rất mạnh. Tháng 2/1965, SOG đưa ra kế hoạch thả dù tiếp tế cho toán Eagle, rồi Eagle sẽ chia cho Ares, gộp thành 1 chuyến cho cả hai toán. Kế hoạch bị đình trệ nhiều lần do hệ thống phòng không ở Hải Phòng này có thêm cả tên lửa SAM của Nga. Nghe nói đến tên lửa SAM, những phi công Đài Loan xanh mặt, từ chối bay.

Thế nhưng việc tiếp tế cho hai toán biệt kích vẫn phải thực thi. Để tránh hỏa lực phòng không Bắc Việt, SOG tìm giải pháp khác, dùng loại máy bay có tốc độ nhanh hơn. Lúc này những phi công Việt Nam xem ra được để ý tới. Trong ba phi hành đoàn được huấn luyện bay với cao độ thấp ở Florida năm 1964, có một toán tử nạn trong lúc huấn luyện, một toán bỏ cuộc. Toán thứ ba sau này bị loại vì bay tiếp tế nhiều lần không thành công.

Để lấy lại uy tín, tướng Kỳ đích thân bay chuyến đầu tiên thả biệt kích, cũng là người đầu tiên bay phi vụ oanh kích trong tháng 2/1965, rồi cho phép sử dụng đơn vị nổi tiếng nhất của ông ta là Phi đoàn chiến thuật 83, có biệt danh Thần Phong, chuyên sử dụng loại máy bay Skyraider A-1G, không mang phù hiệu. Phi đoàn này tập hợp những phi công “thượng hạng” của không quân Quân đội Sài Gòn. Tháng 4/1966, một đơn vị A–1G vượt vĩ tuyến 17, bay thẳng đến những ngọn đồi gần đường 103. Khi nhận được tín hiệu của toán Romeo trên mặt đất, viên phi công thả hai quả bom Napalm, bên trong chứa đồ tiếp liệu cho toán biệt kích, theo kế hoạch 34A, gồm quần áo, lương thực, đạn dược.

Tiếp theo đến phiên không quân Mỹ tiếp tay. Phi đoàn chiến đấu 366 đóng tại phi trường Đà Nẵng sử dụng máy bay phản lực F4 Phantom thả tiếp tế cho toán Eagle ở phía tây tỉnh Quảng Ninh. Để tránh tổn thất, người Mỹ đã chuẩn bị kỹ hơn, một phi tuần F4 tấn công vào một mục tiêu gần đó, rồi hai chiếc F4 tách ra, bay về hướng khác. Họ bay cách mặt đất chừng 16 m, khi trông thấy tín hiệu của toán biệt kích Eagle, hai phi công thả những trái bom Napalm chứa đồ tiếp tế. Toán biệt kích Eagle báo cáo đã nhận đầy đủ đồ tiếp tế.

(http://cB5.upanh.com/19.0.25065094.0Ul0/skyraider.jpg)
Skyraider trong một phi vụ


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Hai, 2011, 11:33:30 pm

Tiếp theo đến phiên không quân Mỹ tiếp tay. Phi đoàn chiến đấu 366 đóng tại phi trường Đà Nẵng sử dụng máy bay phản lực F4 Phantom thả tiếp tế cho toán Eagle ở phía tây tỉnh Quảng Ninh. Để tránh tổn thất, người Mỹ đã chuẩn bị kỹ hơn, một phi tuần F4 tấn công vào một mục tiêu gần đó, rồi hai chiếc F4 tách ra, bay về hướng khác. Họ bay cách mặt đất chừng 16 m, khi trông thấy tín hiệu của toán biệt kích Eagle, hai phi công thả những trái bom Napalm chứa đồ tiếp tế. Toán biệt kích Eagle báo cáo đã nhận đầy đủ đồ tiếp tế.

Công bằng mà nói, nhờ những trận oanh kích ở Bắc Việt nên SOG được trang bị loại máy bay C130 để phục vụ cho những hoạt động bí mật. Trường hợp có máy bay nào bị bắn rơi trên lãnh thổ Bắc Việt, Mỹ sẽ nhận là của không quân Mỹ. Phi hành đoàn C130 sẽ được huấn luyện đặc biệt trong căn cứ không quân Pope, thuộc tiểu bang North Carolina. Mùa hè 1966, SOG nhận thêm 4 chiếc máy bay loại MC130, được gắn thêm “râu” trước mũi để bốc các toán biệt kích theo kiểu điệp viên James Bond 007 (Fulton Skyhook extraction system).

Tháng 10/1966, bốn chiếc MC130 đã đến Nha Trang, dưới danh nghĩa Phi đoàn Vận tải số 314, nhưng họ chỉ nhận lệnh từ SOG. Sau những lần bay thực tập, họ nhận lệnh xâm nhập không phận Bắc Việt thả truyền đơn và sẵn sàng thực thi những phi vụ đặc biệt. Đêm Noel, họ làm cú đầu tiên, thả 2 biệt kích dù xuống tăng cường cho toán Tourbillon. Cơ trưởng Leon Franklin kể lại: “ Chúng tôi cất cánh từ Nha Trang, bay dọc theo biển, ngang qua Đà Nẵng rồi vào đất liền. Phi hành đoàn gồm hai phi công, một cơ khí viên, hai sĩ quan hoa tiêu và một phi công đồ bản”. Khi chiếc máy bay đến mục tiêu, cơ trưởng Franklin để ý tìm tín hiệu nhưng không thấy gì hết. Họ bay vòng trở lại, lần này thấy lửa đốt lên theo hình chữ L. Đúng mật hiệu, hai biệt kích quân nhảy ra, chiếc phi cơ vòng lại bay về phương Nam.

SOG vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều loại phương tiện để tăng khả năng hoạt động xâm nhập, phá hoại. Những phi công Việt Nam lái loại trực thăng H34 rất có khả năng và đã thành công trong việc thả toán Romeo trước đây. Tuy nhiên, SOG lại thích loại trực thăng CH3 của không quân Mỹ hơn. Loại máy bay này mới xuất hiện trên chiến trường miền Nam Việt Nam, có khả năng bay nhanh hơn, trọng tải lớn hơn so với trực thăng H34.

(http://cB6.upanh.com/19.0.25065515.oSX0/h34.jpg)
Trực thăng H34


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Hai, 2011, 11:41:01 pm

Trong tháng 10/1965, tám chiếc CH3 đã đến Nha Trang trong đội hình Phi đoàn trực thăng 20. Tháng 4/1966, sáu chiếc máy bay mang biệt danh Pony Express được chuyển đến căn cứ không quân Nakhon Phanom của Thái Lan.

(http://cB2.upanh.com/19.0.25065791.arV0/nakhonphanommap.jpg)

Toán biệt kích đầu tiên xâm nhập bằng loại trực thăng CH3 là toán Hector. Toán Hector được chia làm hai toán nhỏ. Hector-A sẽ xâm nhập Bắc Việt Nam, lập mật cứ do thám đường. Toán Hector-B sẽ xuống sau, có nhiệm vụ móc nối với các cơ sở trà trộn trong dân địa phương.

Ngày 22/6/1966, 15 biệt kích quân trong toán Hector-A lên đường đến phi trường Nakhom Phanom. Nhiệm vụ của họ là thăm dò đường số 137 chạy sát biên giới Việt-Lào. Đây là tuyến giao thông khá lớn, chạy ngang qua đèo Ban Karai, rồi nhập vào đường mòn Hồ Chí Minh. Toán Hector gồm toàn quân nhân Việt Nam tuyển từ các đơn vị trong Quân lực VNCH. Toán trưởng là Đại úy Nguyễn Hữu Luyện, người có cấp bậc cao nhất trong các toán biệt kích xâm nhập Bắc Việt Nam.

Hector-A không phải đợi lâu ở phi trường Nakhon Phanom của Thái Lan. Từ đây, họ lên hai chiếc CH3 đang đợi sẵn. Hai chiếc trực thăng Pony Express bay xuyên qua đất Lào, xâm nhập không phận tỉnh Quảng Bình. Khi mặt trời sắp lặn, họ đến bãi đáp, các biệt kích quân đẩy chiếc thùng đựng đồ của họ xuống trước, rồi nhảy theo. Ít lâu sau, toán Hector báo cáo đã đến vị trí an toàn. Toán Hector-B tiếp tục sang Thái Lan ngày 23/9/1966. Tương tự như toán Hector-A, họ đáp xuống bãi thả. Những biệt kích quân trong toán Hector-B biến mất vào rừng, để sau đó nhập lại với toán Hector-A.

Tại Sài Gòn, SOG đợi điện báo cáo của Hector-B đã nhiều ngày, nhưng không thấy họ lên tiếng. Khi SOG chất vấn Hector-A, được trả lời rằng họ không tìm thấy 11 biệt kích quân cúa toán Hector_B. Không màng tới chuyện Hector-B bị mất tích, SOG chuẩn bị thả toán biệt kích kế tiếp. Đó là toán Samson, có 8 người, gồm đủ thành phần các dân tộc thiểu số. Họ sẽ được trực thăng CH3 đưa đến sát biên giới Việt – Lào, rồi xâm nhập bộ qua biên giới, đến đèo Tây Trang ở hướng nam Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ của toán Samson là do thám đường số 4, con đường tiếp vận cho các đơn vị Bắc Việt hoạt động vùng Bắc Lào.

Ngày 5/10, chiếc trực thăng CH3 chở toán biệt kích Samson cất cánh từ Nakhon Phanom, bay về hướng bắc, ghé lại một trạm CIA trên đất Lào để tiếp thêm nhiên liệu, rồi tiếp tục bay đến mục tiêu thả toán biệt kích. Toán Samson gửi tín hiệu về Sài Gòn ngay tức khắc, chứng tỏ họ thành công.

(http://cB5.upanh.com/19.0.25065844.BlU0/fnkp.jpg)
Phi trường Nakhon Phanom, Thái Lan


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Hai, 2011, 11:49:23 pm

SOG đợi đúng 3 tháng sau rồi tiếp tục thả toán Hadley, gồm 11 biệt kích quân Việt Nam. Cũng như Samson, toán biệt kích sẽ được thả gần biên giới rồi xâm nhập bộ vào Bắc Việt. Toán Hadley có nhiệm vụ do thám đường số 8, con đường này đi qua đèo Nape, rồi chạy sang Lào. Ngoài ra, toán phải đặt máy thăm dò chấn động trên đường. Loại thiết bị này CIA đã thử bên Lào. Đây là thiết bị có thể phân biệt chấn động do người hoặc xe cộ di chuyển. Toán Hadley sẽ thu thập những dữ liệu về lưu lượng xe cộ lưu thông trên con đường này gửi về Sài Gòn.

Ngày 26/1/1967, toán Hadley được đưa đến phi trường Nakhon Phanom. Ngoài các thành viên của toán, còn có Đại úy Nguyễn Văn Vinh, với mật danh March. Hai chiếc CH3 bay ngang không phận tỉnh Khammouane, tiến đến gần biên giới Việt – Lào. Mặt trời lặn thật nhanh, chiếc CH3 dẫn đầu đáp xuống một bãi trống, đổ toán biệt kích quân Hadley xuống, rồi ngóc đầu lên, bay về hướng Nam.

Khi chiếc trực thăng lên cao, Nguyễn Văn Vinh nhìn ra cửa sổ máy bay, cảm giác như tim ngường đập vì bên kia đồi, nơi vừa thả toán biệt kích là con đường đất. Khi được thông qua kế hoạch hành quân, trong tấm ảnh không hề có con đường đất đó. Như vậy họ đã thả toán biệt kích xuống lầm bãi! Chiếc CH3 thứ hai bay theo cũng phát hiện ra sự cố đó, liền lập tức báo cáo. Trung tâm buộc chiếc trực thăng thả toán biệt kích phải quay trở lại. Nguyễn Văn Vinh cùng quân nhân chuyển vận Việt Nam chạy ra khỏi trực thăng vào bìa rừng kêu gọi toán biệt kích. Họ gọi tên từng người, nhưng không ai trả lời, tất cả đã biến mất hút vào rừng.

Trở lại Nakhon Phanom, Vinh ngồi bên cạnh thùng đồ ăn cho toán biệt kích để sẵn sàng tiếp tế. Đã 48h trôi qua, Hadley vẫn biệt tăm. Trở lại Đà Nẵng, Đại úy Vinh ngồi sau chiếc khu trục A-1 do phi công Việt Nam lái. Trong hai ngày kế tiếp, họ bay ba lần ngang qua điểm hẹn với toán Hadley, hy vọng thấy tấm panô báo nguy hoặc tín hiệu của toán biệt kích, song tất cả chỉ hoài công.

(http://cB7.upanh.com/19.0.25066026.UFT0/xathumaybaya1.jpg)
Buồng lái trực thăng A-1 nhìn ra vị trí của xạ thủ đại liên

Hai hôm sau, Nguyễn Văn Vinh nhận được điện thoại của Đại úy Calisto từ Sài Gòn gọi ra cho biết: CIA bắt được công điện của Bắc Việt báo cáo lên trên rằng đã phát hiện toán biệt kích gần đèo Nape. Như vậy Hadley đã nằm trong tay Bắc Việt. Điều này đúng không? 18 ngày sau, Hadley bỗng báo cáo về trung tâm là đã chạm trán với quân Bắc Việt và hiện vẫn còn lẩn trốn trong rừng. Bức điện đã gây tranh cãi dữ dội ở trung tâm Sài Gòn. Để biết rõ thực hư, SOG tổ chức toán Voi nhảy dù xuống điều tra. Bốn biệt kích trong toán được trang bị ống dòm cực mạnh và máy chụp ảnh xa. Họ được lệnh nằm lại, chụp ảnh bất cứ người nào lấy thùng tiếp liệu thả xuống cho toán biệt kích Hadley. Điều này sẽ chứng minh toán Hadley đã bị bắt hay chưa.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 08 Tháng Hai, 2011, 08:18:00 pm

Ngày 18/10, Nguyễn Văn Vinh đi theo toán Voi trên chiếc MC130. Đến Hà Tĩnh, toán biệt kích Voi nhảy ra khỏi phi cơ. Đại úy Vinh (Marc) đã dặn toán Voi khi xuống tới đất phải báo cáo ngay. Nhưng rồi toán Voi cũng biến mất luôn, không một lời báo cáo.

Trong tháng 10/1966, hiệu thính viên toán Romeo gửi về một điện văn ngắn: “Romeo đã bị bắt". Tháng 12 cùng năm, Hà Nội thông báo vụ xử toán Kern, gồm 9 biệt kích quân nhảy dù xuống đèo Mụ Giạ. Toán này xâm nhập từ tháng 3, lần cuối cùng trên lạc là tháng 9/1966. Tháng 3/1967, Hà Nội thông báo tiếp về vụ toán Samson, toán này mất liên lạc từ ba tháng trước. Tháng 6 đến phiên toán Hector-A bị điểm tên trên đài phát thanh Hà Nội, họ bị khép vào tội gián điệp. Cuối cùng đến lượt toán Bell bị đem ra xét xử.

SOG lại tuyển thêm nhân sự, mặc dù kế hoạch 34A (xâm nhập Bắc Việt) không còn là nỗ lực chính nữa, song SOG có thêm nhiệm vụ mới. Đến tháng 1/1967, SOG có 207 nhân viên Mỹ. Riêng lượng nhân viên là người Việt Nam (có 470 người tại thời điểm năm 1964, thì đến đầu năm 1966 tăng lên hơn 1.700 người). Phần lớn những quân nhân này nằm trong đội hình cuộc hành quân Shining Brass (xâm nhập qua Lào). Shining Brass đã bước qua giai đoạn thứ hai, sử dụng trung đội xung kích Hatchet tấn công mục tiêu trên đất Lào, do các toán biệt kích tìm ra.

Một trong những nhiệm vụ mới mà Tư lệnh Thái Bình Dương giao cho SOG là tìm kiếm những quân nhân Mỹ bị mất tích (MIA). Đầu năm 1967, SOG hoạch định chương trình chuyên do thám hệ thống đường Bắc Việt sử dụng đế tiếp tế cho miền Nam, hoặc tìm những mục tiêu ngắn hạn, gọi tắt là Strata. Kế hoạch sẽ sử dụng những biệt kích quân Việt Nam xâm nhập vùng phía nam của Bắc Việt để thu thập tin tình báo và bốc toán biệt kích về khoảng bốn tuần sau đó. Kế hoạch này có vẻ giống như kế hoạch hành quân Shining Brass, nhưng đã đổi tên là Prairie Fire. Francois được chỉ định theo dõi kế hoạch Strata.

Toán Strata đầu tiên xâm nhập Lào là toán Strata 111. Toán xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương Khe Sanh được trực 1 thăng H34 King Bee (Phi đoàn 219) thuộc không quân của Quân đội Sài Gòn đưa đến mục tiêu. Vài giờ sau khi xâm nhập, toán biệt kích phát hiện Bắc Việt có mặt ở khắp nơi. Công điện thu được của Bắc Việt cho biết toán biệt kích nhảy dù đúng căn cứ của Sư đoàn 325 Bắc Việt

Toán biệt kích Strata đội nón cối, mặc quân phục, trang bị AK47 như lính Bắc Việt cho họ thêm yên tâm. Bị lộ, họ chạy xa mục tiêu khoảng năm cây số và yêu cầu được rút lui khẩn cấp. Cố gắng tránh đụng độ với quân Bắc Việt và tìm được bãi đất trống trải, toán biệt kích Strata được trực thăng H34 đến bốc, đưa về Đà Nẵng. Tháng 8/1967, toán Strata 112 tiếp tục xâm nhập Lào từ căn cứ tiền phương ở Đakto (Kontum). Nhiệm vụ của toán là do thám một nhánh trên đường mòn Hồ Chí Minh. Họ đáp xuống mục tiêu an toàn. Ngày hôm sau di chuyển dọc theo con đường, họ khám phá ra vài căn chòi. Sáng hôm sau nữa, Strata bị phát giác. Họ điện về Sài Gòn, yêu cầu được rút lui . Mặc dù có quá nhiều mây che phủ nhưng các phi công H34 vẫn đáp xuống mục tiêu, bốc theo toán biệt kích Strata về tới Đakto an toàn.

(http://cB1.upanh.com/19.0.25106800.c6P0/strata111.jpg)
Toán Strata 111


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 08 Tháng Hai, 2011, 08:27:27 pm

Những toán biệt kích Strata kế tiếp chuẩn bị xâm nhập Bắc Việt ngoài trang bị như lính Bắc Việt, họ được mang theo máy truyền tin PRC74, để có thể liên lạc thẳng với máy bay thám thính bao vùng. Toán Strata 111 lần này có nhiệm vụ do thám lượng xe cộ của Bắc Việt di chuyển trên tuyến đường 101 thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đó là một nhánh quốc lộ 12 trước khi đến đèo Mụ Giạ, để nhập vào đường mòn Hồ Chí Minh. Toán biệt kích Strata có đem theo ống nhòm đặt trên giá ba chân để có thể theo dõi lượng xe cộ của Bắc Việt qua lại khu vực núi Khe Sai gần đó.

Rạng sáng ngày 24/9/1967, toán biệt kích Strata lên chiếc trực thăng CH3 tại căn cứ không quân Nakhon Phanom (Thái Lan). Để tránh bị để ý, chỉ có 7 trong số 13 biệt kích quân của toán Strata tham gia phi vụ. Thiếu tá Wilgus lên chiếc C130, đích thân chỉ huy chuyến thả toán biệt kích Strata 111 . Thiếu tá Alton Deviny lái chiếc CH3, sau này kể lại: “Chúng tôi thả họ lúc trời hửng sáng, đỉnh núi chỗ họ đáp xuống quá dốc, mà rừng thì rất rậm rạp". Tuy địa thế hiểm trở, gây khó khăn cho biệt kích quân khi di chuyến, nhưng bù lại, ít thấy bóng dáng quân Bắc Việt. Có lẽ toán biệt kích cảm nhận rõ hơn những trở ngại, vì họ phải theo dõi lượng xe cộ lưu thông trên 6 km đường ở địa thế hiểm trớ, quả là điều rất khó khăn. Cộng thêm nhiều vấn đề mới phát sinh như hết nước uống; hai biệt kích quân bị bệnh. Do đó, ngày 28/9, toán biệt kích Strata yêu cầu được rút quân. Mặc dù toán Strata chẳng đem về được bao nhiêu tin tức, nhưng SOG vẫn tỏ ra hoan hỉ vì lần đầu tiên họ đã thành công trong việc đón được cả toán biệt kích từ đất Bắc trở về.

Chưa đầy một tháng sau, Strata lại chuẩn bị cho phi vụ xâm nhập mới. Vào thời điểm đó Thiếu tá Wilgus đã mãn hạn phục vụ tại Việt Nam. Người thay thế Wilgus là Thiếu tá Victor Calderon. Đến Nam Việt Nam lần thứ hai, Calderon tập hợp toán biệt kích Strata 112 lại, nói rõ nhiệm vụ của họ phải xâm nhập không phận phía bắc tỉnh Quảng Bình, để do thám khu vực ngã ba đường 15 nhập vào đường 12, chạy về hướng nam đèo Mụ Giạ. Địa điểm họ đáp xuống sẽ là khu vực rừng núi, cách mục tiêu 8 km về hướng tây bắc. Lần này họ phải nhảy dù. Đêm 23/10/1967, mười biệt kích quân trong toán Strata 112 lên chiếc máy bay MC130 ở phi trường Tân Sơn Nhất.

Chiếc MC130 bay từ biển vào đến mục tiêu, thả toán biệt kích xuống. Giống như những toán biệt kích nhảy dù xuống trước đây, toán Strata 112 bị phân tán. Khi đáp xuống hiệu thính viên Ngô Phong Hải không nhìn thấy bóng dáng bất kỳ người nào trong toán Strata 112. Chiếc dù của anh ta bị vướng trên một ngọn cây cao. Đợi đến sáng, Hải cắt dây dù, leo xuống, sau đó gặp Mai Văn Hợp, chuyên viên chất nổ trong toán. Cả hai quay trở lại gốc cây Hải vừa xuống hồi đêm đế lấy máy truyền tin. Năm giờ đồng hồ sau, cả toán mới tập hợp lại đầy đủ. Trưởng toán là Thiếu úy Nguyễn Văn Hùng cảm thấy nghi hoặc địa thế xung quanh khu vực thả dù không giống như trên bản đồ. Thêm vào đó một vài thành viên trong toán báo cáo tại khu vực đáp xuống có một làng dân.

Sau khi phối kiểm, đúng là toán Strata 112 bị thả nhầm xuống gần ranh giới tỉnh Hà Tĩnh. Toán biệt kích buộc phải đi chuyên gấp, nếu không dân địa phương sẽ phát hiện ra họ và báo cho lực lượng công an nhân dân vũ trang. Nhưng ngay sáng ngày 31 tháng 10, toán biệt kích đã bị phục kích gần bờ một con suối. Ba biệt kích quân bỏ mạng, một bị thương. Số còn lại chạy về hướng nam tỉnh Quảng Bình. Mặc dù liên lạc được với máy bay Mỹ, nhưng do rừng quá rậm rạp, họ không thể xác định đúng vị trí của toán biệt kích.Trực thăng cấp cứu đành phải quay về.

(http://cB6.upanh.com/19.0.25107555.oEn0/bk1.jpg)
Trao đổi trước khi xuất kích


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 08 Tháng Hai, 2011, 08:40:19 pm

Hết đồ ăn, toán biệt kích phải tìm cây, củ trong rừng nướng ăn, dân địa phương thấy khói bèn báo công an. Suốt tuần lễ tiếp theo, toán biệt kích Strata 112 bị công an nhân dân vũ trang săn lùng ráo riết. Trên dường tháo chạy, toán Strata 112 bị phân tán mỗi người một ngả. Trưa ngày 4 tháng 10, một nhóm bị bao vây, một số biệt kích quân khác bị bắt. Ngô Phong Hải lẫn trốn thêm được 10 ngày, hy vọng có trực thăng đến cứu. Nhung đợi mãi, hết đạn, bị đói, hết hy vọng, anh ta đành ra hàng. Toán biệt kích Strata 112 đến đây coi như bị xoá sổ.

Chương trình Strata lại có chỉ huy mới là Thiếu tá George “Speedy" Gaspard. Sau khi nghiên cứu tấn thảm kịch Strata 112, Gaspard quyết định chuyển các toán Strata ra Đà Nẵng. Căn cứ này có một lợi thế là máy PRC-74, mà CIA trang bị cho các các toán biệt kích có thể liên lạc thẳng với căn cứ hành quân tiền phương, không phải qua trung gian BUGS ớ Philippin.

Rút kinh nghiệm từ thảm họa Strata 112, lần này các toán biệt kích sẽ xâm nhập không phận Bắc Việt bằng trực thăng CH3, phát xuất từ căn cứ không quân Nakhon Phanom (Thái Lan). Để dễ cơ động, toán biệt kích Strata sẽ gồm từ 4 đến 8 thành viên. Mặt khác, do vóc dáng người Việt Nam nhỏ, không nên đem theo nhiều đồ, chỉ đem đầy đủ thực phẩm đạn dược, nếu cần sẽ được tiếp tế bằng trực thăng CH3.

Với vẻ hài lòng, Thiếu tá Gaspard chuẩn bị cho chuyến xâm nhập Bắc Việt lần thứ nhất trong năm 1968. Toán Strata 111 dự kiến sẽ xâm nhập phía tây làng Mõ, một làng lớn của huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình. Nơi có con đường 196 chạy từ hướng tây nam làng Mõ đến biên giới Việt - Lào, nhập vào đường mòn Hồ Chí Minh. Tại lưu vực sông Gianh, nhiều dấu hiệu cho thấy, Bắc Việt sử dụng cá hai tuyến đường chuyển quân và hàng chi viện cho chiến trường miền Nam. Tin tức thu được tại khu vực này sẽ có giá trị lớn cho Không đoàn số 7 của Mỹ.

Chiều ngày 17 tháng 3 năm 1968, Strata 111 được trực thăng thả xuống khu vực đã định. Sau khi đáp đất, toán biệt kích di chuyển đến mục tiêu. Sáng sớm ngày 18, họ chạm trán với hai tiểu đội tuần tra của Bắc Việt. Hai bên cùng nổ súng khoảng 20 phút, thì toán biệt kích di chuyển vị trí. Đêm 18 tháng 3, họ báo cáo về Đà Nẵng về vụ việc chạm súng với toán toán tuần tiễu Bắc Việt lúc sáng.

Đến 19 tháng 3 (ngày thứ ba), toán biệt kích trớ nên dè dặt, cẩn thận, ba lần Strata 111 trông thấy các toán tuần tiễu của lực lượng an ninh địa phương đang truy lùng. Strata 111 bắt buộc phải điện về trung tâm yêu cầu cho rút quân.

Sau vụ này, Gaspard tiếp tục thứ nghiệm với toán mới Strata 113. Ngày 31/3/1968, toán biệt kích xâm nhập lại mục tiêu trước đó Strata 111 đã xâm nhập. Lần này Strata không thấy dấu hiệu của lực lượng an ninh Bắc Việt. Một tuần sau, Strata 113 được trực thăng đến bốc về.

Gaspard tin rằng mình đã thành công nên đưa tiếp toán Strata 114 xâm nhập Bắc Việt, ngoài nhiệm vụ do thám đường, toán biệt kích còn phải rải truyền đơn của đài Gươm thiêng ái quốc, vừa gài mìn trên đường và khu vực lân cận. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai, toán biệt kích chạm trán với một đơn vị tuần tiễu của Bắc Việt. May mà họ chạy thoát.

Di chuyến dọc theo đường 196 về hướng nam, chiều 11/4/1968, Strata 114 báo cáo về Đà Nẵng rằng toán đã đến mục tiêu Rằng họ sẽ quan sát con đường suốt 24 giờ đồng hồ. Ngày 12/4, SOG ra lệnh cho toán biệt kích Strata 114 băng qua đường chụp ảnh, rải truyền đơn, gài mìn. Một giờ đồng sau khi đã thực thi xong phi vụ, toán biệt kích di chuyển đến vị trí an toàn. Họ nghe tiếng mìn nổ, chứng tỏ Bắc Việt có sử dụng con đường. Toán Strata 114 còn hai ngày nữa mới kết thúc phi vụ . Thế nhưng, họ đã hết nước uống, nên đòi rút quân. Nhưng toán biệt kích phải chịu khát và đợi đến ngày 15/4, trực thăng mới đến bốc họ về. SOG rất hài lòng: "có vẻ như biệt kích ra vào sau lưng quân Bắc Việt chẳng khác gì như chỗ không người".

(http://cB1.upanh.com/19.0.25108320.Xsf0/tx2.jpg)
Trở về sau chuyến xâm nhập


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 08 Tháng Hai, 2011, 08:52:44 pm

Trong tháng 5/1968, căn cứ SOG ở Đà Nàng có thêm nhiều toán biệt kích mới đến. Họ vừa kết thúc khoá huấn luyện tại căn cứ Long Thành. Toán thứ tư lên đường là toán Strata 120, gồm sáu quân nhân, hai người đã có kinh nghiệm, từng là thành viên toán biệt kích Red Dragon trước đây, hai biệt kích quân người Kinh và hai biệt kích quân là người dân tộc Nùng.

Toán Strata 120 được trang bị giống như những toán nằm vùng dài hạn trước đây, cũng quân phục như bộ đội Bắc Việt, súng không có số. Họ được trực thăng CH3 đưa đến xâm nhập gần làng Mõ. Vài giờ đồng hồ sau, toán biệt kích trông thấy phân đội tuần tiễu của Bắc Việt đang di chuyển trong rừng. Họ báo cáo về Đà Nẵng yêu cầu cho rút quân, nhưng trung tâm ra lệnh cho họ tiếp tục phi vụ, vì quân Bắc Việt chưa phát hiện ra sự hiện diện của toán biệt kích.

Strata 120 di chuyển đến một điểm khác ở phía bắc làng Mõ và biến mất. Trong vòng chín ngày sau, SOG ra sức tìm kiếm Strata 120 bằng các loại phương tiện như máy bay quan sát; gọi Strata 120 trên tần số khẩn cấp mỗi giờ; gọi điện văn trên đài Gươm thiêng ái quốc. Đến ngày 26/5/1968, toán Strata coi như mất tích.

Từ đó, SOG không có bất kỳ thông tin nào về số phận của toán biệt kích Strata 120. Thực ra, định mệnh đến với họ ngày 18/5, tức bốn ngày sau khi xâm nhập. Biệt kích quân Nguyễn Đình Lành nhận “sứ mệnh" do thám một dòng suối mà toán sẽ phải vượt qua. Mấy phút sau, các thành viên của toán nghe tiếng hô to: “Đầu hàng! Đầu hàng ngay!". Tiếp theo là tiếng súng nổ. Lành lĩnh trọn cả băng đạn AK, chết tại trận. Hai biệt kích quân Nùng nổ súng đáp lại, còn ba người khác thì lủi vào bụi cây.

Năm biệt kích quân còn lại phải chạy thục mạng, sau đó mới gặp lại nhau. Trong lúc chạy họ bỏ lại tất cả, chỉ đem theo súng và ít đồ ăn. Đêm đó họ trèo lên đỉnh một ngọn đồi, đốt lửa báo hiệu, hy vọng máy bay quan sát của Mỹ sẽ trông thấy. Do mất máy truyền tin, nên các biệt kích quân không còn cách nào hơn là đốt lửa ra hiệu.

Trốn trên một ngọn đồi nắng cháy, Strata chờ được giải cứu. Trong lúc họ không còn một giọt nước uống. Một biệt kích quân người Nùng là Trịnh Quốc Anh, cùng một cộng sự bèn đi tìm nước. Hai người còn lại trên đồi nghe tiếng súng nổ, sau đó tất cả bị bắt ngày 24/5/1968.

Ngày 14/5/ 1968, cùng lúc với toán Strata 120, toán Strata 111 cũng xâm nhập trở lại khu vực họ dã xâm nhập trước đó hai tháng. Hai ngày sau họ điện báo về Sài Gòn rằng Strata 120 đã tiếp cận mục tiêu an toàn. Thế nhưng đến ngày 17/5, toán biệt kích nghe có tiếng súng và tiếng chó sủa. Mọi người nằm im chờ nguy hiểm qua rồi di chuyển đến vị trí thuận lợi cho việc do thám con đường. Họ tiếp tục quan sát con đường thêm tám ngày và được bốc về ngày 30/5/1968.

Một ngày sau khi toán Strata ra đi, toán Strata 122 xâm nhập ở hướng bắc. Trong toán này có ba anh em. Nhưng đến không phận Lào, Strata không chịu đi tiếp để xâm nhập vào Bắc Việt. Trực thăng đành chở họ về và SOG lập tức sa thải Strata 122 ra khỏi lực lượng đặc biệt. Để thế vào chỗ trống trên, vào cuối tháng 5/1968, Strata 113 được lệnh xâm nhập Bắc Việt lần thứ hai. Lần này họ may mắn trở về bình yên.

Ngày 6/6/1968, toán Strata 114 cũng lần thứ hai xâm nhập tại khu vực gần làng Mõ và gặp ngay đoàn xe quân sự, toàn Molotova của Bắc Việt, đang di chuyến trên đường về hướng đường mòn Hồ Chí Minh. Không quân Mỹ đã để ý mục tiêu này từ lâu. Ngày 10/6, toán biệt kích Strata 114 điện báo về Sài Gòn rằng bom rơi gần chỗ họ đang ẩn núp. SOG phải thông báo cấp tốc cho không quân Mỹ và yêu cầu dành cho toán biệt kích một khu vực an toàn, tránh bị đánh bom.

(http://cB3.upanh.com/19.0.25109612.h950/vobknguoinungnhanxax.jpg)
Vợ một biệt kích Nùng được gọi đến để nhận diện xác chồng


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 08 Tháng Hai, 2011, 09:18:32 pm

Tuy nhiên, trận đánh bom của không quân Mỹ không có hiệu quả. Strata 114 báo cáo trung tâm: "Bom ném không trúng mục tiêu”. Hai ngày sau, toán biệt kích lại chứng kiến đoàn xe Molotova chở đồ tiếp tế, nặng nề di chuyển trên đường. Sau đó, họ phát hiện ra một binh trạm chứa khoảng 60 xe vận tải giấu kín trong cánh rừng già có cây che phủ rất rậm rạp.

Thế nhưng mọi sự thay mắn cho toán biệt kích Strata 114 đã chấm dứt vào ngày 12/6/1968, cả trướng, phó toán và nhân viên truyền tin đều không trở lại sau một chuyến do thám ngắn. Khi nghe tiếng súng, lựu đạn nổ, bốn biệt kích quân còn lại của toán Strata 114 vắt chân lên cổ chạy thục mạng. Ngày 18/6, họ may mắn được trực thăng bốc về.

Cay cú, ngay ngày hôm sau (19/6), toán biệt kích Strata 115 được lệnh xâm nhập và tìm kiếm mục tiêu mới ớ phía nam tỉnh Hà Tĩnh. Đây là toán phải xâm nhập vào địa bàn xa nhất so với các toán Strata, cũng là toán gồm toàn biệt kích người Khmer. Sau khi đáp đất, toán biệt kích Khmer di chuyển đến mục tiêu, tiến hành do thám khu vực được giao. Hết lương thực, SOG phải nhờ một chiếc khu trục A1 của không quân Sài Gòn thả bom giả Napalm chứa thức ăn cho Strata 115. Ngày 27/6, toán Strata 115 chạm trán quân Bắc Việt, một biệt kích quân bỏ mạng. SOG phải điều trực thăng đến giải cứu toán biệt kích.

Cùng thời điểm này, toán Strata 111 tổ chức xâm nhập chuyến thứ tư. Ngày 20/6, toán xâm nhập sâu 16 km về phía bắc của khu phi quân sự. Trong bốn ngày đầu Strata 111 không thấy sự hiện diện của quân đội Bắc Việt. Nhưng đến ngày 24/6, họ bị phát hiện, bèn điện về Đà Nẵng báo cáo, rồi rải mìn; sau đó đi chuyển đến vị trí khác. Ba hôm sau, Strata 111 một lần nữa chạm trán với quân đội Bắc Việt, một biệt kích quân bị thương. Strata 111 yêu cầu trung tâm cho rút quân. Về tới căn cứ Đà Nẵng, Strata 111 lập tức bị giải tán.

Đến mùa mưa năm 1968, chương trình Strata vẫn tiếp tục triển khai, với mật danh mới là "Kế hoạch 34B". Đối với biệt kích nằm vùng dài hạn mang mật danh là “Kế hoạch 34A". Những toán biệt kích mới được tuyển mộ cho chương trình “Kế hoạch 34B", gồm sĩ quan, hạ sĩ quan trẻ trong Quân đội Sài Gòn. Họ đem lại sinh khí mới cho các toán biệt kích Strata.

Cùng thời điểm trên, toán biệt kích Strata 115 (người Khmer) xâm nhập Bắc Việt lần thứ hai. Sau 18 ngày thực thi phi vụ, họ đụng độ với quân Bắc Việt. Toán biệt kích bị xé lẻ, phân tán. Trực thăng chỉ bốc về được ba người, còn bốn người khác thì mất tích. Toán biệt kích cuối cùng xâm nhập trong tháng 7/1968, là Strata 119, toàn dân Thái. Họ được tuyển mộ từ bên Lào, sau đó đưa về Long Thành huấn luyện cho đến hết năm 1967. Họ được chia làm hai toán. Toán qua không làm nên cơm cháo gì, SOG phải trả họ về Lào. Toán Axe được tăng cường hai hiệu thính viên người Kinh, tổ chức thành toán Strata 119.

Ngày 29/7, Strata 119 được trực thăng đưa vào khu vực gần làng Mõ. Trong tuần lễ đầu, họ không gặp trở ngại nào. Sau đó Strata 119 phát hiện Quân đội Bắc Việt có mặt thường xuyên ở khu vực này. Ngày 10/8/1968, tức hai ngày trước khi kết thúc phi vụ, Strata 119 phát hiện Quân đội Bắc Việt đang đi lùng. Trưởng toán Lò Văn Thông ra lệnh cho các thành viên trong toán nằm im, rồi gọi máy bay trinh sát xin chỉ dẫn. Do rừng cây quá rậm rạp, Thông cùng với một biệt kích quân phải leo lên một cây to để định hướng. Đúng lúc đó, bỗng có tiếng súng nổ chát chúa ở dưới, cả hai phái nằm im trên cây cả tiếng đồng hồ. Trong lúc đó, những biệt kích quân còn lại chạy thoát và được trực thăng bốc đưa sang Thái Lan. Thông cùng đồng sự định tìm đường sang Lào, nhưng đã bị quân đội Bắc Việt bắt sống.

Theo tài liệu “How Amerlca Lost the Secret War in North Vietnam”; by Kenneth Conboy, Dale Andradé. United press 2000.


(http://cB2.upanh.com/19.0.25110811.OWR0/daklak31966lldbusbknung.jpg)
Biệt kích Nùng cùng LLĐB Mỹ tại Daklak, tháng 3/1966



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 08 Tháng Hai, 2011, 09:45:13 pm

(http://cB8.upanh.com/19.0.25111837.ywe0/vdh.jpg)

Đôi nét về dịch giả, giáo sư Vũ Đình Hiếu:

- Sinh quán làng Yên Thái (Bưởi) Hà Nội.
- Cựu sinh viên Đại Học Khoa Học Sài Gòn.
- Cựu sĩ quan Biệt kích.
- Sang Mỹ năm 1975, đi học trở lại.
- BS (Cử Nhân) Toán.
- MS Computer Science.
- Ph. D. Management Information Systems.
- Đã giảng dạy cho một số Viện đại học ở Mỹ, đại học RMIT Việt Nam.
- Đang giảng dạy tại Information Technology cho American University ở Bosnia Herzegovina.


 


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 09 Tháng Hai, 2011, 01:12:09 am

BIỆT KÍCH QUÂN

Trong mọi nỗ lực phá hoại miền Bắc Việt Nam, để ngăn chặn sự chi viện cho chiến trường miền Nam, từ năm 1961, cơ quan Trung ương tình báo Mỹ (CIA) đã bắt đầu thả những toán biệt kích Sài Gòn (người Việt Nam) xuống đất Bắc. Từ năm 1964, Lầu Năm Góc đã biết chắc rằng những biệt kích quân đó đã bỏ mạng, bị cầm tù hoặc đã hợp tác với quân Bắc Việt. Nhưng Bộ Tống Tham mưu liên quân Mỹ, hay nói cách khác là Lầu Năm Góc vẫn ra lệnh tiếp tục thả thêm những toán biệt kích mới xâm nhập không phận Bắc Việt, thông qua “Kế hoạch 34A".

Nỗ lực mới này do một cơ quan đặc biệt, mang danh: Đoàn Nghiên cứu, quan sát (hay còn gọi là Nha Kỹ thuật) đảm trách. Tính đến năm 1968, đã có khoảng 500 biệt kích mất tích (đồng nghĩa với chết hoặc bị bắt) ở Bắc Việt. Thân nhân của họ chỉ được cơ quan SOG thông báo là họ đã chết. Ngoài ra, SOG chẳng cần quan tâm xem số phận những biệt kích quân ra sao, hoặc chí ít cũng tìm cách cứu họ về.

Phải 20 năm sau, khi trên 300 biệt kích quân được trả tự do từ những trại giam trên đất Bắc, thì những mưu đồ đen tối nhất của Chính phủ Mỹ mới được đem ra ánh sáng. Qua những hồ sơ bị phủ một lớp dày bụi thời gian, được giải mã hay vẫn bảo quản theo chế độ bảo mật, cùng những cuộc tiếp xúc với những biệt kích quân người Việt Nam, nhân viên CIA, SOG, nhân viên tình báo. Ông Sedgwick Tourison, một chuyên viên tình báo của Bộ Quốc Phòng Mỹ đã vén lên bức màn bí mật trong cuộc chiến Việt Nam. Một cuộc chiến đã lấy đi biết bao sinh mạng của người Việt Nam và cả người Mỹ.

(http://cB2.upanh.com/19.0.25119781.3aS0/uh1dctyhangkhong366dbscl.jpg)
Trực thăng UH-1D của Không đoàn 366 rải chất khai hoang tại ĐBSCL

Có thể những biệt kích quân Sài Gòn không hình dung được họ đã trở thành công cụ, phương tiện chiến tranh cho Mỹ như thế nào trong một mưu đồ đen tối: “Dùng người Việt giết người Việt. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. CIA đã biến họ, những biệt kích quân của quân đội Sài Gòn thành những đứa con lầm lỡ, quay lưng lại với chính dân tộc, tổ quốc mình. Trong lúc lớp lớp người Việt Nam, có cả những người thân thích, chòm xóm, thân tộc, bạn bè trang lứa, cha chú họ... đã cùng cả dân tộc, đất nước này đứng lên chống Mỹ chỉ với một ước nguyện duy nhất là hoà bình, đất nước thống nhất, núi sông liền một dải.

(http://cB5.upanh.com/19.0.25119524.rT30/mytho31966.jpg)
Mỹ Tho, tháng 3/1966

Khi bị chính quyền Mỹ chối bỏ, những biệt kích quân của Quân đội Sài Gòn nghĩ gì sau bao năm dài bị giam giữ trong các trại giam trên đất Bắc? Trong số họ có kẻ đã phải trả giá quá đắt cho những gì mình đã gây ra cho đất nước bằng 10 năm, 20 năm, thậm chí có người ngồi tới 30 năm, suy ngẫm sau chấn song sắt trại giam. Khi đã luống tuổi họ có gì đế kể cho con cháu mình nghe? Hay có chăng chỉ là những ký ức buồn.

 Cho đến giờ họ vẫn chưa lý giải nổi, vì sao những toán biệt kích quân khi xâm nhập lãnh thổ miền Bắc thường chạm trán các lực lượng vũ trang Việt Nam ngay tại địa điểm thả dù? Mặc dù tọa độ thả các toán biệt kích đúng ra phải được bảo mật. Họ phải bỏ mạng, hoặc may mắn hơn là bị bắt sống. Trong số họ có người đã nhận ra sự thật của “Chủ nghĩa quốc gia” mà CIA nhồi vào đầu họ. Do đó không ít biệt kích quân đã hợp tác với lực lượng an ninh Bắc Việt, gửi đi những bức điện giả để những người lính Sài Gòn nói chung, và biệt kích quân nói riêng bớt đổ máu.

Lời thú nhận của các cựu nhân viên CIA, SOG có thể gây sửng sốt hơn nữa cho nhiều người, đặc biệt là các biệt kích quân người Việt Nam, bởi một sự thật tàn nhẫn là các biệt kích quân Sài Gòn vẫn tiếp tục bị thả xuống lãnh thổ Bắc Việt, rồi bỏ rơi, ngay cả khi chiến dịch phá hoại của CIA đã kết thúc.

(http://cB5.upanh.com/19.0.25119954.cmy0/toanwyoming1970.jpg)
Toán Wyoming, 1970

Dưới đây là bảng liệt kê (có thể chưa thật đầy đủ) những toán biệt kích quân của quân đội Sài Gòn đã thả xuống lãnh thổ Việt Nam từ năm 1961 cho đến hết năm 1967.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 10 Tháng Hai, 2011, 01:43:41 pm

TOÁN                   NGÀY THẢ     PHƯƠNG TIỆN               SỐ NGƯỜI               PHỤ CHÚ
1. Ares2/1961Đường biển1Vẫn liên lạc trong tháng 4/1969
2. Atlas3/1961Thả dù42 chết, 2 bị bắt khi xuống tới đất
3. Castor5/1961Thả dù4Mất liên lạc bên Lào 7/1963
4. Dido6/1961Thả dù4Gửi báo cáo sai lạc. Chấm dứt
5. Echo6/1961Thả dù3Gửi báo cáo sai lạc đến 1962
6. TarzanKhông rõThả dù6Liên lạc lần cuối 6/1963. Coi như bị bỏ rơi
7. Europa2/1961Thả dù5Liên lạc lần cuối 27/1/1964 từ Bắc VN
8. Remus16/4/1962Thả dù6- Gửi báo cáo sau 5 ngày
12/8/1963Thả dù2- Thêm người
23/4/1964Thả dù3- Thêm người
22/10/1964Thả dù4- Thêm người, toán Alter
6/1965Thả dù4- Thêm người
21/8/1967Thả dù2- Thêm người. 13/5/1968 Bắc Việt loan tin bắt được quân Biệt kích trong vùng hoạt động của toán Remus.
9. Tourbillon16/5/1962Thả dù8- Gửi báo cáo sau khi xâm nhập
27/5/1964Thả dù7- Thêm người, toán Coots
24/6/1964Thả dù7- Thêm người, toán Perseus
7/11/1965Thả dù6- Thêm người, toán Verse
24/12/1966Thả dù2- Thêm người, toán Tourbillon Bravo. 1/1967 Hiệu thính viên gửi điện khẩn. Toán luôn né tránh lực lượng vũ trang Bắc Việt cho đến 4/1969.
10. Eros1/9/1962Thả dù5Gửi báo cáo giả. Chấm dứt
11. Pegasus13/4/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
12. Jason14/5/1963Thả dù5Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
13. Dauphine4/6/1963Thả dù5Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
14. Bell 4/6/1963Thả dù7- Báo cáo sau khi xâm nhập.
14/11/1964Thả dù7- Thêm người, toán Greco.Lần cuối cùng gửi điện 19/3/1967.Bị bỏ rơi 3/7/1967
15. Becassine6/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
16. Bart7/6/1963Thả dù5Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
17. Tellus7/6/1963Thả dù4Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
18. Midas10/6/1963Thả dù8Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
19. Nike10/6/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
20. Giant7/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
21. Packer7/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
22. Easy9/8/1963Thả dù8- Báo cáo sau khi xâm nhập
18/7/1964Thả dù6- Thêm người, toán Pisces
5/1965Thả dù5- Thêm người, toán Horse
17/9/1965Thả dù9- Thêm người
8/10/1965Thả dù3- Thêm người, toán Dog/Gecko; đổi tên là Easy alpha. - Lần cuối cùng liên lạc 26/4/1968. Ngày 7/8/1968, Báo chí Bắc Việt đưa tin bắt được 12 biệt kích quân, trong đó có trưởng toán.
23. Không tên12/8/1963Thả dù2Tăng cường cho toán Remus
24. Swan4/9/1963Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
25. Bull7/10/1963Thả dù7Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
26. Ruby5/12/1963Thả dù8Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
27. Không tên23/4/1964Thả dù3Tăng cường cho toán Remus
28. Attila25/4/1964Thả dù6Bị bắt ít lâu sau khi xuống đất
29. Lotus19/5/1964Thả dù6Bị bắt, ra tòa lãnh án
30. Coots27/5/1964Thả dù7Tăng cường cho toán Tourbillon

(http://cB6.upanh.com/19.0.25193965.lMR0/bkthuong.jpg)
Một biệt kích người Thượng khoe chiến lợi phẩm của mình với người vợ sau một phi vụ.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 10 Tháng Hai, 2011, 04:25:21 pm

TOÁN     NGÀY THẢ           PHƯƠNG TIỆN        SỐ NGƯỜI        PHỤ CHÚ
31. Scorpion 17/6/1964Thả dù7Bị bắt, ra tòa lãnh án
32. Buffalo19/6/1964Thả dù10Bị bắt, ra tòa lãnh án
33. Eagle28/6/1964Thả dù6Bản phân tích 6/1968: Bị bắt, còn 3 người, dự trù di chuyển về hướng nam. Bắt đầu di chuyển 11/1968. Còn liên lạc trong năm 1969.
34. Pisces18/7/1964Thả dù6Tăng cường cho toán Easy
35. Perseus24/7/1964Thả dù7Tăng cường cho toán Tourbillon
36. Boone29/7/1964Thả dù9Bị bắt, ra tòa lãnh án
37. Alter22/10/1964Thả dù4Tăng cường cho toán Remus
38. Greco14/11/1964Thả dù7- Tăng cường cho toán Bell
Centaur10/12/1964Thả dù28- Bị rơi máy báy C123 ngày 10/12/1964 tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Tất cả tử nạn.
Remus Alpha5/1965Thả dù5- Một phần của Remus được lệnh rút lui sang Lào. Liên lạc lần cuối cùng vào 21/8/1965. Mất tích ở tọa độ 785/367. Vô tuyến điện không mở, đi sang Lào.
39. Horse5/1965Thả dù5Tăng cường cho toán Easy
40. Dog/Gecko17/9/1965Thả dù9Tăng cường cho toán Easy. Sau bổ sung cho toán Easy alpha thành toán Easy.
41. Verse7/11/1965Thả dù8Tăng cường cho toán Tourbillon. 2 người chết lúc thả dù. Toán hướng dẫn Tourbillon về kỹ thuật thám sát đường mòn. Tourbillon chia 3 người qua toán Verse.  Toán Verse tách ra. 27/7/1967 Đài Hà Nội đưa tin bắt sống toán biệt kích.
42. Romeo19/11/1965Trực thăng1010/1966 nhận được điện văn rất rõ: “Romeo đã bị bắt”. Lần cuối cùng liên lạc 5/8/1968. Báo cáo mất tích 4/11/1968.
43. Kern5/3/1966Thả dù91 người chết lúc thả dù. Lần cuối cùng liên lạc 5/9/1966. Bị bỏ rơi 7/12/1966
44. Hector22/6/1966Trực thăng15Gửi báo cáo sau khi xâm nhập
23/9/1966Trực thăng11Thêm người của toán Hector Bravo. Hai toán không gặp được nhau. Bravo bị bỏ rơi 28/12/1966. Hector liên lạc lần cuối vào ngày 15/3/1967. Bị bỏ rơi 26/6/1967
45. Samson5/10/1966Trực thăng8Bãi đáp bên Lào. Liên lạc lần cuối 2/12/1966. Bị bỏ rơi 1/3/1967
46. Tourbillon24/12/1966Thả dù2Tăng cường cho Tourbillon. Mang cho toán  Bravo máy nghe trộm điện thoại và máy dò sóng điện đài.
47. Hadley26/1/1967Trực thăng11- Xâm nhập miền Bắc bằng đường bộ. Bảng phân tích 6/1968: Toán bị bắt ít lâu sau khi xâm nhập. Dùng điện đài đánh lạc hướng Bắc Việt. 6/1967 được lệnh rút sang Lào.  3/1969 toán báo cáo đã ở bên Lào, cho trực thăng bảo vệ, tìm không ra vị trí của toán.
48. Hansen22/4/1967Trực thăng17Toán chưa tìm ra quân Bắc Việt. Quân Bắc Việt xuất hiện ở bãi đáp. Được yêu cầu rút lui.
49. Không tên21/8/1967Thả dù2Tăng cường cho toán Remus
50. Goldfish13/9/1967Đường biển1Xâm nhập bằng Plowman. Điệp viên 327, mới tuyển trong nhóm tù binh Paradise. Điệp viên sẽ nằm vùng 60-90 ngày và rút lui bằng đường biển. Mất liên lạc
51. Red Dragon21/9/1967Thả dù7Bị phân tán lúc thả dù. CIA tin rằng họ đã bị bắt. SOG cho rằng toán không sao, theo  bản báo cáo 6/1968. Vẫn liên lạc đến tháng 4/1969.
52. Voi18/10/1967Thả dù4Mất liên lạc sau khi xâm nhập

(http://cB9.upanh.com/19.0.25200618.6Py0/castor.jpg)
Toán Castor, gồm 4 người, được Nguyễn Cao Kỳ đích thân lái chiếc C47 thả dù xâm nhập miền Bắc ngày 27/5/1961. Bị bắt ngày 31/5/1961.

(http://cB0.upanh.com/19.0.25201349.6oU0/manila1081966.jpg)
Manila 10/8/1966. Từ trái qua phải: Nguyễn Cao Kỳ, Imelda Marcos, Đặng Tuyết Mai, Tổng thống Philippin Ferdinand Marcos

(http://cB3.upanh.com/19.0.25201862.C6Z0/marcosjpg111613.jpg)
Cựu Đệ nhất phu nhân, năm nay 82 tuổi, mừng rơi nước mắt khi được Tòa án tối cao Philippin tuyên trả lại tòa lâu đài bên bờ biển rộng 42 ha trên đảo Leyte, hôm 14/12/2010


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 10 Tháng Hai, 2011, 07:41:15 pm

NGÀY TRỞ VỀ

Sau những năm tháng bị giam cầm trong các trại giam trên đất Bắc, các biệt kích quân lần lượt được trả tự do, có người bị bắt từ năm 1961 khi cơ quan Trung ương Tình Báo Mỹ (CIA) bắt đầu thả những toán biệt kích đầu tiên xuống lãnh thổ miền Bắc. Bài viết này được viết theo cuốn “Secret Army, Secret War", tạm dịch là “Đạo quân bí mật, trận chiến bí mật” của tác giả Sedgwick Tourison.

Bắt đầu cuối năm 1979, những biệt kích quân đang bị giam giữ trong trại giam Thanh Phong, dần dần được trả tự do. Đến mùa mưa năm 1982, phần lớn các biệt kích quân ở trại giam K1 đã được trả tự do, trở về đoàn tụ với gia đình của họ. Trước khi được trả tự do, có cán bộ quản lý từ Hà Nội vào đã nói với nhiều biệt kích quân rằng họ hãy gắng trở thành nhũng công dân hữu ích. Những phạm nhân biệt kích ít chịu cải tạo được thông báo: "Nên chuẩn bị, sẽ có cán bộ đến thăm bất ngờ".

Đến tháng 12, những biệt kích quân chịu án dài hạn ở trại giam K1 đều được chuyển về trại giam Trung ương số 3 (nằm ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An). Đến mùa thu năm 1987, bảy phạm nhân biệt kích cuối cùng được trả tự do. Trong số đó có Nguyễn Hữu Luyện, một người theo chủ nghĩa chống cộng đến cùng vẫn được hưởng sự khoan hồng của Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam. Một cựu biệt kích quân từng chịu án tù 15 năm đã kể lại "Ngày Trở  Về" của anh như sau:

"Tôi còn nhớ lúc xuống tới ga xe lửa Sài Gòn thì trời đã tối,  tôi biết không thể nào về thẳng nhà được vì đã không liên lạc với mẹ trong suốt 15 năm. Mặc dù được phép viết thư báo tin cho gia đình từ năm 1976, nhưng tôi lại không chịu tin, và cho rằng đây cũng chỉ  là trò bịp bợm của Bộ Nội vụ. Có người trong nhóm được thân nhân thăm hỏi, đặc biệt là đối với những người có thân quyến ở ngoài Bắc. Hầu hết anh em chúng tôi không muốn gia đình mình phải chi tiêu một số tiền tốn kém cho chuyến đi ra tận ngoài Bắc thăm hỏi. Chúng tôi cũng có thể giấu thư, nhờ người đi thăm đem ra ngoài, gửi về nhà báo tin. Những người đi thăm nuôi thường rất có cảm tình và có vẻ thương xót cho những phạm nhân biệt kích quê ở miền Nam. Riêng cá nhân tôi, không viết gì cả.

Tôi đi bộ từ trung tâm thành phố Sài Gòn về nhà mẹ tôi.Tôi tránh đi trên đường vì sợ gặp phải trạm kiểm soát. Rốt cuộc, tôi vẫn không có giấy tờ tùy thân, mà giấy phép đi đường thì đã quá hạn. Tôi dừng lại trong một quán cà phê bên đường, đối diện với căn nhà năm xưa của mẹ tôi, ngồi im lặng hàng giờ đồng hồ đợi cho đến khi trời sáng.

Rất khó cắt nghĩa được cảm xúc của tôi, vì sau 15 năm ngồi suy ngẫm trong những trại cải tạo lao động, sợ rằng mình sẽ có những hành động, phản ứng khác thường. Trời vừa tảng sáng, mẹ tôi từ trong căn nhà quen thuộc đi ra. Tôi vẫn ngồi yên lặng nhìn mẹ, rồi đảo mắt xung quanh xem có ai ở gần không? (Thói quen đó hình thành trong tôi kể từ khi tôi dấn thân vào con đường làm biệt kích). Khi thấy xung quanh không một bóng người, tôi mới cảm thấy an toàn, bèn bước theo sau mẹ một quãng ngắn, sau đó bước lên đi song song bên cạnh mẹ tôi. Đi được chừng vài bước, tôi vẫn chưa biết mình định sẽ nói gì với người. Mẹ tôi dường như linh cảm có người đi bên cạnh, bà dừng lại vài giây. Tôi nhìn mẹ tôi, thốt lên: “Mẹ! con đây!”.

Sửng sốt, bà nhìn tôi vài giây, rồi nắm  lấy tay tôi dắt trở về nhà. Chuyện xảy ra như ngày xưa, khi tôi còn là đứa trẻ làm điều bậy ngoài đường, bị mẹ lôi về nhà. Vào đến nhà trên, bà dắt tôi đến trước bàn thờ ông bà. Trên bàn thờ, có tấm ảnh của cha tôi và bên cạnh là bức hình của tôi. Mẹ nhìn tôi, nhìn tấm ảnh trên bàn thờ, rồi lại nhìn tôi, lại nhìn tấm ảnh. Sau cùng bà nói khẽ, giọng run run: “Con ơi! Mẹ nghĩ rằng con đã chết rồi!”.

Cuối cùng, tôi đã trở về nhà, tôi không còn biết nói gì thêm nữa."


“Người hùng” biệt kích Nguyễn Văn Hinh quay mặt ra cửa sổ, nghẹn ngào...

(http://cB7.upanh.com/19.0.25210936.Lp70/bienhoa1965uc.jpg)

(http://cB8.upanh.com/19.0.25211497.3wU0/daklak1966.jpg)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 12 Tháng Hai, 2011, 04:47:54 pm

Khi Tourison viết cuốn “Đạo quân bí mật, cuộc chiến bí mật” thì hơn 100 cựu biệt kích quân đã đến định cư tại nước Mỹ. Gần 200 người khác vẫn ở Việt Nam cùng hàng trăm cô nhi, quả phụ của những biệt kích quân đã bỏ mạng chỉ vì cái bánh vẽ “Chủ nghĩa quốc gia” mà CIA đã vẽ ra.
Còn Nguyễn Hữu Luyện, người tổ chức, huấn luyện toán biệt kích Hector mặc dù đã trốn trại không thành công vẫn được trả tự do sau 21 năm ngồi đếm song sắt trại giam. Đầu năm 1992, ông ta được trả tự do và được phép rời Việt Nam qua Mỹ định cư.  Hai vợ chồng ông ta sống ở phía đông thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts.

Một người khác trong nhóm 7 phạm nhân biệt kích quân được trả tự do cuối cùng là Quách Rạng, vốn là người Mường, đến Mỹ năm 1992, sống tại thành phố Chamblee, tiểu bang Georgia. Vợ ông ta là bà Ngọc Ban, một phụ nữ được cho là rất can đảm, đã nói chuyện với một nhóm 400 người Việt Nam tại Atlanta. Bà kể lại câu chuyện lúc được tin chồng mất tích, nhận khoản tiền tuất của chồng, nhưng vẫn tiếp tục mong chờ người chồng trở về. Bà ta biết ông ấy sẽ trở về.

Những cựu biệt kích quân khác tiếp tục chọn con đường rời bỏ quê hương, xứ sở, vượt Thái Bình Dương đến định cư ở nhiều tiểu bang của nước Mỹ, từ Boston đến Seattle. Trong số họ có Mai Nhuệ Anh, nguyên trưởng toán Hector 2; Quách Nhung, người sống sót duy nhất của toán Horse; Trương Tuấn Hoàng, người cuối cùng xâm nhập lãnh thổ miền Bắc tăng cường cho toán Remus và Hà Văn Chấp, nguyên trưởng toán Castor cùng với Đinh Anh, thành viên toán đầu tiên được CIA thả dù xuống miền Bắc. Lê Văn Bưởi đến Mỹ năm 1993. Khi tác giả đang viết sách này thì ông Bưởi đang điều trị ung thư vòm họng ở Utica, New York. Có lẽ ông ta chẳng sống được lâu để đọc cuốn sách này.

Lê Văn Ngung, nguyên trưởng toán Hadley hiện đang làm khuôn mẫu cho hãng Kirk & Stieff ở thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland. Cựu thành viên của ông ta là Vũ Viết Tịnh hiện đang làm hộ lý cho một bệnh viện ở Indiana và đã lập gia đình vào tháng 12/1994. Nguyễn Không, người trôi dạt vào bãi biển Bắc Bộ cùng với thủy thủ đoàn của chiếc Nautilus 7, hiện đang làm ngư dân ngoài khơi vịnh Mexico.

Bùi Minh Thế, cựu thành viên của toán Becassine vượt biên đến định cư ở Henderson, Louissiana. Vài năm trước đây, ông ta gặp lại người vợ sau bao năm xa cách. Hiện giờ ông ta bị bệnh nặng, nằm liệt giường và có lẽ không có dịp đọc những trang viết của tôi về ông.

Đặng Công Trình, nguyên toán phó toán Scorpion, một trong những người tôn thờ chủ nghĩa quốc gia, chống cộng đến cùng, hiện đang làm trong một nhà kho ở California. Bạn đồng đội chắc không biết về “thành tích” quá khứ của ông ta.

(http://cB6.upanh.com/19.0.25316145.99z0/sogrtmeasure1970zh1.jpg)
Toán Recon


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 12 Tháng Hai, 2011, 05:08:07 pm

Trịnh Văn Truyên, nguyên là thủy thủ chiếc tàu Nautilus 3, có vợ là Thúy, đến định cư với chồng ở Biloxi, tiểu bang Mississippi và Truyên trở lại nghề biển. Thúy bị bắn ở New Orleans, tiểu bang Louisianna ngày 31/7/1990 trong một vụ cướp. Đám cướp chỉ lấy được chiếc bóp đầm không có tiền. Lúc đó bà ta đang có thai 7 tháng, đứa bé chưa chào đời đã phải cùng mẹ đi vào cõi hư vô. Thúy là một người đàn bà cứng cỏi, nhưng không cứng hơn người chồng của mình khi ông ta sống trong trại giam trên đất Bắc. Nhưng cái “chủ nghĩa quốc gia” mà anh ta tôn thờ cũng chẳng bảo vệ được vợ con anh ta ngay trên đất Mỹ vốn được xưng tụng là tự do nhất. Có thể cái chết thảm thương của mẹ con Thúy đã phần nào làm anh ta tỉnh ngộ. Với trái tim tan nát, anh ta thốt lên: “Nếu tôi biết được những chuyện mà giờ đây tôi tin là sự thật, tôi đã cho nhiều kẻ về chầu trời”.

Một trong những cựu biệt kích quân đầu tiên rời tổ quốc mình là Nguyễn Văn Hinh, nguyên là thành viên của toán Atila, anh ta vượt biển đến trại tị nạn của Singapore. Lúc phỏng vấn định cư, người Mỹ tỏ ra không tin câu chuyện về khoảng thời gian Hinh bị cải tạo lao động trên đất Bắc, nên đã nói không với nguyện vọng định cư của anh ta. Không những thế, họ còn nghi ngờ anh là phạm nhân đã tạo dựng nên một nhân vật không có thật. Trong thời gian sống ở trại tị nạn Singapore, anh ta gặp một phụ nữ, nguyên là một nữ tu. Sau đó chị ta phá giới chẳng hiểu vì lý do gì, nhưng cứ đổ nghiến cho “cộng sản không cho phép” để kết hôn với Hinh. Rồi hai người ung dung đến định cư ở Hà Lan. Hinh rất ít viết, vì theo anh ta thì đã viết quá nhiều bản tự khai trong trại giam. Nhưng lý do chính là vợ chồng anh ta muốn quên đi quá khứ của mình. Đó là điều dễ hiểu.

Hai biệt kích quân khác là Trần Văn Tư và Nguyễn Văn Lực đến định cư ở Úc đều cùng tâm trạng như Hinh. Quá khứ chẳng làm họ vẻ vang, cũng không đem lại cơm no, áo ấm cho các cựu biệt kích quân. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những “người hùng” biệt kích quân khác chẳng thể quên quá khứ của họ một cách dễ dàng. Như trường hợp của Mai Văn Học, Hoàng Văn Chương trong các toán Strata. Lưu Chí Chấn, Châu Hềnh Xương, Lý Sĩ Lâu, Vũ Đức Gương cùng những cựu biệt kích quân người nhái khác từng xâm nhập hải phận Bắc Việt. Năm 1986, vì cảm thấy quá bất công, Vũ Đức Gương làm đơn khiếu nại, yêu cầu chính phủ Mỹ trả lương cho anh ta trong thời gian suốt 20 năm mà anh ta bị cải tạo lao động ở Bắc Việt. Thế nhưng tòa án Liên Bang lại cho rằng không đủ căn cứ về cuộc hành quân, cộng thêm lý do tài liệu lưu trữ về lực lượng biệt kích của Bộ quốc phòng Mỹ vẫn chưa được giải mã, đang còn trong thời gian bảo mật. Giờ đây lý do này không còn là vấn đề trở ngại. Thế mà những cựu biệt kích quân vẫn bị chính phủ Mỹ chối bỏ.

(http://cB4.upanh.com/19.0.25316913.5qe0/daklak1966bknung.jpg)
Biệt kích Nùng tại Daklak 1966

Hầu hết các cựu biệt kích quân đã định cư ở Mỹ đều cố gắng xây dựng cho mình một mái ấm gia đình, có người được xem là thành công, nhưng số đó không nhiều. Thỉnh thoảng, họ gặp lại nhau, bùi ngùi bên ly rượu mỗi khi nhớ về quá khứ nặng nề, về những người đã khuất. Và những người còn lại đều tin vào định mệnh. Khi họ lọt vào mắt CIA, được phong là những “người hùng”, rồi bị bắt và rồi nghiền ngẫm sự đời sau những song sắt trại giam trên đất Bắc, hầu hết lúc đó họ đều rất trẻ. Tuổi đời chỉ khoảng 20 và còn độc thân. Giờ thì đã lên lão, có người nhuộm tóc để đuổi thời gian đi và trẻ lại thêm ít tuổi.

Người viết những trang sách này chẳng có tham vọng nào, chỉ mong sao cho đàn con cháu của họ lớn lên, đọ những trang viết này sẽ hiểu thêm rõ về cha, ông của chúng, những người được cho là may mắn hơn trong nhóm biệt kích. Nhưng không thể không nói đến những biệt kích quân khác kém may mắn như: Hoàng Ngọc Chính, Đoàn Phương, Nguyễn Văn Lý. vì quá chán ngán vì phải chờ đợi phúc đáp của chính phủ Mỹ và nôn nóng đi tìm vận may ở “miền đất hứa”, như lời hứa của CIA, họ tìm cách vượt biên. Phương và Lý đi theo đường biển. Còn Chính theo đường bộ sang đất Campuchia. Rốt cuộc, cả ba “người hùng” đều mất tích cho đến nay.

(http://cB7.upanh.com/19.0.25317206.D6u0/wh.jpg)
Chiến tranh đã đẩy những cô gái ở nông thôn dồn về thành thị, họ buộc phải tìm mọi cách để mưu sinh


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 12 Tháng Hai, 2011, 05:36:01 pm

Lê Trung Tín, nguyên là thành viên của toán biệt kích Red Dragon từ Trung Hoa lục địa quay trở lại xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Hiện Tín đang lo thuyết phục giới chức phỏng vấn của Sở Di trú Mỹ tại Sài Gòn về câu chuyện của mình. Rằng, Tín cùng một chiến hữu nữa là Vòng A Cầu đã trốn khỏi trại giam và họ là hai người đầu tiên sống sót sau khi trốn trại. Thế nhưng Sở di trú Mỹ cho rằng họ ngồi tù cộng sản chưa đủ lâu, nên không hội đủ điều kiện xin cư trú ở Mỹ. Thật không còn gì để nói.

Một người kém may mắn khác là Hoàng Đình Mỹ, nguyên là thành viên của toán biệt kích Hector. Tháng 12/1984, Mỹ đứng trước vành móng ngựa của TAND Tp Sài Gòn lãnh án vì tội tham gia vào tổ chức do Lê Quốc Túy, một Việt kiều Pháp đứng đầu. Vì thế, năm 1995 anh ta vẫn còn thụ án tại một trại giam ở Nha Trang. Thực ra Mỹ đã được trả tự do từ trại giam Thanh Lam trên đất Bắc từ năm 1981. Sau đó Mỹ trở về sum họp với gia đình, nhưng chẳng hiểu ma xui, quỷ khiến thế nào mà Mỹ lại vượt biên sang Thái Lan, gia nhập tổ chức phản động của Lê Quốc Túy. Năm 1982, Mỹ xâm nhập về Việt Nam và bị bắt ngay trong tuần đầu.

(http://cB2.upanh.com/19.0.25317941.af80/xuanloc18th4fr7.jpg)
Xuân Lộc, 18/4/1975

Nguyễn Văn Tân, nguyên thành viên của toán biệt kích Romeo, từng tuyệt thực trong trại giam năm 1973 để bảo vệ cho cái gọi là “chủ nghĩa quốc gia”“tinh thần chống cộng đến cùng”. Đến năm 1988, Tân nộp đơn xin trợ cấp thương tật khi đã định cư ở Mỹ, liền bị tay bác sĩ khám bệnh cho Tân khẳng định như đinh đóng cột rằng: “Tâm thần của anh có điều gì đó không hay! (không làm việc bình thường được nữa)”.

Còn Lương Văn Inh, nguyên là thành viên của toán biệt kích God, lại lên vùng Đức Trọng, Lâm Đồng thuộc nam Tây Nguyên lập nghiệp. Đầu tháng 6/1994, Inh bị tái phát bệnh sốt rét. Vị y sĩ địa phương khuyên vợ Inh nên đưa anh ta vào bệnh viện. Giữa cơn mưa bão lúc nửa đêm, hai người con trai của Inh cùng hai người hàng xóm cáng Inh từ trên núi xuống đường quốc lộ, cách nhà Inh khoảng 4 km. Inh đã chết trên đường đến bệnh viện. Vợ Inh, một phụ nữ rất mực yêu chồng đã viết thư cho tác giả Tourison rằng:” Điều duy nhất chồng tôi mong muốn là các con tôi được ăn học tử tế, thành người. Nhưng giờ anh ấy không còn nữa”.
Câu chuyện về số phận các cựu biệt kích quân Sài Gòn có lẽ còn lâu mới kết thúc, cho đến khi nào chính phủ Mỹ thôi bỏ rơi họ.

(http://cB6.upanh.com/19.0.25318555.yAF0/idahoteam.jpg)
Toán Idaho

Trước sự bất bình của các cựu biệt kích quân Việt Nam và áp lực dư luận, ngày 23/3/1995, viên Đại sứ Mỹ tại Thái Lan đã gửi bức công hàm dài 5 trang giấy đến Bộ ngoại giao và Sở di trú nước này đặt câu hỏi: “Tại sao hầu hết các cựu biệt kích quân còn sống sót sau năm 1975 đều bị Sở di trú Thái Lan từ chối?”. Kết quả là tháng 5/1995, Sở di trú Mỹ phải thay đổi điều kiện nhập cảnh cho các cựu biệt kích quân Sài Gòn.

Trước đó, ngày 14/4/1995, tờ New York Times đăng bài viết của Tim Weiner về những cố gắng của viên Đại sứ trong việc sửa chữa việc làm sai trái của Sở di trú. Vài hôm sau, câu chuyện về số phận hẩm hiu của các cựu biệt kích quân Sài Gòn được nhiều người biết đến. Ngay cả cựu Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam là tướng William C. Westmoreland, rồi Thiếu tướng John Morrison, chuẩn tướng George Gaspard, thượng nghị sĩ Mc Cain cũng viết thư gửi thẳng cho Sở di trú Hoa Kỳ.

(http://cB5.upanh.com/19.0.25318224.0D20/danang2931975.jpg)
Cảnh hỗn loạn tại bãi biển Đà Nẵng ngày 29/3/1975. Dùng đủ mọi cách để bơi ra tàu.

Ngày 24/4/1995, John Mattes, một luật sư ở Miami, Florida đưa đơn kiện Chính phủ Mỹ tại tòa án liên bang ở thủ đô Washington, đòi bồi thường cho 281 cựu biệt kích quân Sài Gòn trong các trại cải tạo lao động hoặc đã chết trong các phi vụ xâm nhập lãnh thỗ Bắc Việt Nam. Rằng Chính phủ Mỹ phải trả lương cho họ xứng đáng theo đúng bản hợp đồng tuyển mộ các biệt kích quân Sài Gòn ở Nam Việt Nam.



Theo tài liệu: “Secret Army, Secret War”, by Sedgwick Tourison.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 13 Tháng Hai, 2011, 08:57:58 pm

LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆTNAM

1.  Lời giới thiệu

Từ năm 1957, đã có quân của Lực lượng đặc biệt (biệt kích) Mỹ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Vào thời điểm đó, họ mới chỉ đảm nhiệm việc huấn luyện trên cương vị cố vấn, mang tính chất nâng đỡ cho Quân đội Sài Gòn.

Thông thường những biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ phải tình nguyện tới hai lần. Lần đầu học nhảy dù và sau đó học về chiến, kỹ thuật của Lực lượng đặc biệt (từ đây gọi là biệt kích).

(http://cB5.upanh.com/19.0.25394854.3iT0/daklak1966bknungussf.jpg)
Daklak 1966

Ngày 24/6/1957, Liên đoàn biệt kích 1 được thành lập tại Okinawa và lập tức cử một bộ phận sang Nam Việt Nam huấn luyện cho 58 biệt kích quân của Quân đội Sài Gòn tại Trung tâm huấn luyện Biệt động đội ở Nha Trang. Những sĩ quan Sài Gòn tham dự khóa huấn luyện này về sau đều trở thành huấn luyện viên hoặc chỉ huy nòng cốt cho các đơn vị biệt kích đầu tiên của Quân đội Sài Gòn. Mười năm sau (1967), lực lượng biệt kích Mỹ với vai trò cố vấn đã yểm trợ cho trên 40.000 dân sự chiến đấu, hoạt động trên khắp lãnh thổ miền Nam Việt Nam.

2. Bước phát triển

Trong những năm từ 1959-1960, với sự gia tăng cả về quân số cũng như hoạt động hiệu quả của Việt cộng trên chiến trường miền Nam, làm tăng thêm sự bất ổn đối với chính quyền Sài Gòn, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Để cải thiện tình hình, Quân đội Mỹ buộc phải gửi thêm 30 huấn luyện viên biệt kích Mũ Nồi Xanh từ căn cứ Fort Bragg sang Nam Việt Nam để xây dựng một chương trình huấn luyện cho Quân đội Sài Gòn.

Ngày 21/9/1961, Tổng thống thứ 35 của nước Mỹ là John F. Kenedy tuyên bố sẽ tăng thêm ngân sách viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Vì Chính phủ Mỹ lo ngại về sự gia tăng chi viện người và vũ khí của Cộng sản vào miền Nam, do đó phải tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập này. Các toán biệt kích Mũ Nồi Xanh được giao trách nhiệm tổ chức và huấn luyện những đơn vị chiến đấu là người dân tộc thiểu số để phá hoại, ngăn chặn đường xâm nhập của qâun đội Bắc Việt từ Bắc vào Nam. Về sau những đơn vị chiến đấu này được gọi là “Lực lượng Dân sự chiến đấu” (CIDG - Civilian Irregular Defense Group).

(http://cB4.upanh.com/19.0.25395143.8jN0/cidg11nov1969bordercam.jpg)
CIDG, biên giới Việt Nam - Campuchia 11/11/1969

Bước vào những năm 60 của thế kỷ XX, dường như cộng sản miền Nam có sự trỗi dậy mạnh mẽ. Chính phủ Mỹ quy hết nguyên nhân đều do sự gia tăng chi viện của Bắc Việt. Do đó càng quyết tâm ngăn chặn và phá hoại bằng được con đường tiếp tế chiến lược - đường mòn Hồ Chí Minh.

 Trước hết, Chính phủ Mỹ gửi Liên đoàn biệt kích số 5 sang Nam Việt Nam, chuyên trách đảm nhiệm các hoạt động, các cuộc hành quân đặc biệt trên chiến trường miền Nam. Để thích ứng với vai trò mới này, Bộ Tham mưu liên quân Mỹ quyết định tổ chức lực lượng biệt kích Mũ Nồi Xanh sao cho thích ứng với các cuộc hành quân ngoại lệ, mà giới khoa học quân sự Mỹ đưa ra khái niệm mới là “ba khía cạnh liên hệ mật thiết trong du kích chiến tranh gồm trốn tránh, đào tẩu và gậy ông lại đập lưng ông, chống lại đối phương”. Còn chiến tranh ngoại lệ được định nghĩa là: “Hoạt động ngay trong lòng đối phương hoặc những nơi đối phương kiểm soát”.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 13 Tháng Hai, 2011, 09:09:31 pm

Theo đó, cơ cấu tổ chức cơ bản của Liên đoàn biệt kích số 5 gồm: Bộ chỉ huy trung tâm, Ban chỉ huy các đại đội gồm 3 đại đội hoặc nhiều hơn, một đại đội truyền tin và một phi đoàn không quân yểm trợ. Từ Bộ chỉ huy trung tâm cho đến Ban chỉ huy các đại đội đều có đủ các Ban tham mưu để chỉ huy và theo dõi tình hình hai bên. Ngoài ra còn có các đơn vị bảo đảm như quân y, tiếp tế thả dù. Mỗi đại đội biệt kích thường do một sỹ quan cấp bậc trung tá chỉ huy. Thông thường gồm có một Ban Tham mưu và một Bộ chỉ huy hành quân (C), Bộ chỉ huy này sẽ chỉ huy ba ban chỉ huy hành quân (B), mỗi ban chỉ huy hành quân sẽ chỉ huy bốn toán biệt kích (A). Toán biệt kích hay phân đội được biên chế 12 biệt kích quân.

3. Lực lượng dân sự chiến đấu

Có hai lý do thúc đẩy việc tổ chức lực lượng “Dân sự chiến đấu”. Một là Chính phủ Mỹ cho rằng nên vũ trang nhóm người dân tộc thiểu số để chống lại sự xâm nhập của cộng sản. Lý do thứ 2 là người Thượng và các dân tộc thiểu số nói chung là đối tượng chính cho việc tuyên truyền của cộng sản, họ bất bình với chính quyền Sài Gòn, lại dễ bị cộng sản lợi dụng, lôi kéo, tuyển mộ.

Với quan điểm trên, tháng 9/1962, Bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt (biệt kích Mỹ tại Việt Nam) được thành lập, trực thuộc bộ Tư lệnh phái bộ viện trợ quân sự Mỹ cho chính quyền Sài Gòn (MACV). Tính đến tháng 10/1962 có tất cả 24 toán biệt kích Mỹ hoạt động trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Tháng 11/1963, lực lượng biệt kích Mỹ tại Việt Nam được tổ chức gồm Bộ chỉ huy (C), ba Ban chỉ huy (C) và 26 toán (A). Ngoài ra còn có Bộ chỉ huy Trung tâm đặt tại Sài Gòn. Bộ chỉ huy không đơn thuần chỉ huy, điều hành mà làm chức năng như là Bộ tư lệnh binh chủng của lực lượng đặc biệt ở chiến trường Việt Nam.

Từ tháng 12/1962 đến 2/1963, Bộ chỉ huy lực lượng biệt kích Mỹ đảm đương hoàn toàn việc chỉ huy mọi hoạt động của các toán biệt kích tại Việt Nam. Vào thời điểm đó các toán biệt kích Mỹ đã thiết lập những trại Dân sự chiến đấu trên khắp bốn vùng chiến thuật của Quân đội Sài Gòn. Những Ban chỉ huy khu vực (B) được thành lập tại mỗi vùng chiến thuật để phối hợp với hệ thống chỉ huy của Quân đội Sài Gòn và trực tiếp chỉ huy các toán biệt kích. Các toán biệt kích được lâm thời tổ chức trên cơ sở tạm thời điều động quân của Liên đoàn 1 từ Okinawa và 2 Liên đoàn 5, 7 biệt kích từ Fort Bragg, Bắc Carolina.

Đến tháng 12/1963, các toán biệt kích Mỹ phối hợp với lực lượng biệt kích của quân đội Sài Gòn đã được huấn luyện và trang bị, gồm 18.000 quân thuộc lực lượng xung kích; 43.000 quân thuộc lực lượng “Phòng vệ dân sự”. Tháng 2/1963, Bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ từ Sài Gòn rời đi Nha Trang, với 2 lý do: thứ nhất, Nha Trang nằm ở khoảng giữa từ vĩ tuyến 17 đến Nam bộ, rất thuận tiện cho việc điều hành các toán biệt kích nằm rải rác khắp miền Nam Việt Nam. Thứ 2, Nha Trang nằm bên bờ biển, thuận lợi cho việc tiếp nhận vũ khí, trang thiết bị viện trợ đến từ Okinawa, lại có sân bay và hệ thống đường bộ rất tiện cho việc vận chuyển, tiếp tế hậu cần.

Cuối năm 1964, lực lượng Dân sự chiến đấu không còn là vấn đề phát triển số lượng nữa. Vì mục đích và nhiệm vụ của nó cũng thay đổi. Ngoài chức năng phòng vệ tại chỗ là giữ địa bàn nông thôn, miền núi thì các trại Dân sự chiến đấu đều được sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc hành quân tấn công vào căn cứ của Việt Cộng. Với sự điều chỉnh chức năng trên, sẽ làm tăng phần hiệu quả cho việc kiểm soát khu vực biên giới, thông qua việc lực lượng biệt kích Mỹ triển khai thêm một số đồn, trạm biên phòng.

(http://cB0.upanh.com/19.0.25396099.AyQ0/chilang2391969.jpg)
Chi Lăng, An Giang 23/9/1969

Cuộc hành quân Switchback từ 11/1962 đến 7/1963 gồm các hoạt động tấn công của lực lượng xung kích Dân sự chiến đấu như phục kích, tuần tiễu, thám sát tại địa bàn phụ trách của mỗi trại. Ngoài ra còn có những cuộc hành quân phối hợp với các đơn vị của Quân đội Sài Gòn, bao gồm lực lượng Dân sự chiến đấu của các trại. Chỉ tính riêng tháng 6/1963 đã có 4 đại đội xung kích Dân sự chiến đấu được tuyển từ các trại Dakto, Plei M’rong và Plei K’rong phối hợp hành quân lùng sục quân đội Cộng sản.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 13 Tháng Hai, 2011, 09:39:15 pm

Lực lượng vũ trang Cộng sản phản ứng lại bằng pháo kích, quấy rối các đồn trại biên phòng. Trong lúc các lực lượng biệt kích Mỹ mở cuộc hành quân Switchback thì các hoạt động của cộng sản ngày càng gia tăng, hầu hết các trại biệt kích đều bị tập kích hoặc uy hiếp, quấy rối.

 Ngày 3/1/1963, lực lượng Đặc công cùng 2 đại đội Quân Giải phóng tấn công và tràn ngập trại Plei M’rong. Sau vụ tấn công của cộng sản Bắc Việt, vấn đề phòng thủ của các đồn trại biên phòng được xem xét lại. Bộ Tư lệnh Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ cho chính quyền Sài Gòn đã ra lệnh cho các toán biệt kích thiết lập thêm tuyến phòng thủ thứ hai cho tất cả các đồn trạm của lực lượng biệt kích Mỹ, đồng thời tăng cường thêm 2 tiểu đoàn công binh hải quân Seebee để hỗ trợ trong việc xây cất các công trình quân sự.

(http://cB4.upanh.com/19.0.25398053.d6u0/daklak1966bkthuongtrailldbeayang.jpg)
Căn cứ LLĐB tại Ea Yang bị tấn công 1966

Việc sử dụng Lực lượng dân dự chiến đấu trong các hoạt động tuần tiễu, lục soát những địa bàn ngoài phạm vi trách nhiệm của đồn trại thường cần có những căn cứ tiền phương và lực lượng ứng cứu.

Sau đó lực lượng xung kích với 20.000 quân được thành lập vào tháng 11/1963, đến tháng 7/1964 được biên chế, tổ chức hoàn chỉnh. Mỗi đại đội dân dự chiến đấu có quân số 150 người, bao gồm Bộ chỉ huy 10 người, ba trung đội thực binh 35 người, trung đội hỏa lực 35 người. Mỗi trại được biên chế đủ 4 đại đội. Hai đại đội hoạt động bên ngoài trại tại các căn cứ tiền phương, thường tung các trung đội cùng các toán trinh sát 5 người ra hoạt động trên địa bàn được phân công.

Đến tháng 1/19695, trước khi chính phủ Mỹ đem quân vào trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền Nam Việt Nam, Bộ Tư lệnh binh chủng biệt kích Mỹ đã hoạch định “Kế hoạch chống xâm nhập”, gửi đến Bộ chỉ huy Liên đoàn biệt kích số 5 và các Ban chỉ huy vùng cùng các toán biệt kích, trong đó xác định rõ: “Kế hoạch chống xâm nhập của lực lượng biệt kích là một chương trình hỗn hợp, phối hợp giữa quân sự với dân sự nhằm thực hiện 3 mục tiêu cơ bản sau: một là loại trừ Việt cộng, thiết lập an ninh trên địa bàn được giao. Hai là bảo đảm sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn đối với dân chúng trong vùng. Ba là huy động được dân chúng tham gia vào các chương trình của chính quyền Sài Gòn”.

Những mục tiêu trên chỉ có thể đạt được khi thực thi một trong ba nhiệm vụ sau: Một, kiểm soát và quản lý chặt khu vực biên giới. Hai, hoạt động ngăn chặn hiệu quả tại các tuyến đường Bắc Việt thường xâm nhập. Ba, tổ chức tốt các cuộc hành quân đánh phá các chiến khu, căn cứ của Việt cộng.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1965, Bắc Việt cũng thay đổi chiến thuật từ “Chiến tranh du kích” sang “Chiến tranh nhân dân”. Trước thực tế trên, mọi hoạt động của lực lượng biệt kích Mỹ được phân làm 3 loại. Một, thiết lập thêm trại dân sự chiến đấu nhằm ngăn chặn mức độ chuyển quân, tiếp tế của Bắc Việt; đồng thời bỏ một số trại do áp lực quá nặng của cộng sản. Mặt khác tổ chức phòng thủ tốt các trại dọc theo biên giới như A Sầu, Làng Vây, Cồn Thiên, Lộc Ninh, Bù Đốp...

(http://cB3.upanh.com/19.0.25397562.Ynd0/vnwarphoto61.jpg)
Căn cứ Làng Vây, 14/4/1968

Hai là thành lập các sở chỉ huy hành quân ngoại biên như: Sở chỉ huy hành quân Delta ở Vùng I chiến thuật; Sở chỉ huy hành quân Black Jack 33 ở vùng III chiến thuật. Cả 2 sở chỉ huy hành quan đều nằm trong “Kế hoạch hành quân Sigma”. Đây là cuộc hành quân đầu tiên phối hợp giữa đơn vị xung kích cơ động và đơn vị xung kích tiếp ứng. Trong cuộc hành quân Black Jack 41, có 2 đại đội xung kích cơ động nhảy dù xuống tấn công căn cứ của Việt cộng tại vùng núi Thất Sơn, thuộc vùng IV chiến thuật. Cuộc hành quân Attleboro do một đơn vị xung kích đánh phá căn cứ Suối Đá, Tây Ninh của Việt cộng ở vùng III chiến thuật, loại khỏi vòng chiến đấu 1 tiểu đoàn chủ lực quân Giải Phóng.

Cuối cùng là những cuộc hành quân phối hợp giữa các đơn vị dân sự chiến đấu với các đơn vị của Liên quân Mỹ như cuộc hành quân Nathan Hale, phối hợp giữa lực lượng dân sự chiến đấu với Sư đoàn 1 kỵ binh bay và Sư đoàn dù 101 của Mỹ. Cuộc hành quân Henry Clay và Thayer, hay cuộc hành quân Rio Blanco ở vùng I chiến thuật, bao gồm các đơn vị dân sự chiến đấu, địa phương quân, biệt động quân của quân đội Sài Gòn với thủy quân lục chiến Hàn Quốc và thủy quân lục chiến Mỹ. Cuộc hành quân Sam Houston ở vùng II, có sự phối hợp giữa Sư đoàn bộ binh 4 của Mỹ với lực lượng dân sự chiến đấu.

(http://cB3.upanh.com/19.0.25398282.CXS0/ducphong2641966bknungmunoixanh.jpg)
Đức Phong, Sông Bé 24/4/1966


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 14 Tháng Hai, 2011, 12:17:55 am

4. Hành quân ngoại biên

Đồng thời với việc thành lập các đơn vị xung kích cơ động và các sở chỉ huy hành quân Sigma, Omega (được thành lập từ 8-10/1966), trình độ tác chiến trong chiến tranh ngoại biên của biệt kích Mỹ theo giới quân sự đánh giá được nâng lên. Một trong những khả năng của lực lượng biệt kích là mở các cuộc hành quân càn quét ngắn hoặc dài ngày ở những vùng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát.

Lực lượng xung kích cơ động được thành lập vào mùa khô 1966-1967, trên cơ sở các đơn vị xung kích cơ động, được tổ chức, huấn luyện và trang bị để chuyên hoạt động ở những vùng xa xôi hẻo lánh, vùng căn cứ được xem là “đất thánh” của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và quân Bắc Việt. Với chức năng trên, lực lượng xung kích cơ động thực chất là lực lượng “thám báo”, được trang bị gọn nhẹ, làm nhiệm vụ thâm nhập vào các vùng căn cứ, vùng giải phóng để tiến hành do thám các tuyến đường hành lang vận chuyển, tìm kiếm dấu vết căn cứ, thu thập tin tức tình báo về những cuộc chuyển quân của đối phương. Khi phát hiện được vị trí đóng quân của đối phương, các toán thám báo sẽ theo dõi mọi hoạt động của đối phương để tổ chức các trận phục kích nhỏ lẻ, hoặc quấy rối, gài mìn, mật phục... Trường hợp phát hiện được kho hậu cần, sẽ tìm mọi cách phá hủy hoặc chỉ điểm cho máy bay oanh tạc.

(http://cB4.upanh.com/19.0.25405623.pM80/lienkhuong1968.jpg)
Phi trường Liên Khương,1968

Mỗi đơn vị thám báo thường được cơ động đến địa bàn hoạt động bằng tất cả các loại phương tiện có sẵn. Khi đã đến địa bàn hoạt động, các đơn vị thám báo thực hiện vai trò của các toán biệt kích quân. Đồ tiếp tế được chuyển đến bằng máy bay. Những đơn vị biệt kích, thám báo này thường hoạt động trong lòng đối phương từ 30-60 ngày. Họ trở thành những “chủ nhân ông” trên địa bàn hoạt động; được toàn quyền hành động, kể cả yêu cầu yểm trợ bằng không quân để đạt được mục tiêu đánh phá. Nhằm tránh để lộ hành tung, đôi khi phải giấu đồ tiếp tế vào những quả bom Napalm giả, do máy bay khu trục A1E Skyraider thả xuống trong những phi vụ oanh tạc giả.

Ngoài việc phát triển đơn vị thám báo cho các vùng chiến thuật, Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ còn tổ chức thêm những sở chỉ huy hành quân ngoại biên như Sở chỉ huy hành quân Omega và Sigma. Hai sở chỉ huy hành quân trên có vẻ như làm tăng thêm khả năng trinh sát, thu lượm tin tức tình báo cho liên đoàn, ngoài Sở chỉ huy hành quân Delta đã có sẵn. Mỗi Sở chỉ huy có quân số khoảng 600 quân, gồm 1 đơn vị trinh sát, 1 đơn vị xung kích ứng cứu và một đoàn cố vấn, được tổ chức tương đương với Ban chỉ huy vùng của lực lượng biệt kích.

(http://cB6.upanh.com/19.0.25405905.Owl0/macvbentre.jpg)
Trụ sở MACV ở Bến Tre

Sở chỉ huy hành quân Delta được đặt dưới quyền chỉ huy của Liên quân biệt kích Việt – Mỹ; nhận lệnh trực tiếp của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn và Bộ Tư lệnh phái bộ viện trợ quân sự Mỹ (MACV). Các toán thám báo thuộc Sở chỉ huy hành quân Delta được Tiểu đoàn 9, Biệt kích dù sẵn sàng làm lực lượng tiếp ứng, yểm trợ. Những toán thuộc Sở chỉ huy hành quân Omega và Sigma được lực lượng biệt kích dù trực tiếp chỉ huy và chỉ chịu trách nhiệm hoạt động ngoài vùng I và vùng II chiến thuật. Những toán thám báo được các đơn vị biệt kích cơ động thuộc lực lượng dân sự chiến đấu yểm trợ.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 14 Tháng Hai, 2011, 12:36:17 am

5. Huấn luyện về không trợ

Chương trình huấn luyện cho các sở chỉ huy hành quân thám báo, trước hết là phần huấn luyện về bộ binh, kỹ thuật tác chiến tại địa hình khu vực Đông Nam Á. Những quân nhân được tuyển chọn về sở chỉ huy hành quân thám báo, thường đã trải qua thời gian phục vụ trong lực lượng dân sự chiến đấu. Phần huấn luyện kỹ thuật hành quân thám báo bắt đầu từ giai đoạn huấn luyện bộ binh. Trước tiên phải trải qua huấn luyện nhảy dù. Sau đó là các môn học đặc biệt về hành quân như: di chuyển lặng lẽ, bí mật; phương pháp tìm dấu vết; theo dõi; cách sử dụng bản đồ, la bàn, dụng cụ làm dấu; những kỹ thuật xâm nhập, rút lui khỏi khu vực do thám, địa bàn hoạt động; sử dụng các loại vũ khí đặc biệt; cứu thương; kỹ thuật tập kích, phục kích.

(http://cB5.upanh.com/19.0.25406414.RzX0/vnw6409.jpg)

Chương trình huấn luyện kéo dài khoảng 5 hoặc 6 tuần, với 6 ngày 1 tuần và khoảng 10h mỗi ngày. Các buổi huấn luyện được tiến hành trong căn cứ và thực tập ngoài thực địa.

Hoạt động của lực lượng thám báo rất cần sự yểm trợ của không quân. Phi đoàn không quân yểm trợ của Liên quân Mỹ biệt phái cho Liên đoàn biệt kích số 5 đã yểm trợ trực tiếp bằng những phi đội trực thăng vũ trang và trực thăng vận tải. Ngoài ra, không quân Mỹ còn cung cấp phương tiện vận chuyển, cơ động quân và tiếp tế. Không quân Mỹ và Quân đội Sài Gòn còn yểm trợ thêm bằng các cuộc oanh tạc hoặc chuyển tiếp công điện qua hệ thống truyền tin. Tại vùng I chiến thuật, máy bay của Thủy quân lục chiến Mỹ cũng cung cấp những phương tiện yểm trợ tương tự như trên.

6. Soạn thảo kế hoạch hành quân

Chiến tranh ngoại biên giữ một vai trò rất quan trọng của lực lượng biệt kích Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, mỗi cuộc hành quân đều được soạn thảo, điều nghiên rất kỹ lưỡng trước khi thực hiện và lực lượng tham chiến được cơ động đến căn cứ tiền phương trước khi mở các cuộc hành quân. Thời gian dành cho soạn thảo kế hoạch, chuyển quân tùy theo tính chất mỗi cuộc hành quân và mức độ khẩn thiết của cuộc hành quân.

(http://cB1.upanh.com/19.0.25406590.8iY0/omangyang.jpg)
Đèo MangYang

Lệnh hành quân được soạn thảo với đầy đủ chi tiết tin tức tình báo về khu vực hành quân. Mọi dữ kiện về địa thế, thời tiết và những nơi tình nghi có đối phương đều được thu thập và phân tích tỉ mỉ. Tất cả những chi tiết, động thái đó đều được ghi trên bản đồ; cùng những lộ trình chính và phụ cho nhiệm vụ trinh sát đều được lựa chọn và đánh dấu. Nguồn tin tức thường được lấy từ các bản báo cáo về tình báo, không ảnh, thẩm vấn tù binh và những bản báo cáo của các đơn vị bạn từng hành quân qua trước đó. Nếu cần, Ban tham mưu soạn thảo lệnh hành quân hay những phi vụ thám thính trước khu vực sẽ hoạt động. Những chuyến không thám này rất quan trọng cho quyết định cuối cùng chọn địa điểm xâm nhập, lui quân chính và phụ.

Khi việc soạn thảo, điều nghiên đã hoàn tất, lệnh hành quân sẽ được ban ra. Kế tiếp là việc chuẩn bị hành quân. Trường hợp cần thiết phải chuyển quân, vật liệu đến một căn cứ tiền phương, đã có máy bay yểm trợ. Nếu chỉ là một toán nhỏ, ít trang bị hậu cần thì máy bay trực thăng của Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ hay phi cơ nhỏ được sử dụng. Nếu cuộc hành quân với quân số cấp đại đội trở lên, sẽ được Không quân Mỹ cung cấp loại máy bay C7A hoặc C130.

Khi đến căn cứ hành quân tiền phương, người ta sẽ tiến hành kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Những sĩ quan thuộc quyền Sở chỉ huy hành quân sẽ được nghe thuyết trình về mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc hành quân, cùng với mệnh lệnh chi tiết cho từng trung đội, tiểu đội hoặc phân đội (toán).

Trong số những nhiệm vụ trinh sát, các phương pháp, thủ đoạn cho từng hoạt động sẽ được trình bày chi tiết tùy theo mỗi cuộc hành quân. Khi xâm nhập vùng đối phương kiểm soát, hay lúc ra khỏi máy bay; hoặc di chuyển trong khu vực hành quân; trường hợp chạm trán đối phương, cũng như giờ giấc cho việc lui quân.

Sự thành công trong chiến tranh ngoại lệ tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố bất ngờ. Thêm vào phần an ninh của toán biệt kích, nhiều lúc cần phải tìm cách đánh lừa đối phương. Việc đánh lừa đối phương cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch hành quân. Tùy theo tình hình thời tiết, địa hình và quân số trong cuộc hành quân mà thực hiện các chuyến xâm nhập bằng đường bộ, đường không hoặc đường thủy. Tuy nhiên, trên chiến trường Việt Nam, hầu hết các cuộc xâm nhập, rút lui đều thực hiện bằng phương tiện trực thăng.

(http://cB3.upanh.com/19.0.25406122.Ooz0/specialforceinoperation.jpg)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 15 Tháng Hai, 2011, 10:15:29 pm

Qua các cuộc hành quân, kinh nghiệm cho thấy, thời gian tốt nhất để các toán xâm nhập là vào lúc trời sắp tối, đủ thời gian cho các toán thám báo lẫn vào bóng tối và trực thăng được bảo vệ bởi bầu trời đêm. Tuy nhiên, đối phương vẫn khám phá ra các cách thức thả những toán thám báo và tìm cách đối phó. Do đó rất cần phải tìm cách đánh lừa đối phương về địa điểm thả quân. Cụ thể trực thăng sẽ đáp xuống ba hoặc 4 chỗ, hoặc nhiều hơn nữa, trước khi trực thăng thả các toán thám báo. Điều đó sẽ làm cho đối phương phân vân không biết chính xác đâu là điểm thả quân. Một thủ đoạn khác là đoàn trực thăng 3 chiếc bay thấp nối đuôi nhau. Chiếc bay đầu bất ngờ đáp xuống thả toán biệt kích trong chớp nhoáng, rồi bốc lên thật nhanh nối đuôi 2 chiếc kia, kết thành hình phi đội 3 chiếc như ban đầu.

(http://cB5.upanh.com/19.0.25511394.cAk0/c43combatbig.jpg)

Trong trường hợp cơ động các toán thám báo bằng đường bộ, hay các toán “Chạy đường mòn” (Roadrunner), nhằm trinh sát, xâm nhập vùng đối phương kiểm soát một cách dễ dàng, tốt nhất chọn lúc trời tối hoặc giữa ban ngày. Đối với trường hợp địa bàn, vẫn thường tung các toán thám báo ra tuần tiễu, lục soát mà không theo một quy luật nhất định. Trong trường hợp khác, toán thám báo đi lẫn vào trong đội hình một đơn vị lớn. Khi thấy an toàn, toán sẽ lặng lẽ di chuyển đến địa bàn đã được phân công.

Tất cả mọi sự di chuyển trong chiến tranh ngoại lệ đều được soạn thảo cẩn thận. Sự sống còn của một toán thám báo nhỏ tùy thuộc vào mỗi cá nhân trong toán, sự hiểu biết về nhiệm vụ của từng người, đề cao cảnh giác, theo đúng thời gian biểu lúc di chuyển. Trong kế hoạch hành quân, đôi khi phải  lưu ý thêm trường hợp các toán thám báo phải phân tán tạm thời trước áp lực của đối phương, phải tuân thủ thời gian, vị trí và điểm hẹn tập hợp.

Bí mật là đòi hỏi cơ bản trong vấn đề di chuyển của các đơn vị thám báo trong các cuộc hành quân ngoại biên. Mặc dù đối phương có đề phòng về sự xâm nhập của lực lượng biệt kích, thám báo nhưng đối phương không thể biết rõ vị trí xâm nhập một cách chính xác của các toán. Do đó đòi hỏi mỗi động thái khi di chuyển phải giữ được im lặng, thủ ngữ và thủ hiệu được sử dụng để truyền tin và ra lệnh thay cho lời nói; kết hợp với việc ít sử dụng máy truyền tin và để độ âm thanh tối thiểu; vũ khí, trang bị gọn gàng không để phát ra tiếng động khi chạm vào cây lá hoặc đá, và tuyệt đối phải giữ im lặng khi di chuyển.

Vấn đề tái tiếp tế cũng được đặt ra nghiêm ngặt. Có một thực tế là các quân nhân biệt kích, thám báo trong chiến tranh ngoại biên không thể mang theo lương thực, đạn dược và trang bị quá 5 ngày. Tùy theo mỗi cuộc hành quân, kế hoạch hành quân đều đề cập đến vấn đề tái tiếp tế trong vòng từ 3-5 ngày tại một địa điểm định trước. Yêu cầu đặt ra là sự an toàn, không để lộ vị trí của các toán biệt kích, thám báo. Nếu thả dù tiếp tế giữa ban ngày sẽ khiến cho đối phương báo động, đề phòng. Còn thả ban đêm, ở vùng rừng núi thì cơ hội thu hồi kiện hàng rất ít.

Rút lui theo đúng kỳ hạn hoặc trong trường hợp khẩn cấp phải đem về một người bị tai nạn bất tử hay cả toán cũng phải tính trước. Lực lượng thám báo có vẻ thành công trong vấn đề rút lui vào thời điểm bắt đầu thành lập lực lượng cho đến giữa năm 1967. Phần lớn các toán biệt kích, thám báo đều thực thi phi vụ đúng theo kế hoạch, hết thời gian là ra điểm hẹn để trực thăng bốc đem về.

(http://cB2.upanh.com/19.0.25511631.RWf0/ropeladdertrainingfobll.jpg)

Những toán “xâm nhập đường mòn”, trinh sát rất dễ bị đối phương phát hiện và tiêu diệt. Do đó các nhân viên trong Sở chỉ huy hành quân có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của các toán biệt kích, thám báo; phải chuẩn bị sẵn sàng tư thế lập tức rút quân ra khỏi vùng đối phương kiểm soát ngay khi nhận được báo các khẩn cấp.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 16 Tháng Hai, 2011, 09:04:32 pm

7. Bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt

+ Sở chỉ huy hành quân Omega:

Trên cơ sở kết quả hoạt động thực tiễn và yêu cầu của chiến trường, Bộ tư lệnh lực lượng đặc biệt đã thành lập các sở chỉ huy hành quân. Trước tiên là Sở chỉ huy hành quân Omega (viết tắt là B50) của lực lượng biệt kích Mỹ, được thành lập vào tháng 7/1966, đặt trụ sở tại Nha Trang. Sở chỉ huy hành quân Omega trực tiếp đảm nhận những cuộc hành quân thăm dò, thu thập tin tức tình báo tác chiến. Tuy nhiên, Sở chỉ huy hành quân Omega không giống như sở chỉ huy hành quân Delta (thành lập ngày 1/9/1967), trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam (thành lập ngày 8/2/1962, với tên gọi ban đầu là Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ cho Việt Nam, viết tắt là MACV. Đến tháng 6/1964, đổi tên thành Cơ quan tùy viên quân sự Mỹ tại Việt Nam, viết tắt DAO).

B50 tuyển mộ thanh niên là dân tộc người thiểu số như Jah, Rhade, Sedang, Chăm, Khmer, Hoa. Lúc đầu biên chế thành 8 toán do thám và 4 toán “xâm nhập đường mòn”, sau đó tăng lên 16 toán viễn thám và 8 toán “xâm nhập đường mòn”. Đến năm 1968, những toán “xâm nhập đường mòn” chuyển về trực thuộc Sở chỉ huy B57, lực lượng chuyên về các hoạt động tuần tiễu, thu thập tin tức.

Sở chỉ huy hành quân Omega có 3 đại đội xung kích, làm thành phần tiếp ứng, dự bị. B50 kết thúc vai trò tại Nam Việt Nam vào tháng 6/1972.

+ Sở chỉ huy Trung tâm huấn luyện Động Ba Thìn (gọi tắt là B51):

Động Ba Thìn là căn cứ huấn luyện của Quân đội Sài Gòn. Năm 1964, Sở chỉ huy Trung tâm huấn luyện cho Quân đội Mỹ tại Việt Nam bắt đầu đảm nhiệm vai trò cố vấn cho căn cứ huấn luyện Động Ba Thìn. Theo đó, nhiều chương trình huấn luyện dần được cải tiến, với các khóa huấn luyện cơ bản, nhảy dù cho lực lượng biệt kích Sài Gòn; huấn luyện cho lực lượng dân sự chiến đấu, huấn luyện võ Teakwondo Hàn Quốc, huấn luyện truyền tin cùng nhiều khóa huấn luyện khác.

(http://cB2.upanh.com/19.0.25565621.5Bl0/quynhon1641966hanquoc.jpg)

Năm 1968, B51 chuyển các khóa huấn luyện đến căn cứ An Khê, nhưng đến 10/1969 thì chuyển trở lại Động Ba Thìn, và căn cứ được đổi tên là Trung tâm huấn luyện Quốc gia. Sau đó B51 được Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam giao cho nhiệm vụ huấn luyện cho Quân đội Hoàng gia Campuchia. Sở chỉ huy B51 rời Việt Nam vào tháng 3/1971.

+ Sở chỉ huy hành quân Delta (B52):

Tháng 5/1964, cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) triển khai chương trình Leaping Lena, sử dụng lực lượng biệt kích Mỹ huấn luyện cho biệt kích Sài Gòn và lực lượng dân sự chiến đấu về những kỹ năng trinh sát, thu thập tin tức. Khi chương trình phát triển, nhu cầu về nhân lực của lực lượng biệt kích Mỹ không ngừng tăng lên. Đến tháng 6/1965, Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ được giao phó thêm trách nhiệm và Sở chỉ huy hành quân Delta (B52) được thành lập để chỉ huy và theo dõi các hoạt động do thám. Sở chỉ huy hành quân Delta tổ chức mỗi toán thường có 2 biệt kích quân Mỹ, trừ các toán “xâm nhập đường mòn”, có từ 4-6 biệt kích quân Sài Gòn và thường ăn mặc, trang bị giống quân Giải phóng để dễ trà trộn, hoạt động trong vùng giải phóng, hay các căn cứ địa.

(http://cB1.upanh.com/19.0.25566220.put0/br084.jpg)

Sở chỉ huy B52 vẫn thường thay đổi cách thức làm việc, tổ chức lực lượng tùy theo nhu cầu chiến trường đòi hỏi. Khi mới thành lập, chỉ có 12 toán trinh sát biệt kích Việt - Mỹ và 12 toán thám báo “xâm nhập đường mòn”, 1 đại đội phòng thủ người Nùng và Tiểu đoàn 81 biệt kích dù, gồm 5 đại đội là lực lượng xung kích ứng cứu.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 16 Tháng Hai, 2011, 09:29:09 pm

Sở chỉ huy hành quân Delta có chức năng: xác định vị trí đóng quân của các đơn vị đối phương; thu thập tin tức tình báo chiến lược; giám sát kết quả các trận oanh kích của không quân Mỹ nhằm triệt phá các căn cứ, vùng giải phóng của đối phương; tổ chức các cuộc tập kích, phá hoại các cơ sở hậu cần của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sở chỉ huy hành quân Delta rất nổi tiếng trong các phi vụ phá hoại.

(http://cB5.upanh.com/19.0.25567354.6oU0/3150804550fd393428c1o.jpg)
1 trong những "mối tình" thời chiến

Từ 1966, Sở chỉ huy hành quân Delta trực tiếp đặt dưới quyền của Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam (MACV), chịu trách nhiệm về mọi hoạt động quân sự Mỹ trên khắp miền Nam Việt Nam. Cùng thời điểm năm 1966, hai sở chỉ huy hành quân Sigma và Omega được thành lập với nhiệm vụ tương tự Sở chỉ huy hành quân Delta, hoạt động trên lãnh thổ vùng I và vùng II. Ngoài ra, Sở chỉ huy hành quân Delta còn được Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam giao nhiệm vụ huấn luyện cho biệt kích Mỹ về kỹ thuật trinh sát.
52 đóng căn cứ tại Nha Trang cho đến tháng 6/1970, khi chương trình Delta chấm dứt.

+ Sở chỉ huy Đoàn cố vấn hành quân đặc biệt (B53):

Sở chỉ huy Đoàn cố vấn hành quân đặc biệt (B53) được chính thức thành lập tại Việt Nam vào tháng 2/1964. Lúc đầu đặt sở chỉ huy đoàn tại căn cứ huấn luyện lực lượng đặc biệt ở Trung tâm huấn luyện Long Thành, Biên Hòa, đặt dưới sự điều hành của Cơ quan nghiên cứu, quan sát thuộc Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV-SOG).

Khi Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ rời khỏi Việt Nam vào năm 1971, vấn đề huấn luyện cho quân đội Sài Gòn về chiến tranh ngoại lệ vẫn rất cần thiết thì Sở chỉ huy đoàn cố vấn hành quân đặc biệt trở thành hạt nhân cho chương trình huấn luyện. Tháng 1/1971, Sở chỉ huy hành quân đặc biệt đổi tên là “Đoàn cố vấn sứ mạng đặc biệt” (SMAG). Sau khi thành lập đoàn, căn cứ được đặt tại Trường huấn luyện trinh sát (MACV RECONDO). Đến tháng 3/1971, đoàn lấy căn cứ Bộ chỉ huy Liên đoàn biệt kích số 5 làm căn cứ Sở chỉ huy.

Đoàn cố vấn sứ mạng đặc biệt (SMAG) có nhiệm vụ huấn luyến, cố vấn và cung cấp cho Liên đoàn biệt kích số 5 những dịch vụ chuyên môn đặc biệt (Special Mission Service – SMS). Đơn vị được Đoàn cố vấn sứ mạng đặc biệt huấn luyện sau này trở thành tiền thân của lực lượng biệt kích Sài Gòn trong chiến tranh ngoại lệ. Tháng 9/1971, SMS được lệnh phối hợp với một đơn vị thuộc Sở thông tin liên lạc của Quân đội Sài Gòn, đóng căn cứ tại Đà Nẵng. Sau này đổi thành Bộ chỉ huy Bắc (Sở Bắc) của Đoàn Nghiên cứu, Quan sát của Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam (MACV-SOG). Tính đến tháng 3/1972, trong vòng 11 tháng, Đoàn cố vấn sứ mạng đặc biệt (SMAG) đã huấn luyện cho 27 toán biệt kích và 15 toán trinh sát. SMAG chấm dứt hoạt động vào tháng 4/1972, Sở chỉ huy Đoàn cố vấn (B53) cũng rời Việt Nam.

(http://cB9.upanh.com/19.0.25566768.ZVx0/saigon1441975.jpg)
Sài Gòn, 14/4/1975. Kết quả là xuất hiện 1 thế hệ bị kỳ thị khi chàng về nước, nàng thì chối bỏ

+ Ban liên lạc B55 hay Trung tâm hành quân chiến thuật (TOC):

Với sự có mặt của lực lượng biệt kích Mỹ từ năm 1962, đã đặt ra nhu cầu phải có một ban liên lạc gần Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Sài Gòn của Nam Việt Nam để thuận lợi trong việc soạn thảo kế hoạch, huấn luyện và chuyển những tin tức tình báo. Đó là nhiệm vụ của Ban liên lạc B55, hay Trung tâm hành quân chiến thuật (TOC), nhưng trên thực tế, cơ quan này làm nhiệm vụ giải mã những tin tình báo. TOC được Ban cố vấn kỹ thuật hỗ hợp (JTAD) huấn luyện, kết hợp với Ban nghiên cứu hỗn hợp (CDS) hướng dẫn. Sau khi Sở nghiên cứu, quan sát (MACV-SOG) đi vào hoạt động, B55 làm nhiệm vụ phối hợp giữa hai tổ chức Ban cố vấn kỹ thuật và Ban nghiên cứu hỗn hợp tại Việt Nam.

Với chức năng là cơ quan liên lạc tại Sài Gòn, B55 phải lo thủ tục giấy tờ cho các quân nhân biệt kích Mỹ tại Việt Nam; tham dự các buổi họp, thuyết trình giữa các bộ chỉ huy; thuyển mộ lính đánh thuê. Ngày 23/5/1968, Trung tâm hành quân chiến thuật đảm nhận thêm nhiệm vụ chỉ huy lực lượng 5 xung kích cơ động (Mike Force). B55 thực thi nhiệm vụ này cho đến ngày lên đường về Mỹ vào năm 1970.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 16 Tháng Hai, 2011, 09:43:48 pm

+ Sở chỉ huy hành quân Sigma (B56):

Khi nhịp độ chiến trường ngày càng leo thang thì nhu cầu tình báo tác chiến đòi hỏi ngày càng cao, đặt trách nhiệm nặng nề cho chương trình Delta. Tháng 8/1966, Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ thành lập bộ chỉ huy 56, phụ trách chương trình hành quân Sigma, đặt căn cứ trong trại Hồ Ngọc Tảo. Sở chỉ huy hành quân Sigma được tổ chức tương tự như những sở chỉ huy do thám trinh sát khác, bao gồm có 8 toán viễn thám và 3 đại đội xung kích ứng cứu. B56 hiếm khi tuyển mộ người Thượng mà dùng lính đánh thuê người Nùng hoặc Khmer. Những toán biệt kích “đột nhập đường mòn” của Sở chỉ huy hành quân Sigma được chuyển về sáp nhập với Bộ chỉ huy hành quân B57 vào năm 1967.

Sở chỉ huy hành quân Sigma tham gia vào nhiều cuộc hành quân Blackjack trên địa bàn được phân công. B56 thường làm nhiệm vụ do thám cho các cuộc hành quân, đôi khi sử dụng lực lượng cơ động của Sigma phối hợp với lực lượng ứng cứu Mike Force.

Đến tháng 11/1967, vấn đề chỉ huy hành quân của B56 được đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam, trực tiếp thuộc quyền chỉ huy qua viên Tư lệnh Quân đoàn II.
Đến năm 1969, B56 chuyển đến Buôn Mê Thuột và rút quân về Mỹ vào tháng 5/1971.

(http://cB6.upanh.com/19.0.25568575.5Bl0/coloneljohnfreundccaptaps9.jpg)
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có, Tư lệnh vùng II chiến thuật cùng các cố vấn thuộc Ban cố vấn Quân đoàn II, trong đó có Đại tá John Freund

+ Sở chỉ huy hành quân Gamma (B57):

Từ khi hiện diện nhiều đơn vị trinh sát, do thám hoạt động trên chiến trường Việt Nam, nhu cầu giải mã những nguồn tin tình báo thu thập được và cung cấp tin tức, hướng dẫn về các mục tiêu trở nên cấp bách. Vào tháng 6/1967, Sở chỉ huy hành quân Gamma (B57) được thành lập. Sở chỉ huy B57 đặt tại Sài Gòn nhưng có nhân viên làm việc rải rác khắp các vùng chiến thuật II, III và IV. Sở chỉ huy hành quân Gamma đặc biệt tuyển mộ, điều hành những điệp viên (người lấy tin tức) hoạt động trong vùng đối phương kiểm soát. Nhằm hỗ trợ cho nhân viên tình báo của lực lượng biệt kích, Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ tại Sài Gòn biệt phái một số chuyên viên tình báo, ngụy trang dưới tên “Nhóm cố vấn kỹ thuật hỗn hợp”. Khi tổ chức này hoạt động được hơn 1 năm thì đã thiết lập được một hệ thống gián điệp nằm vùng, có sẵn những nguồn tin tình báo. B57 thiết lập được mối quan hệ mật thiết với các cơ quan, đơn vị khác của chính quyền Sài Gòn nhằm trao đổi, thẩm định tin tức và phối hợp các hoạt động tình báo.
Sở chỉ huy hành quân Gamma chấm dứt hoạt động, rời Việt Nam về Mỹ vào tháng 3/1970.

+ Trường huấn luyện do thám (Recondo School):

Khi Sở chỉ huy hành quân Delta tăng nhanh quân số thì nhu cầu về huấn luyện về kỹ thuật tuần tiễu thám sát được đặt ra. Vào tháng 5/1964, Sở chỉ huy hành quân Delta bắt đầu huấn luyện trong phạm vi căn cứ ở Nha Trang. Một thời gian ngắn sau, các đơn vị được thông báo về khóa huấn luyện do thám và được phép gửi quân nhân về học. Khi Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam được báo cáo kết quả huấn luyện của Sở chỉ huy hành quân Delta, đã chỉ thị cho Liên đoàn biệt kích số 5 đảm trách về khóa huấn luyện.

Ngày 15/9/1966, Trường huấn luyện biệt kích thám thính kết hợp với Trung tâm huấn luyện thuộc Sở chỉ huy hành quân Delta (B52) chính thức khai giảng khóa học đầu tiên. Khóa học kéo dài 3 tuần về kỹ thuật tác chiến, tuần tiễu, trinh sát. Học viên đòi hỏi phải có đầy đủ sức khỏe, đã ở Việt Nam tối thiểu 1 tháng và còn 6 tháng phục vụ. Delta ưu tiên tuyển chọn những quân nhân từng là thành viên của toán biệt kích, các đại đội biệt động quân, các toán thám thính và những đơn vị trinh sát khác. Về sau, trường huấn luyện thêm khóa hướng dẫn về chiến đấu cho các biệt kích quân Mỹ mới đến Việt Nam. Trường chính thức đóng cửa vào tháng 11/1970.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 16 Tháng Hai, 2011, 10:01:51 pm

+ Lực lượng xung kích cơ động (Mobile Strike Force):

Ý tưởng về tổ chức lực lượng xung kích cơ động dựa trên quan niệm cắm những đơn vị sâu vào vùng đối phương kểm soát trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đánh phá các căn cứ, vừa ngăn chặn mọi hoạt động của cộng sản. Bắt đầu từ năm 1966, các đơn vị xung kích cơ động thường bao gồm có một toán biệt kích, cộng với 1 đại đội dân sự chiến đấu, có quân số khoảng 150 người, đã được huấn luyện về kỹ thuật tuần tiễu dài ngày và 1 trung đội trinh sát, khoảng 34 người.

Dưới danh nghĩa Blackjack, những đơn vị xung kích cơ động này được đưa sâu vào vùng căn cứ, vùng giải phóng của đối phương. Công việc tiếp tế cho các toán xung kích cơ động này được thực hiện bằng phương tiện thả dù. Trong cuộc hành quân Blackjack 21, SOG đã sử dụng đơn vị đặc nhiệm 777, gồm 15 biệt kích quân Mỹ và 249 quân nhân Thượng. Hành quân Blackjack 22 gồm có một đại đội xung kích Mike Force và 1 đại đội xung kích cơ động. Hành quân Blackjack 33 gồm đại đội 3 xung kích Mike Force và đại đội xung kích 957.

Có nhiều cuộc hành quân Blackjack được tổ chức trong mùa mưa 1966-1967, trong đó các đại đội xung kích cơ động kết hợp với các đại đội xung kích Mike Force thành tiểu đoàn xung kích cơ động.

Mặc dù các trại biệt kích đều có lực lượng xung kích cơ động để đáp trả tức thì những hoạt động của đối phương, nhưng vẫn cần phải có thêm lực lượng ứng cứu, đặt dưới quyền điều động trực tiếp của các lực lượng đặc biệt Mỹ trong những trường hợp khẩn cấp, để giải vây cho các trại biệt kích trước áp lực nặng nề của đối phương. Năm 1966, thành lập đơn vị dự bị cho mỗi quân khu và đặt trực thuộc Bộ Tư lệnh quân khu (Quân đoàn). Các tiểu đoàn ứng cứu được huấn luyện và bắt đầu hoạt động từ mùa khô 1966-1967. Lúc đầu gọi là lực lượng dự bị cơ động, sau trở thành Mike Force (Mobile Reaction Forves-MRF). Đến 1967, tên gọi chính thức của các đơn vị trên là Lực lượng xung kích cơ động (Mobile Strike Force-MSF). Mỗi quân khu đều tổ chức 1 đơn vị xung kích cơ động. Đơn vị thứ 5 được thành lập, làm nhiệm vụ cơ động trên địa bàn của 4 quân khu.

(http://cB2.upanh.com/19.0.25569591.mln0/ducphongsongbe11sept1969.jpg)
Đức Phong, Sông Bé, 11/11/1969

Mặc dù theo quy chế tổ chức thì các đơn vị xung kích cơ động là lực lượng dự bị đa dụng, nhưng thực tế những đơn vị này ngay khi thành lập đã được sử dụng như là lực lượng chuyên trách bảo vệ căn cứ. Mỗi đại đội xung kích cơ động được biên chế 184 người và tổ chức như đơn vị quân chính quy, được trang bị vũ khí cơ bản. Mỗi tiểu đoàn được biên chế 522 quân. Tiểu đoàn xung kích thường có thêm đại đội trinh sát, biên chế 153 quân và Ban chỉ huy. Riêng đại đội công vụ được biên chế 227 người. Nhiệm vụ chính của các đơn vị xung kích là giải vây cho các trại biệt kích.

Trong năm 1966, lực lượng xung kích cơ động phối hợp với lực lượng dân sự chiến đấu trong nhiều cuộc hành quân. Về sau lực lượng xung kích cơ động thường được sử dụng ứng cứu cho các toán biệt kích của Đoàn nghiên cứu quan sát (MACV-SOG) trong trường hợp khẩn cấp. Đến năm 1967, lực lượng dân sự chiến đấu sáp nhập vào lực lượng xung kích cơ động, hoạt động cho đến khi lực lượng Mũ Nồi Xanh bàn giao lại cho Quân đội Sài Gòn.

Tháng 2/1966, Chiến đoàn 1 xung kích được thành lập, trực thuộc B16 lực lượng biệt kích, đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Chỉ huy lực lượng biệt kích Vùng I chiến thuật tại Đà Nẵng. Trong 5 năm hoạt động trên chiến trường vùng I, Chiến đoàn 1 xung kích được tổ chức thành 2 tiểu đoàn, một đại đội trinh sát, Bộ Chỉ huy Chiến đoàn và đại đội bảo đảm.

Chiến đoàn 2 xung kích trực thuộc B20 lực lượng biệt kích ở Pleiku; B23 ở Buôn Mê Thuột và B24 ở Kontum. Tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ chỉ huy lực lượng biệt kích Vùng II, đảm nhiệm địa bàn thuộc vùng lãnh thổ Quân khu II. Trong 5 năm hoạt động, chiến đoàn 2 xung kích được tổ chức thành 5 tiểu đoàn, 1 đại đội trinh sát, Bộ chỉ huy vùng và đại đội bảo đảm.

Chiến đoàn 3 xung kích thành lập vào tháng 11/1967, đặt dưới quyền điều động của Bộ chỉ huy lực lượng biệt kích Vùng III, chịu trách nhiệm trên lãnh thổ Quân khu III. Bộ chỉ huy B36 lực lượng biệt kích trực tiếp chỉ huy Chiến đoàn 3 xung kích; được tổ chức gồm 3 tiểu đoàn, đại đội trinh sát, Bộ chỉ huy vùng và đại đội bảo đảm. Đến cuối 1970, Chiến đoàn 3 được chuyển giao cho Quân đội Sài Gòn. Tháng 2/1971, B36 được lệnh gọi về Mỹ.

Chiến đoàn xung kích 4 trực thuộc B40, Bộ chỉ huy lực lượng biệt kích vùng IV chiến thuật; được tổ chức gồm 3 tiểu đoàn, 1 đại đội trinh sát, 1 đại đội xuồng bay (Air boat) 184 người, Bộ chỉ huy vùng và đại đội bảo đảm. Khi mới thành lập, chiến đoàn chịu trách nhiệm trên địa bàn Vùng IV (Quân khu IV). Đến tháng 8/1969, Chiến đoàn đặt dưới quyền điều động của Biệt khu 44. Từ tháng 5/1970, chiến đoàn được bàn giao cho Quân đội Sài Gòn. Tháng 12/1970, B40 của lực lượng biệt kích Mỹ được lệnh triệu hồi về nước.

(http://cB9.upanh.com/19.0.25569358.xbh0/s68janxuonghoidongtam.jpg)
Đồng Tâm, 1968


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 16 Tháng Hai, 2011, 10:21:19 pm

+ Liên đoàn nghiên cứu, quan sát (MACV-SOG):

Liên đoàn nghiên cứu, quan sát trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ (MACV-SOG) là cơ quan chỉ huy cao nhất đối với các cuộc hành quân đặc biệt. Ngay từ khi thành lập, chức danh Nghiên cứu, quan sát (đôi khi gọi là Hành quân đặc biệt) được triệt để sử dụng để che mắt đối phương trong các cuộc hành quân tối mật về lĩnh vực tình báo.

(http://cB4.upanh.com/19.0.25570623.Vru0/sog.jpg)
Phù hiệu của Liên đoàn Nghiên cứu, quan sát (MACV-SOG)

Từ lâu, Cơ quan Trung ương tình báo CIA của Mỹ luôn yểm trợ cho các hoạt động bí mật của chính quyền Sài Gòn. Cho đến năm 1963 thì CIA chính thức trở thành Bộ chỉ huy lực lượng biệt kích ở Việt Nam và thực hiện các cuộc hành quân đặc biệt. Khi cường độ cuộc chiến tranh gia tăng, nhu cầu cho các hoạt động đều tăng lên, thì lực lượng biệt kích Sài Gòn càng phát triển, trở thành Sở khai thác đặc biệt. Ngày 16/1/1964, Bộ chỉ huy Liên đoàn nghiên cứu, quan sát được thành lập ở Chợ Lớn, để chỉ huy các cuộc hành quân đặc biệt.

Năm 1966, Bộ chỉ huy MACV-SOG dời từ Chợ Lớn ra Sài Gòn, bao gồm 1 bộ phận đóng tại phi trường Tân Sơn Nhất. Riêng bộ phận yểm trợ không quân dời ra Nha Trang và bộ phận yểm trợ hải quân dời ra Đà Nẵng.

Mục tiêu hoạt động của MACV- SOG không chỉ trực tiếp nhắm vào những khu vực do đối phương kiểm soát trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam mà cả sang lãnh thổ Lào, Campuchia, Bắc Việt và nam Trung Hoa. Những phi vụ đặc biệt của MACV-SOG bao gồm việc thu thập tin tức tình báo chiến lược, phá hoại đường giao liên, tiếp vận của đối phương; tiến hành chiến tranh tâm lý; giải cứu tù binh và phát triển chiến tranh phá hoại chống lại chính quyền đối phương... Những phi vụ thám sát của MACV-SOG được lựa chọn kỹ càng và những bản báo cáo sau mỗi chuyến xâm nhập thường được gửi về Lầu Năm Góc để đánh giá, phân tích và gửi tới những địa chỉ cần thiết.

Năm 1967, cơ quan MACV-SOG được tổ chức lại thành 3 bộ chỉ huy: Bộ chỉ huy Bắc (CCN) ở Đà Nẵng; Trung (CCC) ở Kontum và Nam (CCS) ở Buôn Mê Thuột. Mỗi Bộ chỉ huy được tổ chức lại bằng cách gom một số căn cứ hành quân tiền phương (FOB), mà trước đây được thiết lập để yểm trợ, tiếp cận cho những cuộc hành quân xâm nhập. Các căn cứ này đóng ở Phú Bài, Huế; Kontum; Khe Sanh; Non Nước; Buôn Mê Thuột và trại Hồ Ngọc Tảo. Các Bộ chỉ huy hành quân gồm trên 1.600 quân biệt kích Mỹ, chia ra hơn 70 toán thám báo và 8.000 biệt kích quân Sài Gòn.

Cách thức tổ chức của Liên đoàn Nghiên cứu, quan sát cũng gần như song song với tổ chức của lực lượng biệt kích Mỹ, với các toán xâm nhập tương đương với các toán biệt kích Mỹ; Bộ chỉ huy hành quân tiền phương tương đương với Bộ chỉ huy Vùng; các Bộ chỉ huy Bắc, Trung, Nam tương đương với các Bộ chỉ huy Trung tâm lực lượng biệt kích Mũ Nồi Xanh.

Bộ chỉ huy Không Yểm bao gồm Phi đoàn 90 thuộc Trung tâm hành quân đặc biệt (SOS) của Không quân Mỹ, đóng tại Nha Trang, chuyên cung cấp máy bay C130 cho lực lượng biệt kích. Bộ chỉ huy Phi đoàn 20 (SOS) đóng ở vịnh Cam Ranh. Các đơn vị trực thuộc khác đóng tại Buôn Mê Thuột, Đức Lập và Tiêu Atar, chuyên cung cấp cho lực lượng biệt kích loại trực thăng yểm trợ. Ngoài ra, MACV-SOG còn có một đơn vị trực thuộc là Phi đoàn Đệ nhất, đóng căn cứ rải rác khắp miền Nam Việt Nam và cả Thái Lan.

(http://cB2.upanh.com/19.0.25570051.e990/utapaointernationalairport.jpg)
Sân bay Utapao, Thái Lan, 1966; nơi xuất phát những chuyến B52 đến Việt Nam

Bộ phận yểm trợ Hải quân đóng căn cứ tại Đà Nẵng, gồm các đơn vị biệt kích (SEAL) của Hải quân Mỹ, các siêu tốc đỉnh cùng các toán người nhái, chuyên phá hoại trên biển, trực thuộc Hải quân Sài Gòn.

MACV-SOG còn có một trung tâm huấn luyện và đơn vị xâm nhập bằng dù ở Long Thành, Biên Hòa. Đơn vị này gồm các biệt kích quân người Việt Nam, được thả vào vùng đối phương bằng phương tiện nhảy dù.

Ngày 30/4/1971, cơ quan MACV-SOG ngưng hoạt động và chương trình được giao cho Trung tâm Yểm trợ, thuộc Nha Kỹ thuật 158 (STDAT). Một số biệt kích quân bộ đã chuyển sang nhóm cố vấn hành quân đặc biệt từ tháng 3/1971. Ngày 12/3/1972, STDAT cũng kết thúc sứ mệnh một trong những “huyền thoại” của lực lượng biệt kích Mũ Nồi Xanh của Mỹ.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 17 Tháng Hai, 2011, 12:50:48 am

+ Sở chỉ huy Bắc (CCN):

Sở chỉ huy Bắc được thành lập vào ngày 1/11/1967 tại Đà Nẵng, với 3 bộ chỉ huy tiền phương: một, tại Phú Bài; hai, Bộ chỉ huy tiền phương số 3 tại Khe Sanh; ba là Bộ chỉ huy tiền phương số 4 tại Non Nước, cùng Liên đoàn biệt kích số 5 và Ban cố vấn hải quân Mỹ.

Các phi vụ hành quân vượt biên do Sở chỉ huy Bắc tổ chức đều nhằm vào lãnh thổ miền Bắc Việt Nam và Lào. Những cuộc hành quân trong vùng Nam Lào được biết đến với mật danh Shining Brass, bắt đầu triển khai từ năm 1965, nhằm phá hoại con đường tiếp tế, vận chuyển của Bắc Việt cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Sau đó, Sở chỉ huy Bắc đổi tên là Prairie Fire. Khi chuyển về trực thuộc Nha Kỹ thuật thì lấy tên là Phù Dung.

(http://cB9.upanh.com/19.0.25575568.cmy0/williamcolbysobac1962.jpg)
Trùm CIA Wiliam Colby thăm Sở Bắc tại Đà Nẵng

Trong các cuộc hành quân của lực lượng thám báo, Sở chỉ huy Bắc còn có đơn vị tiếp ứng, gọi là đơn vị “Cảm tử đặc biệt”. Ngoài ra, CCN còn thiết lập những căn cứ hành quân bí mật trên lãnh thổ Thái Lan. Tuy nhiên nhiệm vụ chính của CCN vẫn là trinh sát, thu thập tin tức tình báo chiến lược.

+ Sở chỉ huy Trung (CCC):

Sở chỉ huy này đóng tại Kontum, gồm quân của Liên đoàn biệt kích số 5 Mỹ, có lúc được xem như là bộ phận mở rộng của Bộ chỉ huy liên đoàn biệt kích số 5. Địa bàn Bộ chỉ huy được phân công đảm trách là tam giác biên giới Việt-Lào-Campuchia. Các cuộc hành quân lúc đầu lấy tên là Daniel Boone, sau đổi thành Salem House nhằm phá hoại các căn cứ, kho dự trữ vật chất của cộng sản Bắc Việt; đặc biệt đối với những kho hậu cần ở vùng đông bắc Campuchia.

Dưới quyền điều hành của Bộ chỉ huy trung tâm, có tất cả 30 toán thám báo, mỗi toán gồm 3 biệt kích Mỹ và 9 biệt kích quân Sài Gòn. Ngoài ra còn có 4 đại đội khai thác, sử dụng tin tức do những toán thám báo cung cấp trong các cuộc hành quân tìm và diệt.

+ Sở chỉ huy Nam (CCS):

Sở chỉ huy Nam được thành lập vào tháng 11/1967, đóng căn cứ tại Buôn Mê Thuột. Đây là Sở chỉ huy nhỏ nhất trong các bộ chỉ huy của Liên đoàn nghiên cứu, quan sát (MACV-SOG). Địa bàn hoạt động chính là đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia. Tổ chức của Sở chỉ huy gồm có 1 số toán thám báo, cộng với 4 đại đội khai thác. Do địa thế vùng đồng bằng sông Cửu Long là sông nước, nên các đại đội khai thác thường sử dụng xuồng bay trong các cuộc hành quân tiếp ứng. Sự tham chiến của các biệt kích quân Mỹ tại Sở chỉ huy này chấm dứt vào tháng 1/1973, khi tất cả các đơn vị của quân đội viễn chinh Mỹ phải rút quân trở về nước.

(http://cB7.upanh.com/19.0.25575676.Vbi0/cdigmochoa1371968.jpg)
Mộc Hóa, Long An ngày 13/7/1968

Đoạn kết:

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, phải có tới hàng núi tài liệu liên quan đến lực lượng biệt kích. Nhưng ít người được biết đến một cách tường tận, kể cả đến những biệt kích quân. Điều đó không có gì lạ, vì bí mật chính là nguyên tắc căn bản, sống còn của sắc lính biệt kích. Nhiều đơn vị có tên nghe rất lạ như: Lôi Hổ, Thám Báo, Sở Công Tác, Sở Liên Lạc, Biệt Kích... Đối với lực lượng biệt kích Mũ Nồi Xanh được quân đội Mỹ coi như “những chiến binh can trường”, vì họ được tuyển chọn và huấn luyện đầy đủ nhất. Ngay trong quân đội Sài Gòn, biệt kích quân cũng được xem là “những chiến binh can đảm, gan lì và bí hiểm”.
Ai đó đã coi họ là “những bóng ma biên giới”. Tiếc thay, họ đã quay lưng lại với chính dân tộc của mình, trở thành công cụ chiến tranh trong tay người Mỹ. Để rồi rút cuộc họ đã bị chính ông chủ của mình bỏ rơi ngay khi họ đang thực thi những phi vụ phá hoại Bắc Việt Nam theo lệnh CIA.

Theo tài liệu:
-   Harry Pugh, US Special, C&D Enterprises, Arlington, VA> 1993.
-   Francis J. Kelly, The Green Berets, Brassey Inc., New York, 1991.
-   Special Forces and Missions, Time-Life books, Alexandria, VA.



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 17 Tháng Hai, 2011, 01:05:31 pm

(http://cB7.upanh.com/19.0.25594156.aXo0/bia.jpg)
Bìa quyển Cuộc Chiến Bí Mật của Gs. Vũ Đình Hiếu

Ngoài lề. Lời giới thiệu khác về quyển sách:

Hồ sơ biệt kích – góc nhìn khác của lịch sử

Bằng những cứ liệu quan trọng trong hồ sơ của CIA, cuốn sách này chứng minh sự thất bại quan trọng nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đó là thất bại về tình báo. Đã có một sự thật phũ phàng nào nằm ở mảng tối của vấn đề, mà kéo theo sau đó là những hệ luỵ xương máu đối với nhiều người Việt?

Từ năm 1957, lính biệt kích (lực lượng đặc biệt, gọi nôm na là lính Mũ nồi xanh) của Mỹ đã xuất hiện tại Việt Nam, với nhiệm vụ cố vấn, nâng đỡ cho chính quyền Sài Gòn. Nhưng về sau, đây chính là lực lượng huấn luyện biệt kích cho quân đội chính quyền Sài Gòn dưới sự điều khiển của CIA. Ý đồ sâu xa của chiến lược này, đó là dùng người Việt đánh người Việt, đỡ gây tổn thất xương máu cho quân đội Mỹ.

Từ năm 1961, những trung tâm huấn luyện biệt kích: Thủ Đức, Long Thành (Sài Gòn), Hoà Cầm (Đà Nẵng)… được thành lập và hoạt động mạnh, cung cấp quân biệt kích dù, biệt kích thuỷ phục vụ cho chiến lược theo dõi, thám báo, đánh phá miền Bắc và ngăn chặn khả năng tiếp tế miền Nam qua tuyến đường chiến lược Hồ Chí Minh của Việt cộng.

Từ tháng 2.1961 đến 10.1967 đã có 52 toán biệt kích được bung dù, đáp thuyền cài cắm vào các vùng Tây Bắc, Đông Bắc cho đến Nghệ Tĩnh, biển Quảng Bình và cả Khe Sanh, Hạ Lào… để đột kích Bắc bộ. Nhưng một con số gây rùng mình, có lẽ bất ngờ đối với cả những lính biệt kích người Việt từng đặt lý tưởng vào chiếc bánh vẽ “chủ nghĩa quốc gia” mà Mỹ đặt ra: có 500 lính biệt kích bị mất tích (chết, lạc trong rừng sâu do xác định sai toạ độ, hoặc bị bắt bỏ tù) mà thân nhân của họ chỉ được lực lượng chỉ huy quan sát (SOG) thông báo là đã chết, không có giải pháp ứng cứu, đem về…

Mục tiêu cuốn sách là vẽ lại khá chi tiết bức tranh số phận của những toán biệt kích được CIA Mỹ đưa vào chiến trường miền Bắc từ 1961 đến 1968, được tôn vinh như những anh hùng can trường nhưng phải đón nhận một cái kết quá đỗi thất vọng. Phải đến 20 năm sau, khi trên 300 biệt kích quân được trả tự do từ những trại giam trên đất Bắc thì sự “hai mặt” trong chiến tranh của Chính phủ Mỹ mới được đưa ra ánh sáng. Và cũng nhận ra rằng, có một sự thật tàn nhẫn đó là “các biệt kích quân Sài Gòn vẫn tiếp tục bị thả xuống lãnh thổ Bắc Việt, rồi bỏ rơi, ngay cả khi chiến dịch phá hoại của CIA đã kết thúc”.

Cuốn sách có một phần viết đầy cảm động về đời sống phẫn uất và đầy uất nghẹn, đầy ám ảnh của những biệt kích quân khi cảm nghiệm sự bỏ rơi lạnh lùng của người Mỹ đối với họ trong quá khứ và hiện tại. “Khi Tourison viết cuốn Đạo quân bí mật, trận chiến bí mật, thì hơn 100 biệt kích quân đã đến định cư tại Mỹ (theo nhiều con đường, trong đó phần lớn là vượt biên – trước 1985 và diện HO – sau 1985 cho người đã cải tạo đủ thời hạn – NV) và gần 200 người khác vẫn ở Việt Nam, cùng hàng trăm cô nhi, quả phụ của những biệt kích quân đã bỏ mạng chỉ vì cái bánh vẽ “chủ nghĩa quốc gia” mà CIA đã vẽ ra” (trang 74).

(http://cB7.upanh.com/19.0.25596106.qe90/b2classraymondrumpaccd3e47f9mytho541968.jpg)
Mỹ Tho, 5/4/1968

Trang 76 cuốn sách viết: “Hầu hết các cựu biệt kích quân đã định cư ở Mỹ đều cố gắng xây dựng cho mình một mái ấm gia đình, có người được xem là thành công. Nhưng số đó không nhiều. Thỉnh thoảng, họ gặp lại nhau, bùi ngùi bên ly rượu mỗi khi nhớ về quá khứ nặng nề; về những người đã khuất. Và những người còn lại đều tin vào định mệnh. Khi họ lọt vào mắt CIA, được phong là “những người hùng”, rồi bị bắt ngồi nghiền ngẫm sự đời sau những song sắt trại giam trên đất Bắc, hầu hết lúc đó họ đều rất trẻ”. Và mục tiêu của cuốn sách đặt ra đầy tính nhân văn, cũng đầy chua chát, thuyết phục người đọc cần phải đọc nó với một tâm thế không phân biệt đúng sai phải trái hay chính kiến: “Người viết những trang sách này chẳng có tham vọng nào, chỉ mong khi đàn con cháu của họ lớn lên, đọc những trang viết này sẽ hiểu rõ thêm về cha, ông của chúng, những người được cho là may mắn hơn trong nhóm biệt kích”.

Những biệt đội lừng danh của Lôi Hổ trong cuộc chiến đầy bí mật đã có một kết thúc kéo dài trong bi thương. Năm 2000, Mỹ công bố những tài liệu có tính “chú giải và phân tích” về cuộc chiến quan trọng của Lầu Năm Góc: SOG the secret war of Americas commanandos in Vietnam (John L. Plaster), How American lost the secret war in Vietnam và Why American loat the secret war in North Vietnam (Kenneth Conboy Dale Andrale)… Những tài liệu này được lược dịch khá đầy đủ trong cuốn sách này, đồng thời bổ sung gần 60 trang phụ lục của đoàn Chỉ huy quan sát trực thuộc bộ Chỉ huy quân viện Việt Nam (MACV/SOG) về “Kế hoạch 34A” chủ trương dùng biệt kích gây hậu quả cho Bắc Việt.

Dịch giả của cuốn sách từng là một biệt kích quân Việt Nam Cộng hoà, đang là giáo sư công nghệ thông tin từng giảng dạy tại Mỹ, nay đang tham gia giảng dạy tại trường quốc tế RMIT – TP.HCM. Đây là một bộ tư liệu giá trị bên cạnh dòng tư liệu điệp viên, tình báo được thừa nhận, có tính chính thống. Nó khai mở được cái phần chìm đa nghĩa bên dưới những trang lịch sử khô khan, thiên kiến và hiềm khích mà ta vẫn thấy. Rất tiếc, có lẽ vì nhiều lý do “lấn cấn” trong khâu kiểm duyệt, nó được gọi là bản “lược dịch” và từ “biệt quân nguỵ” vẫn được dùng ngay ở trang bìa. Một điều đáng tiếc nữa là cuốn sách còn mắc quá nhiều lỗi chính tả.

Dù sao, những hồ sơ thế này rất cần đọc, để lịch sử được nhìn, thấu hiểu và cảm thông hơn là phân biệt.

Nguyễn Vĩnh Nguyên
(sgtt 1/5/2009)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 17 Tháng Hai, 2011, 09:48:14 pm

NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

Nha Kỹ Thuật là cơ quan tình báo chiến lược của Quân đội Sài Gòn, là một đơn vị đặc trách tổ chức, hoạt động thu thập tin tức tình báo, phản gián chiến lược từ trong lòng đối phương, cũng như trong hậu tuyến Quân đội Bắc Việt; hoặc những địa bàn có cơ sở, đơn vị đối phương trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Tiền thân là Phòng 6, Bộ Tổng Tham mưu, do Trung tá  Lung phụ trách. Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, Phòng 6 có tên là Sở Liên lạc Phủ Tổng thống và Lực lượng đặc biệt, do Đại tá Lê Quang Tung làm Tư lệnh. Từ sau cuộc đảo chính 11/1963 cho đến tháng 4/1975, Nha Kỹ thuật lần lượt do các tướng Nghiêm, Quảng, Lam Sơn, Phú; các sĩ quan như Trung tá Lan, Đại tá Hổ và cuối cùng là Đại tá Nu chỉ huy. Riêng tên gọi, được đổi từ Phòng 6 đến Sở Liên lạc Phủ Tổng thống; Lực lượng đặc biệt; Sở Khai thác địa hình và cuối cùng là Nha Kỹ thuật.

(http://cB2.upanh.com/19.0.25627221.ZNV0/lamson.jpg)
Bia Budweiser quá tệ

Dưới chính thể của Ngô Đình Diệm, mọi hoạt động của biệt kích đều do Đại tá Tung trực tiếp nhận chỉ thị cũng như phúc trình với Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu. Cùng thời điểm này, mọi hoat động của Nha Kỹ thuật đều do cơ quan Trung ương tình báo CIA Mỹ tư vấn, chỉ đạo và yểm trợ. Sau cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963, mọi hoạt động đều do Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên trực tiếp chỉ huy, được Bộ Tham mưu cơ quan tình báo quân sự Mỹ SOG (Study and Observation Group) làm cố vấn và yểm trợ.

Về tổ chức, Nha Kỹ thuật gồm: Sở công tác; Sở Liên lạc; Sở Phòng vệ duyên hải; Sở tâm lý chiến; Sở yểm trợ không quân và Trung tâm Huấn luyện Quyết Thắng. Sở Công tác đóng tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Hai Đoàn 11 và 72 đóng tại Đà Nẵng, Đoàn 75 đóng tại Pleiku. Đoàn 68 đóng tại Sài Gòn. Các toán trong đoàn công tác được huấn luyện xâm nhập bằng đường không hay đường bộ vào lãnh thổ Bắc Việt Nam, dọc theo biên giới Việt-Lào-Campuchia hoặc Thái Lan. Sở Liên lạc đóng tại Sài Gòn; Chiến đoàn 1 đóng tại Đà Nẵng, Chiến đoàn 2 đóng tại Kontum và Chiến đoàn 3 đóng tại Buôn Mê Thuột.

Các toán biệt kích thuộc Sở Liên lạc xâm nhập vào hậu tuyến của đối phương từ vĩ tuyến 17 trở vào cho đến mũi Cà Mau. Sở Phòng vệ Duyên hải đóng tại Tiên Sa, Đà Nẵng gồm lực lượng tuần tra Hải quân Việt Nam, chuyên sử dụng  thuyền máy PCF, PT có tốc độ khá nhanh, hỏa lực mạnh để hoạt động tại bắc vĩ tuyến 17. Lực lượng biệt kích biển được huấn luyện thành các toán người nhái để xâm nhập vào lãnh thổ Bắc Việt bằng đường biển.

Sở Tâm lý chiến đóng tại số 7, đường Hồng Thập Tự, Sài Gòn; chuyên tổ chức và điều hành 2 đài phát thanh: “Tiếng nói tự do”“Gươm thiêng ái quốc”. Ngoài ra, Sở Tâm lý chiến còn có nhiệm vụ gửi người ra Bắc hoạt động trong lĩnh vực tâm lý chiến. Sở Yểm trợ đường không đóng tại Sài Gòn để phối hợp với Phi đoàn trực thăng 219, Phi đoàn quan sát 110 tại Đà Nẵng trong việc xâm nhập, liên lạc, hướng dẫn và rút các toán biệt kích hoạt động trong lòng đối phương. Trung tâm Huấn luyện Quyết thắng đóng tại Long Thành, Biên Hòa, huấn luyện về chiến tranh ngoại lệ cho các toán, cũng như các phương pháp xâm nhập vào lãnh thổ đối phương, hoạt đông ở hậu phương, du kích chiến, ám sát, bắt cóc, phá hoại, chiến tranh tâm lý...

(http://cB9.upanh.com/19.0.25627378.5Bl0/sodotochuanhakythuat.jpg)

Vì lý do bảo mật, tuy cùng đơn vị nhưng nhiều biệt kích quân của Nha Kỹ thuật không được phép tiếp xúc hay tìm hiểu về nhiệm vụ của những đồng sự khác. Các cơ quan, đơn vị của Nha Kỹ thuật đồn trú trên khắp 4 vùng chiến thuật, hạn chế tối đa sự liên lạc với các cơ quan quân, dân, chính quyền địa phương. Vì vậy ít người biết về Nha Kỹ thuật hoặc chỉ biết mà không hiểu rõ về những hoạt động của nó. Quân nhân hoặc dân sự được tuyển chọn về Nha Kỹ thuật đều phải trải qua một cuộc điều tra tỉ mỉ về quá khứ và các mối quan hệ. Tất cả đều thuộc thành phần tình nguyện và khi nhận nhiệm vụ, họ đều phải hiểu rằng đó là công tác gian nan, nguy hiểm; một khi ra đi thì ít hy vọng trở về an toàn. Trong thực tế đã có biết bao nhiêu biệt kích quân đã bỏ mạng trên khắp vùng rừng núi Bắc Việt, ngoại biên hoặc sâu trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam.

Những kẻ biến họ thành công cụ chiến tranh, có thể huyễn hoặc họ, gọi đó là sự hy sinh. Nhưng đối với đất nước và dân tộc thì cái chết của họ lại là nỗi đau và sự mất mát không thể bù đắp. Trải qua 20 năm tồn tại, dưới áp lực của bao diễn biến chính trị quốc tế về Việt Nam, Nha Kỹ thuật đã nhiều lần thay đổi về cơ cấu, tổ chức, phương thức cũng như quy mô hoạt động, nhưng bản chất bất biến của nó là mọi hoạt động đều nhắm vào mục đích phá hoại. Lẽ ra sự phá hoại đó phải dành cho kẻ thù dân tộc. Nhưng đáng tiếc, lại phục vụ cho mục đích chiến tranh. Bao nhiêu sinh mạng bỏ lại nơi rừng thẳm, non cao liệu có nghĩa lý gì không?


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 17 Tháng Hai, 2011, 10:09:11 pm

KẾ HOẠCH 34A - TÂM LÝ CHIẾN

Chiến tranh tâm lý, với mật danh là Forae được phê duyệt ngày 14/3/1968. Tướng Westmoreland ra lệnh không bằng văn bản. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, bởi đó là nguyên tắc hoạt động của SOG cùng những kế hoạch bí mật trong lòng hậu phương của đối phương.
Forae khởi đầu với 6 kế hoạch. Ba trong số 6 bản kế hoạch đó được giao cho Đoàn Nghiên cứu, quan sát (SOG) để áp dụng trong chương trình chiến tranh tâm lý. Ba bản kế hoạch còn lại đều nằm trong “Kế hoạch 34A”, là xương sống của chương trình “Trở mặt”.

Mục đích của chương trình này là làm cho đối phương bối rối về mặt tâm lý. Bob Kingston quyết định: “Đặt máy phát thanh trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam”. Một số máy do các toán biệt kích đem theo gài, số khác thả bằng dù. Những máy phát thanh đó đã được điều chỉnh trước để phát đi chương trình phát thanh của 2 đài phát thanh “đen” là đài “Gươm thiêng ái quốc” và đài “Cờ đỏ”. Với kế hoạch này, Bob Kingston hy vọng sẽ làm cho đối phương phải sử dụng lực lượng an ninh biên phòng lùng sục những toán biệt kích mà thực ra chỉ là những máy thu thanh. Ngoài ra, những đài phát thanh đen này còn gửi những mật điện cho các toán biệt kích đang hoạt động trên lãnh thổ miền Bắc hoặc những mật điện giả, khiến cho đối phương phải bối rối.

Năm 1968, Bob Kingston giao cương vị đảm trách “Kế hoạch 34A” cho Bob Mc Knight, ông ta điều hành một bộ phận gồm những sĩ quan lo việc điều nghiên, tìm hiểu hệ thống an ninh  nội bộ trong hành ngũ đối phương. Họ cấu tạo một hệ thống “Trở mặt tay ba” rất phức tạp. Kế hoạch này gồm 3 chương trình:

+ Chương trình Borden:

Do Đại úy Bert Spivy đảm nhiệm, chuyên tuyển mộ tù binh Bắc Việt làm gián điệp cho SOG. Họ đến những trại giam tù binh Bắc Việt do quân đội Mỹ bắt được, chiêu dụ những tù binh “biết điều” hợp tác (họ không dùng những tù binh do Quân đội Sài Gòn bắt được). Có điều, các tù binh được chọn không biết được là có theo người Mỹ thật lòng hay không? Thậc ra, trong hồ sơ của chương trình Borden, họ hy vọng phần lớn những tù binh này sẽ ra trình diện và báo cáo cho cấp chỉ huy của Quân đội Bắc Việt về nhiệm vụ của họ. Những nhiệm vụ này đều là giả, cũng như những tin tức tình báo mà người Mỹ đã giao cho những điệp viên “đi hàng ba” này.
Khi được thả dù trở ra ngoài Bắc, những cựu tù binh sẽ hoạt động cho kế hoạch 34A một cách mù quáng mà họ không biết.

(http://cB8.upanh.com/19.0.25628597.OWt0/nktttm2.jpg)

Trùm MACV-SOG, Đại tá Steve Cavanaugh, thay thế Jack Singlaub vào tháng 9/1968, giải thích: “Trong thời gian huấn luyện, chúng tôi cho điệp viên biết về nhiệm vụ liên lạc với các toán biệt kích đang hoạt động ngoài Bắc và trao cho họ những tin tức giả... Lẽ dĩ nhiên là không có toán biệt kích nào ở tọa độ đó cả. Tất cả đều là giả tạo, chúng tôi mong họ ra trình diện hoặc bị bắt để họ báo cáo cho các sĩ quan trong quân đội Bắc Việt về những toán “biệt kích ma” đang hoạt động trong lòng hậu phương của họ”.

Trong chương trình huấn luyện, những biệt kích quân thuộc Nha Kỹ thuật của Quân đội Sài Gòn được gài vào các trại tù binh, để thỉnh thoảng “rỉ tai” cho tù binh Bắc Việt về những toán biệt kích đã ra hoạt động ngoài miền Bắc rằng: “Phe ta đang làm ăn khấm khá”, cùng những tin đồn về các tổ chức “kháng chiến” đang được xây dựng ở miền Bắc. Họ cũng cung cấp cho tù binh những tin tức sai lệch hoặc báo cáo giả do điệp viên hay những toán biệt kích gửi về. Khi thả dù xuống miền Bắc, tù binh “hàng ba” cũng được trao cho “vinh dự nhảy ra trước vì đậu thủ khoa trong khóa huấn luyện”. Những người trong toán sẽ nhảy theo anh ta. Điều người cựu tù binh không được viết là khi anh ta đã rơi vào màn đêm, toán biệt kích thật sẽ tháo dây móc dù ra và ngồi xuống ghế. Mọi chuyện đều được sắp đặt trước, đến khi quân Bắc Việt tìm thấy dù vướng trên ngọn cây, toán biệt kích đã biến mất... Thật ra, đó là những tảng nước đá đã tan ra nước.

Cũng theo Spivy, lúc bắt đầu chương trình Borden dự định thả xuống miền Bắc hàng trăm điệp viên tù binh hàng năm. Trong năm 1968, khi chương trình bắt đầu xúc tiến, thì hồ sơ của SOG có ghi rõ là 98 tù binh được tuyển mộ, thì có tới 50 người bị loại, còn 44 người được thả xuống những khu vực do Quân đội Bắc Việt hoặc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát. Bốn người khác sẽ được thả dù xuống vào tháng 1/1969. Năm 1968 được đánh giá là năm thành công. Đến cuối năm 1969, Washington ra lệnh chấm dứt tất cả mọi kế hoạch vượt biên xâm nhập lãnh thổ miền Bắc.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 17 Tháng Hai, 2011, 10:34:13 pm

+ Chương trình Urgency:
 
Tìm tù binh trong những trại giam tù binh hoặc bị bắt cóc trong chương trình Plowman ( tổ chức các cuộc hành quân bằng đường biển nhằm bắt cóc dân sống ngoài miền Bắc như SOG lập kế hoạch). Những người này sẽ đem ra đảo Paradise hay Cù Lao Chàm ngoài khơi Đà Nẵng. Họ bị nhồi sọ về những tổ chức kháng chiến ngoài Bắc và đài phát thanh “Gươm thiêng ái quốc” do khối Chiến tranh tâm lý do SOG điều hành. Sau đó chia thành 2 nhóm:

 Một, đối với lính Bắc Việt là Đảng viên Đảng cộng sản không chịu hợp tác, thành phần tin tưởng vào Hồ Chủ Tịch và Đảng cộng sản, theo Bob Mc Knight, những tù binh cứng đầu này sẽ bị dàn cảnh chụp mũ làm điệp viên cho người Mỹ, rồi thả trở lại miền Bắc. CIA hy vọng rằng họ sẽ bị bắt, bị tra tấn và bị giết bởi chính bàn tay của cộng sản, kế hoạch này quả thật rất hiểm độc.

(http://cB6.upanh.com/19.0.25629225.A5i0/dodo.jpg)
Trại huấn luyện tại Cù Lao Chàm với những ngôi nhà có kiểu giống với miền Bắc

Hai, dành cho những tù binh ngoài Cù Lao Chàm muốn hợp tác. Họ được huấn luyện để trở thành điệp viên, được gửi ra miền Bắc nằm chờ lệnh, sẽ liên lạc sau.

Thật ra Kế hoạch 34A đã bắt đầu chương trình từ năm 1967, hai điệp viên mang mật danh Goldfish và Pergola đã trở ra ngoài Bắc vào tháng 9/1967. Nhưng cả hai đều biệt tăm.

+ Chương trình Oodles:

Sử dụng hệ thống phát thanh, truyền tin đánh lạc hướng Quân đội Bắc Việt. Trong hồ sơ SOG, chương trình Oodles sẽ ngụy tạo ra một màng lưới điệp viên đang hoạt động rất hữu hiệu trong một số vùng được xác định rất kỹ ngoài Bắc. Cho đến khi chương trình chấm dứt, có tất cả 14 toán biệt kích ma hoạt động trong lòng đối phương. Để làm như thật, nhiều điện văn giả được gửi đi cho những toán biệt kích ma. Những điện văn giả bao gồm lệnh hành quân lấy tin tình báo cho những mục tiêu, báo cáo về những hoạt động của các toán biệt kích khác, những chuyến thả dù tiếp tế và tăng cường thêm nhân lực sắp tới. Họ cũng tổ chức những chuyến thả dù tiếp tế ma, nhưng khi công an biên phòng Bắc Việt đến sẽ chỉ thấy những kiện hàng trống rỗng, còn đồ tiếp tế thì đã biến mất. Điều đó có thể khiến cho đối phương càng tin là những toán quân biệt kích ma là có thật. nhưng cũng giống như số phận của Borden và Urgency, tất cả đều chấm dứt vào cuối năm 1968.

+ Chương trình Strata:

Là các toán biệt kích hoạt động ngắn hạn. Những toán Strata cũng được thả ra ngoài Bắc với nhiệm vụ do thám đường giao thông và tìm mục tiêu chiến lược. Chương trình này bắt đầu từ tháng 5/1967. Hai toán Strata đầu tiên xâm nhập miền Bắc vào cuối năm 1967. Khu vực hoạt động của những toán biệt kích Strata nằm dưới vĩ tuyến 20, khoảng 150 dặm về phía bắc khu phi quân sự. Toán biệt kích thứ nhất có nhiệm vụ xâm nhập để thu thập tin tức về hệ thống đường mòn, dẫn đến 3 ngọn đèo để cuối cùng sẽ nhập vào đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào. Những toán biệt kích Strata chỉ hoạt động trong thời gian rất ngắn, do đó họ có cơ hội sống sót nhiều hơn những toán biệt kích thả sâu vào lãnh thổ Bắc Việt trước đó.

Những toán Strata thường gồm từ 5-15 biệt kích quân Sài Gòn hoặc người dân tộc thiểu số, xâm nhập miền Bắc bằng trực thăng Mỹ hay của quân đội Sài Gòn...Thời gian hoạt động của các toán biệt kích trong lòng đối phương khoảng 15-30 ngày.

(http://cB1.upanh.com/19.0.25630040.FUy0/idaho.jpg)
Toán Idaho

Trong năm 1968, đã có 24 toán biệt kích Strata xâm nhập miền Bắc. Ngoài nhiệm vụ do thám hệ thống đường giao thông, các toán Strata còn có thêm nhiệm vụ gài mìn, bắt cóc và rải truyền đơn trên những lộ trình có dân, hoặc quân đội Bắc Việt di chuyển qua.

Đến năm 1969, các toán biệt kích Strata đã chuyển hướng hoạt động sang lãnh thổ Lào và Campuchia.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 18 Tháng Hai, 2011, 10:28:27 pm

KẾ HOẠCH 34A - THẢ BIỆT KÍCH

Trong những tháng đầu năm 1964, cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA hoàn tất việc bàn giao những toán biệt kích sẽ thả xuống lãnh thổ miền Bắc Việt Nam cho Đoàn nghiên cứu quan sát (SOG), bao gồm 4 toán Bell, Remus, Tourbillon và Easy, mà họ tin là vẫn đang hoạt động trong lòng hậu phương của đối phương, với tổng quân số gồm 30 người. Toán thứ năm Europa, do cơ quan CIA thả trong tháng 2/1962, bị mất liên lạc ngay khi đang tiến hành chương trình bàn giao. Cuối cùng CIA bàn giao điệp viên Ares, cùng căn cứ huấn luyện ở Long Thành, với khoảng 169 biệt kích quân đang huấn luyện và nhiều nhà tạm trú cho các biệt kích quân ở Sài Gòn.

(http://cB1.upanh.com/19.0.25694750.OWt0/chauvanliemhungvuong.jpg)
Sài Gòn 1960s. Ngã 4 Châu Văn Liêm - Hùng Vương

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mc. Namara cùng những viên chức cao cấp khác ở Washington luôn muốn hành động. Họ thúc đẩy SOG gia tăng việc thả những toán biệt kích xâm nhập lãnh thổ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Từ giữa tháng 4/1964 đến tháng 10/1967, gần 30 toán biệt kích và một số điệp viên đơn tuyến đã xâm nhập vào lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, với tổng quân số khoảng 250 người. Nếu cộng thêm số biệt kích quân do CIA thả trước đó thì tổng số biệt kích quân có khoảng 500 người. Có điều, CIA và SOG đều biết khả năng thành công của “Kế hoạch 34A” nhằm thả những toán biệt kích xâm nhập miền Bắc Việt Nam là rất thấp.

Đến cuối 1967, chỉ còn lại 7 toán biệt kích là Remus, Tourbillon, Easy, Eagle, Hadley, Red Dragon, Romeo và điệp viên đơn tuyến Ares vẫn còn hoạt động ở Bắc Việt Nam.

CIA thả toán Tourbillon ngày 16/5/1962. Sau đó 2 lần thả thêm biệt kích quân tăng cường cho toán Tourbillon đang hoạt động ở vùng Tây Bắc, Bắc Việt Nam. Toán Tourbillon được lệnh tổ chức những vụ phá hoại; sau đó đổi sang thu thập tin tức tình báo. Nhưng không có tài liệu nào ghi lại những hoạt động của toán Tourbillon. Mỗi lần SOG tìm cách rút toán về thì y như rằng toán Tourbillon không đến được điểm hẹn để được bốc về (?!)

Tháng 8/1963, CIA thả toán Easy xuống vùng rừng núi tỉnh Sơn La để bắt liên lạc với các phần tử người H’mông, Thái lập ra những căn cứ cho các toán khác đến hoạt động. Ngoài ra, toán Easy sẽ thăm dò mức độ phản ứng của lực lượng an ninh Bắc Việt để tuyển mộ dân thiểu số, tổ chức những vụ phục kích, phá hoại trục đường giao thông trên địa bàn. Nhưng từ tháng 1/1964, những vụ phá hoại trên không được SOG chấp thuận, nhất là không cho phép tổ chức những trận phục kích, vì SOG cho rằng như vậy quá mạo hiểm. Easy chỉ còn nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo từ những người dân bản địa mà họ đã tuyển mộ. Trong hồ sơ của SOG, không có bản báo cáo nào quan trọng về toán Easy. Thực tế Easy được gửi tăng cường 4 lần, với tổng số 23 biệt kích quân. Khi SOG thông báo cho Easy biết rằng sẽ rút vài thành viên trong toán về, thì Easy tắt máy, chấm dứt liên lạc.

Riêng toán Remus, có 6 biệt kích quân nhảy dù xuống khu vực gần Điện Biên Phủ ngày 16/4/1962, để thiết lập căn cứ cho những hoạt động tình báo như: thu thập tin tức liên quan đến quân đội, tình hình chính trị và kinh tế...Ngoài ra, toán có thêm nhiệm vụ tìm kiếm những khu vực làm địa điểm thả dù tiếp tế, hoặc những khu vực an toàn cho những toán xâm nhập kế tiếp; tuyển mộ dân thiểu số cho công tác bảo đảm. Năm 1964, toán Remus báo cáo đã phá hủy 2 chiếc cầu. Bộ trưởng quốc phòng Mc. Namara rất hài lòng. Sau này ông trùm CIA W. Colby nhớ lại: “Lúc đó, ông Bộ trưởng phấn khích như trẻ con, khi nhận được bản báo cáo. Ông ta coi đó như một thành quả to lớn, có thể làm thay đổi cục diện chiến tranh”.

Do được SOG coi như thành công, toán Remus được tăng cường thêm 5 lần. Năm 1966, Remus được lệnh thay đổi nhiệm vụ, toán bắt đầu than phiền rằng không nhận được lệnh đầy đủ, rõ ràng. Năm 1967, SOG ra lệnh cho toán rút 2 biệt kích quân về. Remus trả lời là điều đó rất nguy hiểm.

(http://cB7.upanh.com/19.0.25695276.Mc70/xuanloc1975.jpg)
Xuân Lộc, 14/4/1975

Năm 1968, mọi liên lạc bằng vô tuyến với toán Remus đều chấm dứt. Cùng thời gian đó, do thẩm vấn một tù binh Bắc Việt bị bắt, anh ta cho biết là có nghe nói đến vụ bắt được một toán biệt kích trên địa bàn mà toán Remus từng hoạt động hồi ... tháng 6/1962.

Ngày 13/5/1968, Hà Nội xác định có bắt được một toán biệt kích. Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa, đó là toán Remus.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 18 Tháng Hai, 2011, 11:10:08 pm

Ares là điệp viên duy nhất do CIA thả xuống Bắc Việt còn sống sót. Trong các bản báo cáo của mình, nhân viên CIA mô tả gặp Ares - Phạm Chuyên (http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=123271) trong văn phòng định cư tại Sài Gòn ngày 29/8/1960. Qua thẩm định, CIA cho rằng Ares là người có khả năng, linh động và muốn chống lại chính quyền Bắc Việt. Sau đó anh ta được CIA tuyển mộ và được phái ra xâm nhập miền Bắc bằng đường biển vào đầu năm 1961, gần biên giới Việt – Trung. Lúc đầu Ares rất thành công, cung cấp những tin tức về miền Bắc, về nhà máy điện Uông Bí cũng như hệ thống đường sá, cầu cống, cảng Hải Phòng...cùng nhiều tin tức khác.

Tuy nhiên, đến năm 1966, SOG bắt đầu để ý đến những báo cáo cũng như yêu cầu tiếp tế của điệp viên Ares. Khi được lệnh tìm một địa điểm để thả dù tiếp tế, Ares đề nghị một phương thức khác. Điều này khiến cho SOG nghi ngờ. Khi được lệnh rút quân, anh ta không trả lời. Nhưng Ares vẫn tiếp tục liên lạc cho đến năm 1968.

Toán Eagle xâm nhập khu vực biên giới Việt – Trung ngày 27/6/1964, với nhiệm vụ phá hoại hai tuyến quốc lộ số 1, số 4 và phá hoại tuyến xe lửa Mục Nam Quan; căn cứ không quân Mai Phả. Tuy nhiên, chẳng có thông tin nào ghi nhận việc thi hành nhiệm vụ của toán Eagle. Chưa kể toán còn được giao nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo về những mục tiêu trên. Theo tổng hợp của SOG, thì những báo cáo của toán Eagle gửi về hầu như không có giá trị.

(http://cB9.upanh.com/19.0.25697388.KXu0/dothamduong.jpg)

Năm 1966, toán Eagle nhận nhiệm vụ chỉ do thám đường giao thông. Nhưng kết quả báo cáo về cũng chỉ là con số 0. Năm 1968, toán được lệnh di chuyển về hướng nam để rút quân. Eagle báo cáo không tìm ra vị trí để thu quân, sau đó mất liên lạc hoàn toàn.

Toán Hadley cũng xâm nhập vào khu vực phía bắc khu phi quân sự, do thám con đường số 8, nối thông các tuyến đường số 15 với các tuyến đường 81, 12 và 121 của Lào. Đó là những trục đường giao thông được Quân đội Bắc Việt dùng để chuyển quân cũng như đồ tiếp tế cho chiến trường miền Nam. Ngoài ra, Hadley còn phải đề ý theo dõi tuyến giao thông đường thủy sông Ngàn Phố, con sông này cũng chính là nguồn cung cấp nước chính yếu cho khu vực phía bắc khu phi quân sự. Thế nhưng Hadley đã bị phát giác ngay từ lúc đầu khi xâm nhập. Toán trưởng ngay lập tức báo cáo cho SOG rằng họ đã xâm nhập thành công, nhưng chẳng có gì chứng minh rằng Hadley hoạt động hữu hiệu cũng như không báo cáo được về những mục tiêu để chỉ điểm cho máy bay đến oanh tạc.

Toán biệt kích cuối cùng được thả vào ngày 21/9/1967. Đó là toán Red Dragon, gồm 7 biệt kích quân, với nhiệm vụ xâm nhập khu vực phía bắc hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hai tỉnh địa đầu của lưu vực sông Hồng, dọc theo biên giới Việt – Trung. Ở đó, những trục lộ giao thông đường bộ, đường xe lửa, đường thủy đều đi qua hai tỉnh này. Đó cũng chính là những mục tiêu mà toán Red Dragon có nhiệm vụ do thám và phá hoại.

Theo các dữ liệu trong các bản báo cáo về tất cả những gì liên quan đến toán Red Dragon, cho thấy có những bất đồng khá sâu sắc giữa hai trung tâm chỉ huy lực lượng biệt kích Mỹ và Việt Nam. Người Mỹ tin là toán đã nằm trong tay đối phương và bị khống chế, buộc phải gửi đi những bản báo cáo sai sự thật về cho SOG. Các sĩ quan quân đội Sài Gòn thì ngược lại, cho rằng toán biệt kích Red Dragon vẫn còn hoạt động, vì toán vẫn tiếp tục liên lạc từ năm 1968, cho đến 1969 mới chấm dứt.

Trong bài diễn văn được phát trên các kênh truyền hình Mỹ ngày 31/3/1968, Tổng thống Johnson tuyên bố sẽ không ra tái tranh cử và ra lệnh chấm dứt việc ném bom ngoài vĩ tuyến 20 trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thông tư cho SOG biết, không được điều máy bay xâm nhập ngoài vĩ tuyến 20. Thông tư trên gần như hợp thức hóa việc SOG bỏ rơi 6 toán biệt kích đã nhảy dù xâm nhập lãnh thổ miền Bắc trước đây.

Hà Nội đã bắt được vài toán biệt kích và khống chế những biệt kích quân này gửi đi những báo cáo sai sự thật về cho SOG. Trên tấm bản đồ miền Bắc Việt Nam treo trong Phòng hành quân, có ghim 8 cây kim màu xanh, đánh dấu vị trí hoạt động của 8 toán biệt kích. Trên hướng Tây Bắc, gần biên giới Việt – Trung, có 4 toán biệt kích là Remus, Easy, Tourbillon và Red Dragon. Hướng Đông Bắc, ngay sát biên giới là toán Eagle; gần bờ biển có điệp viên bí ẩn Ares. Khu vực miền Trung khu 4 (Thanh Hóa, Nghệ An) có toán Hadley và Romeo.

(http://cB0.upanh.com/19.0.25697129.V7J0/mapof1961infiltrationsize6.jpg)
Hoạt động các toán năm 1961


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 20 Tháng Hai, 2011, 11:25:04 am

Toán Verse nhảy dù xuống tăng cường cho toán Tourbillon ngày 7/11/1965. Trong số 8 người nhảy dù xuống miền Bắc, thì có 2 biệt kích quân bị chết do dù không mở. Điều này quả rất đáng nghi ngờ. Hai tuần sau, khi đã huấn luyện cho toán Tourbillon về kỹ thuật do thám đường, toán Verse tự ý di chuyển ra khỏi khu vực hoạt động. Suốt 18 tháng sau đó, Verse liên tục báo cáo lập được nhiều thành quả, nhưng thật ra chỉ là những con số trong bản báo cáo mà thôi. Trong trạng thái không mấy tin tưởng, SOG ra lệnh cho toán Verse di chuyển đến một địa điểm bí mật của CIA trên đất Lào. Mệnh lệnh này không được toán Verse thi hành.

 Cuối cùng, vào tháng 6/1967, phi đoàn hành quân đặc biệt 21 của SOG tại Thái Lan đã sử dụng trực thăng xâm nhập lãnh thổ miền Bắc Việt Nam để bốc toán Verse. Nhưng thật đáng tiếc, một máy bay Mỹ đã bị bắn rơi ngay gần bãi đáp. Ba tuần sau, đài Hà Nội đưa tin bắt sống được toán biệt kích Verse.

(http://cB3.upanh.com/19.0.25779032.diO0/ch46seaknightphiqs1571966horstfass.jpg)
Khoảnh khắc trước khi rơi của chiếc CH-46 Sea Knight khiến toàn bộ 12 Lính thủy đánh bộ Mỹ cùng 1 phi công thiệt mạng, 3 người khác bị bỏng nặng, ngày 15/7/1966 gần khu phi quân sự

Toán Tourbillon gồm 8 biệt kích nhảy dù xâm nhập lãnh thổ miền Bắc ngày 16/5/1962, một biệt kích quân chết ngay khi tiếp đất. Toán được tăng cường lần đầu tiên vào tháng 11/1962, nhưng cả 4 biệt kích quân đều tử nạn. Tháng 5/1964, thêm 7 người nhảy dù xuống tăng cường cho toán Tourbillon, thì có 1 người chết. Đến tháng 7, toán Tourbillon được tăng cường  thêm 8 người, thì có 2 người chết. Mặc dù tất cả các biệt kích quân đều đã qua khóa huấn luyện nhảy dù của SOG, được trang bị quân phục đặc biệt để bảo vệ thân thể, thế nhưng con số tổn thất lại quá cao. Trong con số tổn thất ấy, có thể họ bị bắt, bị bỏ mạng, bị tàn phế và có cả những người hợp tác với lực lượng anh ninh Bắc Việt để tóm gọn những toán biệt kích khác.

Ngày 12/12/1964, bốn biệt kích quân nhảy dù xuống tăng cường cho toán Tourbillon, nhưng 8 ngày sau, hai người trong số họ đã bỏ mạng trong một cuộc phục kích. Kế đến, toán Verse nhảy dù vào tháng 11/1965, có 2 biệt kích quân chết. Hầu như mỗi phi vụ nhảy dù xâm nhập lãnh thổ miền Bắc  đều có biệt kích quân bỏ mạng.

Riêng năm 1966, đã hai lần SOG tìm cách thu hồi toán Tourbillon, nhưng cả hai chuyến đều phải hủy bỏ vì toán biệt kích không liên lạc bằng vô tuyến tại bãi đáp. Đêm Giáng sinh 24/12/1966, toán Tourbillon được tăng cường thêm 2 người, nhưng hai tuần sau, nhân viên truyền tin mới được tăng cường bí mật gửi cho SOG một bức điện cho biết một trong số hai người đã nằm trong tay đối phương.

Xâu chuỗi những sự kiện trên, có thể phỏng đoán toán Tourbillon có lẽ đã nằm trong tay đối phương từ lâu. Khi toán Verse nhảy dù xuống tăng cường cho Tourbillon, có thể định mệnh đã an bài sẵn cho các biệt kích quân trong toán. Phòng 2 của cơ quan MACV cùng với SOG thẩm định lại tình hình các toán biệt kích quân thả xuống lãnh thổ Bắc Việt. Họ đi đến kết luận tất cả các toán biệt kích đều đã bị bắt, kể cả Ares.

Ngay từ đầu, kế hoạch thả biệt kích xuống lãnh thổ Bắc Việt đã gặp trở ngại. Chuyến thả dù đầu tiên vào tháng 3/1961 thì bị lưới lửa phòng không của Bắc Việt vít đầu xuống, buộc phải đáp xuống khẩn cấp. Cả toán biệt kích lẫn phi hành đoàn đều bị bắt hoặc bỏ mạng. Năm 1963, CIA quyết định thả 13 toán biệt kích xuống miền Bắc thì 1 toán bị đơn vị an ninh Bắc Việt bắt ngay khi vừa đáp đất. Năm 1964, thêm 5 toán biệt kích bị bắt, chỉ có 1 toán lọt lưới. Chuyện này lặp lại trong năm 1965 và 1966, mỗi năm có 1 toán thoát, số còn lại bị bắt sống hoặc bị tiêu diệt ngay tại bãi đáp.

(http://cB5.upanh.com/19.0.25779674.deF0/danang881965chuantuongfjkarch.jpg)
Thiếu nữ Đà Nẵng đón chuẩn tướng F.J. Karch tại bãi biển Mỹ Khê, ngày 8/8/1965


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 20 Tháng Hai, 2011, 11:53:56 am

Từ năm 1961, CIA và SOG huấn luyện để thả dù xuống lãnh thổ miền Bắc tổng cộng 54 toán biệt kích, gồm 342 biệt kích quân. Nhiều người trong số họ cho đến lúc chết vẫn lầm tưởng mình đã lựa chọn con đường đi đúng đắn. Thật ra, Kế hoạch 34A chính là một thất bại của ngành tình báo Mỹ và cho đến nay nhiều sự việc, sự kiện vẫn chưa được làm sáng tỏ và báo cáo một cách rõ ràng.

Trường hợp của toán Remus, được một tù binh Bắc Việt do quân đội Mỹ bắt được cho biết: một toán biệt kích nhảy dù xuống một địa điểm gần làng của anh ta và bị lực lượng công an biên phòng bắt ngay tức khắc. Khi người tù binh chỉ làng của anh ta trên bản đồ, thì nơi đó gần địa điểm thả dù toán Remus. Tin này làm đau đầu Bộ chỉ huy SOG. Một câu hỏi nghiêm túc được đặt ra: Làm sao an ninh Bắc Việt có thể “hốt gọn” toán biệt kích Remus một cách nhanh gọn, ngay tại địa điểm thả dù ở một nơi xa xôi, hẻo lánh như vậy?

Tháng 3/1968, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam đã đưa tin về quy định mức án tử hình cho tất cả những kẻ nào hành động chống lại cách mạng. Đến đầu tháng 8/1968, Bắc Việt lại đưa tin đã bắt được ba toán biệt kích. SOG chỉ còn lại 5 toán biệt kích là Red Dragon, Hadley, Eagle, Ares và Tourbillon và họ sắp đăt chuẩn bị các phi vụ trả đũa.

SOG gửi điện báo cho 1 toán biệt kích biết sẽ thả dù tiếp tế đựng trong thùng chứa có hình dạng như giống bom Napalm do phản lực cơ F4 thả. Lần này họ cho thả bom thật và tin rằng người nhận sẽ là đơn vị công an biên phòng chứ không phải toán biệt kích. Vì lẽ đó, trong năm 1968, máy bay C123, C130 của SOG thả tiếp tế (bom thật) xuống lãnh thổ miền Bắc 8 chuyến. Công an biên phòng Bắc Việt sau đó không thèm nhận đồ tiếp tế thả cho các toán Hadley và Tourbillon nữa.

(http://cB8.upanh.com/19.0.25780577.0a0/napalm.jpg)
Với nhiệt độ từ 800-1000°C, chỉ cần 1 quả bom hạng trung nặng 250 pound, nạn nhân sẽ không còn cơ hội sống sót trong vòng bán kính 30m

Từ cuối năm 1967, SOG thả những toán biệt kích Strata, do thám đường, tìm mục tiêu 150 dặm qua khỏi khu phi quân sự. Vùng hoạt động của những toán Strata nằm dưới vĩ tuyến 20 nên không bị ảnh hưởng bởi quy định giới hạn tập kích bằng đường không ngoài vĩ tuyến 20 của Tổng thống Johnson. Thời gian hoạt động của các toán biệt kích trong lòng đối phương là 1 hoặc 2 tuần. Mục tiêu cho những toán Strata là do thám hệ thống đường sá dẫn đến các đèo Mụ Giạ, Bản Karai, bản Raving, trước khi đổ vào hể thống đường mòn Hồ Chí Minh. Hầu hết các toán biệt kích đều xâm nhập qua biên giới Lào khoảng 10 dặm, trong vùng đồi núi hiểm trở.

Các thành viên của toán Strata được huấn luyện trong Trung tâm huấn luyện Long Thành như những toán biệt kích được thả xuống miền Bắc những năm trước đó. Họ được huấn luyện riêng để giữ bí mật, sau đó đưa ra căn cứ gần núi Non Nước, Đà Nẵng.

Tất cả có 14 toán biệt kích, với quân số từ 90-122 biệt kích quân.
Các toán Strata xâm nhập lãnh thổ Bắc Việt Nam đều xuất phát từ căn cứ không quân Nakhon, Thái Lan. Họ được máy bay C130 Black Bird của SOG đưa vào căn cứ không quân và được lệnh “chỉ ở trong phòng làm việc của SOG”. Sau khi thay đổi sang quân phục của Quân đội Bắc Việt, biệt kích quân lên trực thăng “Pony” thuộc Phi đoàn 21 của SOG. Với khoảng nửa giờ bay qua 65 dặm bề ngang của nước Lào, trực thăng phải bay cao trên cao độ 10.000 bộ để tránh lưới lửa phòng không Bắc Việt, sau đó bay dọc theo dãy Trường Sơn. Khi đến không phận Bắc Việt, máy bay bay thấp để tránh tên lửa SAM để đến bãi thả biệt kích.

Nhưng mọi hoạt động của Strata đều chấm dứt vào ngày 15/10/1968 sau cú điện thoại từ Washington đến Nam Việt Nam cho Đại tá Cavanaugh, chỉ huy trưởng SOG: “Ông có toán biệt kích Strata nào vượt biên ra ngoài Bắc không?” Một tướng lãnh ở Lầu Năm Góc hỏi Cavanaugh. Ông trùm SOG trả lời: “Có hai toán đang hoạt động ngoài vĩ tuyến 17”. Vị tướng ra lệnh: “Ông phải thu hồi các toán biệt kích trong vòng 24 tiếng đồng hồ”. Vị tướng cho biết thêm, Tổng thống Johnson sắp sửa ra lệnh hoàn toàn chấm dứt các phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam.

(http://cB2.upanh.com/19.0.25780761.ZRs0/camranh26101966ttjohnson.jpg)
Tổng thống Johnson tại Cam Ranh, 26/10/1968

Đại tá Cavanaugh sau này than thở rằng Washington không cần biết đến sinh mạng của những biệt kích quân đang nằm lại tại Bắc Việt. Bởi muốn thu hồi một toán biệt kích trong vòng 24 giờ đâu phải là chuyện dễ. Rất nhiều nguyên nhân trong vấn đề hành quân ngoại lệ, về thời tiết... Đến ngày 23/10 những toán biệt kích Strata cuối cùng mới về đến trung tâm huấn luyện ở Đà Nẵng.

Từ lúc toán Strata đầu tiên xâm nhập lãnh thổ miền Bắc cho đến lúc rút hết các toán biệt kích Strata, kéo dài 13 tháng. Tổng cộng biệt kích Strata xâm nhập miền Bắc 26 lần. Trong 26 lần xâm nhập ấy có 26 biệt kích quân mất tích. Trong số đó có 2 toán bị xóa sổ hoàn toàn. Tổn thất của Strata có nhiều nguyên nhân: do thời tiết xấu; do kế hoạch cấp cứu các toán biệt kích bị đình trệ, có khi kéo dài đến 5 ngày mới kết thúc. Trong số 102 biệt kích quân của Strata thả xuống lãnh thổ miền Bắc Việt Nam thì có tới một phần tư quân số bị tổn thất.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 23 Tháng Hai, 2011, 09:58:44 pm

KẾ HOẠCH 35 – VƯỢT BIÊN

Trong chiến tranh Việt Nam, không thể không nói đến vai trò cực kỳ quan trọng của đươg mòn Hồ Chí Minh. Chính phủ Bắc Việt quyết định xây dựng con đường chiến lược này từ năm 1959. Đến cuối năm 1963, hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh càng phát triển, gia tăng số lượng và chất lượng chi viện cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào gồm nhiều nhánh nhỏ chạy quanh co, xuyên qua núi non hiểm trở, rừng cây rậm rạp. Quân đội Bắc Việt xây dựng dọc theo tuyến đường hệ thống tiếp vận, kho lương thực, đạn dược, quân trang, quân dụng, các cơ quan chỉ huy, trạm giao liên... chi viện mọi mặt cho lực lượng vũ trang Giải phóng ở chiến trường miền Nam và cả quân tình nguyện của họ ở Lào, Campuchia.

(http://cB5.upanh.com/19.153.25991524.pqr0/duonghcm.jpg)

Ông trùm CIA là Colby đã ra lệnh do thám hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh từ mùa hè năm 1961. Theo tài liệu đã giải mã, thì khu vực Colby giao cho SOG do thám kéo dài từ Attapeu về hướng bắc tới Tchepone và đường số 9, giáp ranh với địa bàn thuộc hai quân khu I và II của quân đội Sài Gòn. Attapeu nằm về hướng đông nam của vương quốc Lào, sát khu vực biên giới 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia, phía nam Tây Nguyên. Trong vòng hai năm 1961-1693, CIA đã tổ chức 41 cuộc hành quân của biệt kích Mỹ, xâm nhập, do thám trên lãnh thổ vương quốc Lào.

Viên Đại úy Jerry King chỉ huy toán biệt kích hỗn hợp, gồm 1 biệt kích quân Mỹ, 1 Biệt động quân Thái Lan và 3 biệt kích Lào. Trong tháng 7/1962, họ đã nhiều lần xâm nhập vào khu vực gần Tchepone. Có lần họ xâm nhập đúng nơi đóng quân của một trung đoàn quân Bắc Việt. May sao, họ không bị phát hiện và chạy thoát. Đại úy King vẫn kịp nhận diện quân phục, phù hiệu, vũ khí của đối phương. Rõ ràng đó là 1 trung đoàn chính quy của Quân đội Bắc Việt. Dựa vào tình tiết này, CIA phỏng đoán trung bình hàng tháng, Bắc Việt có thể đưa 1.500 quân vào miền Nam theo hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 1963, nhân cơ hội những biến động trên chính trường Sài Gòn, Bắc Việt tăng cường đưa quân vào miền Nam Việt Nam.

Ban Tham mưu hỗn hợp MACV-CIA là cơ quan soạn thảo kế hoạch 34A cảm thấy sự cần thiết phải lưu tâm đến con đường chi viện huyết mạch của đối phương và yêu cầu phạm vi thực hiện Kế hoạch 34A phải bao gồm luôn cả lãnh thổ vương quốc Lào. Theo tin tình báo của tháng 5/1964, cho thấy nhiều bằng cớ chứng tỏ có sự hiện diện của Quôn đội Bắc Việt trên đất Lào. Do đó, Tư lệnh Bộ chỉ huy Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam được phép phối hợp với chính quyền Sài Gòn tổ chức những cuộc hành quân xâm nhập vào lãnh thổ Lào để thu thập tin tức. Tuy nhiên, do có liên quan đến Bộ Ngoại giao nên các cuộc hành quân xâm nhập của biệt kích bị giới hạn trong khoảng không gian giữa đường 9 và vĩ tuyến 17. Thêm một hạn chế nữa là các biệt kích quân Mỹ không được phép vào đất Lào. Do những trở ngại trên, các biệt kích quân Sài Gòn khi vượt biên sang Lào không được mang quân phục của quân đội VNCH và chỉ được phép nổ súng trong trường hợp tự vệ.

Trước khi biệt kích quân Sài Gòn có thể vượt biên, bất kỳ ai trong cơ quan MACV cũng có thể đảm nhận vai trò huấn luyện họ. Tháng 4/1964, Đại tá Clyde Russell là chỉ huy trưởng đầu tiên của Đoàn nghiên cứu, quan sát (SOG) đã đến văn phòng tướng Westmoreland trình diện. Trong buổi trình diện, có sự hiện diện của Bộ trưởng quốc phòng Mc. Namara; Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ là tướng Taylor và Đại sứ Lodge. Những nhân vật quan trọng này đã chất vấn Đại tá Russell: “Khi nào SOG mới có thể hành quân xâm nhập vào đất Lào?“ và họ ra lệnh: “Phải đặt chân trên mặt đất, nhìn tận mắt về những hoạt động của cộng sản trên hệ thống đường mòn”.

(http://cB2.upanh.com/19.154.25992551.sfu0/tansonnhat01031967daisuunarthurgoldberg.jpg)
Tướng Westmoreland và đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam Henry Cabot Lodge đón đại sứ Liên Hợp Quốc Arthur Goldberg tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 01/03/1967.

Khoảng 30 ngày sau, SOG huấn luyện xong vài toán biệt kích, sẵn sàng vượt biên xâm nhập lãnh thổ Lào bằng cuộc hành quân Leaping Lena. Đến cuối tháng 6/1964, có 5 toán biệt kích, mỗi toán gồm 8 biệt kích quân Sài Gòn xâm nhập vào khu vực đường 9 Nam Lào, nằm về phía đông Tchepone. Những toán biệt kích được lệnh do thám các hoạt động của đối phương như chuyển quân, chuyển đồ tiếp vận của quân đội Bắc Việt. Nhưng kết quả thật thảm hại, chỉ có 5 trong số 40 biệt kích quân chạy thoát thân trở về. Bộ chỉ huy hành quân Leaping Lena quyết định không thả thêm toán biệt kích nào nữa trong năm 1964.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 23 Tháng Hai, 2011, 10:27:05 pm

Đầu mùa mưa năm 1965, Đại tá Donald Blackburn đã thay thế Đại tá Russell làm chỉ huy trưởng SOG. Tháng 9/1965, Blackburn chỉ định Đại tá Bull Simons tổ chức cuộc hành quân 35 (OP.35). Trong lúc đó, quân Bắc Việt phát triển mạnh hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, tạo thành khá nhiều mục tiêu cho các toán biệt kích tìm kiếm và chỉ điểm cho máy bay đến oanh kích. Trung tá Ray Call cho rằng: “Đối phương đem đồ tiếp vận vào quá nhiều, các toán biệt kích gọi phi cơ oanh kích, bắn phá không xuể. Càng bắn phá bao nhiêu, họ càng đem đồ vào nhiều bấy nhiêu. Chắc phải thả bom những nơi cung cấp đồ tiếp vận cho họ là Trung Cộng hoặc Nga Xô (!)”.

(http://cB0.upanh.com/19.155.25993899.m80/donghoi31011966.jpg)
Đồng Hới, 31/01/1966

Trung tá Ray Call được chỉ định tổ chức những cuộc hành quân do thám xâm nhập vào lãnh thổ vương quốc Lào. Trước tiên, ông ta thành lập Bộ chỉ huy hành quân tại Đà Nẵng, một thành phố nằm cách biên giới Việt – Lào trên 50 dặm. Sau đó, Ray Call phải tìm một địa điểm khác gần biên giới làm căn cứ tiền phương cho những chuyến hành quân xâm nhập (FOB). Đại tá Simons và Trung tá Call chọn trại biệt kích Khâm Đức, nằm cách biên giới 10 dặm, để đưa các toán biệt kích xâm nhập lãnh thổ Lào và chỉ định Thiếu tá Charlie Norton làm chỉ huy trưởng căn cứ. Tiếp đến, Đại tá Bull Simons tìm một sĩ quan biệt kích, có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lòng đối phương để làm sĩ quan chỉ huy hành quân. Đại úy Larry Thorn là người được chọn.

Đại úy Larry Thorn ở trong trại biệt kích Khâm Đức cho đến 1965, sau một chuyến thả biệt kích, ông ta mất tích cho đến năm 2002 mới tìm ra hài cốt cùng với phi hành đoàn H34 King Bee Việt Nam.

Kế hoạch 35 được triển khai dưới sự điều hành của một Bộ chỉ huy đóng tại Sài Gòn, còn Bộ chỉ huy hành quân tại Đà Nẵng có nhiệm vụ chỉ huy các căn cứ hành quân tiền phương (FOB); đồng thời soạn thảo lệnh hành quân, điều hành các ban yểm trợ, phối hợp liên lạc, quản lý nhân viên, tiếp tế cho các căn cứ hành quân. Trong đó, căn cứ hành quân đầu tiên là trại biệt kích Khâm Đức. Tính đến cuối năm 1965, căn cứ này có 5 toán biệt kích là Iowa, Alaska, Idaho, Kansas và Dakota.

Mỗi toán biệt kích thường gồm 3 biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ, cùng 9 biệt kích quân là người dân tộc thiểu số. Thông thường, SOG tuyển mộ người Nùng. Trong vòng hai năm 1965-1966, các toán biệt kích bí mật xâm nhập lãnh thổ Lào bằng đường bộ, không được sử dụng trực thăng, vì Đại sứ Mỹ tại Lào là Bill Sullivan yêu cầu : “Tôn trọng nền chính trị trung lập của nước Lào”.

Với việc một số phi vụ xâm nhập trót lọt theo Kế hoạch 35, Washington ra lệnh gia tăng mức độ xâm nhập vào lãnh thổ Lào và mở rộng phạm vi hoạt động khoảng 200 dặm, dọc theo biên giới Việt – Lào. Theo lệnh Washington, Bull Simons tăng thêm số lượng các toán biệt kích lên 20 toán và lập thêm các đội xung kích tiếp ứng cho Kế hoạch 35. Những Đại đội xung kích có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu do các toán thám báo tìm ra.

(http://cB9.upanh.com/19.156.25994268.tQh0/macvsogccnnd9.jpg)
Một toán hỗn hợp MACV-SOG tại Sở Bắc

Thêm một căn cứ hành quân tiền phương được thiết lập tại Kontum và trại biệt kích Khâm Đức được lệnh di chuyển ta Phú Bài, gần thành phố Huế, thuộc lãnh thổ Quân khu I. Từ Phú Bài, các toán biệt kích có thể xâm nhập các mục tiêu trên đất Lào từ vĩ tuyến 17 trở vào đến thung lũng A Sầu. Khu vực còn lại sẽ do các toán biệt kích ở Kontum, vùng nam Tây Nguyên, thuộc lãnh thổ Quân khu II đảm trách. Năm 1967, Kế hoạch 35 lập thêm 2 Bộ chỉ huy khu vực (CCC), đóng tại Kontum và vùng nam (CCS) đóng tại Buôn Mê Thuột. Bộ chỉ huy tại Đà Nẵng gọi là Bộ chỉ huy Bắc (CCN-Sở Bắc). Mỗi Bộ chỉ huy có 2 căn cứ hành quân tiền phương. Bộ chỉ huy Bắc đảm trách khu vực từ vĩ tuyến 17 đến thung lũng A Sầu; Bộ chỉ huy Trung chịu trách nhiệm khu vực còn lại trên đất Lào; Bộ chỉ huy Nam chịu trách nhiệm xâm nhập lãnh thổ Campuchia từ tháng 5/1967.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 23 Tháng Hai, 2011, 11:50:59 pm

Trong hai năm 1966-1967, Đại tá Bull Simons đã xây dựng một đơn vị bí mật gồm 3 Bộ chỉ huy, với 110 sĩ quan, 615 biệt kích quân người Mỹ. Không rõ quân số biệt kích là người dân tộc thiểu số và người Việt là bao nhiêu. Tuy nhiên, có thể ước chừng mỗi Bộ chỉ huy có 30 toán thám báo, với quân số khoảng 800 biệt kích quân. Thêm 6 đại đội xung kích, 3 đại đội bảo vệ, tổng quân số lên đến hàng ngàn. Ngoài ra, người Mỹ còn lập thêm trung tâm huấn luyện biệt kích quân.

(http://cB5.upanh.com/19.160.25998634.6oU0/vnwarphoto50.jpg)

Khi Đại tá Blackburn nhận lệnh hành quân viễn thám vượt biên, ông ta dựa theo chương trình Sao Trắng mà Đại tá Bull Simons trước đây đã thành công trên đất Lào. Kế hoạch 35 được chia làm ba giai đoạn. Đợt thứ nhất, các toán biệt kích sẽ xâm nhập Lào để do thám, đánh dấu vị trí các Bộ chỉ huy của quân đội Bắc Việt; các căn cứ và kho tiếp vận. Khi tìm ra mục tiêu, họ sẽ chỉ điểm cho các máy bay Mỹ oanh kích. Đợt 2, sẽ tung Đại đội xung kích tấn công chớp nhoáng vào các mục tiêu ngoại biên rồi rút lui. Cuối cùng là tuyển mộ, tổ chức các bộ tộc người dân tộc thiểu số, vốn sống gần đường mòn Hồ Chí Minh, để phá hoại hoặc chống lại quân đội Bắc Việt.

Trong các bản báo cáo về Sở chỉ huy hành quân Shining Brass, cho biết nhiệm vụ chính của các toán biệt kích là do thám đường mòn, xác định mục tiêu cho máy bay đến oanh kích. Nhiệm vụ khác là bắt tù binh để cung cấp tin tức cụ thể nhất về các đơn vị của đối phương. Các toán biệt kích thỉnh thoảng xâm nhập vào vùng bị máy bay B52 ném bom rải thảm để thẩm định kết quả những trận dội bom. Họ chụp ảnh sự tàn phá của bom và đếm xác đối phương bỏ lại. Toán biệt kích đem theo máy nghe lén và sẽ thu những cuộc điện đàm từ Bộ chỉ huy đến các đơn vị của quân đội Bắc Việt.

Tháng 6/1967, Bộ trưởng Quốc phòng Mc. Namara ra lệnh triển khai chương trình Mussel Shoals. Chương trình này đặt máy thăm dò điện tử, theo dõi sự chuyển quân của đối phương trên đường mòn Hồ Chí Minh hoặc trong những cánh rừng già rậm rạp; những nơi nghi có sự hiện diện của quân đội Bắc Việt. Các tín hiệu điện tử sẽ báo về Trung tâm kiểm soát Nakhon Phanom tại Thái Lan rồi truyền tiếp đến Trung tâm hành quân thứ 7 của Không quân Mỹ đến đánh bom. Hàng ngàn chiếc máy dò điện tử được thả xuống từ máy bay, một số khác do các toán biệt kích SOG đem gài vào vùng đối phương kiểm soát.

(http://cB9.upanh.com/19.158.25996838.5aM0/caynhietdoi.jpg)
Với tuổi thọ khoảng 70 ngày, "cây nhiệt đới" sẽ thu thập chấn động, nhiệt để gửi về trung tâm

Biệt kích quân cũng được dùng trong những phi vụ cứu phi công lâm nạn đang lẩn trốn, hoặc tấn công trại tù binh của quân đội Bắc Việt. Tháng 9/1966, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ thành lập Trung tâm hỗn hợp cứu người (JPRC), trực thuộc SOG. Trung tâm hành quân giải cứu chia làm hai bộ phận: Thứ nhất là tấn công bất ngờ vào trại tù hoặc những nơi tình nghi giam giữ tù binh. Bộ phận thứ hai có nhiệm vụ tìm kiếm quân nhân lâm nạn do rơi máy bay hoặc trên đường đào tẩu sau khi trốn khỏi trại tù binh. Những nhiệm vụ kể trên đều nằm trong Kế hoạch hành quân Bright Light.

Ngoài các toán viễn thám, Kế hoạch 35 còn tổ chức thêm những đơn vị trên cấp trung, đại đội xung kích để ngăn chặn, tấn công các cuộc phục kích trên đường mòn Hồ Chí Minh và tiếp ứng cho các toán thám báo, trong trường hợp các toán này bị đối phương phát hiện và bao vây.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 24 Tháng Hai, 2011, 12:02:07 am

Đến cuối mùa thu năm 1965, chi tiết về Kế hoạch hành quân đã thảo xong, 5 toán biệt kích đã sẵn sàng vượt biên. Do phi vụ bí mật, toán biệt kích xâm nhập vào đất Lào phải “sạch”. Họ không đeo quân hàm, phù hiệu đơn vị. Riêng quân phục được SOG đặt làm ở đâu đó bên Á Châu, vũ khí được trang bị cũng không phải súng đạn Mỹ và không thể truy tìm được nơi sản xuất. Các thành viên của toán không được đem theo bất cứ vật dụng gì có thể nhận diện được họ.

(http://cB2.upanh.com/19.160.25998821.yAF0/vnwarphoto71.jpg)

Từ tháng 10 cho đến cuối năm 1965, các toán biệt kích vượt biên 7 lần. Những lần xâm nhập đầu tiên không làm đối phương nghi ngờ, kết quả thu được là khá khả quan. Các toán biệt kích SOG tìm ra nhiều mục tiêu để chỉ điểm cho máy bay oanh tạc. Một lần, biệt kích phát hiện ra kho tiếp vận lớn. Lần khác, họ tìm thấy bãi đậu xe và kho nhiên liệu. Sau 37 lần máy bay oanh kích, kho nhiên liệu, tiếp vận của đối phương bốc cháy, gây ra nhiều tiếng nổ phụ. Trong những chuyến xâm nhập khác, biệt kích khám phá ra cầu cống, bãi đậu xe, kho tiếp vận và các binh trạm của quân đội Bắc Việt. Báo cáo thẩm định về các trận đánh bom cho biết mục tiêu đã bị phá hủy.

Sự thành công nào cũng có cái giá của nó. Một trong những chuyến xâm nhập đầu tiên vào tháng 10/1965, một toán biệt kích được thả vào khu vực tình nghi có che giấu một căn cứ tiếp vận lớn của đối phương. Hai trực thăng H34 thả toán biệt kích xuống một bãi đáp gần biên giới và toán sẽ vượt biên đến mục tiêu trên bộ. Tin tình báo cho biết có nhiều hoạt động của đối phương trong vùng, thêm yếu tố thời tiết xấu, do đó Đại úy Larry Thorn đi theo trên chiếc H34 thứ 3, trường hợp khẩn cấp, phải thu hồi toán biệt kích. Theo lệnh của máy bay quan sát đường không, hai chiếc H34 thả toán biệt kích xuống bãi đáp rồi bay về căn cứ hành quân tiền phương Khâm Đức. Đại úy Thorn vẫn tiếp tục bay quanh vùng cho đến khi nhận được báo cáo của toán biệt kích là đã di chuyển đến một nơi an toàn. Hôm đó thời tiết xấu, sương xuống thấp, chiếc H34 chở Đại úy Larry Thorn biến mất, mãi đến năm 2002 mới tìm thấy hài cốt.

Những kết quả ban đầu mà SOG thu được đã làm cho giới lãnh đạo Mỹ hài lòng. Họ quyết định mở rộng phạm vi hoạt động cho các đơn vị SOG và lệnh cho Đại tá Bull Simons gia tăng các cuộc hành quân của biệt kích trong năm 1966. Những sĩ quan cao cấp của Bộ chỉ huy Quân đội Mỹ tại Việt Nam (MACV) muốn oanh tạc hệ thống tiếp vận, truyền tin của đối phương tại Nam Lào. Bởi thực tế cho thấy quân đội Bắc Việt rõ ràng ngày càng phát triển, mở rộng hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh để tiếp tế, chuyển quân vào Nam Việt Nam, nhằm mở những trận đánh ngày càng lớn hơn, tạo thế và lực mới ở chiến trường miền Nam.

Các toán biệt kích đem về khá nhiều tin tình báo mà không ảnh không thể hiện. Kể cả những sự kiện đang diễn ra trên đất Lào chứ không phải chỉ có vài ba đơn vị nhỏ lẻ của Bắc Việt đang xâm nhập vào Nam. Tướng Westmoreland muốn SOG vượt khỏi những giới hạn ràng buộc để mở rộng phạm vi, cũng như quy mô các cuộc hành quân do thám. Ông ta cho phép sử dụng trực thăng thả các toán biệt kích, vì phương tiện trực thăng sẽ làm các hoạt động của biệt kích quân ngày càng hiệu quả hơn. Ngay cả Đô đốc U.S. Grant Sharp, Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương cũng muốn SOG được tự do hành động. Giống như Westmoreland, ông ta rất thích, ưu ái lực lượng biệt kích, thường nhận xét và phê những lời tốt đẹp vào các bản báo cáo hành quân của SOG.

(http://cB2.upanh.com/19.160.25999171.Oe40/hue1972.jpg)
Huế 1972

Kế hoạch 35 đòi hỏi phải thành lập 3 tiểu đoàn, với 450 biệt kích quân là người Nùng làm lực lượng cơ động và đơn vị xung kích cho cuộc hành quân Shining Brass, đã được viên Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương chấp thuận ngay. Những tiểu đoàn xung kích này được giao nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ hành quân tiền phương (FOB), vừa tấn công những mục tiêu do các toán thám báo tìm ra; đồng thời tiếp ứng cho các toán thám báo trong trường hợp khẩn cấp. Những tiểu đoàn xung kích Nùng được tổ chức từ cấp trung đội (Hornet Force), đại đội (Hatchet/ Havoc Force) đến cấp tiểu đoàn (Haymaker Force). Giới nắm quyền cũng như quân sự Mỹ đều đồng ý, ngoại trừ Đại sứ Mỹ tại Lào là Sullivan. Ông ta chỉ tán thành mở các cuộc hành quân đến cấp trung đội, trong phạm vi 10km, sâu trong lãnh thổ vương quốc Lào, với thời gian không quá 5 ngày và phải thông báo cho tòa Đại sứ trước 40 giờ đồng hồ về khu vực hành quân.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 24 Tháng Hai, 2011, 09:04:27 pm

Mặc dù bị giới hạn nhưng năm 1966 vẫn là năm được coi là thành công của SOG. Theo số liệu thống kê, năm 1966 có 111 chuyến hành quân xâm nhập. Cao nhất là tháng 9, với 15 cuộc hành quân. Ngoài nhiệm vụ tìm ra mục tiêu để chỉ điểm cho máy bay oanh tạc, các toán biệt kích còn bắt cóc được 15 người. Trong cuộc hành quân Bright Light năm 1966, các toán biệt kích SOG thực hiện 4 phi vụ cứu phi công Mĩ bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam hoặc trên lãnh thổ Lào. SOG cũng tổ chức 13 cuộc tấn công của các trung đội Hornet (biệt kích người nùng) vào căn cứ đối phương trên đất Lào.

(http://cB4.upanh.com/19.209.26049243.M8r0/toangeorgiaxamnhaplao.jpg)
Toán Georgia trong 1 chuyến xâm nhập Lào

Hầu hết các chuyến xâm nhập trong năm 1966 kéo dài ra từ 3-5 ngày. Khi chạm trán đối phương hoặc phát hiện ra căn cứ của đối phương, lập tức máy bay điều hành không yểm (FAC) sẽ gọi các phi đội đến yểm trợ. Trưởng toán biệt kích sẽ chỉ điểm cho máy bay oanh kích thông qua trung gian FAC. Khi cần thiết phải “bốc” toán biệt kích nào đó ra, FAC sẽ điều động trực thăng đổ quân, trực thăng vũ trang đến đem toán thám báo ra khỏi khu vực nguy hiểm. Thông thường, các phi đoàn trực thăng đem theo trung đội Hornet (biệt kích Nùng) đến để tiếp ứng cho các toán thám báo. Trường hợp khẩn cấp, FAC sẽ điều động thêm khu trục hoặc phản lực đến yểm trợ. Năm 1966 có thể coi là năm thiệt hại lớn cho SOG trên đất Lào với 3 biệt kích quân Mỹ, cùng 25 biệt kích quân Việt Nam mất tích.

Năm 1967, Trung tâm chỉ huy hành quân Shining Brass, với nhiệm vụ phá hoại các căn cứ đối phương trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào, được đổi tên thành Trung tâm hành quân Prairie Fire. Trung tâm này tổ chức tất cả 187 chuyến xâm nhập, tìm kiếm căn cứ của đối phương cho máy bay oanh kích và 68 cuộc hành quân cấp trung đội Hornet hoặc cấp đại đội Hatchet. Trung tá Jonathan Carney, chỉ huy phó Kế hoạch 35 năm 1967, tin rằng các hoạt động biệt kích trong hai cuộc hành quân  Shining Brass và Prairie Fire đã gây thiệt hại không nhỏ cho quân đội Bắc Việt. Có nhiều căn cứ, kho tàng tiếp tế bị máy bay oanh kích phá hủy. Trước tình hình trên, Hà Nội bắt đầu tổ chức những đơn vị chống biệt kích để bảo vệ hành lang vận chuyển của họ trên đất Lào.

Năm 1967 đã diễn ra một sự kiện khá quan trọng trong hoạt động của SOG. Đó là phạm vi hoạt động của SOG đã mở rộng sang lãnh thổ vương quốc Campuchia. Tướng Westmoreland đã được SOG báo cáo rằng hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh không dừng lại trên đất Lào mà tiếp tục phát triển vượt qua biên giới Lào – Campuchia. Năm 1967, tướng Westmoreland yêu cầu Washington cho SOG điều động lực lượng biệt kích xâm nhập lãnh thổ Campuchia để do thám mức độ quân đội Bắc Việt tăng cường chi viện cho cộng sản ở miền Nam tới đâu.

(http://cB9.upanh.com/19.210.26050028.Pyz0/pleiku24011966.jpg)
Pleiku, 24/01/1966

Theo đó, tháng 5/1967, SOG được lệnh vượt biên xâm nhập lãnh thổ vương quốc Campuchia bằng cuộc hành quân Daniel Boone, nhằm thu thập tin tức tình báo chiến lược tại vùng ba biên giới Việt – Lào – Campuchia.

Phạm vi cuộc hành quân Daniel Boone được giới hạn từ vùng ba biên giới kéo dài xuống khu vực Lưỡi Câu trên đất Campuchia, nơi tập trung rất đông quân chính quy Bắc Việt lẫn Quân Giải Phóng, đây cũng là nơi đặt Bộ Chỉ huy tối cao của Việt Cộng là Trung ương Cục miền Nam, thường được gọi tắt là “R” và Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 24 Tháng Hai, 2011, 09:36:50 pm

Tương tự như hoạt động ở bên Lào trước đây, các toán biệt kích phải đi bộ xâm nhập qua biên giới. Trực thăng chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, không được sử dụng máy bay oanh kích và các đại đội xung kích tiếp ứng. Khi các toán biệt kích xâm nhập sang lãnh thổ Campuchia, họ phải tự bảo toàn sinh mạng của mình. Còn CIA chỉ lo bơm vào đầu họ tư tưởng “hy sinh vì chủ nghĩa quốc gia”.

Những toán biệt kích trực thuộc Trung tâm hành quân Daniel Boone phát hiện thấy nhiều đơn vị Quân đội Bắc Việt trên đất Campuchia. Điều đó chứng tỏ Hà Nội đã phát triển hệ thống hành lang vận chuyển chiến lược nối dài sang đất Campuchia, để thiết lập nhiều căn cứ vật chất, các kho nhiên liệu, sở chỉ huy, căn cứ truyền tin dọc theo các tuyến hành lang vận chuyển. Từ ngày 1/7 đến 31/12/1967, tổng cộng những toán biệt kích Daniel Boone đã xâm nhập lãnh thổ vương quốc Campuchia 99 lần. Họ tự đánh giá có 63 lần thành công.

(http://cB5.upanh.com/19.211.26051344.Vru0/bongson02021966.jpg)
Bồng Sơn, 02/02/1966

Năm 1967 được coi là năm thành công của Kế hoạch 35. Trên lãnh thổ Lào, các toán biệt kích đã phát hiện ra những căn cứ của đối phương và chỉ điểm cho những máy bay oanh kích. Còn trên đất Campuchia, các toán biệt kích trong chương trình hành quân Daniel Boone đã đem về những tin tức, hình ảnh về các hoạt động của đối phương trên đất Campuchia. Tuy nhiên, những gì SOG thu được đều phải trả bằng giá rất đắt. Có thể nói, tổn thất của SOG mỗi năm một gia tăng, số lượng biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ tử trận năm 1966 mới 3 người, tăng lên 42 người vào cuối năm 1967, cộng thêm 14 biệt kích quân khác mất tích.

Năm 1968, Tổng thống Johnson ra lệnh chấm dứt tất cả các hoạt động của SOG ở miền Bắc Việt Nam và giới hạn các hoạt động ngoài lãnh thổ tại Lào, Campuchia. Trong vòng nửa năm, các toán biệt kích SOG, cùng các Đại đội xung kích chỉ hoạt động trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, vừa yểm trợ cho các đơn vị quân đội Mỹ trong cuộc Tổng công kích của Quân đội Bắc Việt và Quân Giải phóng. Trong khi đó, Hà Nội bắt buộc phải bảo vệ hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh để tiếp tục tăng cường quân số, vũ khí, đạn dược và vật chất vào chiến trường miền Nam Việt Nam.

Phản ứng đầu tiên của Bắc Việt là bố trí dọc theo biên giới Việt – Lào, mỗi vị trí một hoặc hai quân nhân để cảnh giới trực thăng thả biệt kích. Sau đó, họ rải quân ở những nơi có thể dùng làm bãi thả biệt kích. Quân đội Bắc Việt cũng sử dụng những bộ tộc người dân tộc thiểu số sống gần tuyến đường mòn Hồ Chí Minh để báo động bằng chiêng, trống, tù và... mỗi khi phát hiện trực thăng. Những sĩ quan Bắc Việt đã tiến hành nghiên cứu mọi phương thức hành quân của các đơn vị SOG, vẽ lại lộ trình di chuyển, tìm ra quy luật hoạt động rồi từ đó đề ra cách thức tiêu diệt hoặc bắt sống các toán biệt kích quân.

Để bảo vệ hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, Bộ chỉ huy các binh trạm, bãi đậu xe, kho nhiên liệu, lương thực, đồ tiếp vận... Quân đội Bắc Việt đã giao trách nhiệm bảo vệ an ninh cho các đơn vị hậu cần. Đến mùa khô 1967-1968, chỉ huy mới của SOG là Đại tá Steve Cavanaugh, cho rằng Hà Nội đã tổ chức xong một hệ thống bảo vệ đường mòn rất phức tạp, gây nguy hiểm cho các toán biệt kích của SOG. Quân đội Bắc Việt cũng tổ chức những đơn vị đặc biệt để truy lùng, tiêu diệt những toán biệt kích xâm nhập tuyến đường chiến lược hàng đầu của họ, với tên gọi là những đội “săn biệt kích”. Những đơn vị “săn biệt kích” này được tuyển chọn từ Lữ đoàn Dù số 305 của Quân đội Bắc Việt, thành lập năm 1965. Sau đó, phát triển thành Sư đoàn Đặc công số 305, nổi danh bởi sự dữ dội, không khoan nhượng cũng giống như Lực lượng Đặc biệt của Quân đội Bắc Việt. Một bộ phận của Sư đoàn này được huấn luyện thành đơn vị chống biệt kích, với nhiệm vụ truy lùng và tiêu diệt các toán biệt kích quân của SOG.

Trong một trận tấn công cấp đại đội Hatchet vào căn cứ bộ chỉ huy của đối phương trên đất Lào, ngay khi Đại đội xung kích vừa đáp đất, Quân đội Bắc Việt dường như đã biết trước, nổ súng xối xả vào đại đội biệt kích. Sau đó, họ bao vây, thanh toán gọn đại đội xung kích của SOG. Một hạ sĩ quan Mũ Nồi Xanh của Mỹ duy nhất còn sống sót là Charles Wilklow, do bị thương nặng nên đối phương không thèm giết. Wilklow chứng kiến cảnh Quân đội Bắc Việt đem những xác lính Mỹ đem chôn. Bốn ngày sau, Charles Wilklow lết ra đến một nơi trống trải và được trực thăng tìm thấy, bốc đem về.

(http://cB9.upanh.com/19.210.26050558.pqr0/hatchetforcexuatquan.jpg)
Hatchet Force xuất kích


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 24 Tháng Hai, 2011, 10:31:27 pm

Biến cố Tết Mậu Thân 1968 đã khiến cho các đơn vị SOG phải giảm bớt số lượng các cuộc hành quân ngoại biên. Theo thống kê của Trung tâm hành quân Prairie, họ đã tổ chức tổng cộng 546 chuyến xâm nhập ngoại biên. Trong đó có 310 chuyến hành quân sang lãnh thổ Lào, chiếm 57%;  43% còn lại trên lãnh thổ miền Nam. Riêng chương trình hành quân Daniel Boone đã tổ chức 726 chuyến xâm nhập, nhưng chỉ có 287 chuyến sang lãnh thổ Campuchia, chiếm 39%. Tất cả những chuyến xâm nhập vào Campuchia đều nhân cơ hội biến cố Tết Mậu Thân để giảm áp lực khi xâm nhập.

(http://cB2.upanh.com/19.214.26053771.UUL0/68dongkhanhnhathochatam.jpg)
Đường Đồng Khánh, Sài Gòn 1968. Phía xa là nhà thờ Cha Tam

Theo báo cáo, chương trình Daniel Boone quay trở lại mục tiêu xâm nhập lãnh thổ Campuchia từ tháng 10/1968. Tính đến cuối năm 1968, SOG đã thực hiện được 53 chuyến xâm nhập Campuchia. Trong ba tháng cuối năm 1968, Kế hoạch 35 tổ chức trung bình hàng tháng có 46 chuyến xâm nhập lãnh thổ Lào và Campuchia.

Trong biến cố Tết Mâu Thân 1968, chương trình hành quân Prairie Fire đã giảm bớt hoạt động trên lãnh thổ Lào để lo sự vụ “bên trong”, vừa yểm trợ cho căn cứ Khe Sanh của Mỹ, khi đó đang bị bao vây. Từ tháng 1 cho đến giữa tháng 6/1968, SOG bố trí 600 quân túc trực phòng thủ, bảo vệ các đơn vị Quân đội Mỹ và căn cứ Khe Sanh. Nhưng sau đó, các căn cứ hành quân tiền phương, trại biệt kích Khâm Đức đã rơi vào tay đối phương ngày 12/5/1968, làm giảm đi hiệu quả của các đơn vị SOG trên đất Lào. Trại biệt kích Khâm Đức trước biến cố 1968 từng đảm nhiệm một phần ba địa bàn xâm nhập trên lãnh thổ Lào, với nhiều mục tiêu quan trọng.

Tại căn cứ hành quân tiền phương 4 (FOB 4), Trung tá Lauren Overby phải đối diện với quá nhiều khó khăn của hậu Mậu Thân 1968. Các toán biệt kích xâm nhập thường xuyên chạm trán với đối phương. Nhiều toán biệt kích vừa chạm đất đã đụng đối phương ngay tại bãi đáp. Lauren Overby than rằng: “Hầu như không thể để cho các toán biệt kích ở lâu trong lòng đối phương. Phe chúng ta có thể thành công bên Campuchia (Daniel Boone), nhưng riêng khu vực hành quân của tôi lại quá nhiều khó khăn. Căn cứ hành quân tiền phương này cách biên giới Lào khoảng 6 dặm. Có thể đối phương có người theo dõi chuyện làm ăn của bọn tôi (?!)”.

Những toán biệt kích quân thuộc chương trình hành quân Prairie Fire chịu nhiều tổn thất trong năm 1968. Con số thương vong càng ngày càng gia tăng. Cụ thể tại lãnh thổ Lào, có 18 biệt kích quân tử trận, 101 bị thương, 18 mất tích. Tại miền Nam, có 21 biệt kích quân tử trận, 78 bị thương và 6 mất tích. Tổn thất của Kế hoạch 35, thuộc chương trình hành quân Daniel Boone trên lãnh thổ Campuchia có vẻ tổn thất nhẹ hơn, với 17 trường hợp tử trận, 56 bị thương và 3 mất tích. Hai Bộ chỉ huy Bắc (CCN) và Trung (CCC) với quân số khoảng 100 sĩ quan và 600 hạ sĩ quan, binh sĩ biệt kích Mỹ, thì con số tổn thất như trên là quá cao. Kỷ lục tổn thất cao nhất không phải là Quân đội Sài Gòn, mà là các đơn vị quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam.

(http://cB7.upanh.com/19.214.26054026.AQV0/37226085631d6c3d5ddco.jpg)
Huế, 1968

Năm 1969, tình hình cũng không khả quan trên lãnh thổ Lào. Theo báo cáo của Kế hoạch 35, thì trung tâm hành quân Prairie Fire đã tổ chức 452 chuyến vượt biên, trong đó có 404 chuyến thả biệt kích xâm nhập với 48 chuyến hành quân cấp đại đội xung kích Hatchet Force. Nhiều chuyến xâm nhập vùng ba biên giới, nhiệm vụ của các toán biệt kích là khám phá hệ thống đường ống dẫn dầu, công binh xưởng sửa chữa xe cộ và trạm bơm xăng. Ngoài ra quân biệt kích sẽ khám phá hệ thống truyền tin, đường dây thông tin liên lạc của đối phương bố trí dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh.

Tháng 9/1968, Đại tá Steve Cavanaugh lên làm chỉ huy trưởng SOG, Đại tá Jack “The Iceman” Isler được giao cho nhiệm vụ chủ trì Kế hoạch 35. Trong lúc đó, quân đội Bắc Việt tăng cường thêm lực lượng cho các đơn vị bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh. Tình hình đó gây trở ngại, nguy hiểm cho các toán biệt kích xâm nhập lãnh thổ Lào. Jack “The Iceman” Isler than thở: “Nhiệm vụ quá khó khăn, không có toán nào ở lâu được quá hai ngày. Thậm chí khi mới thả xong 1 toán biệt kích, trên đường trực thăng bay về, phải quay trở lại để bốc toán biệt kích ra”.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 24 Tháng Hai, 2011, 11:10:08 pm

Trong năm 1969, con số thiệt hại của biệt kích Mỹ là 50% cho mỗi chuyến vượt biên xâm nhập lãnh thổ Lào trong chương trình hành quân Prairie Fire, so với 44% của năm 1968, 39% cho năm 1967. Tính trung bình cứ hai chuyến xâm nhập, lại có lính Mũ Nồi Xanh Mỹ tử trận, bị thương hoặc mất tích. Năm 1969, chương trình Prairie Fire tổ chức 452 chuyến xâm nhập thì tổn thất về phía người Mỹ là 19 trường hợp tử trận, 199 bị thương và 9 mất tích. Chương trình hành quân Prairie Fire do Bộ chỉ huy Bắc (CCN) ở Đà Nẵng và Bộ chỉ huy Trung (CCC) ở Kontum đảm trách. Quân số năm 1969 của hai Bộ chỉ huy hành quân Bắc và Trung, thuộc lực lượng Mũ Nồi Xanh Mỹ có 72 sĩ quan và 409 hạ sĩ quan, binh sĩ.

(http://cB1.upanh.com/19.216.26055710.OUk0/1ltmichaelfortecentercccmacvsog1971.jpg)
Trung úy Micheal Forte (giữa) thuộc MACV-SOG tại Bộ chỉ huy Trung (CCC), Kontum, 1971

Kế hoạch 35 triển khai trên lãnh thổ Canpuchia có vẻ ít khó khăn hơn so với ở Lào và Nam Việt Nam. Chương trình hành quân Daniel Boone đã đổi tên thành Salem House. Năm 1969, con số thiệt hại trung bình cho mỗi  chuyến vượt biên xâm nhập lãnh thổ  Campuchia là 13%. Cũng trong năm 1969, Trung tâm hành quân Salem House đã tổ chức 454 chuyến xâm nhập thu thập tin tức tình báo chiến lược. Trong đó, tổn thất lớn nhất của lực lượng biệt kích Mũ Nồi Xanh là Mỹ mất đi một toán biệt kích nổi tiếng, từng nhận nhiều huy chương của quân đội. Đó là trường hợp Trung sĩ Jerry “Mad Dog” Shriver.

Ngày 24/4/1969, một đại đội xung kích Hatchet Force, trong đó có Shriver được trực thăng đổ bộ xuống tấn công vào căn cứ đầu não Trung ương Cục miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đại đội này bị đối phương xóa sổ hoàn toàn. Trung sĩ Jerry Shriver mất tích, không tìm ra xác. Nhiều phi đội phản lực, khu trục được gọi đến để yểm trợ cho đoàn trực thăng cấp cứu đem những biệt kích quân còn sống sót của đại đội biệt kích Hatchet Force ra.

(http://cB5.upanh.com/19.214.26054634.7bX0/maddogschriver.jpg)
"Huyền thoại" Mad Dog Shriver, mất tích ở Campuchia


Đến năm 1970, khi chương trình Việt Nam hóa chiến tranh bắt đầu được triển khai thì con số thiệt hại của SOG nhờ đó được giảm đi. Vẫn theo số liệu của Trung tâm hành quân Prairie Fire, tại thời điểm năm 1970, cơ quan này đã tổ chức 441 chuyến vượt biên, chiếm tới 95% phi vụ thả biệt kích hoạt động trên lãnh thổ Lào. Tuy nhiên, việc sử dụng các đơn vị đến cấp đại đội ngày càng trở nên khó khăn do việc quân đội Mỹ lần lượt rút khỏi Việt Nam, kèm theo họ không cung cấp đủ phương tiện cho các đơn vị SOG.

Đến cuối năm 1970, con số thiệt hại của lực lượng biệt kích Mỹ là 12 trường hợp bỏ mạng, 98 bị thương và 4 mất tích. Chương trình hành quân Salem House tại Campuchia phần nào nhẹ đi do sự kiện ngày 18/3/1970 khi mà ông hoàng Sihanouk bị tướng Lon Nol đảo chính lật đổ ngôi vị. Nhân cơ hội đó, liên quân Mỹ và Sài Gòn tổ chức cuộc hành quân Bình Tây, tấn công sang đất Campuchia. Trung tâm hành quân Salem House đã tổ chức 577 chuyến xâm nhập Campuchia, chủ yếu do lực lượng Lôi Hổ thuộc Nha Kỹ Thuật của Quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, vì lính Mỹ không được phép sang Campuchia, theo lệnh ban hành ngày 30/6/1970.

Đến cuối năm 1970, Quân đội Bắc Việt đã hoàn thành hệ thống chống biệt kích rất hiệu quả. Người chỉ huy trưởng cuối cùng của SOG là Đại tá Skip Sadler thừa nhận: “Chỉ có 40% các toán biệt kích hoạt động bên Lào lâu hơn 24 tiếng đồng hồ. Đối phương đã đợi sẵn và biết mình sẽ đến”. Người lính Mũ Nồi Xanh cuối cùng của Mỹ bỏ xác ở rừng xanh vào ngày 29/1/1971 trên đất Lào là Trung sĩ David Mixter.

Cùng năm 1971, Quân đội Sài Gòn tiến công sang lãnh thổ Lào, bằng cuộc hành quân Lam Sơn 719. Để yểm trợ cho cuộc hành quân này, SOG tổ chức nhiều cuộc hành quân giả để đánh lạc hướng Quân đội Bắc Việt. Tại khu vực phía tây căn cứ Khe Sanh, SOG thả dù hình nhân giả đem theo chất nổ, khi chạm đất sẽ nổ để nghi binh, làm như thả nhiều toán biệt kích xuống địa bàn đã định. Trong lúc cuộc hành quân Lam Sơn 719 đang triển khai, SOG thả biệt kích xuống thung lũng A Sầu, hy vọng sẽ trói được tay đối phương, vừa để thu thập tin tức tình báo chiến lược cho các đơn vị của Mỹ.

Từ ngày 1/1/1971 đến 31/3/1972, Kế hoạch 35 đã tổ chức 474 chuyến hành quân xâm nhập. Trong đó, lực lượng Mũ Nồi Xanh đã chỉ huy 278 chuyến xâm nhập, còn lại 196 chuyến do Nha Kỹ Thuật thuộc Bộ Tổng Tham mưu Sài Gòn đảm nhiệm. Mùa khô năm 1970-1971, những chuyến xâm nhập sang Lào và Campuchia ngày càng trở nên rất nguy hiểm. Trong các bản báo cáo của SOG cho thấy, trong tổng số các toán xâm nhập đã có 7 toán phải chiến đấu tìm đường tháo chạy.

Đại tá Roger Pezzelle, người đã chỉ huy triển khai Kế hoạch 35 kể lại: “Trong tháng 8/1971, chúng ta thả toán biệt kích Kansas vào khu vực phía nam khu phi quân sự. Chỉ trong vòng 10 phút, quân đội Bắc Việt kéo tới một trung đội, rồi đại đội, rồi cả tiểu đoàn (!)...” Pezzelle khẳng định thêm: “Quân đội Bắc Việt đưa quân rất đông vào Nam Việt Nam. Họ dùng xe chuyển quân, chở lương thực, đồ tiếp vận đến các đơn vị hành quân của họ trên chiến trường. Biệt kích báo cáo là đối phương có cả xe tăng ở Kontum, nhưng chẳng ai tin, cuối cùng phải chụp ảnh đem về”.

(http://cB8.upanh.com/19.215.26055367.IZ70/bklangvayditandenkhesanh.jpg)
Biệt kích Làng Vây di tản đến Khe Sanh, sau khi căn cứ bị tràn ngập

Cuối năm 1971, Kế hoạch 35 thực hiện phi vụ cuối cùng. Theo bản báo cáo của SOG gửi Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam (MACV) cho biết trước cuộc tấn công Mùa hè đỏ lửa, mà Quân đội Bắc Việt gọi là “Chiến dịch Nguyễn Huệ”, mũi tiến công chính của Quân đội Bắc Việt sẽ vượt sông Bến Hải, đánh sang khu phi quân sự. SOG gọi đó là kiểu “đánh vào đầu”. Ngày 30/4/1972, Bộ Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương ra lệnh cho SOG bàn giao tất cả cho Nha Kỹ Thuật, trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Sài Gòn, chấm dứt “huyền thoại về Đoàn Nghiên cứu, quan sát – SOG”.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 25 Tháng Hai, 2011, 08:33:17 pm

KẾ HOẠCH 37 – BIỆT HẢI

Bắt đầu từ những tháng đầu năm 1961, cơ quan Trung ương tình báo Mỹ (CIA) đã điều khiển những trận tấn công bất ngờ, phá hoại các căn cứ quân sự dọc theo bờ biển Bắc Việt Nam. Những cuộc tập kích trên đều do những toán biệt kích biển (Marops) đảm nhiệm. Đến mùa khô 1961-1962, sau khi đã đọc các bản báo cáo kết quả về những cuộc hành quân trên, Đô đốc Harry Felt chẳng còn gì để nói và CIA nhận thấy đã hết kiểu chơi. Tóm lại, các cuộc hành quân biệt hải chẳng gây thiệt hại nào đáng kể cho chính quyền Bắc Việt, mặc dù viên Tư lệnh lực lượng Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương là người hiểu biết về vấn đề hành quân biển hơn ai hết.

(http://cB3.upanh.com/19.269.26110782.qPq0/ptf40.jpg)
Đại bác 40 ly gắn ở đuôi chiếc PTF. Lớp vỏ bằng 1 loại ván ép đặc biệt giúp những chiếc Nasty tránh được radar của đối phương, vừa giúp chúng có tốc độ vượt trội

Thực tế những toán biệt kích biển do CIA tuyển mộ đều sử dụng những chiếc tàu nhỏ mong manh, trang bị hỏa lực yếu. Ngay cả việc lái chiếc tàu nhỏ đến mục tiêu đã là một vấn đề khó khăn đối với các biệt kích quân. Thực ra Colby, ông trùm CIA, người chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của lực lượng biệt kích cũng chỉ làm theo lệnh của Washington mà thôi.

Đến tháng 7/1962, thì Đô đốc George Anderson, Tư lệnh hành quân biển, được mời tham gia tổ chức những trận tập kích, quấy rối bờ biển Bắc Bộ. Kế hoạch này nhằm mục đích làm cho Bắc Việt không còn đủ sức yểm trợ cho quân cộng sản ở miền Nam Việt Nam.

Người trực tiếp chịu trách nhiệm chính của kế hoạch này là Tucker Gougelmann, một chuyên gia hàng đầu về phá hoại trên biển của CIA. Năm 1961, ông ta lập căn cứ tại Đà Nẵng và bắt đầu đưa những toán biệt kích biển xâm nhập biển Bắc Bộ. Kế hoạch hành quân biển do CIA hoạch định và điều hành chỉ có tầm hoạt động rất giới hạn. Mục tiêu chính là thu thập tin tức, do thám bờ biển Bắc Bộ. Theo những tài liệu đã giải mã, thì giai đoạn đầu của Kế hoạch hành quân biển diễn ra rất âm thầm, để tránh đụng độ với Hải quân Bắc Việt.

Năm 1962, Gougelmann được lệnh của Washington bắt đầu những trận tập kích phá hoại để trả đũa cho việc Bắc Việt ngày càng gia tăng những hoạt động chi viện cho cộng sản ở miền Nam; đồng thời để xây dựng những mật cứ ở miền Bắc trong tương lai. Chính Tổng thống Kenedy là người thúc đẩy CIA tăng cường những hoạt động bí mật trên lãnh thổ Bắc Việt Nam.

Lực lượng biệt kích biển dưới quyền chỉ huy của Gougelmann đã sử dụng loại thuyền máy cũ kỹ đóng tại miền Nam cho các trận tập kích. Điều đó khiến Đô đốc Felt phật ý, vì loại thuyền máy cũ kỹ ấy không thể dùng để tấn công bất ngờ được. Loại hành quân này rất cần tốc độ và bí mật. Khi Washington ra lệnh gia tăng các cuộc hành quân biệt hải, Hải quân Mỹ được lệnh yểm trợ, cung cấp trang bị chuyên biệt cho CIA để cơ quan chức năng này hoàn thành các phi vụ. Tháng 8/1962, tướng Harkins, Tư lệnh Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam, dự kiến sử dụng loại tàu Topedo (phóng thủy lôi), được căn cứ Tiếp vận hải quân ở Đà Nẵng yểm trợ, cho những cuộc hành quân biệt hải trên lãnh thổ Bắc Bộ. Kế hoạch này được chính quyền Kenedy chấp thuận vào cuối tháng 9/1962.

(http://cB4.upanh.com/19.270.26111263.5ud0/paulharkins.jpg)
Đại tướng Paul D. Harkins, chỉ huy trưởng MAAG (1962-1963); chỉ huy trưởng MACV (1963-1964)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 25 Tháng Hai, 2011, 09:00:22 pm

Cùng thời điểm trên, Hải quân Mỹ bắt đầu nghiên cứu, xem xét tìm loại tàu thích hợp cho các cuộc hành quân biệt hải. Tháng 10/1962, phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ Roswell Gilpatric ra lệnh cho Đô đốc Anderson giao cho CIA 2 con tàu Topedo là PT. 810 và PT. 811, được đóng từ năm 1950. Hai con tàu này đều được trang bị đại bác 40 ly và 20 ly; được đổi tên mới là PTF-1 và PTF-2 (tàu tuần tiễu nhanh – Patrol Type Fast).

(http://cB7.upanh.com/19.271.26112456.p0R0/ptfarm.jpg)
Hỏa lực trang bị cho PTF

Đầu năm 1963, Hải quân Mỹ mua hai con tàu Nasty PTF-3, PTF-4 của Hải quân Na Uy. Loại tàu này chạy rất nhanh và tránh được radar. Bỏ qua yêu cầu bảo mật, Đô đốc Anderson đã gửi 2 con tàu Nasty đến Washington tham gia diễu hành trong cuộc diễn tập hành quân và yểm trợ đổ bộ. Cuộc diễn tập đã diễn ra bên sông Potomac, do các toán biệt kích người nhái SEAL, mới thành lập, đảm trách.

Phải đến những tháng cuối năm 1963, CIA mới nhận được những chiếc tàu Nasty vừa tham gia diễn tập. Để lái loại tàu này xâm nhập hải phận Bắc Việt Nam, CIA đã tuyển mộ lính đánh thuê người Na Uy và Đức. Mhằm trợ lực cho CIA, Hải quân Mỹ đồng ý để đơn vị SEAL huấn luyện cho biệt kích quân Việt Nam về chiến thuật hành quân phá hoại trên biển, vừa cung cấp đồ tiếp vận, cũng như bảo trì các tàu PTF.

Trong lúc “Kế hoạch 37” đang triển khai, Tổng thống Kenedy ra lệnh cùng lúc xúc tiến “Kế hoạch Trở Lại" (Switch Back). Theo đó, tất cả các hoạt động của CIA tại miền Bắc Việt Nam được bàn giao cho Lầu Năm Góc (Bộ Tổng Tham mưu liên quân Mỹ), kể cả chương trình Hành quân Biệt Hải. Lúc đầu nằm trong “Kế hoạch 34A”, một bộ phận thuộc Đoàn nghiên cứu, quan sát (SOG) thành lập “Ban cố vấn Hải quân”, mật danh của “Kế hoạch 37” ở Đà Nẵng.

Ban Cố vấn Hải quân chính thức triển khai kế hoạch từ đầu tháng 1/1964, với mục tiêu bao gồm các cuộc hành quân bí mật trên biển. Đến năm 1965, một văn phòng liên lạc được thành lập, trực thuộc SOG, chuyên trách theo dõi việc triển khai Kế hoạch 31 (OP-31). Nếu như Văn Phòng Liên Lạc chuyên trách về nhân sự thì Ban Cố vấn Hải quân (NAD) là cánh tay hành động, đều thuộc quyền chỉ huy của SOG.

(http://cB0.upanh.com/19.271.26112849.AOx0/1411967.jpg)
Bến Súc, 14/01/1967. Tản cư tránh trận càn Cedar Falls

Việc tìm một sĩ quan hải quân cấp bậc đại tá trong Quân đội Mỹ không khó, nhưng tìm một sĩ quan cao cấp am hiểu về Chiến tranh ngoại lệ quả thật không dễ chút nào. Vì vậy, người chỉ huy đầu tiên của Ban Cố vấn Hải quân là Jack Owens, mới được bổ nhiệm được một năm đã phải thay thế. Đại tá Bob Fay là người kế nhiệm. Không giống như Owens, một sĩ quan Hải quân thông thường, Bob Fay trưởng thành từ một đơn vị Người nhái. Nhưng thật trớ trêu, ngày 28/10/1965, chiếc xe Jeep chở ông ta trúng đạn pháo kích của đối phương. Bob Fay trở thành sĩ quan biệt kích biển cao cấp đầu tiên của Mỹ bỏ mạng trên chiến trường Việt Nam.

Bob Fay mới chỉ huy Ban Cố vấn Hải quân (NAD) được có 6 tháng. Những người kế nhiệm Bob Fay sau này là William Hawkins, Willard Olson, Robert Terry và Norman Olson đều ít am hiểu về chiến tranh ngoại lệ, cho dù họ đeo lon đại tá Hải quân Mỹ.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 25 Tháng Hai, 2011, 09:19:56 pm

Kế hoạch 37 do Ban Cố vấn Hải quân Mỹ đảm trách, được giao nhiệm vụ tấn công, phá hoại những mục tiêu dọc theo bờ biển Bắc Bộ. Với phạm vi hoạt động từ vĩ tuyến 17 ra đến vĩ tuyến 21, trong vòng bán kính 30 dặm dọc theo bờ biển. Trong mệnh lệnh hành quân, khu vực hoạt động của các toán biệt kích biển ở phía dưới cảng Hải Phòng, bao gồm mục tiêu cụ thể: Ngăn chặn và quấy rối (ngăn chặn, bắt cóc, thẩm vấn, phá hủy tất cả các loại tàu vũ trang, tiếp vận của miền Bắc. Phá hoại đường tiếp tế trên biển của Quân đội Bắc Việt cho miền Nam). Bắn phá các mục tiêu dọc theo bờ biển. Tập kích lên bờ, tấn công các căn cứ quân sự, dân sự. thả biệt kích, điệp viên xâm nhập miền Bắc. Tiến hành các thủ đoạn chiến tranh tâm lý như thả truyền đơn, radio, quà tặng xuống các khu vực giáo dân, nông thôn miền Bắc. Mặc dù được SOG tài trợ, huấn luyện nhưng tất cả những cuộc hành quân biệt kích biển, vượt tuyến đều do biệt kích, người nhái của Quân đội Sài Gòn đảm nhiệm.

(http://cB4.upanh.com/19.274.26115283.iF80/c30mekong.jpg)
Cần Thơ 60s

Năm 1964, Ban Cố vấn Hải quân Mỹ tổ chức thành 7 bộ phận. Những bộ phận quan trọng chuyên việc huấn luyện  thủy thủ đoàn lái tàu Nasty và các toán biệt kích biển. Kế hoạch 37 triển khai với sự phối hợp giữa SOG và Nha Kỹ thuật của Quân đội Sài Gòn. Hải quân Mỹ chuyên soạn thảo kế hoạch hành quân; huấn luyện thủy thủ, biệt kích và bảo đảm cho kế hoạch. Sở Phòng vệ Duyên hải trực thuộc Nha Kỹ thuật chuyên về những vấn đề yểm trợ khác. Sở này có 5 toán, gồm 15 biệt kích quân biển; 18 nhân viên, thủy thủ đoàn lái tàu Nasty và toán bảo dưỡng tàu. Tất cả đều nằm trong Kế hoạch 37. Nhiệm vụ chính của Sở chỉ huy là tuyển mộ thủy thủ và biệt kích quân.

Tất cả những cuộc hành quân biệt hải chỉ được triển khai khi nhận được sự chấp thuận của giới chức thẩm quyền ở Washington. Riêng Hải quân Mỹ có trách nhiệm chọn mục tiêu, soạn thảo kế hoạch hành quân, phối hợp và chỉ huy các cuộc hành quân. Tính từ tháng 4 cho đến tháng 12/1964, các toán biệt kích biển đã tổ chức 32 cuộc vượt tuyến tấn công, phá hoại các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc như trạm kiểm soát, cầu, các đảo nhỏ, đài radar.

Cụ thể, ngày 12/6/1964, biệt hải phá hủy một nhà kho. Cuối tháng 6, phá sập một chiếc cầu. Tháng 7, phá hủy một nhà bơm nước; đánh chìm 3 chiếc tàu nhỏ. Ngày 30/7, bốn chiếc tàu PTF đến đông nam Hòn Me (19º vĩ bắc, 106º 16’ độ kinh đông), chia làm hai tốp. Tàu PTF-3 và PTF-6 hướng về Hòn Me; hai tàu PTF-5 và PTF-2 đi về Hòn Niêu. Cả hai tốp đều đến bắn phá binh trạm, xưởng quân khí, trạm tiếp liệu. Khi bị tàu Swatow của Hải quân Bắc Việt đuổi theo, cả hai tốp đều chạy về hướng nam. Nhân chuyện này, Mỹ dựng lên “Sự kiện chiến hạm Maddox bị tấn công ngoài khơi vịnh Bắc Bộ”, để có cớ gây ra chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân.

Đến cuối năm 1964, SOG ra lệnh cho NAD gia tăng các chuyến hành quân biệt hải. Tính riêng năm 1965, có 170 chuyến vượt tuyến bắn phá, quấy rối hải phận miền Bắc Việt Nam. Năm 1966, NAD tổ chức 126 cuộc hành quân chính và 56 cuộc hành quân phụ. Trước tình hình trên, Hà Nội đã tăng cường lực lượng bảo vệ dọc theo bờ biển, gây trở ngại lớn và rất nguy hiểm cho các toán biệt kích biển; đương nhiên, càng khó khăn hơn cho các cuộc tập kích lên bờ. Bởi thế mà trong 34 trận tập kích của SOG ở vùng biển Bắc Bộ, chỉ có 4 trận được coi là thành công.

(http://cB7.upanh.com/19.273.26114706.Xuc0/seals.jpg)
Toán biệt hải được cố vấn Mỹ huấn luyện tại Đà Nẵng

Bắt đầu từ năm 1967, cường độ các cuộc hành quân biệt hải trong Kế hoạch 37 giảm đi trông thấy. Năm 1967, theo kế hoạch có 151 cuộc hành quân thì chỉ triển khai được 125 cuộc, hủy bỏ 19 cuộc vì thời tiết; 7 cuộc do bị hỏng phương tiện tàu bè hoặc nhân viên có vấn đề.

Ngày 1/11/1968, tất cả những cuộc hành quân vượt tuyến trong Kế hoạch 37 đều bị đình chỉ. Đến tháng 7/1971, Sở Phòng vệ Duyên Hải đảm nhiệm hoàn toàn các cuộc hành quân xâm nhập biển Bắc Bộ.

Theo tài liệu: “The secret War Against Hanoi” by Richard H. Shultz Jr.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 25 Tháng Hai, 2011, 09:56:52 pm

KẾ HOẠCH 39 – CHIẾN TRANH TÂM LÝ

Nằm dưới vĩ tuyến 17, dọc theo hải phận Việt Nam, đến ngoài khơi biển Đà Nẵng có một đảo nhỏ, phương ngữ gọi là Cù Lao Chàm. Khi người Mỹ đến Đà Nẵng, họ gọi là “Hòn đảo thần tiên” (Paradise island). Đảo nhỏ này đã trở thành “vùng đất tự do” cho những ngư dân vùng biển Bắc Bộ bị biệt kích bắt cóc đem đến theo sách lược của “Phong trào Gươm thiêng ái quốc”.

(http://cB1.upanh.com/19.276.26117430.FKT0/dananglanding004.jpg)
Những người đẹp Đà Nẵng với vòng hoa trong tay để đón lính Mỹ đổ bộ vào ngày 8/8/1965

Theo Kế hoạch 39 (OP 39), trước tiên SOG xây dựng trên hòn đảo những làng nhỏ theo khuôn mẫu những làng chài dọc theo bờ biển Bắc Bộ. SOG để ý đến từng chi tiết nhỏ, sao cho giống hệt khuôn mẫu. Vấn đề còn lại là làm sao đem được những người dân chài miền Bắc đến đảo, mà họ tin rằng vẫn còn sống trên đất Bắc. Để làm được điều đó, SOG lập 1 đơn vị biệt kích biển cho phong trào “Gươm thiêng ái quốc”. Bắt đầu từ tháng 5/1964, những chiếc tàu vũ trang không tên sẽ xâm nhập vào hải phận miền Bắc Việt Nam để bắt cóc ngư dân đem đến Cù Lao Chàm.

Nhân viên, thủy thủ trên những chiếc tàu bí mật đó đều nói giọng miền Trung hoặc miền Bắc Việt Nam, nhiều người di cư vào Nam từ năm 1954. Tàu nào cũng treo cờ của phong trào “Gươm thiêng ái quốc” và thủy thủ đoàn tự xưng là hội viên của phong trào trên.

Như vậy, hoạt động của lực lượng biệt hải là sự kết hợp giữa hai chương trình của Kế hoạch 39 và Kế hoạch 37. Ban Cố vấn Hải quân, thật ra là mật danh của Trung tâm điều hành Kế hoạch 37, đặt tại Đà Nẵng. Trung tâm này chuyên trách quản lý phương tiện tàu bè, nhân viên, thủy thủ biệt phái cho phong trào “Gươm thiêng ái quốc”, để thực thi những hải vụ bắt cóc ngư dân miền Bắc. Thiếu tá Roger Mc Elroy, một trong số rất ít người Mỹ đã từng xâm nhập vùng biển Bắc Bộ, trong một hải vụ, ông ta kể lại rằng: “Những chiếc tàu đó được đóng bằng gỗ để tránh bị radar phát hiện và được giấu ở Đà Nẵng chứ không phải để cho ngư dân trên đảo sử dụng. Thỉnh thoảng, tôi đi theo toán biệt hải. Lúc lên tàu, tôi mặc quần áo ngụy trang, đội lưới che măt và không đem theo bất cứ loại giấy tờ tùy thân nào hay vật dụng gì chứng minh tôi là người Mỹ”. Khi vào đến hải phận miền Bắc Việt Nam, MC Elroy không được lên trên boong tàu, nhiệm vụ của ông ta là liên lạc với lực lượng Hải quân Mỹ đang có mặt ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.

(http://cB6.upanh.com/19.276.26118285.Q0T0/dananglanding007.jpg)
Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng, 8/8/1965

Khi bắt được ngư dân hoặc thường dân sống dọc theo bờ biển Bắc Bộ, nhân viên SOG cho họ biết rằng đang nằm trong tay phong trào “Gươm thiêng ái quốc”, một phong trào yêu nước, và họ sẽ được đưa đến phần đất đã được giải phóng dọc theo bờ biển. Những người bị bắt cóc sau đó được giải thích vì lý do an ninh nên phải bịt mắt, đưa xuống hầm tàu. Khi đến Cù Lao Chàm, họ được đưa lên trên boong tàu, gỡ băng bịt mắt ra và trước mắt họ là một làng chài đã được giải phóng, như ở đâu đó ngoài Bắc. Tất cả mới là khúc dạo đầu. Những ngày sau đó là phần tuyên truyền những người bị bắt cóc.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 25 Tháng Hai, 2011, 10:25:44 pm

Theo Đại tá Don Blackburn, một trong những ông trùm của SOG thì “Mục đích của Kế hoạch 39 này là làm cho họ tin rằng đang ở trong một làng giải phóng ở miền Bắc. Khi trả họ về, họ sẽ loan tin là lực lượng kháng chiến có thật và đã giải phóng nhiều vùng ở miền Bắc”.

(http://cB7.upanh.com/19.278.26119596.RtU0/dodo.jpg)
Căn cứ Do Do, Cù Lao Chàm phục vụ cho phong trào "Gươm thiêng ái quốc"

Những người bị bắt cóc sẽ sống trên đảo hoang khoảng ba tuần lễ. Trong khoảng thời gian đó, họ chỉ gặp những người nói giọng miền Bắc, họ ăn uống, nói chuyện về đời sống dưới chế độ cộng sản, những điều về phong trào “Gương thiêng ái quốc”. Lại có người được đưa đi thăm những làng ở trên đồi, gây cho họ ý tưởng về những căn cứ kháng chiến nằm sâu trong vùng rừng núi ngoài Bắc.

Jack Singlaub, người thay Blackburn, kể thêm: “Chúng tôi lo cho họ rất chu đáo, người nào cũng mập ra, chữa bệnh cho họ và làm cho họ cảm thấy sống trong vùng kháng chiến sướng hơn dưới chế độ cộng sản. Chúng tôi lấy tin tức từ những người bị bắt cóc và cho họ biết một số biểu hiện suy đồi của giới lãnh đạo Hà Nội. Những ngư dân đôi khi cũng cho biết tên tuổi của một số viên chức tham nhũng trong chính quyền Hà Nội. Đài Gươm thiêng ái quốc theo đó mà nêu đích danh tên tuổi những giới chức tham ô, lạm dụng quyền lực ở đối phương khá chính xác, gây sự nghi ngờ trong nội bộ chính quyền Hà Nội”.

Trong những ngày cuối cùng ở Cù Lao Chàm, họ được dặn dò liên lạc với phong trào “Gươm thiêng ái quốc” địa phương. Họ được trao quà lưu niệm, những đồ dùng khan hiếm ở miền Bắc và radio để nghe đài “Gươm thiêng ái quốc”. Sau đó, họ được thả về làng cũ bằng cách thức như lúc họ bị bắt cóc đưa đến Cù Lao Chàm.

Năm 1966, được coi là năm hoạt động hiệu quả, 353 ngư dân và thường dân ngoài Bắc được đưa đến Cù Lao Chàm. Từ năm 1964 đến năm 1968, tổng cộng có 1.003 ngư dân và dân thường bị bắt cóc đưa đến Cù Lao Chàm để phong trào “Gươm thiêng ái quốc” “truyền giáo” . Quả thực, Kế hoạch 39 có cách thức hoạt động y như trong tiểu thuyết (!)

(http://cB9.upanh.com/19.279.26120678.jw90/biethaidanang.jpg)
Toán Biệt hải tại Đà Nẵng

Trong những hải vụ xâm nhập, đương nhiên không thể tránh khỏi những cuộc đụng độ với tàu tuần tiễu của Bắc Việt. Trong trường hợp này nếu bắt được tù binh thì họ sẽ bị đưa ra tòa án “Gươm thiêng ái quốc”, tù binh sẽ bị khép vào tội “chống lại quê hương của họ” và lãnh án tử hình. Điều đó khác hẳn những gì mà phong trào “Gươm thiêng ái quốc” thường nêu cao là “phụng sự hòa bình”. Do đó, tù binh không bị tử hình mà được đưa đến Cù Lao Chàm. Tại đây, những tù binh luôn được rỉ tai, tuyên truyền kỹ lưỡng. Chưa hết, trước khi được trả về làng cũ, tù binh sẽ bị bắt buộc phải viết giấy thú tội, thề sẽ trung thành với phong trào.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 25 Tháng Hai, 2011, 11:11:44 pm

Trong trường hợp ai đó bị khuất phục, họ sẽ được chọn lọc, huấn luyện thêm để làm việc cho phong trào. Khi trở về lại nguyên quán, họ sẽ hoạt động ngầm, tuyên truyền cho phong trào. Những người thật sự muốn ở lại “phần đất tự do” sẽ được đưa tiếp vào miền Nam, sống trong những khu định cư dành cho những phần tử chiêu hồi. Trong tay SOG, phong trào “Gươm thiêng ái quốc” thật sự trở thành công cụ phá hoại, chống lại chế độ xã hội ở miền Bắc, bằng việc xúi giục dân chúng miền Bắc vũ trang chống lại chế độ hoặc tổ chức ám sát giới chức lãnh đạo.

(http://cB0.upanh.com/19.282.26123859.9bf0/tuyhoa2231975nickut.jpg)
Tuy Hòa, 22/03/1975. Ảnh Nick Út

Tuy nhiên, mọi dự án đều không được chấp thuận. Theo tài liệu đã được giải mã thì Washington có bốn trở ngại. Thứ nhất, bành trướng phong trào “Gươm thiêng ái quốc” sẽ vi phạm đến những điều luật trong hiệp định Geneve, lộ âm mưu chống lại chính quyền Bắc Việt. Thứ hai, Washington lo ngại phong trào sẽ đi quá trớn, rất khó kiểm soát. Thứ ba, nếu gây ra sự khủng hoảng ở miền Bắc, có thể sẽ làm Hà Nội phản ứng mạnh mẽ bằng cách đưa thêm quân vào miền Nam. Thứ tư, nếu giấc mơ chế độ miền Bắc suy sụp trở thành hiện thực, biết đâu Trung Hoa sẽ nhảy vào vòng chiến đấu như cuộc chiến ở Triều Tiên.

Song song với đài “Gươm thiêng ái quốc”, Kế hoạch 39 đã tạo nên nhiều đài phát thanh khác như đài “Tiếng nói tự do” (Voice Of Freedom). Đài này thường đọc tin tức, thông qua các diễn đàn văn hóa để tuyên truyền về đời sống và lối sống tự do theo kiểu Mỹ. Trung bình mỗi tuân đài này phát thanh tới 75 giờ.

Bên cạnh đó còn có đài phát thanh “Cờ đỏ” (Red Flag), tập hợp những phần tử chống cộng quyết liệt, chuyên xuyên tạc, vu khống lãnh đạo và chế độ xã hội ở miền Bắc Việt Nam. Đồng thời đài còn cố tình xuyên tạc, gây hiềm khích giữa các nước XHCN với nhau, hoặc giữa các nước ủng hộ Việt Nam với dân tộc Việt Nam.

Cơ quan Trung ương tình báo Mỹ còn lập đài phát thanh “Sao đỏ” (Red Star) để chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đài này đưa ra khẩu hiệu “Miền Nam Việt Nam là của người miền Nam”.

Tất cả những hoạt động ngoài vĩ tuyến 17 được lệnh chấm dứt vào tháng 11/1968, sau khi chính quyền Johnson quyết định chấp nhận đề nghị của Hà Nội, tìm giải pháp cho hòa bình. Theo đó, Kế hoạch 39 buộc phải bỏ rơi Cù Lao Chàm, vốn được CIA đặt cho cái tên nghe rất cổ tích “Đảo thần tiên”, nhưng lại là nơi toan tính biết bao thứ của họ.

(http://cB9.upanh.com/19.280.26121528.1g80/xuanloc1441975.jpg)
Xuân Lộc, 14/04/1975


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 26 Tháng Hai, 2011, 09:14:10 pm

HÀNH QUÂN SHINING BRASS

Năm 1965, Đại tá Donald Blackburn được bổ nhiệm là chỉ huy trưởng Liên Đoàn Nghiên cứu, quan sát (SOG). Là một sĩ quan lâu năm trong lực lượng biệt kích, ông ta rất nổi tiếng về lý thuyết chiến tranh du kích. Theo lệnh của tướng Westmoreland, SOG tiến hành xâm nhập hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, tuyến giao thông huyết mạch đưa Quân đội Bắc Việt vào chi viện cho chiến trường miền Nam Việt Nam.

Vào thời điểm đó, chưa ai biết chắc chắn chuyện gì đang xảy ra bên Lào. Thế là họ thành lập Trung tâm hành quân Shining Brass, do SOG đảm nhiệm, đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Arthur D. “Bull” Simons. Ông ta là một người có tầm vóc đáng nể, rất xứng đáng với danh hiệu “Bò mộng” hay “Người khổng lồ”.

Trong Chiến Tranh Thế Giới lần II, Tiểu đoàn Biệt động quân số 6 của Bull Simons là đơn vị trinh sát, làm tai mắt cho Sư đoàn Dù số 11 của Mỹ, vừa là đơn vị mũi nhọn trong trận đổ bộ lên đảo Leyte, Phillipin.

(http://cB7.upanh.com/19.340.26183766.XuK0/bullsimons6thrangerbattalion.jpg)
Đại tá "Bull" Simons (hàng ngồi, thứ 3 từ trái sang) cùng các thành viên Tiểu đoàn đặc nhiệm số 6. Chính Simons là người chỉ huy cuộc tập kích Sơn Tây ngày 21/11/1970, với thành phần chính được chọn từ Tiểu đoàn Đặc nhiệm số 6 & 7

Đại tá Bull Simons từng biết vùng Nam Lào, bởi trước đó ông ta đã tuyển mộ, huấn luyện người dân tộc Kha cho CIA vào những năm 1961-1962. Khi Hiệp định Geneva 1962 về trung lập hóa vương quốc Lào được ký kết, Bull Simons cùng những phi vụ mật của ông ta ở Lào cũng tạm thời chấm dứt.

Trung tâm hành quân Shining Brass tuyển quân tình nguyện từ Liên đoàn biệt kích số 1 của Mỹ và bắt đầu huấn luyện tại Okinawa, Nhật Bản. Đến cuối mùa hè 1962, có 16 biệt kích Mũ Nồi Xanh đã kết thúc khóa huấn luyện, đủ khả năng tăng cường cho 5 toán thám báo, còn thừa 1 người làm dự bị. Theo cách thức tổ chức của Bull Simons, mỗi toán thám báo sẽ gồm 2 hoặc 3 biệt kích Mũ Nồi Xanh của Mỹ và 9 biệt kích quân tuyển mộ từ các bộ tộc thiểu số của Lào. Toán thám báo hỗn hợp này có đầy đủ kinh nghiệm để thực thi những phi vụ được giao, lại thêm được CIA trang bị đầy đủ các phương tiện, vũ khí, máy móc tối tân; cộng với kinh nghiệm đi rừng, mật phục của các biệt kích quân người dân tộc thiểu số, chiếm số lượng chủ chốt trong toán, thì chắc chắn sẽ giảm thiểu những thiệt hại về nhân mạng cho lực lượng Mũ Nồi Xanh của Mỹ.

Lúc đầu, quân số của toán thám báo hỗn hợp phần lớn là người Nùng. Gốc gác của họ từng định cư ở phía nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, họ được người Pháp biết đến như là những chiến binh can trường. Đặc biệt là về những hoạt động biệt kích trong lòng đối phương, họ luôn tỏ ra có khả năng trội hơn. Vì vậy, chính quyền Sài Gòn luôn dành cho họ những đặc quyền như: không phải động viên và thực hiện luật nghĩa vụ quân sự; các quân nhân Nùng có cấp bậc thấp đều được trợ cấp 60 USD/ 1 tháng, tương đương với mức lương của sĩ quan cấp Úy trong Quân đội Sài Gòn.

Theo kế hoạch của Bull Simons, trước tiên các toán thám báo sẽ do thám để phát hiện các căn cứ, nơi đóng quân của Quân đội Bắc Việt. Sau đó, chỉ điểm cho máy bay đến oanh kích các mục tiêu trên. SOG tổ chức thêm những đại đội xung kích, sử dụng chiến thuật trực thăng vận tấn công chớp nhoáng vào những căn cứ, sở chỉ huy, kho quân dụng của đối phương do những toán thám báo tìm ra. Dưới sự yểm trợ mạnh mẽ về hỏa lực của không quân, các đại đội xung kích (Hatchet Force) được máy bay đổ bộ xuống, tràn vào các mục tiêu, phá hủy rồi rút nhanh, trước khi đối phương kịp trở tay. Những đợt tấn công chớp nhoáng này đều nằm trong chương trình  giai đoạn hai của cuộc hành quân.

Đến giai đoạn ba, SOG sẽ tuyển quân từ các bộ tộc thiểu số của Lào, tiến hành phục kích phá hoại các đơn vị Bắc Việt; khiến họ phải tập trung vào vấn đề an ninh. Theo tính toán của Blackburn, lúc đó đối phương sẽ là miếng mồi ngon lành cho các phi vụ oanh kích của máy bay và các đại đội xung kích. Tuy nhiên kế hoạch của Đại tá Blackburn bị viên Đại sứ Mỹ tại vương quốc Lào là William Sullivan ngăn cản. Ông đại sứ giới hạn phạm vi hoạt động của SOG chỉ trong hai ô vuông trên bản đồ dọc theo biên giới Việt – Lào. Ông ta còn ra điều kiện cho tất cả các cuộc oanh kích đều phải xuất phát từ lãnh thổ Thái Lan và cấm sử dụng trực thăng đổ quân xâm nhập. Vì vậy các toán thám báo đều phải đi bộ xâm nhập vào đất Lào, mặc dù họ vẫn có thể được trực thăng bốc về trong trường hợp khẩn cấp.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 26 Tháng Hai, 2011, 10:13:24 pm

Để tránh rắc rối với vị Đại sứ Mỹ tại Lào, Đại tá Blackburn quay sang xin một phi đoàn trực thăng 219 của Không quân Quân đội Sài Gòn, đóng tại Đà Nẵng biệt phái sang Lào. Tuy rằng những phi công trong Phi đoàn 219 đều lái những chiếc trực thăng H34 cũ kỹ, nhưng rất bảo đảm, vì họ được đánh giá là những quân nhân can đảm và là niềm kiêu hãnh của lực lượng SOG, do đã giải cứu được nhiều biệt kích quân.

(http://cB0.upanh.com/19.342.26185899.lfR0/trunglap1411966.jpg)
Trung Lập, 14/01/1966

Đầu tháng 9/1962, Đại tá Bull Simons lập sở chỉ huy tiền phương của cuộc hành quân Shining Brass tại Đà Nẵng, do Trung tá Ray Call chỉ huy. Sở chỉ huy tại Sài Gòn bắt đầu gọi Sở chỉ huy ở Đà Nẵng là tiền phương của tiền phương cho các toán viễn thám trong cuộc hành quân Shining Brass. Sau này Sở chỉ huy trên trở thành sở chỉ huy vùng như các sở chỉ huy Bắc, Trung, Nam (CCN, CCC, CCS). Riêng Sở chỉ huy Đà Nẵng nằm trong phi trường.

Tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn còn cách xa biên giới Việt – Lào, mà Trung tâm hành quân Shining Brass cần 1 căn cứ hành quân cụ thể (FOB) để làm nơi chứa quân, cung cấp nhiên liệu cho trực thăng và đưa các toán thám báo xâm nhập. Họ quyết định sử dụng trại biệt kích Khâm Đức, cách Đà Nẵng 60 dặm về hướng tây nam, cách biên giới Việt – Lào chừng 10 dặm, làm căn cứ hành quân. Thiếu tá Charlie Norton được chỉ định làm chỉ huy trưởng căn cứ, Đại úy Larry Thorne chịu trách nhiệm thả các toán thám báo.

Trước mắt đã có 5 toán biệt kích đầu tiên (Iowa, Alaska, Idaho, Kansas và Dakota) kết thúc khóa huấn luyện tại trại Khâm Đức. Toán trưởng mỗi toán có mật hiệu là “Một – không” (One – Zero); toán phó là “Một – một”; nhân viên truyền tin là “Một – hai”. Ngoài ra, có thể có thêm thành viên người Nùng, hoặc thêm 1 sĩ quan biệt kích của Quân đội Sài Gòn đi theo để học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật thám báo.

Toán đầu tiên xâm nhập lãnh thổ Lào, trong chương trình hành quân Shining Brass là toán Iowa gồm 2 biệt kích quân Mỹ, 1 sĩ quan biệt kích Quân đội Sài Gòn và 7 biệt kích quân Nùng. Họ mặc quân phục không cấp bậc, phù hiệu đơn vị; quần áo, ba lô đều sản xuất tại Việt Nam. Vũ khí toán Iowa được trang bị gồm tiểu liên 9 ly của Thụy Sĩ; súng ngắn 9 ly của Bỉ. Tất cả đồ trang bị cho họ đều bí mật, trong trường hợp bị phát hiện, đối phương cũng không thể biết họ là ai.

(http://cB7.upanh.com/19.342.26185646.47P0/iowateam.jpg)
Toán Iowa

Trong trường hợp toán bị bắt sống, các thành viên Iowa được dặn dò phải trả lời rằng họ trên đường đi tìm chiếc máy bay C123 bị bắn rớt và không ngờ “đi lạc” sang biên giới. Để câu trả lời có thêm trọng lượng, SOG còn làm thêm bản đồ giả, trong đó có đường biên giới quốc gia Việt – Lào dời sang lãnh thổ Lào tới 10 km về hướng tây (!)

Mặc dù Hà Nội không công nhận có quân ở bên Lào, nhưng đến tháng 10/1965, quân phòng vệ, công binh, tiếp vận của họ ở bên Lào lên đến 30.000 quân, chưa kể 4.500 quân xâm nhập vào miền Nam hàng tháng. Khoảng 200 xe vận tại chở đồ tiếp tế di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh hàng tháng. Đến mùa khô 1964-1965, qua không ảnh do máy bay thám thính U -2 chụp được cho thấy đối phương mở thêm đường mới bên Lào và đã thông đường cho xe vận tải.

Mục tiêu cho toán Iowa là D-1, ở vị trí khoảng 20 dặm về hướng tây bắc Khâm Đức, nơi có đường 165 của Lào đến gần biên giới. Mục tiêu D-1 là vị trí mà quân Mỹ nghi quân Bắc Việt đặt súng cối bắn hỏa tiễn vào các đơn vị thủy quân lục chiến và căn cứ không quân Mỹ đóng tại Đà Nẵng.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Hai, 2011, 12:04:59 am

Ngày 18/10/1965, báo chí Mỹ đăng tin Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của họ chạm trán quyết liệt với 2 Trung đoàn 66 và 33 của Quân đội Bắc Việt tại thung lũng Ia Drang. Không ai biết cùng thời điểm ấy, tại trại Khâm Đức đang diễn ra một phi vụ bí mật.

(http://cB1.upanh.com/19.409.26254020.Eeo0/iadrangmap.jpg)
Thung lũng Ia Drang, nơi 2 bên chủ động gặp nhau, và trở thành 1 trong
những trận đánh đẫm máu nhất trong chiến tranh VN

Đầu giờ chiều, tất cả các thành viên trong toán Iowa đều mở ba lô ra để kiểm tra mọi tư trang lần cuối cho chắc chắn. Họ không được phép mang theo những gì liên quan đến Mỹ. Trong khi các biệt kích quân đang thử lại súng của họ thì Thiếu tá Norton, Đại úy Thorne đưa các phi công Việt Nam, phi công trực thăng yểm trợ và máy bay thám thính, điều hành không yểm trợ tiền tuyến (FAC) đến Trung tâm hành quân bàn kế hoạch thả toán biệt kích Iowa.

Nơi thả toán Iowa là một khu vực cây cối đã bị đốn và đốt cháy, vì dân tộc Lào cũng như ở Việt Nam có thói quen đốt rừng làm rẫy. theo kế hoạch, toán sẽ được thả vào lúc trời sắp tối. Như vậy, đối phương sẽ không có thời gian cho quân truy lùng như ban ngày. Trường hợp chạm trán với đối phương ngay tại bãi đáp thì trực thăng H34 do phi công Việt Nam lái sẽ bốc toán biệt kích lên, trong lúc các trực thăng vũ trang khác bắn yểm trợ.

Lúc 18h kém 15’ chiều ngày 18/10/1965, máy bay thám thính (FAC) do Thiếu tá không quân Harley Pyles cất cánh trước, chở theo sĩ quan không yểm của SOG tại Sài Gòn là Đại úy thủy quân lục chiến Winfield Sisson. Vài phút sau, Harley Pyles báo cáo về là thời tiết có mây thấp cùng với sương mù. Lập tức lệnh thả toán thám báo được ban ra. Ba chiếc H34 nổ máy, sẵn sàng cất cánh. Các biệt kích quân Mỹ đều phải để lại tất cả giấy tờ tùy thân, từ thẻ bài, thẻ căn cước, cho đến thuốc lá Mỹ. Trong trường hợp họ bỏ mạng, không lấy được xác, thì chính quyền Mỹ sẽ chối bay về hành tung của họ. Xem ra người Mỹ quả là người biết tính toán kỹ.

Đúng 18 giờ chiều, những chiếc trực thăng cất cánh, đem theo toán Iowa. Còn những chiếc trực thăng vũ trang bay theo yểm trợ. Đến địa điểm quy định, ba chiếc H34 đáp xuống chớp nhoáng, thả toán Iowa biến mất vào trong rừng. Đại úy Thorne, người chịu trách nhiệm thả toán Iowa lệnh cho 2 chiếc H34 bay về trước, tiếp theo là máy bay thám thính và trực thăng vũ trang. Thorne chờ cho đến khi toán Iowa báo cáo đã đáp đất an toàn rồi mới bay trở về Khâm Đức. Thế nhưng, Đại úy Thorne cùng chiếc H34 của Phi đoàn 219 không quân Sài Gòn đã mất tích không hiểu vì lý do gì. Thế là ngay phút đầu tiên mở màn, cuộc hành quân Shining Brass đã bị tổn thất.

(http://cB1.upanh.com/19.348.26191690.5Bl0/tx3.jpg)

Chiếc máy bay thám thính do Thiếu tá Pyles lái cùng với Đại úy Sisson cất cánh rời trại Khâm Đức, trên đường về căn cứ Đà Nẵng cũng biến mất luôn. Trong một ngày, Quân đội Mỹ đã mất đi ba quân nhân không tìm ra tung tích. Phải đến 38 năm sau, vào năm 2003, người ta mới tìm ra hài cốt của họ.

Rạng sáng ngày hôm sau, 19/10/1965, Thiếu tá Norton được báo cáo rằng toán Iowa đã đến mục tiêu D-1, có Quân  đội Bắc Việt trong khu vực. Đối phương có mặt khắp nơi, đóng quân rải rác dọc theo hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh. Sang ngày thứ 3 (20/10), sau khi đi qua nhiều nhánh đường mòn, toán Iowa hướng về khu vực có tiếng động cơ xe vận tải để quan sát. Họ chạm trán với toán quân Bắc Việt đang đi tuần. Hai bên nổ súng, một biệt kích Nùng đi dầu trúng đạn gục xuống, quân Bắc Việt ráo riết đuổi theo.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Hai, 2011, 12:47:00 am

Sau này, Thiếu tá Norton nhớ lại: “Chúng tôi không thể đem trực thăng vào bốc họ ra được”. Do phải đem theo trang bị cùng xác chết biệt kích quân xấu số, toán Iowa lẩn tránh quân Bắc Việt truy lùng một cách chậm chạp. Quân Bắc Việt quyết định tách thành 2 cánh như cánh quạt và tiếp tục truy lùng toán biệt kích. Hai hôm sau, trời quang đãng, toán Iowa gọi 37 cuộc cho máy bay F105 đến oanh kích, rồi trực thăng H34 vào bốc toán Iowa ra khỏi vùng nguy hiểm.

(http://cB1.upanh.com/19.349.26192350.gyd0/tqlc210919663daysagainstsu324b.jpg)
21/09/1966. Thủy quân lục chiến Mỹ sau 3 đêm liên tiếp bị Sư đoàn 324B Bắc Việt Nam tấn công

Mục tiêu kế tiếp trong cuộc hành quân Shining Brass nằm cách mục tiêu trước chừng 10 dặm. Đó là một con đường lớn gần biên giới, nơi quân Bắc Việt chọn làm binh trạm, dự trữ vật chất cho những trận tấn công trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Vị trí này được đặt tên là A1. Mục tiêu tấn công nằm trong thung lũng, có cỏ tranh cao, rất dễ để lại dấu vết cho đối phương.

Ngày 20/11/1965, toán thám báo Alaska có 3 biệt kích quân Mỹ xâm nhập mục tiêu A1. Quân Bắc Việt báo động có biệt kích xâm nhập. Hai bên chơi trò mèo vờn chuột cả đêm. Toán Alaska phát hiện ra một hệ thống đường mòn cho xe đạp và đi bộ, xuất phát từ đường 165 bên Lào và dẫn đến nơi xuất hiện những toán tuần tiễu của đối phương đang truy lùng họ. Sau 3 ngày lẩn trốn, đến ngày thứ tư, toán biệt kích Alaska bị Quân đội Bắc Việt tìm ra.

Sau này, một trong số biệt kích quân sống sót nhớ lại: “Chúng tôi chạy hoài, chạy mãi trong nỗi sợ hãi”. Sau cùng toán Alaska quyết định chạy lên 1 ngọn đồi cao nhất, dùng máy truyền tin liên lạc yêu cầu bốc toán về. Quân Bắc Việt bao vây tứ phía. Trên đỉnh đồi là đám cỏ tranh cao hơn đầu người, họ liên lạc được với máy bay thám thính (FAC) và được biết những máy bay oanh kích cùng trực thăng cấp cứu đang trên đường đến mục tiêu. Quân Bắc Việt đốt đám cỏ tranh không cho máy bay tìm thấy toán biệt kích và để bắt sống toán Alaska. Đám biệt kích ráng chịu đựng khói không ra hàng. Mười phút sau, những chiếc F105 đến oanh kích không cho đối phương tiến lên đồi, rồi một chiếc H34 khẩn cấp đáp xuống giữa đám cháy, bốc toán Alaska ra. Trong mắt các biệt kích quân, những phi công của Phi đoàn 219 đã trở thành ân nhân cứu mạng họ.

Đầu tháng 12/1965, những toán thám báo Kansas và Idaho cũng từ trại Khâm Đức xuất phát xâm nhập đất Lào. Tiếp theo đến lượt toán Idaho cũng phải chịu cảnh vừa chạy, vừa tìm lối thoát thân.

(http://cB7.upanh.com/19.348.26191956.SO20/idaho.jpg)
Toán Idaho

Sau vụ đó, Đại tá Bull Simons quyết định đổi hướng xâm nhập. Ngày 11/12/1965, một đoàn 24 chiếc B52 lần đầu tiên thả 2.600 quả bom xuống lãnh thổ Lào, theo sự chỉ điểm của toán biệt kích Iowa.

Sau trận mưa bom này, Đại tá Bull Simons quyết định đổi hướng cuộc hành quân Shining Brass xuống phía nam Lào, giáp với cao nguyên Trung phần của miền Nam Việt Nam. Những toán thám báo từ sân bay Dakto, tiến hành thăm dò vùng lân cận đường 110E của Lào; tìm kiếm các căn cứ của đối phương cũng như hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh ở Tây Trường Sơn, tiến sâu vào lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Tại mục tiêu K1, toán thám báo Kansas mới xâm nhập đã chạm trán với đối phương, buộc phải phân tán. Hai biệt kích quân người Nùng bị mất tích. Toán Idaho nhảy vào cũng chạm trán đối phương, một biệt kích Mũ Nồi Xanh Mỹ bị thương, một biệt kích Nùng tử trận. Tính đến cuối năm 1965, có tất cả 8 chuyến xâm nhập lãnh thổ Lào thuộc chương trình hành quân Shining Brass. Sáu chuyến trong số đó phát hiện ra căn cứ, đường mòn hoặc kho tiếp vận của đối phương.

(http://cB8.upanh.com/19.348.26192097.95j0/xamnhaptrongrung.jpg)

Trung bình sau mỗi chuyến xâm nhập khoảng 5, 6 ngày sau, các toán thám báo sẽ bay về Sài Gòn để báo cáo kết quả về chuyến xâm nhập với chỉ huy SOG. Những buổi tường trình có thể kéo dài nửa ngày hoặc nhiều ngày. Cuối cùng CIA cũng biết được giá trị của đường mòn Hồ Chí Minh ở tây Trường Sơn (trên đất Lào) trong cuộc chiến Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 28 Tháng Hai, 2011, 08:45:45 pm

HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE

Trong tháng 3/1967, để giữ bí mật cho các hoạt động của Đoàn Nghiên cứu, quan sát (SOG) trên đất Lào, cuộc hành quân Shining Brass đổi tên thành “Prairie Fire” (Cánh đồng lửa).

Prairie Fire cũng là mật hiệu khẩn cấp cho những toán viễn thám SOG bị đối phương phát giác và tấn công. Khi một chiếc máy bay thám thính biệt danh Covey nhận được mật hiệu “Prairie Fire Emergency”, Covey sẽ báo cáo về Sở chỉ huy Không yểm Mỹ và chỉ sau vài phút, những phi tuần của không quân, hải quân và thủy quân lục chiến sẽ làm thành một lưới lửa bảo vệ cho trực thăng vào bốc toán viễn thám đi.

Trong một cuộc hành quân, tình cờ trực thăng vũ trang bắn hỏa tiễn xuống một căn cứ của Quân đội Bắc Việt, trúng vào kho quân dụng, làm phát ra một tiếng nổ lớn. Một trung đội xung kích của SOG được gửi đến  lục soát ngọn đồi phát ra tiếng nổ. Họ phát hiện ra kho lương thực rất lớn, gồm những bao gạo 100 kg giấu dưới những cây cao. Tất cả vào khoảng 250 tấn, đủ nuôi 1 sư đoàn Bắc Việt trong 6 tuần lễ. Người chỉ huy trưởng thứ 3 của SOG là Đại tá Singlaub rất hãnh diện về “thành tích” khám phá ra một kho lương thực lớn của đối phương trong cuộc chiến Việt Nam.

(http://cB0.upanh.com/19.451.26296829.7lS0/rationcardsog.jpg)

Giữa tháng 7, toán thám báo do Thượng sĩ Sam Almendariz, Robert Sullivan, Trung sĩ nhất Harry Brown cùng 5 biệt kích Nùng xâm nhập khu vực gần đường 922 của Lào, cách hướng tây thành phố Huế khoảng 60 dặm. Toán thám báo này bị phục kích, chạm trán với 1 nhóm săn biệt kích.  Một lính Bắc Việt vật lộn với Sullivan, lấy được khẩu CAR 15 và bắn chết anh ta, còn Harry Brown bị thương ở vai; Almendariz cũng bị một binh sĩ khác bắn chết. Trung sĩ Brown và những biệt kích Nùng còn sống sót bỏ chạy để thoát thân. Sau đó, Brown tìm cách bắt liên lạc, báo tin cấp cứu.

Tại Khe Sanh, khi được thông báo, phi công Việt Nam thuộc Phi đoàn trực thăng 219 lập tức lên đường giải cứu toán thám báo. Mặc dù không có trực thăng vũ trang Mỹ bay theo yểm trợ, viên phi công người Việt với mật danh Cowboy vẫn lái chiếc H34 bay sát ngọn cây tìm toán thám báo. Họ phát hiện được Brown cùng vài biệt kích quân Nùng, nhưng vị trí toán thám báo không thể đáp xuống được. Trong khi đó Quân đội Bắc Việt vẫn ráo riết truy lùng toán biệt kích. Nhìn thấy chiếc H34, đối phương sử dụng mọi hỏa lực trong tay bắn chiếc H34, khiến viên phi công phải bỏ ý định tìm bãi đáp để bay về Khe Sanh.

Tại căn cứ Khe Sanh, sau khi tiếp thêm xăng, Cowboy xem qua chiếc máy bay cũ kỹ và nhận thấy dù bị ăn đạn nhưng vẫn còn bay được. Do lo lắng cho sinh mạng của phi hành đoàn, viên phi công cho phép phi công phụ cùng người xạ thủ đại liên ở lại căn cứ. Cowboy một mình bay đi giải cứu toán thám báo. Lần này hỏa lực đối phương bắn lên như mưa, trúng vào cổ viên phi công, nhưng cuối cùng anh ta cũng câu được Brown lên cùng với mấy biệt kích Nùng, đưa về căn cứ Khe Sanh.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 28 Tháng Hai, 2011, 09:36:11 pm

Qua sự kiện trên, Quân đội Bắc Việt biết rằng biệt kích quân Sài Gòn đã xâm nhập, do thám và phá hoại vùng giải phóng, căn cứ binh trạm, đặc biệt là tuyến đường mòn Hồ Chí Minh của họ.

(http://cB1.upanh.com/19.454.26300310.nu10/9jungleteam.jpg)

Để đề phòng, Quân đội Bắc Việt sử dụng Lữ đoàn Dù số 305. Lữ đoàn này tập hợp những quân nhân tinh nhuệ, được tuyển chọn kỹ lưỡng. CIA có thể không biết rằng một bộ phận của Lữ đoàn Dù này được sử dụng để chống lại biệt kích quân. Nhiệm vụ của họ là truy lùng và tiêu diệt những toán thám báo của SOG.

Điều này đã được kiểm chứng. Hai toán biệt kích bị tấn công ngay tại vị trí đóng quân đêm. Trường hợp thứ nhất, cả toán đều bị tiêu diệt. trường hợp thứ hai, theo báo, tất cả đều mất tích. Trong đó có Trung sĩ Gunther Wald, William Brown và Donald Shue. Qua các trận đụng độ cho thấy, đơn vị chống biệt kích của đối phương hoạt động trong khu vực nằm giữa Khe Sanh và Tchepon. Một tiểu đoàn khác hiện diện tại thung lũng A Sầu kéo dài 20 dặm về phía tây và một tiểu đoàn thứ ba tuần tiễu tại khu vực phía nam vương quốc Lào và bắc lãnh thổ Campuchia.

Toán thám báo Maine do Trung sĩ nhất David Baker làm trưởng toán, bao gồm toán phó là Trung sĩ Sherman Miller, hiệu thính viên là Trung sĩ Mike Buckland và 5 biệt kích quân người dân tộc thiểu số. Toán này xâm nhập vào căn cứ của đối phương, bị phát hiện và truy lùng. Bất ngờ, toán Maine chạm trán với 9 quân nhân Bắc Việt cùng với máy truyền tin đang trên đường đi tìm họ. Toán Maine nổ súng chớp nhoáng, rồi cắm đầu chạy xuống bên kia sườn đồi, bỏ lại phía sau tiếng súng AK bắn đuổi theo của đối phương. Một giờ sau, toán Maine được trực thăng bốc về căn cứ. Thật may mắn, chỉ có 2 biệt kích quân bị thương.

Trong một trường hợp khác, máy bay thám thính Covey đang bao vùng trên không phận phía nam Lào báo cáo: “Tôi nhận được tín hiệu khẩn cấp trên máy vô tuyến”. Một biệt kích quân Mỹ gào trên máy bộ đàm: “Xuống đem tôi ra”. Phi công yêu cầu anh ta bình tĩnh vì biết rằng biệt kích quân nọ bị lạc một mình, mất liên lạc với toán. Mặc dù, anh ta chưa biết lý do tại sao.

Toán viễn thám do Miguez làm trưởng toán có thêm Bill Pilton, Mike Glenn. Miguez là một cựu thủy quân lục chiến. Trong chuyến sang Việt Nam lần trước, anh ta từng tham gia cuộc hành quân Delta, do Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ đảm nhiệm. Lần này, khi xâm nhập lãnh thổ của đối phương, Miguez biết đã bị đối phương phát giác và truy lùng, tuy nhiên anh ta vẫn hy vọng lẩn tránh được. Đó là sự lầm lẫn đáng tiếc, và anh ta chẳng bao giờ còn cơ hội sửa chữa.

(http://cB9.upanh.com/19.454.26299878.Z780/bongson04021966su1khongky.jpg)
Bồng Sơn, 4/2/1966. Sư đoàn Không kỵ số 1

Cùng ngày, một trưởng toán khác, Trung sĩ nhất Fred Zabitosky được bốc ra từ một mục tiêu khác gần đó. Zabitosky đang ở trong căn cứ hành quân tiền phương Dakto thì nhận được lệnh thả thêm một toán cấp cứu Bright Light. Toán trưởng Bright Light vốn là một kẻ rất nhát. Anh ta đã nhầm lẫn tai hại khi tình nguyện về đơn vị SOG. Zabitosky luôn tìm mọi lý do để không tham gia vào các cuộc hành quân. Khi nhận lệnh, Zabitosky nổi nóng: “Thôi được! Để tôi đi cứu họ!”.

Tối hôm đó, Zabitosky nghe một câu chuyện rất lý thú do Glenn, một thành viên trong toán của Miguez kể lại: “Sáng hôm đó, Quân đội Bắc Việt bất ngờ hiện ra, toán biệt kích không bắn được lấy một phát súng”.

Tất cả đều bị bắt, trừ toán phó Pilton trốn thoát. Họ tha chết cho Glenn, và cố tình cho trực thăng vào bốc anh ta về để tay này kể lại: Viên sĩ quan Bắc Việt biết nói tiếng Anh, chỉ vào cái xác của Miguez, dặn Glenn về nói lại với quân biệt kích Mũ Nồi Xanh Mỹ rằng những gì diễn ra hôm nay, cũng đang đợi họ ở đất Lào!

Nhiều người không tin Glenn, cho rằng anh ta bịa đặt vì hèn nhát. Một Trung tá biệt kích Mỹ từ Đà Nẵng vào, ra lệnh đi tìm sự thật về toán thám báo của Miguez. Toán thám báo do Zabitosky làm trưởng toán đã tìm ra bãi thả toán của Miguez. Lần theo dấu vết khoảng 600 thước, đến một ngọn đồi, họ tìm thấy ba lô, những đồ trang bị bỏ lại của toán biệt kích lúc bị bắt. Xa hơn chút nữa họ trông thấy cây, khoảng đất bị súng phun lửa đốt cháy và xác chết mấy biệt kích quân người Thượng nằm rải rác. Thêm một ngày gay co cho Zabitosky mới tìm thấy xác Miguez, nhưng do áp lực của đối phương quá mạnh nên đành phải bỏ lại xác mấy biệt kích quân người Thượng.

(http://cB3.upanh.com/19.452.26298342.rqq0/betsyhalsteadupilldbkhesanh81965.jpg)
Khe Sanh, 08/1965. Betsy Halstead, phóng viên hãng UPI, trong một chuyến thăm chồng ở trại LLĐB Khe Sanh,
sau khi nghe kể về những nguy hiểm thường trực ở đây, đã tự tập cách sử dụng các loại vũ khí cá nhân (!)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 28 Tháng Hai, 2011, 09:58:24 pm

Trong tháng 6/1967, đại đội xung kích (Hatchet Force) tấn công mục tiêu Oscar Eight, khoảng 25 dặm về hướng tây bắc thung lũng A Sầu, nơi đường 922 tách rời đường 92. Có thể coi đây là vùng đất của tử thần, vì máy bay Mỹ rơi nhiều nhất trên đất Lào. Vùng đồi núi mục tiêu Oscar Eight được bảo vệ bởi lưới lửa phòng không mạnh mẽ, cũng là nơi đặt Sở chỉ huy tiền phương của Đoàn vận tải 559, do tướng Võ Bẩm chỉ huy. Đó là trung tâm kiểm soát đường mòn Hồ Chí Minh.

Cả SOG lẫn tình báo Không quân đều tin rằng Oscar Eight là kho dự trữ quân dụng lớn nhất ở ngoài lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Trung sĩ John Meyer xâm nhập gần Oscar Eight nói rằng: “Chỗ đó rất nóng, nguy hiểm. Toán nào vô cũng chạy c... ra quần!” Trước trận tập kích năm 1967, đơn vị kiểm thính Mỹ cho biết, mỗi ngày có khoảng 2.300 công điện xuất phát từ đó đi Hà Nội. Tướng Westmoreland tin rằng nơi đó đặt Bộ chỉ huy Quân đội Bắc Việt hoạt động trên địa bàn lãnh thổ Quân khu I của Quân đội Sài Gòn.

Do đó, ông ta quyết định mở cuộc tập kích với quy mô rất lớn, được mở màn bằng trận oanh tạc của “pháo đài bay” B52, nhằm xóa căn cứ quan trọng của Quân đội Bắc Việt, với cái tên Tây là Oscar Eight.

(http://cB6.upanh.com/19.455.26301565.aMb0/31041965.jpg)
01/04/1965. Phi công chính trúng đạn tử thương trong khi viên sĩ quan LLĐB được bốc về
phải làm thay nhiệm vụ của xạ thủ đại liên, người bị thương nằm bên cạnh

Trận tập kích bắt đầu với 9 chiếc B52 thả hàng ngàn bom có trọng lượng từ 500-750 cân Anh xuống mục tiêu Oscar Eight, gây nhiều tiếng nổ phụ. Khi màn khói tan dần, 9 chiếc H34 Kingbee, do phi công Việt Nam lái, cộng 5 chiếc CH46 Sea Knight thả đại đội xung kích Nùng xuống kiểm tra. Quân Bắc Việt có mặt khắp nơi, như từ dưới đất mọc lên, đã bao vây khoảng 100 biệt kích quân, khi đó đang ẩn nấp trong những hố bom, gọi phi cơ yểm trợ tiếp cận. Nhưng hỏa lực phòng không của đối phương rất mạnh. Một chiếc khu trục A1 Skyraider trúng đạn, bốc cháy. Tại bãi đáp ở dưới, Trung sĩ nhất Charles Wilklow trực chiếc A1 đã chứng kiến cảnh chiếc Skyraider đâm đầu xuống đất, kéo theo mạng sống của người phi công. Những biệt kích Nùng và Mỹ cùng nấp dưới hố bom, lo chống trả những đợt tấn công của đối phương. Họ phải chiến đấu như vậy suốt cả chiều và đêm.

Ngày hôm sau, máy bay trực thăng và phản lực mới từ căn cứ Khe Sanh đến giải cứu cho đại đội xung kích. Hai chiếc trực thăng vũ trang của thủy quân lục chiến Mỹ bay thấp đã bị bắn rơi. Tiếp đến một chiếc Kingbee cũng trúng đạn bốc cháy. Rồi một chiếc CH46 của thủy quân lục chiến cũng đáp xuống bốc được một trung đội biệt kích. Cùng lúc đó, một chiếc F4 Phantom trúng đạn phòng không của đối phương, đâm vào núi bốc cháy.

Cùng thời điểm này, tại bãi đáp, Charles Wilklow, Ron Dexter, Billy Ray Laney sẵn sàng cho chuyến bốc thứ 2. Chiếc CH46 bốc được một trung đội biệt kích và bay lên. Bên trong chiếc trực thăng, Wilklow thấy đạn xuyên thủng khắp nơi, một viên trúng vào viên phi công. Chiếc máy bay lảo đảo đâm vào cây rồi rơi xuống đất, đứt làm đôi. Quân đội Bắc Việt tiếp tục nhắm vào chiếc mà nhả đạn. Lính biệt kích Nùng chết, bị thương nằm la liệt khắp nơi. Wilklow thấy Billy Laney trúng đạn ở ngực, có lẽ khó tránh được cái chết. Còn Ron Dexter thì không thấy đâu cả. Xạ thủ đại liên trên chiếc máy bay thủy quân lục chiến trúng đạn vào đầu, nằm chết gục trên thân súng.  Wilklow bị thương ở chân, không chạy được, anh ta bò lết vào bụi cây gần đó định trốn.

Trong lúc đó, Billy Waugh bay bao vùng trên bầu trời, lắc đầu nhìn đám cháy ở dưới. Thế là đại đội xung kích Hatchet Force trở về không được một nửa ...Bây giờ chỉ còn hy vọng tìm những biệt kích quân sống sót đang lẩn trốn trong rừng.

Kết quả trận tập kích vào mục tiêu Oscar Eight của SOG thật thảm hại: 23 biệt kích quân Mỹ thiệt mạng; số biệt kích Nùng chết còn gấp đôi.

Tổng cộng có 58 biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ trong cuộc hành quân đã chết trên đất Lào và Campuchia. Charles Wilklow là người sống sót duy nhất trở về.

(http://cB0.upanh.com/19.455.26301199.8UU0/01041965.jpg)
01/04/1965.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 28 Tháng Hai, 2011, 10:23:55 pm

KHE SANH

Đầu năm 1966, Đại sứ Mỹ tại Lào là William Sullivan có vẻ dễ tính hơn, đã cho phép Đoàn Nghiên cứu, quan sát (SOG) sử dụng trực thăng để thả hoặc bốc các toán thám báo. Ông ta cũng đồng ý cho SOG hoạt động dọc theo biên giới Việt – Lào, trong phạm vi 20 km trên đất Lào. Với phạm vi được mở rộng, đến giữa năm 1966, cơ quan SOG đã tăng số lượng toán thám báo lên đến 20 toán, cộng thêm một số đại đội xung kích được tuyển từ các bộ tộc thiểu số.

(http://cB8.upanh.com/19.456.26302627.aMb0/0e2ad07740a252f1landing.jpg)

Cùng thời điểm này, SOG được trang bị súng tiểu liên CAR15 báng gấp, nòng ngắn chỉ bằng nửa khẩu M16. (Quân đội Sài Gòn lúc đó vẫn chưa được trang bị súng M16. Phải đến sau Tết Mậu Thân mới được trang bị). Những toán thám báo của SOG là những đơn vị duy nhất được trang bị súng CAR15. Tùy theo nhiệm vụ mà toán trưởng có quyền quyết định cho các thành viên được đem theo loại nào trong tất cả mọi thứ vũ khí trên thế giới lúc đó như tiểu liên Uzi của Israel; K9 của Thụy Sĩ, kể cả vũ khí trong hệ thống các nước XHCN như AK47, B40...

(http://cB0.upanh.com/19.456.26302769.mVY0/car15.jpg)
CAR 15

Mùa mưa năm 1966, SOG bắt đầu triển khai những phi vụ kiểm chứng những trận dội bom. Các toán thám báo sẽ được thả xuống khu vực mới bị máy bay B52 ném bom theo kiểu rải thảm. Việc này chưa từng diễn ra trong Chiến tranh Thế giới lần II, cũng như trong chiến tranh Triều Tiên. Những toán thám báo xâm nhập vào vùng đóng quân của đối phương, với hàng ngàn quân, được trang bị đầy đủ và họ đang căm phẫn vì vừa mới bị đánh bom. Qua sự kiểm chứng, cũng như không ảnh do máy bay U2 chụp, CIA có thể biết được những hoạt động của Quân đội Bắc Việt trên đường mòn Hồ Chí Minh. Đến giữa năm 1966, SOG nổi tiếng trong mạng lưới CIA, vì họ có thể đến bất cứ nơi nào và dám làm mọi chuyện.

Tháng 7/1966, chương trình hành quân Shining Brass đã tổ chức 48 cuộc xâm nhập vùng hoạt động của đối phương trên đất Lào, nhưng chỉ bị thiệt hại rất nhẹ: 1 chết, 8 biệt kích quân Mỹ bị thương. Cùng thời điểm đó, SOG di chuyển các toán thám báo đến căn cứ Khe Sanh để do thám khu phi quân sự, với chiều dài khoảng 14 dặm, tạm thời ngăn cách hai miền Bắc – Nam Việt Nam. Đồng thời SOG còn mở rộng phạm vi hoạt động về hướng tây, dọc theo đường 9, sang nam Lào, đến Tchepone, là khu vực Quân đội Bắc Việt đóng quân, làm đường.

(http://cB4.upanh.com/19.457.26303493.VH70/bombcancu.jpg)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 28 Tháng Hai, 2011, 10:42:00 pm

Từ một trại biệt kích nhỏ bên cạnh sân bay, SOG đưa các toán thám báo xâm nhập Khe Sanh. Tại đây, những toán thám báo phát hiện ra một bí mật mà họ rất tự hào. Đó là tìm ra “Khe núi xe đạp”, là một thung lũng hẹp, nơi Quân đội Bắc Việt chất đồ lên xe đạp trước khi lên đường vào Nam. Mỗi chiếc xe đạp có thể chở trên 200 kg lương thực, vũ khí, quân dụng. Thanh niên xung phong đẩy xe đạp từ binh trạm này đến binh trạm khác, rồi đạp xe không về chở chuyến khác. Xe ô tô vận tải của đối phương di chuyển rất nhộn nhịp hướng tây khu phi quân sự. Đêm đêm, từng đoàn xe chạy nối đuôi nhau, chỉ trừ khi bị ném bom. Lúc đó, các xe ủi đất của công binh và TNXP túa ra lấp hố bom, dọn dẹp chướng ngại vật rất nhanh chóng.

(http://cB0.upanh.com/19.458.26304449.YlB0/dongha23091966.jpg)
Đông Hà 23/9/1966

Quân đội Bắc Việt vào Nam chủ yếu theo cách tự túc. Họ đi bộ, mang theo ít đồ ăn khi rời miền Bắc. Trên đường hành quân, họ đóng quân dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, săn bắn, trồng trọt để có thêm thực phẩm. Những nơi biệt kích quân phát hiện ra, phải công nhận đối phương ngụy trang rất khéo léo và cẩn trọng: Hầu hết hệ thống đường mòn, các binh trạm, kho tiếp vận, bãi chứa xe đều không thấy trên không ảnh. Chỉ có những toán biệt kích quân mới tìm ra, nhờ xâm nhập trên bộ vào sâu khu vực đóng quân của đối phương.

Tại Khe Sanh, các toán thám báo đặt lòng tin và sinh mạng của họ cho hai viên phi công can đảm của Phi đoàn 219 Cowboy và Mustachio. Hai viên phi công này dám liều mạng bốc những biệt kích quân đang bị bao vây, bất chấp hỏa lực của đối phương hay thời tiết xấu.

Khoảng giữa năm 1966, Mustachio đã bay đêm trong một phi vụ khó quên. Một toán thám báo bị tấn công ngay tại địa điểm đóng quân qua đêm. Họ khó có thể chạy thoát trước khi trời sáng trong khi phải đem theo mấy đồng sự bị thương. Cả phi công trực thăng Mỹ lẫn Việt đều lắc đầu không dám bay trong màn đêm, ngoại trừ Mustachio tình nguyện bay. Chuyến ra đi gần như đi vào cõi chết nên Mustachio đi một mình, không đem theo phi công phụ cũng như xạ thủ đại liên. “Tôi không biết làm cách nào mà Mustachio có thể đem họ ra được”. Scotty Crerar tả tiếp: “Chiếc trực thăng bay về với 88 lỗ đạn và viên phi công bị bắn mất ngón cái”.

(http://cB1.upanh.com/19.457.26303820.M550/mustachiodec1967.jpg)
"Mustachio" Nguyễn Văn Hoàng trước một phi vụ

Trớ trêu thay, chỉ vài tuần sau trong một chuyến chở toán thám báo Nevada về Kontum, khi chiếc trực thăng bay tới gần trại Khâm Đức, đuôi máy bay bỗng rơi ra, đập vào thân tàu, làm văng các thành viên toán Nevada cùng phi hành đoàn ra giữa không trung. Tất cả đều thiệt mạng kể cả Mustachio và phi hành đoàn. Toán thám báo Nevada gồm: Đại úy Edwin Mc Namara (sĩ quan hành quân), Thượng sĩ Ralph Reno, Trung sĩ Donald Fawcett cùng những biệt kích quân người Nùng. Các toán thám báo khác đã đem được xác những biệt kích quân cùng phi hành đoàn tử nạn về, trừ xác của Ralph Reno.

Ba tuần sau, một toán thám báo khác xâm nhập khu vực hướng tây Khe Sanh. Đến ngày thứ 3, khi toán thám báo đang trên đường xuống núi Cơ Rốc, đến một con suối lớn để lấy nước uống, Trung sĩ nhất Whalen cùng Sain canh chừng cho Trung sĩ Laws cùng 2 biệt kích Nùng xuống suối lấy nước trước thì đối phương bất ngờ xuất hiện. Khi Whalen định báo động, Sain đã trúng đạn AK vào mặt, không kịp bắn trả đối phương. Trong lúc đạn AK nổ vang trời, Whalen vội nhào xuống suối, hai biệt kích Nùng khác cùng Laws nhảy xuống bơi xuôi theo dòng suối. Không hiểu từ đâu Quân Bắc Việt tràn ra rất đông, họ cũng nhào xuống suối, vừa bắn vừa đuổi theo khiến Whalen phải bơi ngược dòng suối, nên không gặp Laws cùng hai biệt kích quân người Nùng còn sống sót. Đi được một quãng, thấy có chùm cây chìa ra bờ suối, Whalen hít vào một hơi dài rồi lặn chui vào trong lùm cây nằm im.

Quân BắcViệt lục soát một hồi không thấy gì liền bỏ đi. Whalen vẫn chưa dám sử dụng máy truyền tin báo nguy vì đối phương vẫn còn quanh quẩn đâu đó. Đợi đến khi trời tối, Whalen mới ra khỏi chỗ trú ẩn và được trực thăng cứu thoát. Anh ta là người duy nhất trong toán thám báo còn sống sót. Hai ngày sau, SOG cho một toán thám báo khác vào lấy xác. Đúng theo báo cáo của Whalen, họ đem về được xác của Sain. Còn Laws cùng 2 biệt kích Nùng mất tích không tìm ra xác. Thân nhân của họ cũng không biết chính xác về cái chết của người thân ngoài tờ giấy ghi vẻn vẹn một câu: “Mất tích trong một chuyến đi trinh sát ở miền Nam Việt Nam”.

(http://cB7.upanh.com/19.458.26304596.w9L0/doi881khesanh30041967.jpg)
Đồi 881, Khe Sanh ngày 30/4/1967


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 28 Tháng Hai, 2011, 11:05:16 pm

Mùa khô 1966-1967, Trung tướng Lewis W. Walt, Tư lệnh thứ 3 của Thủy quân lục chiến, yêu cầu SOG trinh sát khu vực gần khu phi quân sự. Vì theo ông ta, trong cuộc hành quân Hastings, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã đẩy lui hai sư đoàn Bắc Việt về khu phi quân sự, chiếm hai vị trí quan trọng là Cồn Tiên và dãy đồi Rockpile. Hai vị trí chiến lược này liên tục ăn đạn pháo binh của đối phương giấu trong khu phi quân sự. Không biết hai sư đoàn của đối phương di chuyển đi đâu? Cộng thêm vài dấu hiệu chứng tỏ Quân đội Bắc Việt có thể tấn công hai tỉnh cực bắc miền Nam Việt Nam. Một loạt câu hỏi được đặt ra: “Đối phương đi đâu? Tăng viện cho ai? Pháo binh họ giấu ở đâu?” Tướng Walt muốn biết lời giải đáp cho những câu hỏi đó.

(http://cB3.upanh.com/19.459.26305282.zN50/lewiswalt.jpg)
Tướng Lewis W. Walt

Thế là những toán thám báo của SOG chuẩn bị hành trang để đi lên hướng bắc, thay thế cho Thủy quân lục chiến, đảm nhiệm việc trinh sát. Họ đem theo phương tiện nghe trộm đường dây điện thoại của Quân Bắc Việt, vì trước đó SOG khám phá ra hơn chục đường dây điện thoại của đối phương, rải dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Ban tham mưu của tướng Walt đánh dấu trên bản đồ 17 mục tiêu trong khu phi quân sự và dọc theo biên giới Việt – Lào cho các toán thám báo SOG. Ba toán đầu tiên vào khu vực đã đánh dấu trên bản đồ, gắn máy nghe trộm. Nhưng chưa được 3 ngày, hai toán đã phải chạy tháo thân. Ba toán kế tiếp vào được hơn hai ngày thì chạm trán đối phương, họ chạy thoát được và đem về một tù binh.

(http://cB7.upanh.com/19.459.26305906.5Bl0/doi881khesanh10051967trungsirobertlmorningstar.jpg)
Đồi 881, Khe Sanh, 10/5/1967. Trung sĩ Robert đốt  những giấy tờ cá nhân
phòng khi cao điểm không trụ vững trước áp lực của đối phương

Ngày 28/9/1966, toán thám báo chạm trán với một đại đội Quân Bắc Việt ở gần Khe Sanh. Toán thám báo bị xé lẻ, Trung sĩ Danny Taylor cùng hai biệt kích Nùng mất tích. Năm hôm sau, toán Colorado và Arizona được trực thăng Thủy quân lục chiến đưa vào khu vực gần Khe Sanh. Toán Colorado xâm nhập trước, tại một địa điểm ở gần bắc bờ sông Bến Hải, phía tây khu phi quân sự. Sau đó, trực thăng quay về để đưa toán Arizona tiếp tục xâm nhập mục tiêu đã định.

Nhưng khi chiếc CH46 thả xong toán Arizona, vừa bay lên thì các loại súng của đối phương thi nhau nhả đạn vào bãi đáp. Toán Arizona đổ xuống đúng nơi đóng quân của đối phương (!). Cách đó 15 dặm, toán Colorado nghe rõ tiếng kêu cứu của toán Arizona: “Đến đón tụi tôi ra! Bạn phải đến đem tụi tôi ra!” Mặc dù có máy bay yểm trợ, bắn xung quanh bãi đáp nhưng súng của đối phương vẫn nổ, không cho toán Arizona ngóc đầu lên. Cuối cùng, trên sóng điện đàm có tiếng của hiệu thính viên toán Arizona là Echevarria rất bình tĩnh, anh ta nói: “Thôi hết! Bạn hiền!”. Rồi tiếp câu: “Đừng đến nữa! Chấm dứt!”. Lần đầu tiên trong hồ sơ của SOG ghi nhận: “Nguyên một toán thám báo bị nuốt sống!”. Trong số 7 chiếc trực thăng đến giải cứu toán Arizona thì 6 chiếc cùng 1 khu trục A1 Skyraider trúng đạn, may không chiếc nào bị rơi.

(http://cB2.upanh.com/19.459.26305541.4mP0/30031966.jpg)
30/3/1966

Trong khi đó, toán Colorado có vẻ thành công khi khám phá ra nhiều căn cứ của Quân đội Bắc Việt, họ gắn được máy nghe trộm và đem về được 7 cuốn băng cassetes ghi âm những cuộc điện đàm của đối phương. Những máy nghe trộm điện thoại do các toán thám báo đặt trong lòng đối phương đã đem lại những nguồn tin tình báo rất có giá trị.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 02 Tháng Ba, 2011, 10:26:33 pm

HÀNH QUÂN DANIEL BOONE

Ngồi trong chiếc máy bay quan sát, Wilcorek để ý đến con đường 19 ở đông bắc lãnh thổ Campuchia. Con đường này rộng đủ cho hai làn xe chạy. Từ trên cao, Wilcorek vẫn nhìn rõ con đường tắm bụi, chứng tỏ có đoàn xe đang di chuyển trên con đường, vì khu vực xung quanh không có làng mạc hay dấu hiệu nào của dân cư. Trong lúc đó, chỉ riêng tháng 10/1965, tại thung lũng Ia Drang, Sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ đã mất 304 quân trong trận đụng độ với hai trung đoàn chính quy của Quân đội Bắc Việt, họ di chuyển và nhận tiếp tế từ Campuchia sang.

(http://cB8.upanh.com/19.573.26422677.YzF0/su1kybinhbaytoichupongiadrang1966.jpg)
Thung lũng Ia Drang, 1965. Lính Sư 1 Kỵ binh bay Mỹ tăng cường vừa được trực thăng đổ xuống, trên đường di chuyển đến núi Chư Pong, Ia Drang, nơi đang diễn ra trận đánh đẫm máu

Năm 1966, đường 19 được bí mật nối liền với đường 110 và đường 96 trên đất Lào. Điều đó cho thấy hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh không dừng lại ở Lào mà tiếp tục vươn dài về hướng nam Campuchia. Cuối năm 1966, các toán biệt kích thường xuyên phát hiện những đoàn xe quân sự của đối phương chuyển quân quá cảnh qua đất Campuchia. Với thông tin trên, đầu năm 1967, tướng Westmoreland cùng đô đốc Grant Sharp, Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương yêu cầu giới chức thẩm quyền ở Washington cho phép SOG được xâm nhập, do thám lãnh thổ Campuchia. Tháng 5/1967, SOG được chấp thuận tổ chức cuộc hành quân Daniel Boone, vượt biên sang lãnh thổ vương quốc Campuchia.

Vào thời điểm đó, chính quyền Sihanouk có mối liên hệ mật thiết với chính quyền Bắc Việt. do đó, việc các biệt kích xâm nhập đất Campuchia phải giấu nhẹm, để Bộ Ngoại giao Mỹ có thể chối cãi dễ dàng khi cần. Có nghĩa là các toán biệt kích chỉ có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo chiến lược; không được tấn công, phá hoại, phục kích hoặc gài mìn, bẫy. Họ được dặn dò cẩn thận, để tránh nhầm lẫn giữa lính Campuchia với Quân đội Bắc Việt, vì cả hai đều mặc quân phục xanh, trang bị AK47. Trực thăng võ trang là hỏa lực duy nhất yểm trợ cho các toán biệt kích hoạt động trên đất Campuchia, nhưng chỉ trong trường hợp khẩn cấp.

Lúc đầu, cuộc hành quân Daniel Boone chú trọng vào khu vực rừng núi rậm rạp vùng tây bắc Campuchia, nơi giáp ranh với cao nguyên Trung bộ, thuộc địa bàn Quân khu II của Quân đội Sài Gòn. Chuyến đầu tiên có vẻ may mắn. Ngày 15/6/1967, SOG bắt đầu chuyến xâm nhập thứ 2. Sau này, Trung sĩ nhất Lowell Stevens nguyên trưởng toán biệt kích nhớ lại: “Đó là ngày dài nhất trong cuộc đời tôi”.

(http://cB3.upanh.com/19.575.26424482.FUy0/acompany101stairbornehue041968.jpg)
04/1968. Lính Sư 101 Không kỵ ra hiệu cho trực thăng tiếp cứu. Cảnh này được đạo diễn Oliver Stone tái hiện trong phim "Trung Đội"



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 02 Tháng Ba, 2011, 10:42:25 pm

Toán biệt kích được một chiếc Kingbee H34 không phù hiệu thuộc Phi đoàn 219 của Không quân Quân đội Sài Gòn đưa đến địa điểm xâm nhập, bãi đáp là một sườn núi, nằm trong lãnh thổ Lào khoảng 100 m. Trưởng toán (One-Zero) Lowell Stevens cùng toán phó là Trung sĩ Roland Nuqui và 4 biệt kích Nùng chạy ra khỏi bãi đáp là những mảng cỏ tranh bị cháy, rồi biến mất vào trong cánh rừng rậm rạp. Phía sau họ là những tiếng gọi nhau ơi ới (?!) cùng tiếng súng bắn báo động. Họ đã bị đối phương phát hiện.

(http://cB7.upanh.com/19.576.26425446.4JJ0/dickeychapellenov041965chulai.jpg)
Chu Lai, 4/11/1965. Nữ phóng viên chiến trường Dickey Chapelle trúng đạn khi đi cùng một đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ

Nhiệm vụ của toán biệt kích là phải tìm ra hai con đường mòn, vốn là trạm đóng quân, cũng là vị trí đặt súng đại bác của pháo binh Quân đội Bắc Việt trong 5 ngày. Toán biệt kích đã bị lộ khi xâm nhập. Bây giờ chỉ còn cách cầu trời trong lúc Quân Bắc Việt đang bủa lưới bao vây tứ phía. Không còn cách nào khác, Stevens đặt khẩu tiểu liên Thụy Sĩ K9 xuống đất, gọi về Trung tâm: “Đám Bê bối (?!) đang bao vây tụi tôi. Yêu cầu cho rút quân ngay tức khắc!” Nhưng thật xúi quẩy cho toán biệt kích, viên sĩ quan điều không (APC) của SOG ngồi ghế sau chiếc máy bay quan sát lại là người không có kinh nghiệm về chiến tranh ngoại lệ. Anh ta tưởng rằng Stevens nói đùa nên không ra lệnh cho chiếc Kingbee quay trở lại bốc toán biệt kích. Viên sĩ quan này đòi hỏi phải có bằng chứng áp lực của đối phương. Trong lúc đó, toán trưởng biệt kích cùng các thành viên trốn ở trong bụi rậm, nghe rõ tiếng viên sĩ quan Bắc Việt ra lệnh cho binh sĩ của họ di chuyển lên đỉnh núi, nơi toán biệt kích vừa lẩn trốn.

Thực ra, Stevens cùng các thành viên của anh ta trực thuộc chương trình hành quân Omega. Trên văn bản, giấy tờ họ thuộc quân số Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ, là đơn vị chủ quản của cuộc hành quân Omega, do B50 Lực lượng đặc biệt bảo đảm và B56 đảm nhiệm. Hai sở chỉ huy hành quân này có nhiệm vụ xâm nhập vùng đối phương kiểm soát trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Thế nhưng các sĩ quan cao cấp của Liên đoàn biệt kích số 5 lại muốn giành nhiệm vụ xâm nhập lãnh thổ Campuchia. Rút cuộc, Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam giao cả hai cuộc hành quân Omega và Sigma cho SOG chỉ huy. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự trục trặc trên.

(http://cB3.upanh.com/19.576.26425962.uRq0/1966.jpg)

Phải thúc giục rất nhiều lần, cuối cùng viên sĩ quan điều không mới điều 4 chiếc trực thăng vũ trang (Huey gunship) bắn yểm trợ cho trực thăng H34 vào bốc toán biệt kích ra. Do sườn núi có độ dốc cao nên chiếc H34 đem theo một quân nhân Mỹ là Thượng sĩ Ben Snowden, để trợ giúp việc lôi các biệt kích quân lên máy bay.

Khi Stevens nâng người biệt kích Nùng dẫn đường lên cho Snowden thì đối phương bắn xối xả vào chiếc máy bay, khiến chiếc Kingbee lắc lư, nhưng vẫn gắng gượng đem toán biệt kích ra khỏi vùng đang bị hỏa lực của đối phương khống chế. Tuy nhiên, với 68 viên đạn vào thân, chiếc H34 không thể không rơi xuống đất. Từ nơi trú ẩn, Stevens nhìn lên sườn núi thấy một cái hang, bên trong là khẩu đại liên mà đối phương đã ngưng bắn, sau khi chiếc trực thăng H34 rơi.

Chiếc Kingbee thứ 2 gọi thêm máy bay khu trục thả bom, làm thành lưới lửa che cho toán biệt kích rồi đáp xuống. Khi chiếc trực thăng bốc lên cao khoảng 30 bộ, khẩu đại liên trong hang lại khạc ra lửa(?!), bắn đứt đuôi chiếc trực thăng.

(http://cB2.upanh.com/19.576.26425241.9Iv0/dmz1966.jpg)
TQLC Mỹ tại Khu phi quân sự (DMZ), 21/9/1966. Sau cuộc hành quân Hastings giành lại quyền kiểm soát bờ nam khu DMZ (Dọc theo sông Bến Hải, rộng 1,6km từ bờ sông vào mỗi bên,kéo dài từ biên giới Việt - Lào đến biển Đông), Tướng Walt, Tư lệnh TQLC, đã để lại 3 tiểu đoàn TQLC (sau tăng lên 7 tiểu đoàn) chốt chặn tại các cao điểm phía nam sông Bến Hải. Họ liên tục phải chịu sức ép từ Sư đoàn 324B, Quân đội Bắc Việt Nam

Chiếc Kingbee quay như chong chóng trên trời, rồi rơi xuống đất bốc cháy. Cả toán biệt kích cùng với phi hành đoàn chạy thoát lên một ngọn đồi khác lẩn trốn. Chỉ còn chiếc Kingbee duy nhất trên trời, nhưng nó phải quay về đổ thêm xăng.

Cộng cả nhân viên phi hành đoàn, tất cả có 9 người trong đó có viên xạ thủ đại liên trên chiếc H34 bị thương nặng. Từ trên đồi, họ theo dõi những chiếc khu trục A1 Skyraider thả bom Napalm xuống chân đồi.
Thêm một chiếc máy bay bị trúng đạn rơi xuống. Những biệt kích quân nín thở nhìn chiếc dù bị gió thổi dạt về hướng có quân Bắc Việt. Sau đó đoàn trực thăng vũ trang khác xuất hiện, chiếc Kingbee còn lại xà xuống bốc tất cả về Dakto an toàn. Stevens cùng toán biệt kích Nùng lê bước khỏi trực thăng, họ hoàn toàn kiệt sức. Trong một chiếc poncho có xác Thượng sĩ Snowden. Anh ta lĩnh 9 viên đạn trong tổng số 68 viên bắn trúng chiếc Kingbee thứ nhất. Để dành danh dự cho người biệt kích quân đầu tiên hi sinh trong cuộc hành quân Daniel Boone, sở chỉ huy căn cứ ở Kontum được đặt tên là Snowden Hall.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 02 Tháng Ba, 2011, 11:09:54 pm

Bù lại những tổ thất, trong vòng vài tháng, các toán biệt kích thuộc chương trình hành quân Daniel Boone đem về nhiều tin tức về hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, với các trạm điện thoại, căn cứ và kho tiếp vận của đối phương. Tại phía nam vùng ba biên giới dưới tỉnh Pleiku là một khu vực hiểm trở, rừng núi rậm rạp. Quân đội Bắc Việt xây dựng một căn cứ rất rộng lớn. Quân đội Bắc Việt và Quân Giải phóng tập trung trong khu vực này từ 3 đến 4 sư đoàn. Nhất là khu vực Lưỡi Câu gần Lộc Ninh (do có hình thù giống như chiếc mũi của Tổng thống Mỹ quá cố Kenedy, nên còn có tên gọi là mỏm Kenedy), ở đó đối phương đặt Bộ chỉ huy tối cao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Trung ương cục miền Nam (thường gọi là R). Với vị trí chiến lược đó, hầu hết những chuyến xâm nhập sang Campuchia của SOG đều nhắm vào khu vực Lưỡi Câu và vùng 3 biên giới.

Vào cuối mùa mưa năm 1967, Quân đội Mỹ bị thiệt hại nhiều nhất trong trận Dakto, gần khu vực hoạt động của các đơn vị SOG. Trong lúc Lữ đoàn Dù 173 của Mỹ đánh chiếm từng thước đất trên đồi 875 ở tây nam Dakto, thì vài toán biệt kích của SOG xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia 5 dặm về hướng tây, để yểm trợ cho Lữ đoàn 173 (có thể đơn vị này chưa biết các hoạt động của SOG).

(http://cB7.upanh.com/19.577.26426346.Zyq0/173airbornechienkhud05101965.jpg)
Lữ đoàn 173 tại chiến khu D, 5/10/1965

Toán thứ nhất do Stevens làn trưởng toán, toán phó là Trung sĩ nhất Ken Shoebox Carpenter. Họ theo đường bộ xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia từ Nam Lào, nhằm tìm ra con đường tiếp tế cho các đơn vị đang chiến đấu trên đồi 875. Đồng thời, để biết đối phương sẽ tăng viện thêm quân hay rút lui. Toán biệt kích này lục soát suốt 2 ngày. Đến trưa ngày thứ 3, họ mới phát hiện ra con đường được trồng cây giả và rải lá ngụy trang. Toán biệt kích bố trí và chờ đợi...

Trời vừa chập tối, toán biệt kích bắt đầu nghe tiếng động cơ xe Molotova. Khoảng 10 giờ đêm, từng toán Thanh niên xung phong xuất hiện, lặng lẽ dọn đường cho xe đi. Con đường nhỏ, chỉ đủ cho chiếc xe vận tải chạy qua. Nửa giờ sau, đoàn xe vận tải  chạy qua đem theo đồ tiếp tế cho đơn vị đang đánh trên đồi 875. Như vậy, đối phương không tăng viện thêm người vào chiến trường. Khoảng 4 giờ sáng, đoàn xe trở lại đem theo tử sĩ quân Bắc Việt. Trước khi trời sáng, đội quân TNXP lại xuất hiện, âm thầm trồng lại cây, một vài người trong số họ mang túi lớn, đi sau để rải lá cây trên mặt đường để giấu những vết xe.

Biết được bí mật này, mùa khô 1967-1968, SOG sử dụng quân của Liên đoàn Biệt kích số 5 của Mỹ, thực hiện cuộc hành quân Omega và Sigma, thuộc chương trình hành quân Daniel Boone. Những toán biệt kích đóng tại Buôn Mê Thuột được lệnh xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia. Các toán khác đóng tại Kontum đảm nhiệm những mục tiêu ở vùng Nam Lào. Sở chỉ huy tại Đà Nẵng với các căn cứ hành quân tiền phương ở Phú Bài, Khe Sanh và Kontum trở thành Sở chỉ huy Bắc (CCN). Tên các toán biệt kích đều lấy tên các tiểu bang Mỹ hoặc rắn như Anaconda, California... Buôn Mê Thuột lúc này trở thành Sở chỉ huy Nam (CCS). Tên các toán biệt kích là tên những dụng cụ như Saw (Cưa), Hammer (Búa)...

(http://cB3.upanh.com/19.577.26426602.F0C0/doi11012051967.jpg)
Đồi 110, 12/5/1967. Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ bên cạnh xác đối phương đã bị phân hủy.
Trước đó nơi đây đã diễn ra 1 trận đánh giữa 2 bên. Có thể người lính bị thương đang trên đường tìm đồng đội của mình

Ngày 29/1/1968, đã xảy ra trường hợp mất tích đầu tiên ở Campuchia. Đó là Trung sĩ nhất Charlie White, anh ta chỉ còn 3 ngày nữa là hết thời hạn phục vụ ở Việt Nam. Thế nhưng trong chuyến xâm nhập vào khu vực đông bắc Campuchia, khi chạm trán với đối phương, Charlie chạy đến một khoảng đất trống để trực thăng có thể dùng dây câu lên. White to cao như cầu thủ bóng đá, với thân hình cao 1, 95 m; nặng 126 kg. Khi trực thăng mới kéo anh ta lên cao khoảng trên 760m thì White rơi xuống đất. Trong lúc đó, đối phương vẫn đang truy kích và vì trời đã tối nên phải đợi đến sáng hôm sau  SOG mới tổ chức tìm kiếm Charlie White.

Toán cấp cứu Bright Light gồm Trung sĩ nhất Zabitosky và Dallas Longstreath nhảy xuống khu vực bãi đáp, nơi bốc toán biệt kích hôm qua. Họ tìm thấy dấu vết Quân Bắc Việt dàn hàng ngang lục soát trên đồi, rồi tụ lại tại một điểm có cây bị gãy, có lẽ là nơi Trung sĩ White rơi. Không thấy có vết máu. Khu vực xung quanh có nhiều dấu chân đối phương. Dò quanh đó vẫn còn quân Bắc Việt, toán biệt kích Bright Light đành phải quay về. Bộ Quốc phòng Mỹ coi như Trung sĩ White tử trận. Trung sĩ Zabitosky là người đi tìm thì tin rằng bị bắt, nhưng không có tin tức gì.
Một trường hợp mất tích khác xảy ra tại Campuchia, người tường tận sự việc là Trung úy Harry Jr. Kroske khá nổi tiếng, làm trưởng toán Hammer ở Buôn Mê Thuột. Toán Hammer gồm 2 biệt kích Mỹ và 4 biệt kích Nùng, có nhiệm vụ do thám khu vực Lưỡi Câu, nơi tình nghi có căn cứ lớn của Quân đội Bắc Việt Nam và Trung ương Cục miền Nam (R). Sau vài ngày thực tập, toán biệt kích xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương là trại biệt kích Bù Đốp, xâm nhập đất Campuchia vào một buổi chiều.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 03 Tháng Ba, 2011, 08:55:36 pm

Bãi đáp toàn cỏ tranh nên rất trống trải. Toán biệt kích di chuyển thật nhanh đến một cánh rừng cách đó khoảng một phần tư dặm. Vào đến bìa rừng, Trung úy Kroske ra lệnh cho Stockdale liên lạc với sở chỉ huy, trong khi anh ta cùng người dẫn đường là biệt kích Nùng đi sâu vào khu vực được dánh dấu trên bản đồ, để quan sát một con đường lớn mà họ trông thấy từ trên cao.

(http://cB7.upanh.com/19.621.26471466.7P60/ashau.jpg)
Thung lũng A Shau sau đợt bom, 1969

Stockdale báo cáo xong thì trực thăng bao vùng bay về căn cứ. Còn nửa tiếng nữa mặt trời mới lặn. Toán biệt kích di chuyển tìm địa hình đóng quân đêm. Bỗng một tràng đạn AK xé toang khoảng không vắng lặng (cả biệt kích lẫn đối phương đều sử dụng súng AK). Thêm nhiều tràng súng đạn nổ vang dội chỉ cách Stockdale khoảng 50 feet, cũng là nơi Kroske cùng người biệt kích Nùng đi thăm dò. Stockdale vội vã gom toán biệt kích còn lại, sẵn sàng ứng chiến. Đúng lúc đó, người lính Nùng chạy trở lui báo cáo: “Trung úy chết rồi!”.

Stockdale bất chấp nguy hiểm, chạy lên tìm Kroske. Anh ta mới di chuyển được vài bước thì súng AK nổ tiếp, đạn cày đất tung tóe lên, buộc Stockdale phải nằm xuống, mấy người lính Nùng hoảng hốt bỏ chạy. Mãi sau này, Stockdale mới được biết Kroske chạm trán ba người lính Bắc Việt. Anh ta nổ súng trước, trúng hai lính Bắc Việt. Người thứ ba bắn trả lại, 2 viên trúng vào bụng, một viên vào ngực Kroske. Thấy tình thế nguy hiểm, Stockdale chạy trở lui, chui vào một góc rừng nằm im khoảng 5 giờ đồng hồ. Suốt cả đêm, quân Bắc Việt lùng sục khắp nơi, nhưng không tìm thấy người lính biệt kích Mỹ ở đâu.

Trong khi đó, cách Buôn Mê Thuột 80 dặm, một đơn vị duy nhất của Không quân Mỹ là Phi đoàn 20 Hành quân đặc biệt gửi 6 chiếc trực thăng Huey đi cứu Stockdale. Trực thăng thuộc phi đoàn này không sơn phù hiệu không quân Mỹ, mà sơn hình con ong nên có biệt danh “Green Hornets”. Phi đội trực thăng phải mất gần 3 giờ đồng hồ quần đảo, uy hiếp đối phương mới thả được dây cấp cứu xuống câu Stockdale ra khỏi vùng nguy hiểm. Trung úy Kroske mất tích, không thu hồi được xác. Stockdale trở thành trưởng toán Hammer gần 2 năm và anh ta khá nổi tiếng tại Sở chỉ huy Nam (CCS). Còn trong Phi đoàn Green Honests, Thiếu úy phi công Flemming lại nổi danh về tài thả những toán biệt kích của SOG.

(http://cB0.upanh.com/19.621.26471689.7YC0/binhgia011965.jpg)
Bình Giã, 01/1965

Trong một phi vụ thả toán biệt kích Chisel xuống mục tiêu Tango 51, có sự tham gia của Thiếu tá Paul Mc Clellan. Toán Chisel đáp đất an toàn, liền di chuyển đến một dòng sông rộng làm nhiệm vụ thám thính sự di chuyển của đối phương trên sông. Chiếc trực thăng Green Hornets bay về trại biệt kích Đức Cơ, gần nơi xuất phát của những toán biệt kích. Họ sẽ ăn trưa, lấy thêm xăng, đợi đến chiều sẽ bay về hướng nam để thả những toán biệt kích khác.

Trong khi đó, toán Chisel đã bố trí xong đội hình trong một bụi cây gần bờ sông để quan sát. Toán này do Trung sĩ Ancil Sonny Franks làm trưởng toán đã gần một năm. Toán phó là Trung sĩ Charles Hughes cùng 3 biệt kích người Thượng. Trong chuyến xâm nhập này có cả Đại úy Randolph, là đại đội trưởng đại đội thám báo. Ông ta đi theo cốt để kiểm tra lính của mình làm ăn ra sao.

Trong lúc cả toán ngụy trang thêm cho chỗ ẩn núp, Hughes đang kéo cần anten lên để liên lạc, thì bị đối phương tấn công. Trung sĩ Hughes cố gắng gọi cầu cứu, nhưng không ai trả lời. Trưởng toán Franks biết mình bị kẹt ở bờ sông, hết chỗ chạy. Toán biệt kích cố gắng cầm cự tại chỗ trong lúc Quân Bắc Việt đang xiết chặt vòng vây. Hughes tiếp tục liên lạc cầu cứu, nhưng Phi đoàn 5 chiếc trực thăng Green Hornets đã bay xa 30 dặm, không chiếc nào nghe được tiếng cầu cứu của Hughes.

May thay, trên không phận lúc đó có máy bay FAC do Thiếu tá Charles Anonsen của thủy quân lục chiến lái. Charles Anonsen bắt được tần số của toán Chisel, liền bay về hướng toán đang bị vây để nghe rõ hơn. Đồng thời anh ta gọi Phi đoàn Green Hornets quay trở lại. Thêm một trở ngại nữa là các trực thăng đã gần hết xăng, chỉ còn đủ nhào xuống một chuyến bốc toán biệt kích. Hai chiếc Gunship cố gắng đẩy lùi quân Bắc Việt ra xa để chiếc khác xuống bốc. Không ngờ đối phương có súng máy phòng không 12,7 ly, họ đã bắn rơi một chiếc. Chiếc thứ hai xuống cứu được phi hành đoàn và bay thẳng về Đức Cơ, vì gần hết xăng.

Toán Chisel bị đẩy lui dần về bờ sông. Thêm một chiếc trực thăng phải bay về vì hết xăng, còn lại hai chiếc trên không. Chiếc thả quân thám báo do Flemming lái và chiếc Gunship do Thiếu tá Leona Gonzales lái. Chiếc Gunship nhào xuống bắn đại liên và rocket xung quanh toán biệt kích, cũng bị trúng đạn bốc khói. Flemming đã gần hết xăng, phải chọn 1 trong 2 cách: nhào xuống bốc toán biệt kích hoặc quay về. Được FAC hướng dẫn, Thiếu úy Flemming nhào xuống, đúng lúc đó quân Bắc Việt nổ súng quyết liệt. Không biệt kích quân nào ngóc đầu lên được để chạy ra trực thăng. Rồi quân Bắc Việt xung phong, Flemming nghe tiếng báo động trên máy truyền tin: “Tụi nó vô được rồi! Vô được rồi! Chạy đi, bay đi!”. Thiếu úy Flemming kéo cần lái, chiếc trực thăng rời bờ sông, bay lên trời cao...

(http://cB0.upanh.com/19.621.26471929.80Q0/ashau19051969.jpg)
A Shau, 19/5/1969


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 03 Tháng Ba, 2011, 09:25:42 pm

HÀNH QUÂN SALEM HOUSE

Đầu năm 1969, cảng Sihanouk Ville của Camphuchia nhộn nhịp tàu qua lại, với những chiếc tàu chở hàng đến từ các quốc gia Đông Âu. Hàng đoàn xe vận tải của công ty Hak Ly chờ bốc hàng, sau đó theo đường số 4 đi Phnom Pênh. Đoàn xe rẽ vào một kho tiếp vận quân sự ở ngoại ô thành phố, giao đồ tiếp liệu cho các viên chức Bắc Việt Nam. Những kiện hàng bí mật chứa vũ khí, đạn dược được tiếp tục vận chuyển suốt đêm trên đường số 7, băng qua đồn điền cao su, đến vùng biên giới rậm rạp thuộc tỉnh Kompongcham hay khu vực Lưỡi Câu. Khu vực này do Đoàn Hậu cần 70 đảm nhiệm, gồm nhiều kho lương thực tiếp vận, yểm trợ cho ba sư đoàn chủ lực của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam: Công trường 9; Công trường 5 và Công trường 7.

(http://cB1.upanh.com/19.621.26472360.Scw0/larryburrowsmimotcampuchia04051970.jpg)
Phóng viên chiến trường Larry Burrows tại Mimot, Campuchia, 4/5/1970

Như vậy, tất cả mọi vũ khí, đạn dược vào đến lãnh thổ Quân khu III và IV đều quá cảnh qua Campuchia. Sau 21 tháng bí mật xâm nhập, SOG đã khám phá ra nhiều mật khu chứa tới 200.000 quân Giải phóng và Quân đội Bắc Việt. SOG được giao chỉ huy cuộc hành quân xâm nhập vào đất Campuchia, với tên gọi là Daniel Boone. Đến cuối mùa mưa năm 1969, đổi tên thành Salem House để giữ bí mật. Sự hiện diện của Quân đội Bắc Việt được xác định ngày 2/3/1969, khi một toán biệt kích SOG thuộc Sở chỉ huy Nam (CCS) bị đối phương phát hiện, truy kích khiến 2 biệt kích Mũ Nồi Xanh của Mỹ là Trung sĩ William Evans và Micheal May mất tích, xác của họ không tìm ra.

Tổng thống Mỹ Johnson ra lệnh cho pháo đài bay B52 bí mật thả bom xuống khu vực Lưỡi Câu, gây ra 73 tiếng nổ phụ. Chỉ có viên phi công và sĩ quan Navigator biết mục tiêu của trận ném bom. Một tháng sau, Tổng thống Johnson lại hạ lệnh cho B52 ném bom xuống mục tiêu do Tướng Abram đề nghị. Đó là căn cứ của Trung ương cục miền Nam (R), do một hàng binh chỉ điểm. Mục tiêu này cách Mimốt, Campuchia 14 dặm về hướng đông nam; cách biên giới Việt Nam – Campuchia 1 dặm. Trận đánh bom này diễn ra ngày 24/4/1969.

Chuẩn tướng Phillip B. Davision, trưởng phòng Nhì của Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam (MACV) yêu cầu SOG cho một đơn vị nhảy vào “thu dọn” chiến trường sau khi trận ném bom B52 chấm dứt. Đại tá Cavanaugh ra lệnh cho Sở chỉ huy Nam chuẩn bị cho một Đại đội xung kích (Hatchet Force) nhảy vào.

(http://cB4.upanh.com/19.622.26472873.Xet0/pegasus1968.jpg)
Chiến dịch Pegasus, 1968

Trong khi đó tại Sở chỉ huy Nam, “Mad Dog” Shriver, một tên tuổi trong làng biệt kích được giao nhiệm vụ đặc biệt. Trong căn cứ Fort Braggs (Trung tâm chỉ huy biệt kích Mỹ) không ai biết đến SOG là đơn vị nào, cũng như cuộc hành quân Daniel Boone hoặc Salem House là gì, nhưng tên tuổi của Trung sĩ nhất Jerry Shriver đã khét tiếng từ lâu. Chẳng thế mà Jerry Shriver còn có biệt danh là “Chó điên”. “Mad Dog” Shriver cũng là người thích ăn nói bạt mạng nhất trong làng biệt kích Mỹ. Những câu nói liều mạng của Shriver lại được đám biệt kích Sài Gòn tán dương. Có lẽ do các hành động của biệt kích quân nên buộc họ phải liều mạng. Trong một cuộc hành quân, toán biệt kích của Shriver bị đối phương bao vây chặt. Máy bay điều không FAC cho Shriver biết: “Tình hình coi bộ rất xấu”. Anh ta trả lời tỉnh bơ: “Không! Không có gì đâu. Tôi phải đánh nhau với tụi nó tại chỗ tôi muốn” (Dù bị bao vây chặt bên trong lòng đối phương).

Sáng ngày 24/4/1969, trong khi máy bay B52 cất cánh từ đảo Guam thì Đại đội xung kích thuộc Sở chỉ huy Nam tập hợp tại sân bay Quản Lợi (Bình Long), cách căn cứ Trung ương cục Miền Nam khoảng 20 dặm. Đại đội xung kích này có nhiệm vụ vào “thu dọn” chiến trường, sau khi B52 ném bom.

Năm chiếc trực thăng Green Hornet chở 2 trung đội đổ bộ xuống khu vực đã được đánh dấu trên bản đồ. Trung đội thứ 3 do Thiếu úy Bob Killebrew được bố trí ở lại sân bay Quản Lợi làm dự bị. Trung đội 1 của Trung úy Walter Marcantel và Trung đội 2 do Trung úy Greg Harrigan sẽ đổ bộ xuống khu vực gọi là căn cứ Trung ương cục Miền Nam. Khi hai trung đội lên máy bay, thì các pháo đài bay B52 điều chỉnh đội hình lần cuối trước khi đến mục tiêu. Khi trận ném bom vừa kết thúc, những chiếc trực thăng nối đuôi nhau đáp xuống, thả hai trung đội xung kích rồi bay đi.

(http://cB8.upanh.com/19.622.26473197.urr0/pleiku02196755damtaysu4bbganbiengioik.jpg)
Một người lính của Sư đoàn 4 bộ binh Mỹ suy sụp sau khi đẩy lui được đợt tấn công của đối phương tại
khu vực gần biên giới Campuchia, cách Pleiku 55 dặm về hướng Tây, ngày 25/5/1967


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 03 Tháng Ba, 2011, 09:55:42 pm

Thình lình tiếng súng đủ loại rộ lên, vang dội khắp nơi. Những biệt kích quân mới đáp đất vội nhào xuống các hố bom hoặc núp sau những thân cây mới bị B52 đốn ngã để tránh đạn. Nằm cuối đoàn quân, Shriver chỉ điểm cho máy bay biết vị trí khẩu đại liên của đối phương ở phía trước, bên trái đội hình. Theo Shriver, khẩu đại liên này khống chế toán biệt kích của Shriver, làm họ không ngóc đầu lên được. Trong lúc đó Đại úy Cahill, Trung úy Marcantel và Trung sĩ quân y là Ernest Jamison báo cáo cũng bị đối phương áp chế. Jamison chạy ra để cứu những biệt kích quân bị thương cũng bị bắn gục tại chỗ.

(http://cB9.upanh.com/19.624.26474798.sWR0/campuchiaboder0204967.jpg)
"Anh Cả Đỏ" tham chiến tại khu vực biên giới Campuchia, 2/4/1967

Không ai có thể di chuyển được. Shriver nổi đóa, dẫn một biệt kích quân người Thượng xông lên để thanh toán khẩu đại liên. Thế là cả hai biến mất, không tìm ra xác. Jamison nằm chết cách hố bom chừng vài thước. Đại úy Cahill thấy từng tràng đạn AK, B40 của đối phương cày nát mặt đất. Khi anh ta vừa ngóc đầu lên, thì một viên AK xuyên qua miệng, ngược lên trên làm mù một mắt. Anh ta cứ thế gục xuống. Trong một hố bom khác, Trung úy Harrigan đang điều khiển trực thăng vũ trang bắn rocket và minigun cản những đợt xung phong của đối phương. Harrigan báo cáo với sở chỉ huy con số tổn thất: hơn nửa trung đội chết hoặc bị thương. Nhờ bình tĩnh điều không nên Trung úy Harrigan cầm cự được khoảng 45 phút, sau đó trúng đạn, tử trận.

(http://cB4.upanh.com/19.656.26508203.vWQ0/shrivermad1.jpg)
"Mad Dog" Shriver. Chuỗi "thành tích" của Shriver kết thúc khi định đối đầu
với xạ thủ đại liên cứng cựa của đối phương tại Mi Mốt, ngày 24/4/1969


Đại úy O’Rourke bay trên không, rất muốn đáp xuống, nhưng chiếc trực thăng chở anh ta không lọt qua được lưới lửa của đối phương. Trung tá Earl Trabue, chỉ huy trưởng Sở chỉ huy Nam cũng không xuống được, biết quân lính ở dưới mặt đất đang bị tiêu diệt, nhưng đành bó tay. Cuối cùng chỉ còn Trung úy Marcantel sống sót. Earl Trabue lái luôn chiếc B57 Canberra của Úc, thuộc Phi đoàn số 2, cất cánh từ Phan Rang vào đánh giải vây, để cho trực thăng đáp xuống bốc Trung úy Marcantel, khi đó đã bị thương, cùng9 biệt kích quân người Thượng. Ba chiếc khác vào bốc được thêm 15 biệt kích quân bị thương và lấy xác Trung úy Harrigan. Cuộc hành quân kết thúc trong bi thương.

(http://cB6.upanh.com/19.625.26475985.oSX0/medicjamesecallahanchienkhud170619671stinfantrydivision.jpg)
James E. Callahan, Sư 1 Anh Cả Đỏ,  cố gắng cứu đồng đội trong 1 trận đánh tại khu vực chiến khu D, ngày 17/6/1967

Đại tá Cavanaugh sau khi đến thăm các biệt kích quân sống sót sau cuộc hành quân, đã nói với Tướng Davision: “Nếu tôi biết kết quả sẽ như vậy, tôi sẽ không đưa họ vào chỗ chết (!)”. Tướng Davision nhận trách nhiệm về mình trong chuyến hành quân đánh phá căn cứ của Trung ương cục miền Nam. Trung úy Marcantel bình phục, nhưng khoảng sáu tháng sau, anh ta cũng bỏ mạng trong một chuyến nhảy dù xuống căn cứ Fort Davens, thuộc tiểu bang Massachusetts. Anh ta thoát chết trong chiến trận, nhưng bỏ mạng ngay trên đất Mỹ. Còn Đại úy Cahill giải ngũ vì vết thương. Xác Ernest Jaminson tìm được ít lâu sau. Riêng “Mad dog” Shriver đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt.

Sau khi nghe báo cáo về số tổn thất của SOG, Tướng Abrams ra lệnh cho MACV phân tích về thiệt hại của SOG trong vòng hai tháng đầu năm 1969. Kết quả có 15 biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ chết hoặc mất tích, 68 người bị thương, cộng với 10 chiếc trực thăng bị rơi. MACV cho rằng, đổi lại, biệt kích SOG “tiêu hủy 13 xe vận tải Molotova, diệt 1.400 quân đối phương, chỉ điểm cho máy bay đánh bom, gây 455 tiếng nổ phụ”.

Tháng 5/1969, Tổng thống Nixon ra lệnh cho B52 bí mật ném bom trải thảm lần thứ 3 trên lãnh thổ vương quốc Campuchia. Lần này, trên bản đồ có rất nhiều mục tiêu được đánh dấu. Trong đó, có căn cứ của Trung đoàn 27 của Quân đội Bắc Việt. Toán biệt kích Illinois được giao nhiệm vụ xâm nhập vào mục tiêu để kiểm định kết quả trận ném bom. Trung sĩ Ben Thompson được giao làm toán trưởng, toán phó là Trung sĩ George Bacon, Nhiệm vụ của toán là đổ bộ xuống mục tiêu sau trận đánh bom 20 phút. Nhưng chưa được nửa ngày, toán biệt kích đã phải vừa bắn, vừa chạy tháo thân. Để vớt vát danh dự, họ báo cáo với Sở chỉ huy rằng trận đánh bom được thực hiện ở mục tiêu có quá nhiều đối phương (!)

(http://cB3.upanh.com/19.624.26475472.utE0/khesanh01041968.jpg)
Khe Sanh, 1/4/1968. Lính Quân đội VNCH sau bức tường rào do pháo dựng lên để ngăn đối phương


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 04 Tháng Ba, 2011, 09:02:39 pm

Để sự kiện lắng dịu ít lâu, ngày 25/8/1969, toán biệt kích Florida do Trung sĩ Ken Worthley làm trưởng toán, đã xâm nhập vào vùng đông bắc Campuchia, nơi tình nghi có Trung đoàn 66 của Quân đội Bắc Việt xâm nhập. Thành viên của toán có 7 biệt kích quân, trong đó gồm Trung sĩ Bob Garcia, Dale Hanson và bốn biệt kích quân của Quân đội Sài Gòn.

(http://img715.imageshack.us/img715/9926/1252490352064383376s600.jpg)

Toán biệt kích Florida đáp đất an toàn vào đúng ngọ (12 giờ trưa) và bắt đầu leo lên một con dốc khá cao. Lúc 2 giờ chiều, khi toán biệt kích đang ngồi nghỉ trưa trên một sườn núi thì Garcia trông thấy 2 lính Bắc Việt đang dò tìm dấu vết của họ. Anh ta bắn gục một người. Thế là đạn AK nổ tứ phía. Thì ra có cả một đại đội lính Bắc Việt đang dàn quân trong im lặng bao vây toán biệt kích mang tên bang Florida của Mỹ. Trong lúc cả toán biệt kích tháo chạy, người hiệu thính viên Dale Hanson trúng một viên AK, mất ngón giữa của bàn tay trái. Anh ta phải vừa chạy vừa băng bó; Garcia phải thay anh ta mang máy bộ đàm. Chạy đến chập tối, toán trưởng Worthley quyết định trốn trong một thung lũng qua đêm. Họ đã rải hơi cay mắt để đánh lạc hướng chó.

Sáng sớm hôm sau, họ băng qua một khu rừng. Vào khoảng 9h30’ sáng, khi toán đang di chuyển trên một sườn đồi, bỗng người dẫn đầu ra dấu im lặng. Worthley bò tới trước, trông thấy 2 lính Bắc Việt trên một con đường mòn. Họ nổ súng diệt cả 2, còn biệt kích quân dẫn đường bị thương vào tay. Qua trang phục cho thấy một trong số hai đối phương là cấp chỉ huy vì đeo súng lục, có thể là sĩ quan cấp tá, còn người kia là vệ binh. Toán biệt kích lấy được túi da có đựng tài liệu của viên sĩ quan Bắc Việt. Sau khi xem xét tài liệu, SOG cho biết toán Florida đã diệt được một sĩ quan tình báo cao cấp của đối phương.

Trên đường tháo chạy, trưởng toán Worthley trúng một viên AK vào cổ, chết tức khắc, còn tất cả đều được trực thăng thả dây cứu kéo lên. Khi về đến Kontum, một chiếc “Chim Đen” C130 của SOG đến để chuyển chiếc túi da của viên sĩ quan Bắc Việt về Sài Gòn. Tài liệu trong túi da cho biết một danh sách điệp viên nằm vùng của đối phương. Tài liệu này cũng xác nhận về việc Thái Khắc Chuyên bị Đại tá Robert Rheault, cựu chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ, ra lệnh hành quyết vào tháng 5/1969. Vài tháng sau, Đại tá Rheault được tự do, ông ta đâu biết là nhờ công của toán biệt kích Florida.

Trong chuyến xâm nhập đầu tiên của năm 1970 vào Campuchia, do toán biệt kích Vermont ở Kontum thực hiện, nhảy xuống khu rừng rậm rạp thuộc tỉnh Ratanakiri vào ngày 5/1 để tìm kiếm căn cứ binh trạm của đối phương. Trưởng toán là Trung sĩ Franklin “Doug” Miller.
Người biệt kích dẫn đường chẳng may dẫm lên một sợi dây giăng ngang đường, tiếp theo là tiếng nổ lớn làm 4 biệt kích quân bị thương. Trong phút chốc một nửa quân số của toán bị loại ra khỏi vòng chiến đấu và đối phương đã phát hiện ra sự hiện diện của toán biệt kích. Miller băng bó giúp cho những người bị thương, rồi ra lệnh cho toán phó dẫn toán biệt kích lên đồi lập vị trí phòng thủ, còn anh ta ở lại để đương đầu với đối phương.

(http://img856.imageshack.us/img856/4688/phuocvinhchienkhud15061.jpg)
Phước Vĩnh, chiến khu D, 15/6/1967. Lính Sư 1 Anh Cả Đỏ quan sát máy bay ném bom hỗ trợ

Vừa bắn cầm chừng, vừa lui về chỗ phòng thủ, Miller liên lạc với sở chỉ huy, yêu cầu cho toán rút quân. Sau đó anh ta dẫn toán di chuyển đến bãi trực thăng, vốn là một hố bom lớn, cách đó khoảng 175 thước. Khi chiếc trực thăng định đáp xuống bốc toán biệt kích thì bị đối phương bắn lên xối xả, đuổi chiếc trực thăng bay ra chỗ khác rồi tiếp tục tấn công toán Vermont. Toán biệt kích nấp trong hố bom chống trả quyết liệt mặc dù tất cả đều bị thương, kể cả trưởng toán Miller cũng bị trúng đạn AK vào tay trái. Anh ta vẫn tiếp tục hướng dẫn toán đến một bãi đáp trực thăng khác. Sau đó họ được một toán cấp cứu Bright Light bốc về căn cứ an toàn. Trong trận này, Miller đã đem về cho SOG chiếc huy chương danh dự thứ 7.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 04 Tháng Ba, 2011, 09:52:11 pm

Điểm qua những sự kiện trên cho thấy vùng đông bắc Campuchia rất “nóng”. Ngày 9/1/1970, một toán biệt kích thuộc Sở chỉ huy Nam, do Trung sĩ nhất Larry Barlett làm trưởng toán, toán phó là Trung sĩ Richard Thomas đang trên đường di chuyển đến bãi đáp, cách vị trí toán Vermont bị tấn công khoảng 30 dặm về hướng nam. Toán này bất ngờ bị một đơn vị đối phương tấn công. Cả hai biệt kích quân Mũ Nồi Xanh bỏ mạng. Toán cấp cứu Bright Light vào giải cứu, chết thêm một biệt kích quân Thượng trước khi đem được xác hai biệt kích Mỹ ra.

(http://img140.imageshack.us/img140/7455/daklak6.jpg)

Để chấm dứt những thảm họa tiếp theo, CIA đã phác thảo xong kịch bản cho một cuộc đổi ngôi và đưa ra công diễn. Ngày 11/3/1970, Lon Nol làm cuộc đảo chính lật đổ ông hoàng Sihanouk ở Campuchia, với sự hậu thuẫn của chính quyền Mỹ. Họ cho binh lính xông vào đập phá Tòa Đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Hoàng thân Sihanouk phải chạy qua tị nạn bên Pháp. Lật đổ ông hoàng Sihanouk có lẽ không là giải pháp tốt cho CIA, vì ba hôm sau đảo chính, khi toán biệt kích Pennsylvania do Trung úy Jerry Poole làm trưởng toán xâm nhập vùng rừng núi tỉnh Ratanakiri, với sự tham gia của 2 biệt kích quân người Mỹ là Trung sĩ nhất John Boronski, Trung sĩ Gary Harned. Họ vẫn phải bỏ mạng. Sau 3 ngày lẩn trốn, toán biệt kích được 1 trực thăng vào bốc đi. Nhưng khi chiếc trực thăng bay lên cao khoảng hơn 30 m, thì trúng một quả B40, nổ tung. Tất cả toán biệt kích Pennsylvani cùng phi hành đoàn gồm Đại úy Micheal O’Donnell, Chuẩn úy John Hosken, Rudy Becerra và Berman Gande Fr. đều thiệt mạng, không thu hồi được xác.

Theo tin tức tình báo cho biết, Quân đội Bắc Việt chẳng những không bị tiêu diệt mà còn đang mở rộng vùng kiểm soát dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia về phía bắc và tây bắc. Họ mở rộng vùng căn cứ giải phóng rộng lớn tại tỉnh Svayriêng chỉ trong vòng mấy ngày. Trong khi một đơn vị Bắc Việt khác tiến xuống phía nam, đuổi Quân đội Lon Nol ra khỏi vùng Mỏ Vẹt. Trong vòng 2 tuần lễ, Quân đội Bắc Việt cùng quân kháng chiến Campuchia giải phóng 2 trong số 17 tỉnh của Campuchia và bao vây thêm 5 tỉnh khác, yểm trợ cho quân Campuchia Dân chủ.

Chính phủ mới bên Campuchia do Pon Pốt – Lêng Xari đứng đầu. Sau khi dựa vào Quân đội Bắc Việt và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đánh đổ Lon Nol, Campuchia Dân chủ đã thực hiện chính sách hai mặt: Đối lập về chính trị, hợp tác về quân sự; dựa vào Quân đội Bắc Việt Nam và Quân Giải phóng để chống Mỹ và Quân đội Sài Gòn. Trước động thái trên, Chính phủ Mỹ quyết định bí mật gửi cho Chính phủ Campuchia dân chủ 3.000 khẩu súng AK.

(http://img816.imageshack.us/img816/9285/cidgwomen.jpg)
CIDG người dân tộc

Trong lúc đó, tại thủ đô Phnom Pênh của Campuchia, ba Trung sĩ Troy Gilley, Ben Lyons và Charles Chapin bí mật xâm nhập để kiểm định tin tình báo về một binh trạm dành cho sĩ quan cao cấp của Quân đội Bắc Việt. Họ được bốc ra và ba ngày sau, họ đã được thả xuống một địa điểm gần những chiếc lán dành cho cán bộ cao cấp của đối phương. Họ gặp binh sĩ Bắc Việt di chuyển cùng với voi chở đồ. Quân biệt kích phục kích đánh họ tơi tả, sau đó gọi trực thăng bốc về an toàn. Troy Gilley về Sài Gòn khoe rằng sau chuyến đi vừa qua, anh ta biết thêm đơn vị Bắc Việt có voi chuyên chở bị chặn đánh có nhiệm vụ hộ tống 2 tướng lãnh Bắc Việt và cả 2 đều chết trong trận phục kích vừa qua (?).

Báo cáo của Troy Gilley sự thật quá ít, nếu không anh ta chí ít cũng được thưởng tới dăm cái huân chương (trong suốt 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam, duy nhất chỉ có Trung tướng Nguyễn Bình, nguyên Tư lệnh Nam bộ là chết trận vào năm 1951. Năm 2000, ông ta được Nhà nước Việt Nam truy phong danh hiệu AHLLVT. Còn những trường hợp khác đa số đều chết trong thời bình, do tai nạn máy bay).

(http://img541.imageshack.us/img541/3452/43401870684ea8746ca1b.jpg)
Philippin, 24/10/1966

Trước áp lực của chiến trường và những khó khăn trong việc xoay chuyển tình thế, liên quân Mỹ và Quân đội Sài Gòn mạo hiểm mở cuộc tấn công sang đất Campuchia. SOG được lệnh đưa mấy toán biệt kích tại căn cứ Đà Nẵng và Kontum đến Buôn Mê Thuột hỗ trợ cho Sở Chỉ huy Nam (CCS). Đến ngày 30/6/1971, SOG chuyển 5 toán biệt kích ra Sở chỉ huy Bắc và 5 toán khác lên Sở chỉ huy Trung; các cuộc hành quân sang đất Campuchia đều giao cho biệt kích quân Sài Gòn đảm nhiệm.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 04 Tháng Ba, 2011, 10:43:56 pm

HÀNH QUÂN BIỆT KÍCH CỨU TÙ BINH

Quá bận rộn với công việc khai khẩn, canh nông nên mãi đến năm 37 tuổi, Michael Benge mới nhận thấy phải làm một điều gì đó còn thiếu (?). Tối 28/1/1968, anh ta leo lên chiếc xe Jeep, tự lái từ nhà lên thị xã Buôn Mê Thuột. Là nhân viên làm việc cho cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID), làm cố vấn kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến của thế kỷ XX cho người Việt Nam. Michael Benge vẫn chưa biết gì về trận Tổng công kích trong dịp Tết Mậu Thân, cho đến khi một toán người vũ trang xuất hiện, chặn xe anh ta lại và kéo ra khỏi xe.

(http://img215.imageshack.us/img215/5697/phubaiairportinjan19683.jpg)
Sân bay Phú Bài, 1/1968

Mặc dù bị trói tay, Benge vẫn cố gắng thuyết phục người chỉ huy toán quân rằng, anh ta chẳng dính dáng gì đến quân đội. Sau đó họ tháo giày để anh ta khỏi chạy trốn và đưa anh ta đi, mỗi khi đi chậm lại là mũi súng AK lại thúc vào lưng giục anh ta đi tiếp. Benge bị coi như tù binh và bị áp giải sang đất Campuchia.

Sau đó toán quân áp giải Benge nhập vào một toán tù binh khác, chừng 12 người khác, gồm cả người Việt Nam và người Thượng. Ngày hôm sau, Benge được đưa đến một trại tù binh của đối phương nằm sâu trong rừng. Tại đây anh ta chứng kiến Tòa án Nhân dân Giải phóng xử một số tù binh, theo tuyên án là biệt kích, ác ôn, có nợ máu với dân, có tội phản quốc. Những người này bị xử bắn tại chỗ. Vài ngày sau, nhân viên USAID (Benge) có thêm những bạn tù Mỹ. Trong số tù binh bị giam giữ tại trại, có cả những người khoác áo thầy tu. Đối phương cho rằng trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam có phần can dự của những người tù binh này, dù họ khoác áo gì, hay dưới danh nghĩa nào đi nữa.

Lý luận của họ càng có cơ sở khi một tù binh người Thượng trốn thoát, anh ta lập tức chạy đến một đơn vị SOG, giúp những nhà phân tích xác định vị trí trại tù binh của đối phương. Là một bộ phận của “Trung tâm thu hồi nhân mạng hỗn hợp” (JPRC), SOG ra lệnh cho 5 toán biệt kích cùng 3 đại đội thuộc lữ đoàn dù 173 của Mỹ đi tìm kiếm những công dân Mỹ bị đối phương bắt. Nhìn vào lực lượng ứng cứu, đủ thấy vị trí quan trọng của những tù binh trên, họ có giá trị rất cao nữa là khác. Bởi vậy, giải cứu tù binh là mục tiêu lớn nhất, thường xuyên nhất và lâu dài nhất của các cuộc hành quân Bright Light (giải cứu tù binh) của SOG.

(http://img816.imageshack.us/img816/963/1st20week20class20incou.jpg)

Ngày 18/2/1968, SOG thả 5 toán biệt kích xâm nhập khu vực mà tay chỉ điểm người Thượng và những phân tích gia của SOG vừa đánh dấu trên bản đồ. Bốn toán không tìm được gì. Toán thứ 5 do Trung sĩ Larry Six Pack White làm trưởng toán, cùng Grant Bollenback và 4 biệt kích Thượng phát hiện được 1 hang động tại một tọa độ trên bản đồ. Đến ngày thứ 3, họ nghe có người nói tiếng Việt. Toán biệt kích bò lên quan sát. Họ thấy chừng 25 lính Bắc Việt, nhưng đối phương đã biết có biệt kích xâm nhập, đang dàn quân ra để tấn công.

Toán biệt kích bắn xối xả, khiến cho đối phương phải lui lại. Nhân đó, white chạy lên tìm những tù binh Mỹ. Anh ta chỉ đủ thời gian chụp được 1 nắm giấy tờ, nhét vào áo rồi bỏ chạy. Sau đó được trực thăng vũ trang yểm trợ, White dẫn toán di chuyển đến bãi đáp và được bốc trở về an toàn.

Qua phân tích những tài liệu, SOG cho rằng trong số những người bị bắt có 3 công dân Mỹ là Benge, Olsen và Blood. Cả 3 người đều còn sống. Tuy nhiên còn sống thì không có nghĩa là khỏe mạnh. Ba người bị xích chung lại với nhau, không được ăn uống đầy đủ, làm cho họ yếu đi để không đủ sức chạy trốn và cả 3 vẫn tiếp tục bị áp giải đến khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia. Một tháng sau ngày bị bắt, Benge ngã bệnh sốt rét, rồi Betty cũng lên cơn sốt.

(http://img5.imageshack.us/img5/9082/powhanoi1973.jpg)
Hà Nội, 1973

SOG vẫn tiếp tục tìm dấu vết của họ để giải cứu. Một tù binh Thượng khác lại trốn thoát. Dựa vào tin tức người này cung cấp, ngày 7/4/1968, SOG mở cuộc tập kích vào trại tù binh, với lực lượng tham gia gồm: Trung đội thám báo thuộc chương trình Phượng Hoàng. Họ tìm được một chiếc lán bỏ trống và dấu vết của 3 người Mỹ mới được di chuyển đi nơi khác, trước đó khoảng 2 ngày.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 04 Tháng Ba, 2011, 11:07:37 pm

Đến giữa tháng 5, hai người Thượng nữa trốn thoát, báo cáo cho biết Blood, Benge và Olsen bị giam ở một nơi cách Buôn Mê Thuột khoảng 35 dặm về hướng nam. SOG đưa một toán Phượng Hoàng vào tìm thì chạm trán với một đơn vị cấp đại đội của đối phương, phải bỏ chạy. Năm ngày sau, SOG thả hai toán biệt kích vào tìm, nhưng đối phương đã di chuyển trại giam tù binh đến nơi khác.

(http://img13.imageshack.us/img13/5746/montagnardstrikeforcean.jpg)

Mùa mưa năm 1968, Blood chết trong trại tù binh vì bệnh sưng phổi. Benge và Olsen bị thiếu dinh dưỡng, rụng răng, rụng tóc, cộng thêm bị ghẻ ngứa lâu ngày không khỏi. Cuối tháng 11/1968, SOG thả toán biệt kích gồm 15 người từ Sở chỉ huy Nam (Buôn Mê Thuột) đi tìm trại tù binh, theo tin tức tù vượt ngục cung cấp. Họ đụng độ với Quân Giải phóng trước khi đến trại giam. Đối phương lại di chuyển trại giam đến nơi khác.

Trong một lần chuyển trại, sức khỏe của Betty ngày càng yếu, đi không nổi. Benge đến gặp người quản trại xin thuốc cho Betty, nhưng lấy đâu ra thuốc. Ngay chính những người quản tù còn không có thuốc thì lấy đâu ra thuốc cho tù binh. Vì vậy, ba hôm sau, Betty Ann Olsen qua đời. Riêng Benge sau khi di chuyển vào lãnh thổ Campuchia thì không ai biết tin tức gì nữa. Chỉ biết rằng tin tức về Benge sau này được chính Benge kể lại rằng, nhờ ăn rễ cây, côn trùng mà Benge mới sống đến ngày được trả tự do năm 1973. Ít ra thì anh ta cũng đạt được mục tiêu của mình là làm được một điều gì đó đáng nhớ.

(http://img695.imageshack.us/img695/8381/bettyzw.jpg)
Betty Ann Olsen, y tá, chọn cuộc sống độc thân để đến phục vụ những nơi có chiến tranh

Trong cuộc chiến Việt Nam, việc giải cứu tù binh gặp rất nhiều trở ngại. Ngay như lĩnh vực ngoại giao, nhiều khi đã gây rất nhiều rào cản cho các kế hoạch vượt biên giải cứu tù binh. Ngày 5/9/1968, một điệp viên ngầm cho biết, có hai tù binh Mỹ bị giam ở khu vực Thường Thới, cách Sài Gòn khoảng 100 dặm về hướng tây nam. SOG đã lập kế hoạch hành quân giải cứu tù binh đến hai lần, nhưng cả hai đều bị Washington bác bỏ vì tin tình báo không đầy đủ và khu vực dự định hành quân lại nằm bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia. Ngày 21/9, Washington bác bỏ kế hoạch giải cứu số tù binh bị giam giữ tại vùng Mỏ Vẹt, kể cả những trại tù binh ở Lào. SOG tìm cách quay sang mua chuộc bằng tiền mặt để đem được tù binh về, với cái giá mỗi tù binh là 5.000 đồng. Đại úy Fred Caristo, một sĩ quan trong Ban tìm kiếm hỗn hợp đã nhiều lần xin gặp đại diện phía Mặt trận Dân tộc giải phóng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long để điều đình về việc chuộc 5 tù binh Mỹ, với số tiền lót tay giao dịch là 25.000 đồng. Nhưng đó chỉ là câu chuyện phiếm mà thôi.

Có một sự kiện chắc đã được lưu trong hồ sơ của CIA. Đó là việc SOG cử một sĩ quan xin gặp đại diện của một trại tù binh để thương lượng về việc chuộc 21 tù binh Mỹ bị giam giữ ở khu vực gần Tây Ninh. Ngày 11/11/1970, phái viên Ban Tìm kiếm hỗn hợp trao cho viên sĩ quan đại diện Quân Giải phóng bức thư của Tướng Abrams, Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam, xác định rõ số tiền chuộc 21 tù binh Mỹ. Người Mỹ quen giải quyết mọi việc bằng tiền. Nhưng có điều họ không hiểu cách xử sự ấy sẽ không đem lại kết quả. Tháng 7/1969, một gã chiêu hồi ở gần Chu Lai, Quảng Nam cho biết về một bệnh viện của đối phương trong đó có giam một tù binh Mỹ da màu. Qua phân tích, SOG quả quyết đúng quân nhân đó là Larry Aiken, bị bắt ngày 13/5/1969. Gã chiêu hồi đồng ý dẫn đường cho lực lượng SOG tập kích vào quân y viện, nằm cách Chu Lai khoảng 20 dặm về hướng tây nam. Đơn vị SOG cấp tốc tổ chức cuộc hành quân, do trực thăng của Sư đoàn Dù 101 yểm trợ, theo chương trình Phượng Hoàng, cộng thêm một đơn vị của Quân đội Sài Gòn làm nút chặn.

(http://img852.imageshack.us/img852/918/4958871151cae8153d08b.jpg)

Ngày 10/7, liên quân Mỹ - Việt theo chỉ điểm của gã chiêu hồi mở cuộc tấn công vào bệnh viện của đối phương, nằm ẩn trong một thung lũng rậm rạp. Chỉ để giải thoát một quân nhân da màu Mỹ, họ đã đem cả một đội quân cơ động bằng máy bay tấn công vào một bệnh viện. Mà ở đó chỉ có những thầy thuốc và thương bệnh binh. Không biết chuyện tàn sát các thương bệnh binh và thầy thuốc ra sao, vì không thấy đề cập đến vấn đề này trong tài liệu. Chỉ biết rằng họ đã tìm thấy người quân nhân da màu Larry Aiken. Khi liên quân Mỹ - Việt tấn công vào bệnh viện nọ, anh ta vẫn còn sống. Nhưng sau đó, mặc dù các bác sĩ đã đem hết khả năng ra cứu chữa, Larry không hề ra khỏi tình trạng mê man và 10 ngày sau đó, anh ta chết. Có lẽ kết cuộc lần này hẳn CIA cũng không mong muốn.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 05 Tháng Ba, 2011, 10:25:19 pm

Trở lại những vấn đề ngoại giao. Kể từ ngày 30/6/1970, không một toán biệt kích nào của lính Mũ Nồi Xanh làm trưởng toán được phép vượt biên sang Campuchia. Những cuộc hành quân vượt biên qua Lào còn khó khăn gấp bội, không có bất cứ cuộc hành quân giải cứu tù binh nào ở bên Lào của SOG được chấp thuận.

(http://img140.imageshack.us/img140/4390/sognhatrangn.jpg)

Trong khi đó, số quân nhân bị mất tích ngày càng gia tăng, đặc biệt trên lãnh thổ Lào. Ngày 31/7/1969, một toán biệt kích gồm 6 người do Đại úy Dennis Neal làm trưởng toán, xâm nhập sâu vào lãnh thổ Lào khoảng 20 dặm gần đường 921. Ngay khi đáp đất, toán biệt kích đã bị tấn công. Lần liên lạc cuối cùng của toán, nghe rõ tiếng cầu cứu trên máy truyền tin: “Cấp cứu! Cấp cứu! Chúa ơi! Nhanh lên!”. Toán ứng cứu Bright Light được phái đến tìm, nhưng không tìm thấy một xác chết hay một dấu hiệu nào khác. Ngày 13/11/1969, một toán biệt kích khác do Trung sĩ Ronald Ray làm trưởng toán, toán phó là Trung sĩ Randy Suber cũng bị xóa sổ trong khu vực cách thung lũng A Sầu 20 dặm về hướng tây đường 923. Số phận toán biệt kích do đối phương định đoạt.

Thượng sĩ Tony Deluca, một trưởng toán biệt kích thuộc Sở chỉ huy Nam ở Buôn Mê Thuột đến làm việc tại Ban Tìm kiếm hỗn hợp, đã xác nhận năm 1969 có 104 quân nhân Mỹ bị mất tích ở Lào, tính đến ngày 1/9/1970 thì có thêm 59 người, nâng tổng số lên 327 người. Trong số đó, có 10 người được Quân đội Bắc Việt trả tự do.

Ngày 25/10/1970, toán biệt kích Fer De Lance bị tấn công và tiêu diệt trên đất Lào, mất thêm một biệt kích có hạng là trưởng toán David Davidson, vốn là bạn thân của Deluca. Trung sĩ David “Babysan” Davidson đã làm trưởng toán được 3 năm. Anh ta rất nổi tiếng trong số các giai thoại về lực lượng SOG. Tiếng tăm của Davidson có lẽ chỉ thua Jerry “Mad Dog” Shriver. Một trưởng toán biệt kích khác là Sonny Franks nhận xét: “Anh ta đi rừng rất giỏi, bất chấp mọi nguy hiểm. Anh ta luôn dẫn dắt được toán trở về”.

Giống như chuyến xâm nhập định mệnh, “Babysan” không những không đưa được toán trở về, mà thậm chí anh ta còn mất mạng.

Chuyện là vào một buổi chiều, vào tháng 10/1970, khi toán Fer De Lance đang hoạt động tại một rặng núi ở phía nam đường 922 của Lào, cách thung lũng A Sầu 10 dặm về hướng tây. Máy bay trinh sát “Covey” (chó biển) bao vùng nghe “Babysan” báo cáo Quân Bắc Việt đang truy lùng họ. Thời tiết hôm đó có nhiều mây che phủ và chiếc “Covey” phải bay trở về lấy thêm xăng. Khi chiếc “Covey” quay trở lại, thì “Babysan” đã ăn đạn, rơi xuống vực. Toán phó là Trung sĩ Fred Gassman báo cáo đang bị đối phương bao vây tứ phía. Ngay sau đó, báo cáo thêm là anh ta bị thương và máy vô tuyến cũng trúng đạn nên hỏng nặng.

(http://img219.imageshack.us/img219/3671/davidson.jpg)
David "Babysan" Davidson

Đêm hôm sau, Trung sĩ Frank Burkhart, một cựu trưởng toán của hai toán biệt kích Miter, anh ta là bạn thân của “Babysan”, ngồi uống rượu trong một quán bar ở Sài Gòn, anh ta nói với người bạn ngồi đối diện là Tony Deluca, rằng anh ta muốn dẫn một toán ứng cứu Bright Light đi tìm xác “Babysan”. Nhưng Deluca xua tay, lắc đầu: “Babysan đã chết, mình phải lo cho người sống đã”. Để cho Burkhart đỡ buồn, Deluca kể lại một câu chuyện. Đại để là vào khoảng cuối tháng 9, qua khai thác một hàng binh của Quân Bắc Việt, SOG biết rằng có một trại tù binh giam giữ 12 tù binh Mỹ. Theo đó, ngày 3/10, SOG thả một toán biệt kích Earth Angle, gồm toàn hàng binh Bắc Việt, tìm kiếm trại tù binh. Họ đụng độ với đơn vị tuần tiễu của đối phương, đành phải rút lui. Qua không ảnh xác nhận vị trí trại tù binh của đối phương là có thật. Phòng Nhì Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam (MACV) đã gửi một tấm ảnh đến Phnôm Pênh để gã hàng binh Bắc Việt xác định. Gã ta quả quyết đúng, qua máy dò sự thật. Gã ta sau đó tình nguyện dẫn toán biệt kích đi giải cứu, nhưng kế hoạch bị bác bỏ. Chính quyền Washington không muốn có sự hiện diện của bất kỳ quân nhân Mỹ nào trên đất Campuchia. Deluca nói rằng anh ta có ý định riêng để thực hiện.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 05 Tháng Ba, 2011, 10:44:03 pm

Sáng hôm sau, Thượng sĩ Deluca không đến Bộ chỉ huy SOG để làm việc. Anh ta mặc thường phục đón taxi vào sân bay Tân Sơn Nhất, mua vé của Hãng hàng không Thái Lan đi Bangkok, với một túi xách tay chứa mấy món đồ bằng vàng trị giá hàng ngàn dollar. Đến Bangkok, Deluca tìm đến một phụ nữ Lào bí ẩn, người mà anh ta biết qua tin tình báo. Người phụ nữ này quen biết với giới trung lưu Lào.

(http://img52.imageshack.us/img52/3927/ad417.jpg)
George Clark tại núi Cô Tô, 4/1969

Với sự giúp đỡ của chị ta, Deluca đón xe lửa đi về hướng đông bắc đến biên giới Thái – Lào, gần thị xã Savanakhet. Một sĩ quan SOG cho biết: “Đó là lần cuối cùng có người trông thấy Deluca. Anh ta xâm nhập vào đất Lào một mình đi tìm tù binh”.

Vài tuần sau, Thiếu tá Ed Lesesne được mời đến căn cứ không quân Nakhon Phanom ở đông bắc Thái Lan để nhận diện một tử thi. Khi kéo tấm vải phủ trên tử thi ra, Lesesne nhận diện đúng là xác của Deluca. “Anh ta bị bắn 8 hay 9 viên đạn. Không biết có phải bị hành quyết hay không, vì họ đã rửa xác cho Deluca”. Trung tá Radke coi cái chết của Deluca là “bi kịch kết thúc”.

Cùng vào thời điểm trên, những cuộc hành quân Bright Light giải cứu tù binh trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam cũng gặp nhiều trở ngại, làm SOG bị mất mặt không kém như ở Lào. Nhiều cuộc tập kích cứu tù binh do những toán biệt kích biển (SEAL) như toán 1, toán 2, phối hợp cùng SOG thực hiện. Trong 3 năm 1969-1971, SEAL làm nhiều cú ngoạn mục ở vùng ĐBSCL. Ngày 8/11/1971, SEAL xâm nhập nhiều nơi để tìm kiếm dấu vết Trung sĩ Gerasimo Arroyo Baez, bị mất tích từ ngày 24/3/1969, anh ta được 6 cựu tù binh Quân đội Sài Gòn nhận diện khi trốn thoát khỏi trại tù binh, nằm cách mũi Cà Mau khoảng 50 dặm.

(http://img716.imageshack.us/img716/4130/camau.jpg)

Toán biệt kích cải trang giống như Quân Giải Phóng, từ chiến hạm Washtenaw County họ xuất phát bằng thuyền cao su cặp bờ, cách trại tù binh khoảng 200 thước, gặp gã hàng binh cho biết: trại tù binh đã dời đi nơi khác vì 6 tù binh Quân đội Sài Gòn đã trốn thoát nên đối phương sợ họ chỉ điểm. Toán Biệt hải bắt sống được một tù binh, rồi rút êm.

Tại Sại Gòn, SOG mua chuộc gã tù binh, đặt trước mặt anh ta 5.000 USD với điều kiện đưa được Arroyo Baez về, bằng không SOG sẽ thả truyền đơn trên khắp vùng châu thổ Cửu Long tuyên truyền rằng anh ta làm gián điệp cho SOG và chắc chắn đối phương sẽ làm thịt anh ta. Sau đó, toán Biệt hải đưa gã ta trở lại nơi bị bắt, bắn vài phát súng chỉ thiên, dàn cảnh để cho gã tù binh trốn thoát. Nhưng kết cục sau đó, gã tù binh cũng biến mất luôn (!). Phần kết câu chuyện là hài cốt Arroyo Baez được trao cho Chính phủ Mỹ vào năm 1995, nhưng không giải thích tại sao anh ta chết.

(http://img576.imageshack.us/img576/2479/trungtatranvandac.jpg)
Trung tá Trần Văn Đắc - Tám Hà (thứ 3 từ trái sang), 1968


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 05 Tháng Ba, 2011, 11:01:57 pm

Một lần khác, SOG cứu được 15 tù binh, nhưng không một ai là người Mỹ. Thêm một nỗ lực nữa trong việc giải cứu tù binh, diễn ra vào đầu tháng 5/1971. Khi bộ phận kiểm thính Mỹ nhận được một công điện của Quân đội Bắc Việt cho biết, một tù binh Mỹ đã trốn khỏi trại tù binh ở vùng Tchepone của Lào và đang tìm đường trở lại biên giới Lào – Việt. Lập tức máy bay thám thính bay đi tìm dấu vết người tù binh Mỹ trong phạm vi 6 dặm xung quanh Tchepone.

(http://img215.imageshack.us/img215/6898/laos1973iy5.jpg)
Toán biệt kích với trang phục giống người bản xứ tại Lào, 1973

Một chiếc máy bay điều không tiền tuyến (FAC) trông thấy dấu hiệu nhiều viên đá đặt lên nhau, SOG cho rằng đó là ký hiệu của Trung úy Jack Butcher, từng đóng quân trong sân bay Đà Nẵng. Chiếc máy bay thám thính OV10 do anh ta lái bị bắn rơi gần Tchepone vào ngày 24/3. SOG đệ trình kế hoạch hành quân qua Lào để giải cứu Butcher và được trả lời cho phép đưa một đơn vị lớn, quân số lên đến 365 người với điều kiện: Trước hết, phải tìm cho ra Butcher đã.

Máy bay thám thính của SOG bao vùng, thả xuống hai túi mưu sinh, hy vọng Butcher sẽ lấy được. Thêm một chiếc FAC có Đại tá Bill Page, sẵn sàng ra lệnh triển khai kế hoạch ứng cứu Fulton, nếu tìm ra Trung úy Butcher. Khu vực hành quân vốn là địa bàn rất nguy hiểm, bởi cuộc hành quân Lam Sơn 719 vừa chấm dứt, với sự hiện diện của 9 sư đoàn chính quy của Quân đội Bắc Việt (có lẽ con số này được CIA đưa ra, để làm nhẹ đi tổn thất của Mỹ và Quân đội Sài Gòn trong cuộc hành quân Lam Sơn 719). Ngày 9/5, chiếc trực thăng CH53 Jolly Green từ Nakhon Phanom, Thái Lan, đưa toán cấp cứu Bright Light đến vị trí đã xác định để tìm Butcher. Họ thấy dấu bàn chân to tướng của Butcher, nhưng chạm trán đối phương, đành phải rút quân về lại căn cứ không quân Nakhon Phanom của Thái Lan.

Trước đó, cũng tại vùng Tchepone, SOG đã cứu được viên Trung úy phi công Larry Parsons của Thủy quân lục chiến Mỹ. Anh ta từng trốn trong rừng 18 ngày. Nên SOG vẫn nuôi hy vọng và tiếp tục tìm kiếm dấu vết Butcher thêm 10 ngày nữa. Cho đến khi kiểm thính nhận được bức điện văn cho biết Quân đội Bắc Việt đã bắt lại được Butcher thì cuộc giải cứu mới thật sự chấm dứt.

(http://img15.imageshack.us/img15/9058/airborne020e.jpg)
Nguyễn Thị Dậu & Phan Cẩm Phi, 2 bóng hồng thuộc binh chủng Dù, Quân đội VNCH, trong một buổi huấn luyện

Nằm trong chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh”, hai sư đoàn còn đầy đủ quân số tại Việt Nam là Sư đoàn kỵ binh bay số 1, ở gần Sài Gòn để bảo vệ Trung tâm tiếp vận Quân đội Mỹ và Sư đoàn dù số 101, nằm ở ngoại ô Đà Nẵng. Nhằm giải cứu tù binh, SOG lập kế hoạch và yêu cầu lập hai trung đội vì quân số Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã giảm. Tháng 5/1971, kế hoạch giải cứu tù binh được Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam là Tướng Abrams phê duyệt. Tháng 6/1971, hai trung đội xung kích được thành lập và đặt tên là Trung đội thám báo 1 và 2.

Trung đội 2 đóng tại Đà Nẵng, Trung đội 1 đóng ở Kontum. Mỗi trung đội gồm 3 toán biệt kích. Toán California do Donald Davidson làm trưởng toán; toán Hawaii do Ls Dover làm chỉ huy; toán West Virginia do Larry Kramer làm trưởng toán.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 05 Tháng Ba, 2011, 11:22:34 pm

HÀNH QUÂN BIỆT KÍCH TRONG MẬU THÂN 1968

Đầu năm 1968, tại Khe Sanh tổ chức một trại biệt kích. SOG sử dụng trại này làm căn cứ hành quân tiền phương. Với vị trí này, Khe Sanh trở thành tiền đồn bảo vệ phía tây của khu phi quân sự. Trong căn cứ này có tới 6.000 quân thuộc Trung đoàn 26 Thủy quân lục chiến Mỹ và Tiểu đoàn 37 Biệt động quân của Quân đội Sài Gòn. Theo tin tức tình báo thì bên ngoài có sự hiện diện của 20.000 Quân đội Bắc Việt. Do đó, mọi hỏa lực đều tập trung xung quanh căn cứ như pháo binh, không quân, kế cả máy bay chiến lược B52 yểm trợ ngày đêm. Sự có mặt, cũng như các cuộc hành quân vượt biên của SOG đều được bảo mật, không ai biết.

(http://img808.imageshack.us/img808/8692/khesanh01041968c123.jpg)
Khe Sanh, 1/4/1968

Trong trại biệt kích Khe Sanh, SOG có 50 biệt kích quân Mỹ và khoảng 500 dân sự chiến đấu. Họ đều sống dưới hầm y như binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ. Bình quân mỗi ngày chịu đựng 1.500 quả đạn đại bác, súng cối của đối phương bắn vào căn cứ. Bên ngoài Khe Sanh, trên những ngọn đồi, tử thần luôn rình rập. Những toán biệt kích SOG đều xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương 1 (FOB 1) ở Phú Bài, có nhiệm vụ xâm nhập khu vực dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh để tìm mục tiêu, chỉ điểm cho máy bay oanh tạc; đặt máy nghe trộm điện thoại, máy do thám điện tử...

Tại phía tây căn cứ Khe Sanh, dọc theo biên giới Việt – Lào, những toán biệt kích SOG khác xuất phát từ “cửa hậu” của SOG là sân bay Nakhon Phanom. Tại đây, SOG có 7 nhân viên làm việc với Phi đoàn 21 “Pony” hành quân đặc biệt thuộc Không lực Mỹ. Một đơn vị có quan hệ mật thiết với SOG nữa là Phi đoàn 20 Green Hornets. Từ tháng 1/1967, “Pony” yểm trợ cho các toán biệt kích SOG hoạt động ngoài lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, cũng như yểm trợ các hoạt động của CIA khi họ chuẩn bị đến cuối năm thả những toán biệt kích của SOG xâm nhập vào đất Lào. Vì vậy, căn cứ Nakhon Phanom vủa Thái Lan ngày càng trở nên quan trọng. Nhất là từ đầu năm 1968, khi trực thăng của SOG không thể hoạt động được ở sân bay bên trong căn cứ Khe Sanh

(http://img220.imageshack.us/img220/3984/khesanh1968.jpg)
Khe Sanh, 1968

Một trong những mục tiêu thường xuyên của SOG trên đất Lào là rặng núi Cơ Rốc, cao 549m, ở hướng tây Khe Sanh. Ở đó Quân Bắc Việt đào hầm, đục đá, khoét núi làm đường chuyển quân. Ngày 12/1/1968, toán biệt kích Indiana bị phục kích trên một sườn núi, Họ chạy táo tác, thất lạc nhau. Toán phó là Trung sĩ Jim Cohron, cùng hai biệt kích Nùng tách rời khỏi toán. Số còn lại chạy đến một con đường mòn, tìm cách liên lạc với Cohron không được nên tự thoát thân, còn nhóm Cohron thì bị mất tích.
CIA cho rằng, toán Indiana chạm trán với Trung đoàn Đồng Nai của Quân đội Bắc Việt. Hệ thống kiểm soát thông tin bắt được tần số của đối phương cho biết Cohron đã bị bắt. Nhưng cho đến nay, số phận người biệt kích Mũ Nồi Xanh, quê ở tiểu bang Iowa ấy vẫn chỉ là dấu hỏi.

Cách căn cứ Khe Sanh 5 dặm về hướng tây, trong chân ngọn núi Cơ Rốc bên kia biên giới là trại biệt kích Làng Vây, do Đại úy Frank Willoughby chỉ huy. Đầu năm 1968, dưới áp lực của Quân đội Bắc Việt, 282 biệt kích quân người Thượng được tăng cường cho đại đội biệt kích thượng và lực lượng biệt kích Mũ Nồi Xanh của Mỹ.

(http://img155.imageshack.us/img155/9681/1252493826064383376s600.jpg)
Daklak, 12/1968

Bộ phận còn lại của toán Indiana đến trại biệt kích Làng Vây vào một buổi tối cuối tháng 1/1968, sau nhiều ngày bị đối phương săn đuổi trên ngọn núi Cơ Rốc. Trưởng toán Rick Bayer thông báo cho hạ sĩ quan Bill Craig rằng toán biệt kích Indiana trông thấy dấu xích xe tăng của Quân đội Bắc Việt. Ngoài ra, khi đi ngang qua sông Sêkong lúc trời sập tối, toán biệt kích trông thấy Quân Bắc Việt thăm dò mực nước sông và đánh dấu bãi chuẩn bị hành quân vượt sông. Bayer không hoài nghi chuyện Quân đội Bắc Việt sẽ đem xe tăng vào chiến trường miền Nam.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 05 Tháng Ba, 2011, 11:36:10 pm

Khi được đưa vào Sài Gòn để báo cáo với Trung tâm, Trung sĩ Bayer bị cười nhạo và cho rằng Bayer nằm mơ hay nói dóc (!). Cấp chỉ huy của anh ta ở căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài (FOB 1) là Thiếu tá Ed Rybat cũng mất mặt không kém: “Chúng tôi gửi báo cáo về, họ trả lời rằng không có gì hết, đó là dấu xe ủi đất!. Tôi từng phục vụ trong đơn vị thiết giáp trước đây, tôi biết thế nào là dấu xích xe tăng. Đó là dấu thiết vận xa lội nước PT 76 của đối phương”.

(http://img691.imageshack.us/img691/6283/4959466294bc1665e5ebb.jpg)

Tại Sài Gòn, chỉ huy trưởng SOG là Đại tá Singlaub tin rằng Quân đội Bắc Việt chuẩn bị xe tăng để tấn công. Ngược lại, Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam (MACV) bỏ ngoài tai lời cảnh báo của ông ta.

Thế rồi, rạng sáng ngày 6/2/1968, binh sĩ Thủy quân lục chiến trong giao thông hào phía tây căn cứ Khe Sanh nghe tiếng động cơ theo gió đưa tới, nghe như tiếng máy cưa(?). Không phải! Là xe tăng! Mặt đất trại biệt kích Làng Vây bỗng rung chuyển khi 11 chiếc xe tăng PT 76 cùng một tiểu đoàn bộ binh Bắc Việt được pháo 152 ly yểm trợ tràn vào trại. Đại bác 76 ly trên xe tăng bắn sập các công sự, lô cốt bên trong. Hơn một nữa lực lượng dân sự chiến đấu Thượng chết ngay tại trận. Lực lượng biệt kích Mũ Nồi Xanh Mỹ sử dụng súng cối 105 ly đối phó với xe tăng PT 76.

Chỉ huy trưởng SOG thông báo về vụ tấn công trại biệt kích Làng Vây cho Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam, nhưng viên tướng trưởng phòng Nhì của Bộ Tư lệnh vẫn một mực không tin và buông một câu tỉnh queo: “Làm gì có xe tăng ở Việt Nam (!)”. Trong khi đó, trận đánh Làng Vây vẫn đang tiếp diễn, SOG trong Khe Sanh chuyển lời cầu cứu của trại biệt kích cần viện binh. Đại tá David Lawnds, chỉ huy trưởng căn cứ Khe Sanh từ chối: “Tôi không muốn hy sinh tính mạng người Mỹ”. Biệt kích SOG kể rằng: “Ông ta liếc qua chúng tôi chớp nhoáng như máy quang tuyến, rồi khước từ một cách dã man”.

(http://img98.imageshack.us/img98/3058/dinhdoidocduongkhesanh0.jpg)
Khe Sanh, 1/4/1968. Lính Sư 1 Kỵ binh bay tập trung chờ được trực thăng bốc đi

Thiếu tá Jim Staton, sĩ quan điều hợp pháo binh của Thủy quân lục chiến trong căn cứ Làng Vây đã xác định: “Đúng vậy, chúng tôi có thỏa thuận rằng sẽ đi ứng cứu căn cứ Làng Vây trong trường hợp căn cứ này có thể bị dứt điểm. Tình trạng chiến đấu trong căn cứ đã xuống thấp, không ai đảm bảo vấn đề an toàn cho họ”.

Đã 2 lần trong đêm, viên sĩ quan tùy tùng của tướng Westmoreland phải đánh thức ông ta dậy để báo tin trại biệt kích Làng Vây bị tấn công. Đại tá Francis Kelly, chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ yêu cầu Tướng Westmoreland gửi quân tiếp viện cho Làng Vây. Nhưng Tướng Westmoreland rất ngần ngại khi ra lệnh cho Bộ Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ. Cá nhân Westmoreland xem chuyện từ chối không tiếp viện cho trại Làng Vây là do mâu thuẫn giữa Bộ Tư lệnh MACV của ông ta với Bộ Tư lệnh thủy quân lục chiến của Mỹ. Ông ta ra lệnh triệu tập một cuộc họp với các vị tướng lĩnh thủy quân lục chiến Mỹ tại Đà Nẵng vào sáng hôm sau.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 06 Tháng Ba, 2011, 09:02:07 pm

Trong lúc đó, tại trại biệt kích Làng Vây, Quân đội Bắc Việt đã hoàn toàn làm chủ tình thế. Sĩ quan Quân đội Bắc Việt ra lệnh cho tất cả binh sĩ lực lượng biệt kích Sài Gòn và Mỹ mở cửa hầm chỉ huy và ra đầu hàng. Sĩ quan biệt kích Sài Gòn ngoan cố và bị bắn tại chỗ vì tội phản quốc. Quân đội Bắc Việt dùng thuốc nổ phá các cửa hầm, sức ép bộc phá làm 8 biệt kích quân Mũ Nồi Xanh bất tỉnh.

(http://img29.imageshack.us/img29/9306/garydaviesbenhet2706196.jpg)
Gary Davies trong lúc chờ được trực thăng bốc đi tại Bến Hết, 27/6/1969

Cùng thời điểm trên, Tướng Westmoreland đến Đà Nẵng, ra lệnh cho Trung tướng Robert Cushman cung cấp trực thăng lập tức đưa một đơn vị SOG của căn cứ Khe Sanh đến Làng Vây ứng cứu. Sau này, Tướng Westmoreland mới biết mệnh lệnh của ông ta không được thi hành. Tướng Westmoreland viết: “Đó là điều xảy ra trong thời gian tôi phục vụ tại Việt Nam. Chuyện đó làm tôi muốn xin về hưu”.

Tại Khe Sanh, thiếu tá George Quamo, Thượng sĩ Charles Skip Minnicks có thể nhìn thấy khói bốc lên từ trại biệt kích Làng Vây. Quamo nói về sự nguy hiểm đang chờ đợi họ, rồi hỏi: “Ai muốn đi?”. Một tá lính Mũ Nồi Xanh xách tiểu liên CAR15, tập hợp 30 biệt kích Nùng, Thượng rồi leo lên trực thăng thủy quân lục chiến ra đi.

Sự thờ ơ của thủy quân lục chiến đã tác động đến viên phi công lái trực thăng, anh ta cũng không nhiệt tâm đi cứu. Từ trên máy bay nhìn xuống, họ thấy cảnh xe tăng cháy, doanh trại đổ nát. Mấy tay phi công CH46 kinh hoàng, họ lái máy bay lòng vòng trên không. Cuối cùng, Thiếu tá Quamo phải ra lệnh “vào!” thì họ mới hạ cánh.

Xuống tới đất, toán biệt kích SOG chia ra lục soát các hầm hào, công sự phòng thủ để tìm người sống sót. Quân Bắc Việt đã ngưng tấn công và rút ra xung quanh Làng Vây để đề phòng máy bay Mỹ oanh kích. Hầu hết các quân nhân Mỹ sống sót nhờ Trung sĩ nhất Eugene Ashley. Anh ta chết vào sáng hôm đó, trong những đợt phản công đẩy lui quân Bắc Việt ra khỏi Làng Vây. Anh ta được truy tặng huân chương danh dự cao nhất của Chính phủ Mỹ. Một số lính Mũ Nồi Xanh thoát chết nhờ viên tài xế lái chiếc xe Jeep của biệt kích Sài Gòn là Thiếu úy Quý đã xông vào trại, chở họ đi.

Toán biệt kích SOG gom tất cả những biệt kích Mỹ sống sót lại và với khả năng của họ, đem theo những biệt kích quân Thượng bị thương ra bãi đáp chờ trực thăng bốc về. Khi máy bay ứng cứu cất cánh, trưởng toán Alabama John Allen còn trông thấy một lính Mỹ chạy ra bãi đáp, vẫy tay cầu cứu, nhưng họ không thể quay trở lại, anh ta bị bỏ rơi cho số mệnh. Tay biệt kích Mỹ hẩm hiu ấy tên là Dennis Thompson, bị bắt làm tù binh và được trả tự do 5 năm sau đó. Thiếu tá Quamo đã giải cứu được 14 trong số 24 biệt kích quân Mỹ ở trại biệt kích Làng Vây, trong đó có một người bị thương.

Ngoài công ứng cứu, giải vây trong trận Khe Sanh, biệt kích SOG còn có công thu thập tin tức tình báo trên chiến trường Lào. Trong năm 1968, họ đã phát hiện ra môt căn cứ lớn, có sở chỉ huy, kho vũ khí, đạn dược của đối phương gần dãy núi Trường Sơn. Trận ném bom B52 Arc Light được lệnh tiêu hủy căn cứ này. Kết quả gây ra nhiều tiếng nổ phụ trong vòng hai giờ đồng hồ. Trong hồi ký của mình, Tướng Westmoreland tin rằng trận đánh bom B52 đã trúng vào Sở chỉ huy đầu não của đối phương. Trong trận bao vây Khe Sanh, có lẽ hệ thống thông tin của đôi phương bị gián đoạn khoảng 2 tuần lễ, dẫn đến sự rối loạn trong chỉ huy. Do đó, Quân đội Bắc Việt không mở trận tấn công tiếp vào căn cứ Khe Sanh trong Tết Mậu Thân.

(http://img140.imageshack.us/img140/2952/phanthiet1968.jpg)
Phan Thiết, 1968


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 06 Tháng Ba, 2011, 09:16:30 pm

Cuối tháng 3/1968, trong khi Sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ bắt đầu hành quân giải tỏa áp lực của đối phương xung quanh căn cứ Khe Sanh, thì toán Asp xâm nhập khu vực cách Khe Sanh 25 dặm về hướng tây bắc, để theo dõi sự rút lui của các đơn vị Quân đội Bắc Việt. Ai dè, toán biệt kích lại bất ngờ bị tấn công. Ngoài trưởng toán là Trung sĩ nhất George Brown, Asp còn có Trung sĩ Charles Huston và alan Boyer.

(http://img715.imageshack.us/img715/7893/americanspecialforcesco.jpg)

Một chiếc Kingbee định đến cứu George Brown và Charles Huston, nhưng bị hỏa lực đối phương khống chế, không làm gì được. Một chiếc Kingbee khác phát hiện Alan Boyer, bèn thả thang dây xuống cứu anh ta. Rủi thay, đạn bắn đứt dây thang, anh này rơi xuống giữa đội hình Quân đội Bắc Việt. Thế là cả toán biệt kích Mũ Nồi Xanh đều bị xóa sổ.
Đó chỉ là con số tổn thất khiêm tốn so với 205 lính thủy quân lục chiến Mỹ bỏ mạng trong 77 ngày căn cứ Khe Sanh bị bao vây.

Thiếu tá Quamo, chỉ huy cuộc giải cứu trại biệt kích Làng Vây, được chính máy bay của SOG chở về Đà Nẵng, nhưng chiếc máy bay cũng biến mất luôn. Có lẽ vì thời tiết xấu. Chỉ biết rằng hài cốt của Quamo mãi 6 năm sau (1974), mới tìm được. Phải mất vài tuần, sau khi căn cứ hành quân tiền phương (FOB) ở Khe Sanh đóng cửa, SOg mới dời sang trại biệt kích Mai Lộc ở đông bắc Khe Sanh.

Khi các cuộc chiến xung quanh Khe Sanh lắng dịu dần, các toán biệt kích SOG lại vượt biên xâm nhập Campuchia để do thám xem sau cuộc tổng công kích, đối phương có rút sang đó không?

Ngày 2/5/1968, toán biệt kích do Trung sĩ nhất Leroy Wright làm trưởng toán đã xâm nhập vào vùng Lưỡi Câu. Thành viên của toán còn có Trung sĩ Lloyd “Frenchie” Mousseau, Brian O’ Conner cùng 9 biệt kích Nùng.

Toán biệt kích xuất phát từ căn cứ Quản Lợi vào một buổi sáng. Trung sĩ nhất Roy Benavidez là bạn của Leroy Wright đã ra tiễn đưa, với lời chúc thành công. Thế nhưng, khi toán đáp đất, đã chạm trán với đối phương buộc phải quay trở lại trong lúc đối phương đuổi sát nút và sử dụng hỏa lực kiềm chế không để biệt kích quân ngóc đầu dậy; đồng thời bắn đuổi những chiếc trực thăng cấp cứu ra chỗ khác. Một trực thăng vũ trang trúng đạn, rơi xuống thành đống sắt vụn.

Đối phương tăng quân bao vây toán biệt kích đang nằm chịu trận dưới trận mưa của các loại hỏa lực như súng cối, B40, AK47... Bỗng một loạt đạn AK trúng đầu Wright, anh ta chết ngay tức khắc. Mousseau và O’Connor cùng bị nhiều vết thương. Còn tất cả những biệt kích quân Nùng đều trúng đạn, kẻ chết, người bị thương nằm la liệt. Toán biệt kích chỉ còn nước chờ bị xóa sổ.

(http://img845.imageshack.us/img845/4702/picture002nq0.jpg)

Cùng thời điểm trên, tại một túp lều dã chiến trong căn cứ hành quân tiền phương Quản Lợi, Roy Benavidez lắng nghe những lời thoại qua máy truyền tin, điện đàm giữa các phi công trực thăng vũ trang và phi công lái máy bay quan sát điều hành không quân yểm trợ (FAC). Roy Benavidez rất sốt ruột, lo lắng cho các chiến hữu của mình. Leroy Wright, Mousseau, Brian O’Connor và cả những biệt kích Nùng đều lâm nạn. Một lữ đoàn của Sư đoàn bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” đang hành quân gần đó, nhưng họ không được phép vượt biên sang Campuchia. Một toán cấp cứu Bright Light cũng không có. Phải làm gì đây? Roy Benavidez đứng ngồi không yên.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 06 Tháng Ba, 2011, 09:36:15 pm

Bị mất nhiều máu, Brian O’Connor đuối dần. Anh nghe như tiếng trực thăng đang đến, nhưng không di chuyển được. Khi chiếc trực thăng vừa chạm đất, Roy Benavidez xách túi đựng dụng cụ y tế nhảy xuống và chạy thật nhanh vào bụi rậm, nơi các biệt kích SOG nằm la liệt. Roy tình nguyện một mình đi cứu toán biệt kích. Đối phương trông thấy chiếc trực thăng đáp xuống liền bắn ra tới tấp. Một viên trúng vào đùi Roy, anh ta vẫn tiếp tục chạy, không dám dừng lại. Vào đến vị trí toán biệt kích, Roy quan sát thật nhanh xung quanh: Wright đã chết, Mousseau trúng đạn vào đầu, nằm thẳng cẳng nhưng chưa chết, O’Connor bị thương nhưng vẫn còn bò lết được. Roy Benavidez băng bó cho bạn, chia số đạn còn lại cho những người bị thương để bắn cầm cự. Roy lãnh thêm 1 viên AK nữa vào đùi phải trong lúc chỉ điểm cho trực thăng oanh kích và để đưa những người sống sót ra.

(http://img546.imageshack.us/img546/2130/bigreduh1d10051967.jpg)
Lính Sư 1 Anh cả đỏ bị thương được chuyển lên chiếc UH-1D, 10/5/1967

Khi chiếc trực thăng đã hạ cánh, Roy đưa khẩu AK cho O’Connor, còn mình thì vác theo xác Wright. Một viên AK khác trúng vào phổi, Roy đổ xuống, choáng váng. Chiếc trực thăng trúng đạn súng cối, gục đầu xuống, cả viên phi công và người xạ thủ đại liên đều chết. Roy cố lết lại chiếc trực thăng, giúp những người sống sót ra khỏi máy bay, trước khi nó bốc cháy. Roy tiếp tục chỉ điểm cho phản lực Phantom F4 oanh kích và lĩnh thêm 2 viên đạn AK nữa. Trong lúc đó, đối phương bắn rơi thêm một chiếc trực thăng Gunship nữa.

Rồi một chiếc Huey khác vào bãi đáp, trên chiếc trực thăng có Trung sĩ quân y Ronald Samsons, anh ta giúp Benavidez kéo, dìu phi hành đoàn chiếc trực thăng trúng đạn, xác biệt kích quân lên máy bay. Trên đường về, Benavidez bất tỉnh vì mất nhiều máu và kiệt sức. Mouseau chết vì vết thương ở đầu quá nặng. Wright đã chết trước đó. Về sau họ được truy tặng huân chương Ngoại hạng (Distinguish Service Cross). Benavidez nằm bệnh viện gần một năm, điều trị 7 vết thương đạn AK, cộng 28 mảnh B40, cối 60 ly của đối phương. Roy Benavidez liều mạng cứu 8 người, nhưng chẳng hiểu sao không hề được thưởng công. Người ta chỉ giải thích do giấy tờ bị thất lạc. Mười ba năm sau, khi đã về hưu, Thượng sĩ Roy Benavidez mới được máy bay quân đội chở đến Washington để Tổng thống Reagan gắn huy chương Danh dự (Medal of Honor).

(http://img832.imageshack.us/img832/185/bienhoa1965.jpg)
Tướng Westmoreland thăm lính Sư 1 Anh Cả Đỏ tại Biên Hòa, 1965

Sau ngày Roy Benavidez cứu toán biệt kích ở Campuchia trong tháng 5/1968, toán Alabama mới xâm nhập lãnh thổ Lào, cách thung lũng A Sầu 15 dặm, họ gắn máy nghe trộm các cuộc điện đàm của đối phương. Trưởng toán là Trung sĩ John Allen, ngoài ra thành viên của toán còn có Kenneth Cryan, Paul King và sáu biệt kích Nùng. Toán Alabama xâm nhập vùng và nghi ngờ có 1 sư đoàn Bắc Việt. Đơn vị này rút qua Lào khi Sư đoàn kỵ binh bay số 1 của Mỹ mở cuộc hành quân càn quét khu vực xung quanh thung lũng A Sầu.

Khi chuẩn bị thả toán biệt kích gần đến bãi đáp, Allen trông thấy hầm hố, công sự phòng thủ của đối phương dưới rặng cây, nhưng không thấy bóng dáng quân Bắc Việt tại địa điểm thả toán. Allen bèn ra hiệu đáp xuống và toán biệt kích bắt đầu thực thi nhiệm vụ. Họ di chuyển khoảng 1 tiếng đồng hồ. Với kinh nghiệm của 20 chuyến xâm nhập ở Lào, một chuyến Bright Light xuống miền Bắc Việt Nam và giác quan thứ 6 mách bảo, Allen ra hiệu cho toán phó Ken Cryan biết: “Có điều gì đó không bình thường, ngửi mùi cũng biết chuyện đó”. Allen cùng một biệt kích Nùng tiến tới đằng trước quan sát.

Hai người lên trước khoảng 250 thước, họ trông thấy khoảng đất rộng đã được dọn dẹp, những nhánh cây cao trên đầu được cột lại, che giấu khoảng đất trống ở dưới. Ở giữa có một căn nhà làm bằng tre. Rõ ràng đây là Sở chỉ huy của đối phương, có lính Bắc Việt ra vào. Xa hơn chút nữa có đường hầm rộng đủ 2 người cùng đi đào sâu vào trong núi. Allen chụp mấy tấm ảnh rồi lùi về chỗ toán biệt kích Alabama.

(http://img145.imageshack.us/img145/5829/capturewe.jpg)
Tập kích bắt tù binh đối phương

Toán phó Ken Cryan cho biết có vài lính Bắc Việt vừa đi ngang qua, có lẽ là đội săn lùng biệt kích. Allen quyết định “cắt đuôi”, rồi cả toán nghe tiếng hô, tiếng lùng sục trong các bụi rậm trên đường họ vừa di chuyển qua. Toán biệt kích chạy thoát. Vài phút sau, người biệt kích dẫn đường đưa toán băng qua một con đường mòn, có lẽ dẫn tới Sở chỉ huy. Âm thanh truy lùng toán biệt kích chỉ cách họ chừng 50 thước, Allen quyết định tăng tốc độ di chuyển. Họ băng qua một đường mòn nữa, nghe tiếng gọi nhau của đối phương ở cánh phải và cả tiếng trả lời phía sau. Toán biệt kích chạy hết sức lực lên ngọn đồi, để lại phía sau những tràng súng AK nổ vang dội. Một biệt kích đáp lại bằng tràng CAR15. Cryan quỵ xuống ôm lấy đùi bên phải, Allen chạy lại xốc nách Cryan dìu đi, mặc cho Cryan yêu cầu hãy chạy đi, để anh ta ở lại. Một biệt kích Nùng trúng 1 viên AK vào ngực, gục xuống đất chết, cũng được đồng đội cõng theo.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 06 Tháng Ba, 2011, 10:36:00 pm

Trong khi Paul King gọi máy bay cấp cứu, Allen tìm chỗ để phòng thủ. Anh ta thấy một hố bom cách chừng 50 thước trên đường lên núi, bèn ra lệnh cho các thành viên bắn yểm trợ. Allen dìu Cryan di chuyển đến hố bom, bộ phận còn lại theo sau. Allen trải tấm panel màu cam giữa lòng hố bom, đánh dấu vị trí toán biệt kích để Paul King gọi phi cơ đến ứng cứu. Người biệt kích Nùng đã chết, Cryan trúng đạn vỡ xương đùi khiến anh ta đứng lên không nổi. Có lẽ phải cưa chân. King chích morphin cho Cryan, đủ cho anh ta đỡ đau và tỉnh táo.

(http://img228.imageshack.us/img228/5389/49594646440dd7b4e827b.jpg)

Allen cùng những biệt kích còn lại chuẩn bị công sự phòng thủ xong thì Quân đội Bắc Việt xuất hiện, tiến lên đồi. Nhờ vị trí trên cao, toán biệt kích ném lựu đạn xuống khiến đối phương phải lui lại. Đúng lúc đó, King gọi Allen: “Đã có phi cơ FAC lên vùng” và đưa máy cho anh ta liên lạc. Khi King bước ra miệng hố thay cho Allen thì gần như ngay lập tức, một viên AK bắn trúng đầu King khiến anh ta chết ngay tức khắc. Toán Alabama giờ đã có 2 người chết.

Máy bay quan sát chỉ điểm cho những chiếc phi tuần đánh bom nhằm đẩy lui Quân Bắc Việt ra xa. Thế là hết Phantom F4 đến lượt Super Sabres F100, lại đến A1 Skyraider, rồi trực thăng đến. Nhưng viên phi công non gan, không dám xuống, mặc dù Allen đã trải panel, đánh dấu vị trí toán biệt kích và đưa tay ra hiệu. Lòng vòng một hồi, chiếc trực thăng phải bay về vì hết nhiên liệu, hẹn hôm sau sẽ trở lại (!) Toán Alabama đành phải đợi đến sáng hôm sau. Đêm đó, họ phải chiến đấu suốt đêm, thêm 1 biệt kích Nùng nữa bị thương nhẹ.

Sáng hôm sau, Quân Bắc Việt vẫn tiếp tục bò lên tấn công, bỗng có 1 tiếng nổ lớn rung động hố bom. Allen định thần nhìn quanh, toán Alabama 9 người lúc xâm nhập giờ đây chỉ còn lại anh ta và 1 biệt kích Nùng, còn tất cả đều thương vong, nằm la liệt trong hố bom. Đêm qua, quân Bắc Việt đã đem súng máy phòng không 12 ly 7 và 37 ly đến xung quanh khu vực toán biệt kích. Họ biết thế nào máy bay Mỹ cũng sẽ đến ứng cứu, nên đã chuẩn bị trận địa.

Đúng như dự đoán, một chiếc Phantom bị bắn rơi, những chiếc khác lo tìm cách tiêu diệt hỏa lực phòng không của đối phương. Đến chiều, trực thăng cấp cứu CH53 Jolly Green đến bốc toán Alabama. Do sườn núi dốc, chiếc CH53 không đáp đất được đành phải thả dây cấp cứu xuống. Allen đặt Cryan lên một dây, dây bên kia cho một biệt kích Nùng ngồi vào, rồi chào: “Hẹn gặp ở Phú Bài”.

Chiếc CH53 từ từ bốc lên, đạn AK bắn đuổi theo trúng cả hai, máu nhỏ xuống mặt Allen, chiếc trực thăng hốt hoảng bay đi luôn. Quân Bắc Việt vẫn bắn theo, nhằm vào đám biệt kích chứ không phải trực thăng. Hai xác chết xuôi tay, nhưng vẫn còn dính dây cấp cứu nên được trực thăng đem đi.

(http://img145.imageshack.us/img145/9329/operationsilvercity1304.jpg)
Chiến dịch Silver City, 13/4/1966

Allen nổi điên, chửi thề um xùm và nói với FAC là sẽ tìm đường khác. Viên phi công lái FAC rất bình tĩnh hỏi lại: “John, anh định tìm đường nào?”. John Allen lấy thêm đạn từ những biệt kích đã chết, rồi ra khỏi hố bom, chạy như bay xuống núi. Quân Bắc Việt bất ngờ nên không kịp bắn đuổi theo. Chạy được một quãng, John Allen gọi FAC:

-   Tôi đã ra khỏi, trực thăng có chưa?
-   Tôi vẫn theo bạn, sẽ có Kingbee đến đón.
-   Còn mấy ông bạn của tôi thì sao?
-   Y tá nói họ Ok! Họ Ok!
(viên phi công FAC nói dối, để trấn an Allen).

Cuối cùng chiếc Kingbee do phi công của Phi đoàn 219 lái đã đến bốc Allen đưa về căn cứ hành quân tiền phương Phú Bài. Đến lúc này người ta mới biết Cryan và người biệt kích Nùng lĩnh mỗi người 30 viên đạn AK khi chiếc trực thăng CH53 đến bốc họ. Toán biệt kích Alabama cuối cùng chỉ còn mỗi mình Allen sống sót. Ngay cả biệt kích quân ngồi sau ghế phi công của chiếc FAC là Trung sĩ nhất John Robertson, cũng chết 15 ngày sau, khi đi theo Kingbee ứng cứu trong một phi vụ, cách toán Alabama xâm nhập khoảng 10 dặm. Quân Bắc Việt bắn rơi chiếc Kingbee bằng hỏa tiễn SA7.

(http://img691.imageshack.us/img691/9096/387561464ysgilcph3jb.jpg)
Toán Alabama khi còn đông đủ tại FOB1 Phú Bài


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Ba, 2011, 09:52:45 pm

Ba ngày sau, toán Idaho xâm nhập cách đó khoảng 5 dặm. Mãi đến chiều hôm đó, trưởng toán Glen Lane, toán phó Robert Owen mới điện vắn tắt cho Covey (FAC) biết họ không báo cáo được vì Quân Bắc Việt đã bao vây toán. Đó là lần cuối cùng toán biệt kích Idaho báo cáo, không ai biết chuyện gì đã xảy ra cho toán biệt kích. Toán Oregon được cử đi tìm toán Idaho, nhưng chỉ tìm thấy dấu vết lựu đạn nổ, chứng tỏ có cuộc đụng độ và toán Idaho đã bị đối phương bắt. Đến phiên toán Oregon bị đơn vị chống biệt kích của Quân Bắc Việt tấn công, cả toán đều bị thương, nhưng đều thoát hiểm.

(http://img232.imageshack.us/img232/3461/br079.jpg)

Đến mùa mưa năm 1968, SOG có chỉ huy trưởng mới là Đại tá Cavanaugh. Đoàn Nghiên cứu quan sát dồn nỗ lực sang lãnh thổ Lào và Campuchia. Một số thành viên của Thượng nghị viện Mỹ có lý khi chỉ trích Chính phủ Mỹ “mở rộng chiến tranh ra cả Đông Dương”. Tại chiến trường miền Nam, SOG chỉ quan tâm đến thung lũng A Sầu, cách Đà Nẵng 40 dặm về hướng nam. Thung lũng A Sầu rộng 25 dặm, kéo dài sang biên giới Việt – Lào về hướng tây bắc. Trong khu vực này, quân Mỹ đã phải bỏ 2 sân bay dã chiến và 3 trại biệt kích.

Ngày 3/8/1968, toán biệt kích Idaho mới được thành lập lại, do Wilbur Boggs làm trưởng toán, xâm nhập vào thung lũng A Sầu, cách chỗ Idaho đã biến mất ngày 20/5/1968 khoảng 10 dặm. Toán phó là John Walton, vốn thông minh, chơi xì phé giỏi (?!) (sau này được hưởng gia tài là những tiệm Wal Mart). Ngoài ra, toán còn có Tom Cunningham và biệt kích Thượng.

Idaho mới xâm nhập không lâu, đã bị tấn công. Trưởng toán Boggs bị thương nặng, hai biệt kích Thượng chết. Toán bị bao vây không còn lối thoát. Walton phải gọi máy bay oanh kích ngay trên đầu toán. Nhờ vậy, Quân Bắc Việt mới lui ra. Nhân đó, Walton nhanh chóng cấp cứu những biệt kích bị thương, kể cả Cunningham và tất cả đều thoát nạn.

(http://img96.imageshack.us/img96/127/lu3su1kybinhcdbyrd02041.jpg)
Lính Lữ đoàn 3, Sư 1 Kỵ binh bay tại đông bắc Phan Thiết, 2/4/1967

Không ai có thể ngờ vào lúc 3 giờ sáng ngày 23/8/1968, đặc công Quân đội Bắc Việt đã táo bạo tấn công Sở chỉ huy Bắc (CCN). Trận tấn công kéo dài 3 tiếng đồng hồ, khiến 15 sĩ quan, hạ sĩ quan biệt kích Mỹ thiệt mạng. Đó là con số tổn thất lớn nhất kể từ khi SOG thành lập. Mười sáu biệt kích quân Kinh, Nùng, Thượng của Quân đội Sài Gòn chết. Theo báo cáo của SOG thì đối phương cũng bị thiệt mạng 38 người, 9 bị thương và bị bắt làm tù binh. Trong số xác của đối phương để lại, có cấp dưỡng ở bếp của Sở chỉ huy Bắc, là nội tuyến của đối phương gài vào.

Sau vụ Đà Nẵng, toán biệt kích SOG vẫn tiếp tục xâm nhập vào lãnh thổ Lào. Vào thời điểm cuối mùa mưa 1968, không ai may mắn hơn Trung sĩ Lynne Black Jr. Ngày 5/10/1968, toán của anh ta xâm nhập miền Trung Lào, chạm trán ngay đối phương. Toán trưởng là Trung sĩ James Stride chết ngay trong loạt đạn đầu. Như rắn mất đầu, toán biệt kích bỏ chạy tứ tán. Black cùng với hai biệt kích Thượng vô tình chạy ngang qua Sở chỉ huy quân Bắc Việt, nhưng do sự việc trên diễn ra quá nhanh, đối phương không phản ứng kịp.

(http://img202.imageshack.us/img202/906/ad471.jpg)
Phát hiện căn cứ của đối phương

Đúng lúc đó, một chiếc CH53 Jolly Green đến từ Thái Lan đến. Black đưa hai biệt kích Thượng và Mỹ thất lạc lên máy bay trước. Nghe tiếng trực thăng, hai lính Bắc Việt chạy ra, đụng Black. Hai bên vật lộn, giằng co. Không hiểu sao Black thoát ra được và được trực thăng câu lên. Đúng lúc đó, chiếc trực thăng chao đi do trúng đạn B40, viên phi công đáp xuống một rặng núi khác, rồi một chiếc CH53 đến bốc tất cả về căn cứ an toàn, trừ xác trưởng toán Stride không tìm được.

Bill Copley không được may mắn như Lynne Black. Vài tuần sau khi Black thoát hiểm, toán biệt kích khác xâm nhập vào vùng nam Lào, bị đối phương bao vây, rượt đuổi. Copley bị thương, anh ta cầu cứu khẩn thiết: “Giúp tôi! Tôi bị thương!”. Một thành viên của toán cõng Copley chạy, đến khi kiệt sức phải bỏ lại vì đối phương đuổi theo sát gót. Sau đó, toán cấp cứu Bright Light vào tìm thì chỉ thấy vết máu nơi Copley nằm.

Tổng kết năm 1968, không kể vụ đặc công Bắc Việt tấn công Sở chỉ huy Bắc, SOG có 18 biệt kích Mũ Nồi Xanh tử trận, 18 người mất tích.

(http://img834.imageshack.us/img834/9281/12091966linhmycancachsg.jpg)

Sau khi lính Mỹ càn vào 1 ngôi làng cách Sài Gòn 72 km, ngày 12/9/1966.
Những người tình nghi sẽ được bàn giao cho quân đội VNCH. 2 đứa bé cũng có thể là VC và cần phải bịt mắt (?!)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Ba, 2011, 10:09:07 pm

SOG CHIẾN ĐẤU TRONG ĐƠN ĐỘC

Sau cuộc tấn công sang Campuchia, Quân đội Mỹ gia tăng việc rút quân, các đơn vị còn lại tạm ngưng các cuộc hành quân để di chuyển về vùng trung tâm, bảo vệ các thành phố lớn, sân bay dọc theo bờ biển.

(http://img824.imageshack.us/img824/9269/cuchi26071966su25.jpg)
Củ Chi, 26/7/1966. Lính Sư 25 "Tia chớp nhiệt đới" trong 1 kế hoạch cung cấp sân chơi cho trẻ em

Chỉ trừ vài đơn vị pháo binh trong những căn cứ hỏa lực, không một đơn vị cơ động nào của Mỹ còn nằm sâu trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
Khi Quân đội Mỹ rút khỏi khu phi quân sự Tây Nguyên và những vùng hẻo lánh, thì Quân đội Sài Gòn càng thiếu hỏa lực, không quân yểm trợ, nên không đủ sức làm chủ ngay trên địa bàn mà Quân đội Mỹ vừa bàn giao. Ngược lại, Quân Giải phóng, với sự hợp lực của Quân đội Bắc Việt, ngày càng mở rộng vùng kiểm soát. Họ đồng thời phát triển hệ thống đường tiếp tế đi qua lãnh thổ Lào, vừa xây dựng những căn cứ chiến lược dọc theo biên giới Việt – Lào. SOG tự đề cao vai trò, vị trí của mình rằng không lực lượng nào có thể ngăn cản được sự phát triển của đối phương, ngoài lực lượng biệt kích. Đại tá Roger Pezzelle, chỉ huy Trung tâm hành quân bộ của SOG tuyên bố: “Không có ai ngoài Đoàn Nghiên cứu, quan sát”.

Phải chăng đó là niềm kiêu hãnh của lính biệt kích. Chẳng thế mà Trung sĩ nhất Billy Greenwood ở căn cứ hành quân tiền phương 2 (FOB 2) đã đầy tự tin cho rằng: “Chúng tôi vẫn hành quân liên tục một cách bình thường như trước đây”. Nói thì dễ, còn thực tế lại chẳng dễ dàng chút nào. Vào một buổi chiều, Lloyd O’Daniel nhìn trực thăng đem xác Trung sĩ nhất David “Baby” Hayes về. Lloyd O’Daniel buồn rầu chán nản: “Hôm trực thăng câu xác anh ta về, họ dùng dây câu kéo lên từ trong rừng. Chiếc trực thăng bay rất chậm rồi từ từ hạ xác của anh ta xuống mặt đất. Hayes đã có vợ và 3 con. Chúa ơi! Có phải đó là thực sự là niềm kiêu hãnh hay không?”.

Cho dù xứng đáng hay đơn độc, các toán biệt kích SOG vẫn phải tiếp tục xâm nhập những vị trí phòng thủ kỹ lưỡng nhất của đối phương trên đất Lào, khu phi quân sự và cả lãnh thổ miền Nam. Kết quả, theo các báo cáo của họ cho là thành công một nửa, Riêng toán biệt kích Washington xâm nhập vào lãnh thổ Lào hai chuyến, nhắm vào mục tiêu Charlie 3 khoảng cuối mùa mưa 1970.

Ngày 5/11/1970, Đại úy Steve Wallace, trưởng toán biệt kích, cùng với Jeff Mauceri, Curt Green và ba biệt kích Thượng được thả vào vùng Nam Lào. Họ di chuyển rất cẩn thận, thám sát khu vực bốn ngày thì phát hiện vị trí đóng quân của một tiểu đoàn Quân đội Bắc Việt vừa mới di chuyển đi nơi khác. Họ tiếp tục thám sát mục tiêu thì tìm thấy một con đường lớn và đường dây điện thoại. Lần theo đường dây, toán biệt kích trông thấy sâu trong rừng là một cánh đồng lúa và lính hậu cần của Quân đội Bắc Việt đang canh tác.

(http://img823.imageshack.us/img823/4508/careforwaterrmelon.jpg)

Phía trên kia là một thung lũng, họ tìm ra một bệnh viện bỏ hoang và bãi nghĩa địa với hàng trăm nấm mộ. Có thể đây là tổn thất của đối phương sau trận đánh các trại biệt kích Dak Seang, Dak Pek ở khu vực biên giới Việt Lào, thuộc địa bàn Tây Nguyên năm tháng trước đó. Chiều hôm sau, toán Washington nghe có tiếng di chuyển đều đều, trưởng toán Wallace tìm một vị trí đóng quân qua đêm, định để sáng hôm sau xem có chuyện gì. Bất ngờ, toán biệt kích chạm trán đơn vị săn lùng biệt kích của đối phương, Mauceri bắn gục một lính đối phương, rồi cả toán bỏ chạy.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Ba, 2011, 10:25:05 pm

Đêm đó toán biệt kích trốn trong một bụi rậm gần một con suối. Sáng hôm sau, Wallace liên lạc với máy bay điều không FAC và được hướng dẫn di chuyển đến một bãi đáp. Trên đường đi, họ bắn chết một lính của đối phương nữa và thu được cuốn sổ tay ghi chép báo cáo về việc sản xuất. Dựa vào cuốn sổ đó, Bộ chỉ huy SOG ở Sài Gòn khen ngợi toán Washington đã khám phá ra chổ đóng quân mới của Trung đoàn 28, Quân đội Bắc Việt và ra lệnh cho toán biệt kích quay trở lại đặt máy nghe trộm tại vị trí toán biệt kích phát hiện ra đường dây điện thoại. Với vẻ ngán ngẩm, trưởng toán biệt kích lẩm bẩm: “Vừa mới chạy tè ra quần, lại phải quay lại (!)”. Cả toán chỉ cầu mong được nhận nhiệm vụ ở nơi khác.

(http://img689.imageshack.us/img689/1646/mikeforce06.jpg)

Ngày 1/12/1970, toán Washington xâm nhập trở lại vị trí đóng quân của Trung đoàn 28, Quân Bắc Việt. Họ âm thầm di chuyển suốt 3 ngày thì đến ngọn đồi, nơi họ tìm thấy dây điện thoại. Đêm đó, họ đóng quân gần đường dây, định sáng hôm sau sẽ đặt máy nghe trộm.

Khoảng 8 giờ sáng hôm sau, lúc họ đang lần tìm đường dây, thì bỗng người dẫn đường nổ súng, bắn gục một lính đối phương. Thế là cả một đại đội lính Bắc Việt đang ăn sáng gần đó nổ súng. Đạn AK của đối phương bắn trúng khẩu CAR 15 của Curt Green, làm hỏng khẩu súng và làm anh ta bị thương vào tay. Toán Washington bỏ chạy, họ băng qua một sườn đồi và lại chạm trán với một toán đối phương khác, bắt buộc toán biệt kích phải cắt ngang để chạy trốn. Green phải sử dụng khẩu súng lục P38.

(http://img94.imageshack.us/img94/1456/101airbornedivision0519.jpg)
Sư đoàn dù số 101 Mỹ trong một trận giao tranh, tháng 5/1966

Chiếc Covey bao vùng được gọi đến  để bắn cản phía sau toán và hướng dẫn biệt kích quân chạy đến một bãi đáp trên một đỉnh đồi. Toán Washington xem chừng đã dứt đuôi được toán quân đối phương truy kích và được Covey cho biết, sẽ có trực thăng trong vòng 10 phút nữa. Đại úy Wallace ra lệnh cho Mauceri dùng mìn Claymore đốn ngã 5 cây nhỏ để làm bãi đáp cho trực thăng. Toán phó Green chỉ điểm cho máy bay khu trục đánh chặn đường phía sau, không cho đối phương đuổi theo.

Bỗng một loạt đạn AK nổ vang dội, Green đổ xuống. Mauceri trông thấy Green nằm gục, tay ôm lấy lưng, nơi viên đạn xuyên qua, trong lúc quân đối phương đang tiến lên. Mauceri không thể làm gì cho Green, nhưng toán biệt kích phải thu lại máy bộ đàm để liên lạc. Toán phó Mauceri vừa chạy, vừa bắn và ném lựu đạn yểm trợ cho một biệt kích Thượng lấy ba lô của Green, vì trong đó có máy bộ đàm. Nhưng một viên AK trúng ngay người biệt kích Thượng. Mauceri dìu anh ta chạy trở lại, để tay biệt kích Thượng khác lấy ba lô của Green.

Một chiếc trực thăng Huey đang đáp xuống, đúng lúc một trung đội đối phương tấn công, đạn bắn xối xả vào chiếc trực thăng, khiến nó phải bay vọt lên. Wallace, Mauceri cùng hai biệt kích Thượng không bị thương bắn trả đối phương, buộc họ phải lùi lại. Đúng lúc đó, mấy quả B40 nổ tung, Wallace ôm lấy mặt, không nhìn thấy gì nữa. Mauceri đặt anh ta nằm dưới một bóng cây và nói dối: “Mình sẽ ra khỏi đây, không sao đâu!”.

(http://img228.imageshack.us/img228/5561/be082298.jpg)
Sài Gòn, 1968

Trên không trung, Larry White ngồi sau chiếc Covey báo cáo cho Mauceri biết: “Tụi bê bối (?!) di chuyển qua sườn bên phải của bạn. Coi chừng!”. Theo chỉ dẫn của Larry White, Mauceri bò về phía bên phải và ném xuống mấy quả lựu đạn. White khích lệ: “Bạn làm cú đẹp! Dứt nọc tụi nó rồi!”. Sau đó, khu trục A1 Skyraider nhào xuống thả bom chùm (Cluster), làm cho đối phương phải giãn ra. Trực thăng đáp xuống bốc toán biệt kích. Tất cả đều thoát, chỉ trừ Green không lấy được xác. Đại úy Wallace bị mất một mắt, sau đó giải ngũ. Mauceri lên chức trưởng toán biệt kích Washington.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Ba, 2011, 10:57:17 pm

Thế rồi, ngày 21/1/1971, Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ bàn giao trại biệt kích cuối cùng cho Biệt động quân Sài Gòn. Việc các đơn vị biệt kích Mỹ rút quân đã gây trở ngại cho trung tâm SOG. Sở chỉ huy Bắc (CCN) phải đổi tên thành Ban cố vấn đặc nhiệm 1 (Task Force 1). Sở chỉ huy Trung (CCC) đổi thành Ban cố vấn đặc nhiệm 2. Quân Mỹ đội mũ lưỡi trai đen, nay thay bằng mũ bêrê xanh, đeo phù hiệu MACV.

(http://img690.imageshack.us/img690/6440/lucluongdacnhiemuc001.jpg)
Binh sĩ Úc tại miền Nam Việt Nam

Ngày 29/1/1971, trong khi John Plaster (người sau này biên soạn tài liệu SOG) ngồi trên chiếc Covey, do Đại úy không quân Jim Cryer lái, bay trên vùng lãnh thổ Nam Lào, sau khi toán biệt kích Hawaii, do Les Dover làm trưởng toán, báo cáo xin rút quân khẩn cấp trong một cuộc đụng độ với đối phương. Trong lúc chiếc Covey đang cố tìm cách bốc toán Hawaii, thì toán Colorado đang cách đó 8 dặm, cũng báo cáo khẩn cấp. John Plaster trao lại nhiệm vụ bốc toán Hawaii chotrực thăng khác, rồi bay về hướng nam để giúp toán biệt kích Colorado, do Pat Miller làm trưởng toán, toán phó bự con Dvid Lurch Mixter, cùng với John St. Laurent và mấy biệt kích Thượng. Khi chiếc Covey đến, Lurch đã xơi “kẹo đồng” chết, còn St. Laurent thì bị thương, những biệt kích Thượng vì quá hoảng sợ, đã bỏ chạy.

Trong lúc đó thì Quân Bắc Việt vẫn tiếp tục tấn công. Trong tình cảnh không thể đem xác Lurch theo được, Mitchell và St. Laurent định chiến đấu đến cùng. Nhưng thấy trực thăng vũ trang xuất hiện, bắn yểm trợ, John Plaster động viên Mitchell: “Không sao, vong linh Lurch sẽ hiểu. Phải lo cho người sống đã! Bây giờ chạy, trực thăng sẽ đánh dọn đường cho ta”. Thế là David Lurch Mixter trở thành quân nhân Mỹ xấu số cuối cùng mất tích trên đất Lào.

(http://img687.imageshack.us/img687/5681/ytathomascolesu1kokytru.jpg)
Bức ảnh nổi tiếng ghi lại cảnh y tá chiến trường Thomas Cole, với đôi mắt bị thương, đang hướng lên bầu trời tìm trực thăng cứu hộ trong một trận đánh đẫm máu giữa Sư 1 Kỵ binh bay và quân chính quy Bắc Việt Nam tại Tây Nguyên vào tháng 1/1966. Nằm cạnh bên là Trung sĩ Harrison Pell

Ngày 6/2/1971, Tư lệnh Quân Mỹ tại Việt Nam ra lệnh cho các đơn vị SOG chấm dứt mọi hoạt động của những toán biệt kích, do quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ làm trưởng toán ở bên Lào. Mệnh lệnh trên làm sửng sốt Đại tá Sadler, chỉ huy trưởng SOG. Ông ta đang theo dõi hoạt động quấy rối, nghi binh của những toán biệt kích để yểm trợ cho cuộc hành quân Lam Sơn 719 do Quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, đánh vượt biên sang đất Lào. Thế mà Tổng thống trước đó trả lời báo New York Times rằng: “Không có một người nào ở bên Lào tử trận trong các trận đánh trên bộ”. Ít lâu sau, ngài Tổng thống “hé” ra một chút: “Chỉ có vài nhân viên CIA mất tích”. Rõ ràng Lầu Năm Góc vẫn giấu nhẹm những tổn thất của các đơn vị SOG, vì sau trận đánh qua Campuchia, Quốc hội Mỹ đã biểu quyết không cho Chính phủ đưa Quân đội Mỹ sang Lào. Sợ mất mặt chính quyền, Lầu Năm Góc đành ra lệnh cho các đơn vị SOG không được đưa các toán biệt kích có quân nhân Mỹ xâm nhập qua Lào.

Chẳng qua Quốc hội Mỹ muốn giảm thiểu xương máu của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, thông qua chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”“Đông Dương hóa chiến tranh”, thay vào đó sẽ là máu xương của người Việt Nam và của người Đông Dương. Do đó, vào thời điểm rất khó khăn cho Quân đội Sài Gòn, Tư lệnh Quân Mỹ tại Việt Nam vẫn cho phép các đơn vị SOG hoạt động trong hành lang rộng 10 km dọc theo khu phi quân sự và biên giới Việt – Lào, với lệnh hành quân xâm nhập những căn cứ có đối phương tập trung quân, mà thời điểm đó, Quân đội Bắc Việt đã có đường Hồ Chí Minh nối liền từ miền Bắc qua đất Lào vào miền Nam Việt Nam.

Kế hoạch cuộc hành quân Lam Sơn 719 được hoạch định, với mục tiêu tấn công phá hủy các căn cứ tiếp vận, đóng quân, hậu cần, phá hủy hệ thống đường giao thông của Quân đội Bắc Việt trong mùa khô 1971-1972, cũng như trận vượt biên đánh sang Campuchia 1971. Xuất phát từ Khe Sanh, lực lượng Quân đội Sài Gòn sẽ tiến quân về hướng tây, theo trục đường số 9, nhằm phá hủy các căn cứ của đối phương xung quanh Tchepone, rồi quay xuống phía nam theo trục đường 92 để tấn công Sở chỉ huy Bộ tư lệnh tiền phương Đoàn 559 của đối phương. Cuối cùng, theo trục đường 922 trở về lãnh thổ Việt Nam qua thung lũng A Sầu.

(http://img13.imageshack.us/img13/7820/medicthomascolesu1khong.jpg)
Sau đó ít phút. Nhưng ít được biết đến hơn

Đã 3 lần, chỉ huy trưởng SOG báo cáo cho Tướng Abrams, cùng viên tướng trưởng Phòng 2 Bộ Tư lệnh MACV và viên tướng Tư lệnh Quân đoàn 24 của Mỹ: “Phải tránh xa chỗ đó! (Lào)”. Đại tá Sadler là người biết rõ trong vòng 4 tháng vừa qua, chỉ có 40% toán biệt kích hoạt động trong lòng đối phương quá 24 giờ đồng hồ. Đối phương đã đề phòng và bố trí lực lượng để đối phó với lực lượng biệt kích vì: “Họ đã ở vào thế phản công, và biết trước phe ta sẽ tấn công. Tử thần đang chờ đợi!”.

Đại tá Pinkerton, sĩ quan hành quân SOG kể tiếp: “Khi chúng tôi thuyết trình cho Bộ Tham mưu Quân đoàn 24, Tướng Sutherland nói rằng ông ta lo nhất vấn đề đưa họ (Quân đội Sài Gòn) vào vùng hành quân. Nhưng tôi trả lời, điều ông lo nhất nên là làm sao để đưa họ ra khỏi đó”.
Ngày 8/2, Quân đội Sài Gòn vượt biên, tiến về hướng tây trên con đường số 9. Trong khi đó, trực thăng đưa mấy tiểu đoàn Biệt động quân và lính dù vào chiếm những ngọn đồi, để bảo vệ sườn bắc và nam của trục tiến quân. Đường số 9 xe chạy được một chiều, dễ bị tắc nghẽn nếu chỉ một chiếc xe bị hỏng. Do đó, nếu đối phương cắt con đường huyết mạch này, quân Sài Gòn sẽ bị sa lầy.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 08 Tháng Ba, 2011, 10:37:15 pm

ĐẠI ĐỘI XUNG KÍCH HATCHET FORCE

Khoảng 22 giờ đêm, ngày 3/3/1969, mười chiếc thiết giáp PT76 và một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 66 Quân đội Bắc Việt đã dàn đội hình tấn công một trại biệt kích tiền tiêu tại vùng 3 biên giới. Lần đầu tiên, kể từ khi trại biệt kích Làng Vây bị tấn công năm 1968, Quân đội Bắc Việt sử dụng xe tăng trên chiến trường Tây Nguyên. Mục tiêu tấn công là trại biệt kích Bạch Hổ (Ben Het). Trại này chỉ cách biên giới Việt – Lào khoảng 3 dặm.

(http://cB5.upanh.com/19.871.26728484.Ga10/cuchi17041967binhnhatclassmiltonlcookf25.jpg)
Củ Chi, 17/4/1967. Binh nhất Class Milton, xạ thủ M 60, Sư 25 Tia chớp nhiệt đới

Trại biệt kích Bạch Hổ được bảo vệ bằng nhiều lớp hàng rào kẽm gai và bãi mìn phòng thủ. Quân số của trại gồm 12 biệt kích Mũ Nồi Xanh và 1.500 biệt kích quân Thượng. Ngoài ra, trại được tăng cường thêm 4 xe tăng Mỹ, một trận địa pháo 105 ly và 175 ly, cùng mấy đại đội biệt kích quân ứng cứu (Mike Forces).

Lực lượng của đối phương gồm 2 trung đoàn chính quy: Trung đoàn 28 và Trung đoàn 66, mấy tiểu đoàn pháo binh và một chi đội thiết giáp. Tương tự như trận Điện Biên Phủ và Khe Sanh, Quân đội Bắc Việt trước hết pháo kích như mưa vào trại biêt kích Bạch Hổ bằng súng cối, pháo 130 ly, hỏa tiễn 107 ly và 122 ly. Đồng thời đối phương cũng tung quân ra cắt đường tiếp tế và sử dụng hỏa lực phòng không khống chế, không để cho máy bay Mỹ thả đồ tiếp tế cho căn cứ.

Rút kinh nghiệm từ trận Làng Vây bị tấn công, lần này trại Bạch Hổ đã có sự chuẩn bị trước nhờ tin tình báo của SOG. Khi đoàn xe thiết giáp của Quân Bắc Việt tiến vào vị trí tấn công, thì đụng phải bãi mìn và lập tức xe tăng Mỹ, cùng các loại pháo 75 ly, 90 ly không giật ở trận địa ngọn đồi phía tây bắn xuống đoàn thiết giáp PT76. Sau đó, máy bay phản lực Mỹ nhào xuống vừa trút bom, vừa xả đại liên 20 ly khiến cho không một chiếc thiết giáp nào của đối phương có thể tiến xa hơn 100 thước.

(http://cB9.upanh.com/19.872.26728718.yn70/cancuphaobenlao.jpg)
Căn cứ pháo binh của Quân đội VNCH đặt tại Lào

Tuy nhiên, áp lực trùm lên trại Bạch Hổ không vì thế mà giảm bớt. Trại này đã bị cô lập, bao vây và đối phương tiếp tục đổ thêm quân. Ban ngày, trên đường 110 ở Tây Trường Sơn, từng đoàn xe vận tải Molotova của đối phương chất thêm đạn dược, sẵn sàng đưa đồ tiếp viện vào chiến trường. Từng đoàn thanh niên xung phong, công binh Quân đội Bắc Việt Nam nhanh chóng san, lấp hố bom sửa đường cho những đoàn xe cơ động. Cả quân Mỹ và Sài Gòn đều biết trước, nhưng không sao ngăn chặn được trận tấn công trại biệt kích Bạch Hổ. Họ quyết định thay đổi chiến thuật.

Như thường lệ, đoàn xe Motolova của Quân đội Bắc Việt nghe tiếng trực thăng đến từ hướng đông, liền bắn súng báo động và nép dưới những tán cây. Nhưng lần này thì khác, tiếng máy bay ầm ĩ hơn, những chiếc khu trục A1 Skyraider xà xuống thả bom chùm dọc theo con đường.
Tiếp theo là 6 chiếc trực thăng Cobra bay sát đầu ngọn cây bắn hỏa tiễn và đạn nhọn tới tấp vào đoàn xe.

Hai đoàn trực thăng khác chở quân đổ xuống một ngọn đồi trọc nhìn xuống đường 110, rồi bay lên. Vài phút sau, Quân Bắc Việt rất ngạc nhiên khi nghe tiếng cưa cây (?), tiếng cuốc xẻng đào hầm hố trên đồi. Hôm đó là ngày 4/3/1969, trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, Quân Bắc Việt cơ động với mật độ rất cao. Cùng thời điểm trên, cách mặt trận Bạch Hổ khoảng 12 dặm, một đại đội xung kích Hatchet Force của SOG, đóng chốt khóa đường 110, con đường tiếp tế của đối phương tại chiến trường vùng 3 biên giới. Đại đội xung kích này đang làm chuyện “bạt mạng”.

(http://cB6.upanh.com/19.872.26728845.TOE0/ducmy.jpg)
Căn cứ Dục Mỹ

Dưới quyền chỉ huy của Đại úy Bobby Evans, SOG thực hiện cuộc hành quân “Spindow” nhằm chốt chặn, cắt đường tiếp tế của Quân đội Bắc Việt. Nhiệm vụ này được giao cho đại đội xung kích Hatchet Force A từ Đà Nẵng vào. Hơn 100 quân biệt kích cấp tốc đào hầm hố để tránh những đợt pháo kích của đối phương, sẽ chụp xuống trong giây lát.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 08 Tháng Ba, 2011, 10:50:12 pm

Ngọn đồi họ chiếm đóng cao khoảng 300m, rất lợi thế cho việc cắt đường. Từ phía bắc nhìn xuống, con đường 110 lộ ra rõ ràng vì bom đã dọn sạch khu rừng che phủ. Phía bên kia, có dòng suối nhỏ chạy dọc theo con đường. Đối phương buộc phải thanh toán đại đội xung kích Hatchet Force nếu muốn đoàn xe Molotova của họ tiếp tục tiếp tế cho Mặt trận Bạch Hổ. Vì vậy, Quân Bắc Việt bắt đầu pháo kích lên đồi, nhưng vô hiệu, quân biệt kích nằm dưới hố cá nhân chờ đợi những đợt tấn công của đối phương. Đêm đó, quân biệt kích dùng kính phóng đại ánh sáng trăng, theo dõi lượng xe cộ của đối phương trên đường 110. Mỗi khi phát hiện có đoàn xe, họ gọi Hỏa Long AC 119 hoặc AC 130 lên tiêu diệt. Trong đêm đó, đối phương bò lên ném lựu đạn, bắn quấy rối, rồi biến mất.

(http://cB3.upanh.com/19.872.26729222.DwJ0/155lydotkichkhesanh11969.jpg)
Khe Sanh 1/1969

Sáng hôm sau, trực thăng SOG đem nước, tiếp tế cho đơn vị xung kích, trong khi đó đối phương tăng cường thêm súng phòng không. Đến trưa, một chiếc Phantom F4 thả nhầm 1 quả bom Napalm trên đồi làm 6 biệt kích Thượng thiệt mạng, cùng nhiều người khác bị thương. Lại thêm 1 quả đạn cối của đối phương trúng ổ đại bác 90 ly của đại đội xung kích, làm bị thương cả khẩu đội. SOG phải đưa toán biệt kích South Carolina đến thay thế.

Đối phương chỉ pháo kích, quấy rối chứ chưa dám tấn công đại đội xung kích trong vòng 6 ngày. Cuộc hành quân Spindown đã phá hủy 6 xe vận tải của đối phương, cùng nhiều chiếc khác bị ùn tắc, làm mồi cho máy bay oanh tạc. Quân Bắc Việt tấn công trại Bạch Hổ không được tiếp tế, sau đó phải rút quân về khu vực biên giới Việt Lào.

Lại nói, khi lực lượng Hatchet Force được thành lập vào năm 1966, vị Đại sứ Mỹ tại Lào chỉ cho phép SOG hành quân đến cấp trung đội và mỗi cuộc hành quân đều phải có sự chấp thuận của ông ta. Văn bản nhà nước cho thấy không có cuộc hành quân cấp đại đội nào trên đất Lào trong những năm 1967-1969. Nhưng đến năm 1969. Chính phủ Mỹ quyết định triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, với sách lược “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Để giảm thiểu đổ máu xương của lính Mỹ, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Mỹ đã cho phép SOG có thể hành quân đến cấp đại đội Hatchet Force, với sự chấp thuận của Đô đốc Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của liên quân Mỹ ở Hawaii. Theo đó, lực lượng Hatchet Force phát triển đến mức cao nhất trong năm 1969, với 4 đại đội, chia ra đóng quân tại Đà Nẵng, Kontum và Buôn Mê Thuột. Biên chế mỗi đại đội có 3 trung đội, với quân số 42 biệt kích quân người dân tộc thiểu số và 3 biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ.

(http://cB4.upanh.com/19.872.26729313.zp40/fentoncaralleylu0.jpg)

Tuy nhiên, các cuộc hành quân cấp đại đội gặp khó khăn về nhu cầu trực thăng. Cụ thể, cần 12 chiếc trực thăng đổ quân. Khác với các toán biệt kích, lực lượng Hatchet Force không thể tránh được đối phương hoặc lẩn trốn. Trường hợp bị một đơn vị lớn của đối phương tấn công mà không bốc ra kịp, đại đội xung kích có thể bị đối phương đè bẹp. Chưa kể khi gặp thời tiết xấu, trực thăng không bay được, rất nguy hiểm cho đại đội xung kích. Do đó Hatchet Force chỉ được sử dụng trực thăng trong những tháng có thời tiết tốt. Do không đủ trực thăng, nên khi sử dụng đại đội xung kích, thì các toán biệt kích buộc phải nằm nhà.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 08 Tháng Ba, 2011, 11:03:49 pm

Trong khoảng thời gian diễn ra cuộc hành quân Spindown vào đầu năm 1969, một trung đội Hatchet Force từ Đà Nẵng được giao nhiệm vụ lục soát vùng rừng núi phía tây căn cứ Khe Sanh. Cùng hành quân với trung đội này có Đại úy Jim Storter, đi theo để huấn luyện cho hai Thiếu úy trẻ là Peter Mc Murray và Vincent Sabatinelli. Cả hai sĩ quan trẻ này đều không thọ quá 6 tháng. Sabatinelli tử trận ngày 25/7; Mc Murray tử trận ngày 27/8/1969.

(http://cB1.upanh.com/19.872.26729420.eVa0/chungnhanthamsatrt.jpg)
Giấy chứng nhận của Nha Kỹ Thuật

Chỉ nhờ những sơ hở trong hệ thống an ninh của Quân đội Bắc Việt mà trung đội Hatchet Force lục soát vùng rừng núi này mà không gặp đối phương. Đêm đầu tiên, họ lập trận địa phòng thủ. Khoảng 3 giờ sáng, tất cả đều ngạc nhiên thức giấc vì nghe tiếng xe vận tải dừng gần nơi đóng quân đóng quân đêm của họ. Sáng hôm sau, Đại úy Storter báo cáo cho máy bay điều không FAC biết chuyện xảy ra trong đêm và xin một phi đội máy bay A1 Skyraider từ Đà Nẵng lên bao vùng. Khi hai chiếc khu trục lên, trung đội biệt kích đã di chuyển về hướng tây, nơi họ nghe tiếng xe vận tải của đối phương hồi đêm.

Họ di chuyển khoảng 300 thước, leo lên một rặng núi, nhìn xuống thung lũng. Những chiếc xe vận tải Molotova của đối phương quá to, không ngụy trang được hết nên các biệt kích quân đều thấy rõ. Đại úy Storter chỉ điểm cho hai chiếc khu trục đến oanh kích. Sau đó trung đội Hatchet Force xuống lục soát, kết quả 6 xe vận tải bị trúng hỏa tiễn, cùng mấy xác chết của đối phương để lại. Sau đó trung đội này rút êm về căn cứ.

Quân đội Bắc Việt đặt ống dẫn dầu từ Vinh, Nghệ An, Bắc Việt Nam qua đèo Mụ Giạ, vượt Tây Trường Sơn. Hệ thống dẫn dầu này dài trên 25 dặm, tới Bộ Tư lệnh tiền phương Đoàn 559, trong khu vực của mục tiêu Oscar Eight, trên hướng tây nam căn cứ Khe Sanh, thuộc lãnh thổ Lào, sau đó con đường uốn khúc quanh co trở vào thung lũng A Sầu, thuộc lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu chính của 2 toán biệt kích và lực lượng xung kích là tìm hệ thống đường ống dẫn dầu trong vùng phòng thủ kiên cố của đối phương để phá hủy.

Toán biệt kích Kansas do Eulis “Camel” Presley làm trưởng toán, có nhiệm vụ xâm nhập khu vực phía tây thung lũng A Sầu, tìm kiếm đường ống dẫn dầu bí mật dọc theo đường 922. Nhưng chỗ nào cũng có Quân đội Bắc Việt. Toán biệt kích cố lẩn tránh chỉ được 1 ngày thì chạm trán với đối phương, phải gọi trực thăng đến bốc ra. Một trung đội Hatchet Force được đưa vào, đụng độ ác liệt với Quân Bắc Việt. Trung đội Hatchet Force bị thiệt hại phân nửa, cuối cùng cũng phải bốc họ, đem về hậu cứ tại Đà Nẵng.

(http://cB5.upanh.com/19.872.26729564.cOQ0/bulach1968.jpg)
Bù Lách, 1968. Tập trung dân để trực thăng chuyển đến chỗ mới

Đêm 9/1/1970, máy bay AC 130 Spectre (Hỏa Long) của Mỹ bắn phá hai mục tiêu tình nghi là trạm bơm nhiên liệu của đối phương, nằm về hướng tây vùng phi quân sự, làm cháy kho nhiên liệu. Một chiếc phản lực Phantom F4 thả những quả bom loại 500 cân Anh xuống, gây thành đám cháy lớn. Trận đánh bom phá hủy hơn 60 xe Molotova, trong đó có 2 chiếc xe chở dầu.

Quân đội Bắc Việt Nam tiếp tục chở đồ tiếp tế trên con đường 110 của đất Lào. Ngày 23/2/1970, SOG mở cuộc hành quân Halfback, tái diễn trận đóng chốt cắt đường như năm 1969. Lực lượng hành quân do đại đội Hatchet Force B ở Kontum đảm nhiệm. Đại đội này đổ bộ đúng vị trí ngọn đồi mà Đại đội A đóng chốt năm ngoái.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 08 Tháng Ba, 2011, 11:26:52 pm

Được hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ gồm các loại máy bay A1 Skyraider, Phantom F4 oanh kích ban ngày; AC119, AC130 tấn công ban đêm; trong trường hợp bị mây che phủ, các cuộc oanh kích không thực hiện được thì đại đội biệt kích sẽ được pháo binh 175 ly của trại Bạch Hổ bắn yểm trợ. Cùng thời điểm trên, một toán biệt kích Lôi Hổ của Quân đội Sài Gòn hoạt động cách đó một dặm đã đụng độ với một trung đội của đối phương. Trưởng toán biệt kích Lôi Hổ, cùng một biệt kích quân bị thiệt mạng, bộ phận còn lại phải thoái lui.

(http://cB2.upanh.com/19.873.26730401.ppv0/sgtphilipfinkdongxoai12061965.jpg)
Trung sĩ Philip Fink, Sư 1 Anh Cả Đỏ, tại Đồng Xoài, 12/6/1965

Quân đội Bắc Việt tấn công dữ dội lên đồi, nơi toán Lôi Hổ trụ lại. Thiếu úy Billy Potter bị thương nặng ở ngực bởi 1 viên đạn AK. Một chiếc trực thăng được phái đến để di tản thương binh, nhân cơ hội đó, một Trung sĩ do quá sợ, nên đã lẻn lên máy bay. Rich Ryan kể lại, với vẻ khinh miệt: “Chúng tôi không biết anh ta biến đi lúc nào!". Đó cũng là chiếc trực thăng duy nhất bay thoát ra được trong ngày.

Đối phương điều thêm súng phòng không vào vùng chiến sự, với quyết tâm phải nhổ cái chốt của đại đội xung kích. Với hỏa lực phòng không quá mạnh, đối phương đã làm cho máy bay Hỏa Long không bao vùng được nữa. Quân Bắc Việt bắt đầu đào địa đạo sát vào mục tiêu để tấn công. Đêm đó, một bức công điện của phòng liên lạc SOG từ Sài Gòn gửi ra Kontum, cho biết Trung đoàn 27 Bắc Việt, với hơn 1.500 quân đang trên đường di chuyển đến để đánh dứt điểm đại đội Hatchet Force. Thiếu tá Frank Jaks, sĩ quan hành quân trình lại với Chỉ huy trưởng sở chỉ huy Trung (CCC), yêu cầu cho đại đội xung kích rút quân, nếu không sẽ bị tiêu diệt.

Theo kế hoạch, đại đội xung kích sẽ di chuyển đến một bãi đáp cách đó chừng 1 cây số, rồi trực thăng sẽ đến bốc trước khi đối phương kịp phản ứng. Đồng thời một chiếc Kingbee sẽ đưa một y tá là Thượng sĩ William Boyle đến để chăm sóc những biệt kích quân bị thương. Hỏa lực phòng không của đối phương đã bắn rơi chiếc Kingbee. Nó nổ tung khi chạm đất, xác Thượng sĩ William Boyle không tìm ra.

Thêm hai chiếc Kingbee khác thuộc phi đoàn 219 của Không quân Quân đội Sài Gòn vào cũng rớt luôn. Quân đội Bắc Việt quyết tâm không cho biệt kích chạy thoát. Presley đang ở dưới hầm, được một biệt kích quân người Thượng duy nhất chưa bị thương vào cho biết: Tất cả đại đội đều chết, đối phương đã chiếm được ngọn đồi chốt chặn.

(http://cB2.upanh.com/19.873.26729851.2o00/kingbees01.jpg)
Phi đoàn 219 Kingbee

Bay trên đỉnh đồi, Trung sĩ nhất Lloyd O’Daniels chỉ điểm các phi tuần lên yểm trợ. Máy bay khu trục A1 Skyraider đến trước để thả bom CBU 19 (Cluster), có hơi cay để làm mờ mắt các xạ thủ súng phòng không của Quân đội Bắc Việt. Sau đó các phản lực cơ F4 sẽ thả bom nổ chậm trong vòng 8 giờ đồng hồ, làm thành bãi mìn cản phía sau đại đội xung kích. Các phi tuần F4 khác đánh bom dọn đường cho đại đội xung kích di chuyển đến mục tiêu. Sau cùng, trực thăng Cobra sẽ bắn hỏa tiễn khói làm bức màn ngụy trang cho trực thăng vào bốc các biệt kích quân Mỹ ra.

Sau cuộc hành quân Halfback, Đại đội B ứng cứu Hatchet Force cần ít nhất 6 tháng để bổ sung quân và tái huấn luyện. Đến tháng 8/1970, đại đội này mới sẵn sàng tham gia hành quân, cũng là lúc CIA yêu cầu Đại tá Skip Sadler cho một đơn vị Hatchet Force hành quân đến gần Chavane (Lào), để yểm trợ cho biệt kích quân Vàng Pao, người H'mong, do CIA tuyển mộ, yểm trợ và nuôi dưỡng.

(http://cB0.upanh.com/19.873.26729999.nl80/colskipsadlerchtmacvsoglongthanh.jpg)
Đại tá Skip Sadler, Chỉ huy trưởng SOG, tại căn cứ Long Thành

Mục tiêu này cách xa 20 dặm, nằm ngoài vùng hoạt động của SOG. Tuy nhiên, việc này đã được vị Đại sứ Mỹ ở Lào chấp thuận. Cuộc hành quân Tailwind được mở, nhắm đến những mục tiêu trên. Đây cũng là lần đầu tiên, Đại đội Hatchet Force được lệnh tấn công sâu vào vùng đối phương chiếm đóng, cũng là nơi đối phương chủ quan, không phòng thủ vững vàng như căn cứ Trug ương cục miền Nam hay mục tiêu Oscar Eight gần biên giới Việt – Lào. Ngày 4/9/1970, Đại đội B ở Kontum được lệnh sẵn sàng. Đại đội trưởng đại đội này là Đại úy Eugene Mc Carley, có nhiều kinh nghiệm qua những chuyến xâm nhập trên lãnh thổ Việt Nam, cộng thêm 15 biệt kích quân Mũ Nồi Xanh và khoảng 110 biệt kích Thượng.

Ngày 11/9/1970, bốn đại đội xung kích ở Kontum được 12 chiếc Cobra của thủy quân lục chiến yểm trợ và trực thăng CH47 chở, ghé căn cứ Dakto lấy thêm xăng, rồi cất cánh. Đoàn trực thăng bay dọc theo biên giới, sau đó đổi sang hướng tây đến Chavane. Trong vòng 4 ngày, những chiếc máy bay trực thăng Cobra, A1, F4 thay nhau bay bao vùng, sẵn sàng yểm trợ cho đại đội xung kích. Đơn vị này liên tục di chuyển, phá hủy nhiều kho dự trữ đạn dược, binh trạm của đối phương. Cuộc hành quân coi như thành công.

(http://cB8.upanh.com/19.873.26730277.tVZ0/ql13nearanloc25061972.jpg)
Quốc lộ 13, An Lộc, 25/6/1972


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 09 Tháng Ba, 2011, 10:13:50 pm

HÀNH QUÂN BIỆT KÍCH

Mỗi căn cứ hành quân tiền phương (FOB) của SOG tại Đà Nẵng, Phú bài, Kontum, Buôn Mê Thuột có khoảng 12 toán biệt kích của Mỹ, do sĩ quan, hạ sĩ quan Mũ Nồi Xanh làm trưởng toán (không kể các toán Lôi Hổ, do sĩ quan Quân đội Sài Gòn làm trưởng toán). Tuy nhiên, lúc nào cũng chỉ có 6 toán sẵn sàng hành quân; 6 toán còn lại bị tổn thất, phải đợi bổ sung quân số và huấn luyện.

(http://cB7.upanh.com/19.907.26765426.Mks0/1000366jz0.jpg)
Huấn luyện tại căn cứ

Đầu năm 1968, toán biệt kích Maine ở Kontum sắp kết thúc nhiệm kỳ luân phiên 6 tháng. Trưởng toán Fred Zabitosky đã sẵn sàng cho chuyến đi cuối cùng của anh ta. Toán phó là Trung sĩ Doug Glover bị thương trong hai chuyến xâm nhập trước. Zabitosky từng tham dự hai chuyến xâm nhập Bright Light tìm một trưởng toán bị đối phương bắt, giam giữ và một chuyến khác tìm Charlie White bị rơi xuống từ dây cấp cứu Mc Guire tại Campuchia.

Lần này, Zab sẽ xâm nhập mục tiêu Bra. Đó là một khúc sông uốn quanh, nơi đường 110 tách ra khỏi đường 96 trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh đi về hướng đông. Tại mục tiêu Bra, quân chính quy Bắc Việt xây binh trạm số 37, một căn cứ lớn với nhiều kho tiếp vận, đạn dược. Quân Bắc Việt dùng binh trạm này để chuyển quân, tiếp tế vũ khí, trang bị, tiếp liệu vào vùng cao nguyên Nam Trung Bộ và bắc Campuchia. Căn cứ này được bảo vệ bởi hỏa lực phòng không rất mạnh, với một tiểu đoàn cảnh vệ và một đơn vị chống biệt kích. Mục tiêu Bra được coi như điểm nóng nhất khu vực nam Lào, khó khăn hơn những mục tiêu trước đây như Juliet, Hotel. India và November Nine.

(http://img3.imageshack.us/img3/5345/081966tqlctuantracdichp.jpg)
Khu phi quân sự, 8/1966. Thủy quân lục chiến Mỹ trong chiến dịch Prairie

Sau này, Lowell Stevens, trưởng toán biệt kích kể lại: “Khi danh sách các mục tiêu đưa ra, tôi ngồi giấu mình im lặng, tôi không muốn Bra nổi tiếng, nhưng hy vọng và cầu nguyện không phải nhận mục tiêu đó”. Một trưởng toán khác, Lloyd O’Daniels cảnh báo: “Bạn nên đem theo đầy đủ đạn dược, vì bạn sẽ cần đến nó, không lâu đâu”.

Hai tuần lễ sau khi cuộc Tổng công kích Mậu Thân 1968 bắt đầu, thành phố Huế vẫn còn trong tay đối phương; căn cứ Khe Sanh bị bao vây. Toán biệt kích Maine xâm nhập mục tiêu Juliet Mine (Bra) để do thám Quân đội Bắc Việt đang rút quân nhằm tăng cường thêm quân và tiếp tế cho trận tấn công của họ trên Tây Nguyên. Doug Glover vừa mới xuất viện, sẽ thay Zabitosky làm trưởng toán, nên chuyến này để cho Glover làm quyền trưởng toán, Zabitosky làm phó. Toán Maine có thêm Trung sĩ Purcell Bragg.

Không toán biệt kích nào xâm nhập mục tiêu Bra mà không biết sợ. Toán Maine được hai trực thăng Huey thả xuống, Glover dẫn toán ra khỏi bãi đáp đếm một chỗ rậm rạp. Anh ta đâu biết đã đưa toán vào một hẻm núi, rộng khoảng 300 thước. Toán biệt kích phát hiện ra một dãy hầm hào, công sự của đối phương. Zabitosky đang xem xét các hầm hào, công sự để xác định các công trình này được xây lúc nào, bỗng một trung đội lính Bắc Việt bất ngờ tấn công toán biệt kích. Toán Maine vừa lùi ra, vừa bắn trả đối phương.

(http://cB2.upanh.com/19.907.26765581.K5n0/26mar1975huesouthvietna.jpg)
Huế, 26/4/1975

Glover nói thật to cho Zabitosky nghe: “Ông chỉ huy đi!”. Cùng lúc, Bragg cũng báo cáo: Covey, máy bay quan sát điều không FAC cho biết có hai toán biệt kích đang chạm trán với đối phương, nên toán Maine phải ráng “gồng mình” trong vòng 45 phút. Zab ra lệnh cho Glover đưa toán trở lại bãi trực thăng, lập vị trí phòng thủ, còn anh ta sẽ ở lại cầm chân đối phương, không cho xán lại gần.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 09 Tháng Ba, 2011, 10:32:20 pm

Ban tình báo của SOG sau này cho biết: Hẻm núi đó là Sở chỉ huy Trung đoàn của đối phương, mà cũng có thể là Sở chỉ huy binh trạm 37. Zab tiếp tục ném lựu đạn, bắn cầm chân đối phương chừng nửa giờ, rồi chạy ra bãi trực thăng. Tại bãi đáp, Glover đã tổ chức xong vị trí phòng thủ và đang chỉ điểm cho các phi tuần khu trục A1 đánh bom yểm trợ cho toán biệt kích. Trong lúc Zab còn trong hẻm núi, Quân đội Bắc Việt đem súng máy phòng không 12 ly 7 đến. Covey cho biết thêm, quan sát thấy bốn đại đội của đối phương đang trên đường đến vị trí toán biệt kích và một đại đội đã đến gần.

(http://img218.imageshack.us/img218/230/bshowebinh1dacrume5tqlc.jpg)
Huế, 1968. Y tá chiến trường Howe chăm sóc cho Binh nhất Crum, TQLC Mỹ.

Trên vùng trời đảm trách, chiếc máy bay quan sát vẫn liên lạc với toán biệt kích ở dưới. Covey hỏi Zab:

-   Anh đã tập hợp đủ mọi người chưa?
-   Đủ, có chuyện gì không?
-   Cách anh chừng 400 thước về hướng tây có chỗ an toàn hơn cho “gia đình” anh.


Điều rất nguy hiểm là đưa trực thăng vào bốc toán biệt kích, trong khi bãi này có hỏa lực phòng không mạnh và đối phương tập trung quân đông. Trong khi những chiếc máy bay khu trục, trực thăng vũ trang oanh tạc xung quanh bãi đáp thì Covey hướng dẫn toán Maine chạy khoảng 150 thước theo hướng đông nam, dọc theo con suối, qua một cánh rừng đến bãi đáp khác an toàn hơn. Họ đến một khoảng đất trống trải, không bị đối phương đuổi theo. Covey điều một trực thăng vào bốc toán Maine. Mọi người đều nín thở, Purcell Bragg cùng hai biệt kích Thượng chạy ra lao lên trực thăng, chiếc máy bay bốc lên cao qua khỏi ngọn cây. Thế là thoát.

Toán biệt kích còn lại gồm Zab, Glover và bốn biệt kích Thượng đợi chiếc thứ hai. Hàng trăm quân đối phương đang bao vây ba mặt bãi đáp, xung phong tấn công. Khu trục A1, cùng trực thăng vũ trang đến bắn hỏa tiễn xung quanh bãi đáp cho chiếc trực thăng thứ hai vào bốc số biệt kích quân còn lại. Khi trực thăng đáp xuống, toán biệt kích vừa chạy ra trực thăng vừa bắn xối xả. Quân Bắc Việt cũng nhào ra sống chết không để toán biệt kích chạy thoát. Khi chiếc trực thăng bốc lên cao khoảng 75 bộ, B40 của đối phương bắn trúng máy bay. Chiếc trực thăng rơi xuống, đứt làm đôi và bốc cháy.

(http://img840.imageshack.us/img840/7776/camau12111962ch21.jpg)
Cà Mau, 12/11/1962

Bị thương, lại cháy xém hết quần áo, Zabitosky chạy lại chiếc trực thăng đang bốc cháy, lôi ra được viên phi công cùng người phi công phụ. Còn Doug Glover và bốn biệt kích Thượng, hai trung sĩ xạ thủ đại liên Melvin Dye, Robert Griffith đều chết. Trên một chiếc Huey khác bay cao khoảng 3000 bộ (915 m), quân y sĩ Luke Nance nhìn xuống chiếc trực thăng đang bốc cháy, nói to cho người phi công biết: “Có người còn sống ở đưới! Đáp xuống để tôi cứu họ!”. Hai viên phi công nghi ngờ Quân Bắc Việt đang lục soát xác chiếc trực thăng, nên trả lời: “Tốt hơn mình nên ra khỏi chỗ này!”. Nance cương quyết: “Không! Mình không đi đâu hết! Phải xuống cứu mấy người ở dưới đó”. Cuối cùng viên phi công phải bay xuống.

Mặc cho đạn AK, đạn 12 ly 7 bắn lên, chiếc trực thăng vẫn lao xuống, Nance thấy rõ Zabitosky ngã lên ngã xuống, cố gắng lôi hai viên phi công về hướng có tiếng trực thăng. Nance chạy lại giúp Zab lôi 2 viên phi công lên trực thăng, anh ta không nhận ra Zab, mặt mày bị cháy đen xì. Tất cả đều thoát, được đưa về quân y viện Mỹ tại Pleiku an toàn. Tướng Westmoreland đích thân đến quân y viện thăm, trao Huy hiệu thương binh dũng cảm và đề nghị tặng thưởng Huy chương danh dự hạng nhất cho Zabitosky.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 09 Tháng Ba, 2011, 10:59:53 pm

Bốn tháng sau, một toán biệt kích khác cũng từ Kontum (FOB 2), do John Kedenburg làm trưởng toán, xâm nhập đường 110, cách mục tiêu Bra 12 dặm về hướng đông. Toán biệt kích chạm súng với một toán tuần tiễu của đối phương, sau đó Quân Bắc Việt điều một tiểu đoàn đến bao vây toán biệt kích. Sáu tháng trước đó, Kedenburg chứng tỏ sự can đảm của mình, đã đem về được xác của Trung sĩ nhất Dan Wagner, trưởng toán Nevada, nên được giao cho trách nhiệm làm trưởng toán.

(http://img845.imageshack.us/img845/5578/chulai27041969uh1dchino.jpg)
Chu Lai, 7/4/1969. UH-1D được câu bởi Chinook thuộc Lữ đoàn 196 bộ binh

Toán nevada bị đối phương đuổi theo sát nút, mỗi lần toán ngừng lại thở, Quân Bắc Việt lại bắt kịp. Hai bên ổ súng rồi toán biệt kích lại chạy tiếp. Cuối cùng, Kedenburg nằm lại cản đường cho đồng sự chạy, rồi anh chạy sau. Khi bắt kịp toán, một biệt kích Thượng chạy lạc, Kedenburg không thể hy sinh cả toán để ở lại chờ một người. Biết đâu tay biệt kích Thượng kia đã bị đối phương bắt hoặc chết. Kedenburg liên lạc với đơn vị ứng cứu, yêu cầu bốc toán biệt kích về. Họ nghĩ rằng đã cắt đuôi được lính Bắc Việt.

Khi trực thăng tới thả dây câu xuống câu lên được 4 biệt kích, Kedenburg chỉ điểm cho máy bay khu trục A1 bắn chặn đường. Chiếc Huey thứ hai đến thả bốn sợi dây cấp cứu xuống cho anh ta cùng ba biệt kích quân còn lại. Lúc đó đối phương đã băng qua lưới lửa do những chiếc A1 tạo nên. Đúng lúc người biệt kích Thượng chạy lạc cũng xuất hiện, do trông thấy trực thăng bao vùng. Thay vì cho trực thăng bay đi, Kedenburg tháo dây McGuire ra nhường cho người biệt kích Thượng, rồi ra dấu cho trực thăng bay lên, còn một mình ở lại đối phó với đối phương.

(http://img822.imageshack.us/img822/9216/kedenburg.jpg)
John Kedenburg

Mọi người trên trực thăng chứng kiến Kedenburg bắn chết 6 người lính Bắc Việt trước khi gục ngã. Hôm sau toán cấp cứu Bright Light vào đem được xác John Kedenburg về. Anh ta là người thứ hai trong lực lượng SOG được truy tặng Huy chương danh dự.

Thêm một tên tuổi nữa khá nổi tiếng ở Kontum. Anh ta là bạn của Zabitosky và Kedenburg. Đó là Trung sĩ nhất Robert Howard, người có thân hình lực lưỡng như thợ đốn củi. Robert Howard đến Kontun (FOB 2) vào đầu năn 1967, anh ta được đề nghị tặng thưởng Huy chương danh dự 3 lần, trong vòng 13 tháng.  Mọi người đều nghĩ rằng anh ta xứng đáng với những phần thưởng ấy. Cho tới nay, Howard là người lãnh nhiều huy chương nhất, kể cả 8 cái “Chiến thương bội tinh”. Một đêm, Howard chạy tới xe chở quân của đối phương trên đường 110, ném mìn vào xe, trước con mắt ngạc nhiên của Quân Bắc Việt, rồi cho nổ tung quả mìn.

(http://img607.imageshack.us/img607/8281/roberthowardnvaprisoncc.jpg)
Robert Howard (bìa trái), trong một lần đột kích giải cứu tù binh VNCH thành công, tại Sở chỉ huy Trung (CCC)

Howard được đề nghị tặng thưởng Huy chương danh dự lần đầu vào tháng 11/1967, khi toán biệt kích do Johnnie Gilreath làm trưởng toán phát hiện ra kho vũ khí, lương thực lớn của đối phương ở vùng đông nam Lào. Trong lúc Gilreath cùng các thành viên của toán tiếp tục theo dõi hoạt động của đối phương, thì SOG chuẩn bị cho đại đội xung kích Hatchet Force tấn công. Howard tình nguyện làm trưởng toán, hướng dẫn đại đội xung kích từ bãi đáp đến chỗ toán của Gilreath.

Nhưng bất ngờ không đến mãi, ba chiếc trực thăng đổ quân bị hỏa lực phòng không đối phương làm hỏng nặng. Howard dẫn được đại đội xung kích Hatchet Force đến vị trí toán biệt kích. Trong lúc đại đội xung kích phá hủy kho vũ khí, lương thực của đối phương, Howard dẫn toán biệt kích đi quan sát xung quanh, bắn hạ thêm 4 lính Bắc Việt, phá hủy thêm mấy trận địa giả của đối phương.

Sau trận tấn công, chỉ huy trưởng SOG đưa Gireath và Howard vào Sài Gòn tường trình về trận đánh cho tướng Westmoreland. Gilreath được cho đi học lái máy bay theo nguyện vọng của anh ta. Howard trở lại Kontum với Huy chương Ngoại Hạng (Distinguish Services Cross).

(http://img849.imageshack.us/img849/1281/medalsdistsvccrossarmy1.jpg)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 10 Tháng Ba, 2011, 10:17:30 pm

Mục tiêu Bra, nơi Zabitosky lĩnh Huy chương Danh dự vẫn là chỗ nguy hiểm nhất cho những toán biệt kích. Toán California do Joe Walker làm trưởng toán, tổ chức trận phục kích đơn vị chống biệt kích của đối phương, nhưng thất bại vì khẩu CAR15 của toán phó gặp trở ngại tác xạ. Quân đội Bắc Việt bắn trở lại bằng B40 làm tất cả mọi người trong toán đều bị thương.

(http://cB8.upanh.com/19.944.26802997.MDq0/teamcalifornia.jpg)
Toán California tại Sở chỉ huy Trung (CCC)

Toán California phải lẩn trốn suốt đêm. Sáng hôm sau, một trung đội xung kích do Trung úy Daniel Swain chỉ huy xuống bãi đáp để đón toán California. Joe Walker cùng ba biệt kích Thượng tình nguyện ở lại giúp trung đội xung kích. Trung đội này được lệnh di chuyển dọc theo đường 96 vào sâu mục tiêu Bra, để tìm mục tiêu cho phi cơ oanh kích hoặc tấn công trên bộ.

Trung đội xung kích lục soát về hướng bắc hai ngày, không gặp đối phương, không một phát súng bắn tỉa. Walker cảm thấy không an tâm, càng lâu càng nguy hiểm và không ngờ rằng đối phương sẽ đến. Đêm thứ hai, họ đóng quân, lập tuyến phòng thủ giữa đường 96 và một nhánh sông rộng. Họ tin rằng quân Bắc Việt không thể tấn công từ bên kia sông sang. Nhưng nếu đối phương đánh từ đường vào, trung đội xung kích sẽ bị mắc kẹt, vì đằng sau là sông, hết đường chạy.

Walker cùng ba biệt kích Thượng của toán California không đào công sự chiến đấu, họ chui vào một bụi tre ngủ. Khoảng 3 giờ sáng, Walker thức giấc nhìn đồng hồ và nghe thây tiếng xe vận tải. Chiếc đầu ngưng lại cách khoảng 200 thước, rồi chiếc thứ hai, thứ ba... anh ta còn nghe được tiếng mở bửng sau xe vận tải Molotova do Liên Xô chế tạo, trang bị cho Quân đội Bắc Việt Nam. Viên sĩ quan Bắc Việt dùng loa tập hợp quân để tấn công. Trong những công sự chiến đấu gần đó, khẩu đại liên M60 đã được lắp đạn. Lúc đó, ánh sáng phát ra từ những cây đèn pin của đối phương quét qua, quét lại loang loáng xuyên màn đêm.

(http://cB7.upanh.com/19.945.26803906.1Ql0/dongha29091966tqlc.jpg)
Đông Hà, 29/9/1966

Khẩu đại liên M60 nhả đạn trước, tiếng nổ xé tan màn đêm im lặng, Quân Bắc Việt tập trung hỏa lực tấn công vào tuyến phòng thủ của đơn vị biệt kích SOG. Đạn và mảnh ghim vào lưng, vào đùi Walker. Một góc trận địa phòng ngự của quân biệt kích bị vỡ, Quân Bắc Việt tràn vào bên trong đánh cận chiến. Trung úy Swain, Ranger Haynes bò qua chỗ Walker, nhưng một trái cối đã nổ đằng sau hai người khiến Swain bị thương nặng ở chân. Mặc dù bị thương, Walker vẫn cố gắng bò ra chỗ khác, kéo theo Trung úy Swain. Một hạ sĩ quan da màu Mỹ vừa đứng dậy, liền hứng hàng chục viên AK, anh ta kêu lên, rồi đổ xuống đất.

Walker tiếp tục bò về hướng bờ sông, lôi theo Swain. Anh ta vẫn đem theo khẩu đại liên M60 và tìm được chỗ cạn vượt qua sông. Bên kia đã có mấy biệt kích Thượng bị thương đang lẩn trốn. Nhìn lại bên kia sông, Walker thấy đèn pin của Quân Bắc Việt đi thu dọn chiến trường. Walker nhớ đến Swain, vội bò trở lại kéo Trung úy Swain lên bờ, lấy poncho cuốn lại. Anh ta không hề có thuốc men để chữa cho ông Trung đội trưởng trung đội xung kích.

(http://cB2.upanh.com/19.945.26803601.BZf0/danang27051967cdunion2.jpg)
Đà Nẵng, 27/5/1967. Chiến dịch Union 2

Tại Kontum, khi nhận được tin, Đại úy Ronal Goulet đánh thức Howard dậy thông báo: “Mình phải đi cứu Walker và Swain”. Một số hạ sĩ quan biệt kích khác cũng tình nguyện đi theo. Toán cấp cứu Bright Light gồm 12 người, do oulet chỉ huy, xâm nhập vào tìm kiếm quân nhân Mỹ tử trận hoặc mất tích. Trong màn đêm mịt mù, toán biệt kích Bright Light dò dẫm tìm Walker và Swain. Họ sờ từng xác chết một, xác nào chân dài là người Mỹ, cuối cùng họ tìm được Walker và Swain.

Đợi đến sáng, những chiếc máy bay oanh kích trở lại bao vùng. Toán Bright Light vượt sông, tới trận địa phòng ngự của trung đội xung kích khi đêm. Họ tìm được xác người hạ sĩ quan da màu Mỹ, cùng các quân nhân khác bị thương.

(http://cB8.upanh.com/19.945.26803677.R8W0/doi875daktonov1967sau21ngay.jpg)
Dakto, 11/1967. Đồi 875 sau 21 ngày bị bao vây


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 10 Tháng Ba, 2011, 10:32:41 pm

Giữa tháng 11, Howard tình nguyện trở lại mục tiêu Bra, cùng với một đại đội Hatchet Force để phá hoại, nhằm ngăn Quân đội Bắc Việt đang bao vây quân biệt kích của Vàng Pao, vốn được CIA nuôi dưỡng, đang đóng quân ở sâu trong đất Lào. SOG hy vọng “vố” này sẽ khiến cho Quân đội Bắc Việt phải đưa quân về giữ mục tiêu Bra. Đại đội xung kích Hatchet Force do một viên Đại úy chỉ huy, thêm Trung úy James Jerson, cùng một số hạ sĩ quan, trong đó có Lloyd O’Daniel thuộc trung đội 1.

(http://cB5.upanh.com/19.945.26804484.cWf0/americanspecialfrocescozj3.jpg)

Đơn vị này cũng không gặp đối phương bắn tỉa trong suốt bốn ngày đầu lục soát tại khu vực đường 96. Vùng này bị máy bay B52 ném bom trải thảm nhiều lần, trông rất tan hoang, cây cối đổ nát. Trước đây, vùng rừng núi này rất rậm rạp. Quân đội Bắc Việt tránh đụng độ như trước đây, giống với trung đội của Trung úy Swain. Đến đêm 16/11, khoảng 100 lính Bắc Việt tấn công vào trận địa phòng ngự của Đại đội Hatchet Force, rồi lại rút lui, không hề để lại dấu vết. Ngày 18/11, toán biệt kích bị quân Bắc Việt phục kích nhỏ, sau đó họ lại biến mất (!). Quân Mũ Nồi Xanh đoán chừng ý định của đối phương: “Có lẽ ngày mai mới đúng là ngày quyết tử”.

Sáng sớm 19/11, Howard thấy một Thiếu úy trẻ đi đầu thay vì 1 lính Thượng đầy kinh nghiệm. Rồi người sĩ quan trẻ tiếp tục dẫn đường và tìm thấy đường dây điện thoại. Dò theo đường dây đến một bụi cây, viên sĩ quan phát hiện ra một chòi quan sát, có một bát cơm vẫn còn nóng, anh ta biết ngay quân Bắc Việt sắp tấn công. Viên Thiếu úy vẫn tiếp tục dẫn đầu, đến một khoảng trống, anh ta định dẫn đại đội băng qua. Mấy người biệt kích Thượng ngần ngừ đợi lệnh và Đại úy đội trưởng ra lệnh: “Tiếp tục!”. Howard chạy lên trước cản viên Thiếu úy lại: “Bên kia cánh rừng có người, coi chừng!”. Anh ta lắc đầu trả lời: “Tôi sẽ giết hết tụi nó. Hãy chờ xem!”.

Viên Thiếu úy bắn phát đầu tiên trúng một lính đối phương. Thế rồi súng B40, súng cối thi nhau nổ chát chúa vào đội hình trung đội đi trước. Một quả cối 62 ly nổ gần chổ người sĩ quan trẻ, làm bay mất bàn chân phải và gần đứt bàn chân trái của anh ta. Howard đang lo băng bó cho viên Thiếu úy thì một trái B40 khác nổ gần bên, khiến nhiều mảnh đạn ghim vào lưng và chân anh ta. O’Daniel không ngờ, Howard nổi điên đứng dậy trở về trong lúc súng nổ như mưa, kể cả súng máy phòng không 12 ly 7 trên chiếc xe thiết giáp PT-76. Howard định dùng súng phóng hỏa tiễn M72 diệt chiếc thiết giáp của đối phương, thì một trái B40 khác nổ gần đó làm hỏng khẩu M72, thêm một sĩ quan khác bị thương. Howard dìu viên sĩ quan quay về ban chỉ huy đại đội, dẫn theo hai biệt kích Thượng bắn yểm trợ, còn anh ta đem theo hai khẩu M72 lên, bắn gục chiếc thiết giáp của Quân Bắc Việt.

(http://cB5.upanh.com/19.945.26804234.ohm0/anloc210.jpg)
An Lộc

Trong lúc đó, đại đội xung kích Hatchet Force phải lui về nơi có cây cối che chở để lập tuyến phòng thủ. Trực thăng tải thương được gọi đến, nhưng bị súng phòng không của đối phương bắn lên trúng đầu gối của xạ thủ đại liên. Anh ta thét lên đau đớn, đến nỗi ở dưới đất cũng nghe thấy. Chiếc trực thăng tiếp tục ăn đạn, chao đi rồi bốc cháy. Đối phương bắt đầu tấn công vào trung đội biệt kích dẫn đầu. Mặc dù đã hai lần bị thương nhưng Howard vẫn chạy lại chiếc trực thăng đang cháy, lôi ra một xạ thủ đại liên, còn người xạ thủ bên cạnh đã chết. Viên phi công chính giúp người phi công phụ ra khỏi máy bay, chạy về trận địa phòng ngự của đại đội xung kích.

Hôm sau, những chiếc phi tuần lên yểm trợ cho trực thăng vào tải thương, vừa chở đại đội Hatchet Force về căn cứ. Howard được đề nghị tặng thưởng Huy chương Danh dự lần thứ hai trong vòng một năm. Ba tuần sau, Howard lại tình nguyện đi theo toán biệt kích vào mục tiêu khó nuốt Bra.

Toán biệt kích do Larry White làm trưởng toán, ngoài ra còn có Trung sĩ Robert Clough, một sĩ quan biệt kích Quân đội Sài Gòn và sáu biệt kích Thượng. Tại bãi đáp chính, họ gặp đối phương bắn lên. Trực thăng phải bay đến bãi đáp thứ hai, cũng bị bắn; đến bãi đáp phụ thứ ba, thì bị súng phòng không của đối phương bắn rơi luôn chiếc trực thăng. White bị trúng đạn, rơi ra ngoài. Còn tay xạ thủ đại liên bị trúng đạn, gục bên cạnh khẩu M60, viên sĩ quan biệt kích Quân đội Sài Gòn trúng đạn chết. Ai cũng ăn đạn, chỉ trừ hai người là Howard và Clough.

(http://cB7.upanh.com/19.945.26804366.acC0/h34vantuong19081965.jpg)
Vạn Tường, 19/8/1965. Bên trong chiếc H34

Điều ngạc nhiên là chiếc trực thăng vẫn còn bay được, mọi người lại chui vào chiếc trực thăng và bốc lên cao, trước khi đối phương xông ra bắn tới tấp. Ba tuần sau, Howard theo một chuyến hành quân Bright Light sang Campuchia. Lần này anh ta được tặng Huy chương Danh dự thật sự.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 13 Tháng Ba, 2011, 11:21:14 pm

NHẢY DÙ XÂM NHẬP HALO

Chuyến giải cứu tù binh đầu tiên (Bright Light) do SOG thực hiện trong năm 1966, sau khi hai tiểu đoàn Quân Giải Phóng tiêu diệt cả trung đội do Huckleberry và Charlie Vessels chỉ huy. Sau nhiều phi vụ tập kích không thành công, chỉ huy trưởng SOG là Đại tá Jack Singlaub nhận thấy rằng có dấu hiệu cho thấy tù binh Mỹ đã được di chuyển đến nơi khác, chừng vài giờ trước khi quân biệt kích tấn công. Những sĩ quan tham mưu của SOG đặt ra nhiều câu hỏi cần lời giải đáp. Thiếu tá Ed Rybat, chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tiền phương 1 (FOB 1) cũng băn khoăn: “Hình như đối phương biết mình trên đường đến mục tiêu”.

(http://cB7.upanh.com/20.29.26916426.rc0/ch47boeingchinook1968routenine.jpg)
CH-47 tại đường 9 Nam Lào, 1968

Bước sang năm 1969, tình hình trở nên nghiêm trọng. Đại tá Steve Cavanaugh lên thay Jack Singlaub làm chỉ huy trường SOG, luôn quan tâm đến vấn đề an ninh nội bộ. Ông ta đến thăm các căn cứ hành quân tiền phương, hỏi thăm các toán trưởng biệt kích và đem theo toán an ninh lục quân Mỹ là Đại đội 101 kiểm thính để theo dõi tất cả các cuộc điện đàm trong các đơn vị SOG. Trong khi đó, các toán biệt kích xâm nhập đều biết rằng, đối phương cũng dò tần số liên lạc của họ để “thịt” các toán biệt kích xâm nhập. SOG phải tìm giải pháp xâm nhập khác để bảo vệ các toán biệt kích. Xâm nhập ban đêm, không sợ đối phương phát giác, nhưng các phi cơ trực thăng không được an toàn khi xuống bãi đáp trong màn đêm. Chỉ còn cách là nhảy dù xuống mục tiêu, xâm nhập vào lúc ban đêm.

Khi trưởng toán biệt kích Auger là Frank Oppel yêu cầu được phép nhảy dù xuống khu vực Lưỡi Câu trên đất Campuchia trong tháng 12/1969, Bộ chỉ huy SOG chấp thuận ngay. Chỉ có một trở ngại nhỏ, khi Oppel báo tin vui cho các thành viên, anh toán phó “lạnh chân” không chịu đi, phải tìm người khác thay thế, đó là Bob Graham mà sau này rất nổi tiếng ở Sở chỉ huy tiền phương Nam (CCS).

(http://cB4.upanh.com/20.29.26916493.So50/dakto.jpg)
Hatchet Force xuất kích tại Dakto

Toán Auger gồm hai biệt kích quân Mỹ là Oppel, Graham cùng với ba biệt kích quân Nùng, bắt đầu tập nhảy dù từ trực thăng xuống, do phi công Green Hornet lái. Sau một tuần lễ thực tập nhảy dù đêm, đúng bốn giờ sáng ngày 23/12/1969, toán biệt kích Auger nhảy dù xuống, xâm nhập khu vực Lưỡi Câu trên lãnh thổ Campuchia. Họ xuống tới đất, nhanh chóng tập hợp. Tuy nhiên, có một biệt kích nùng bị trật chân, nên sáng hôm sau trực thăng phải vào bốc toán biệt kích đem về.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 13 Tháng Ba, 2011, 11:31:57 pm

Năm 1970, Đại tá John Sadler thay thế Đại tá Cavanaugh làm chỉ huy trưởng SOG. Ông ta là người rất am hiểu về kỹ thuật nhảy dù và skydiving (nhảy dù cánh dơi để lướt gió). Thuật ngữ quân sự gọi là HALO (High Altitude Low Opening). Nhảy dù HALO từ độ cao 10.000 bộ (3.050m), để rơi tự do, cách mặt đất khoảng 1.000-2.000 bộ (305-610m), rồi mở dù cánh dơi lái đến mục tiêu. Mặc dù lực lượng biệt kích Mỹ đã huấn luyện nhảy dù cánh dơi HALO từ năm 1957, nhưng Quân đội Mỹ cũng như quân đội các nước trên thế giới chưa từng sử dụng HALO trong chiến trận.

Tháng 7/1970, đại tá Sadler ra lệnh thành lập toán biệt kích HALO đầu tiên. Trung sĩ Cliff Newman và Trung sĩ nhất Sammy Hernandez đang chỉ huy toán biệt kích Virginia thám thính khu vực lân cận Khe Sanh, bỗng được lệnh tìm một bãi đáp gần nhất để rút quân. Toán biệt kích HALO đầu tiên gồm có Newman, Hernandez, thêm Trung sĩ nhất Melvin Hill, hai biệt kích quân người Thượng và một sĩ quan Lôi Hổ của Quân đội Sài Gòn. Mặc dù Newman cấp bậc thấp hơn hai viên Trung sĩ kia, nhưng anh ta có nhiều kinh nghiệm trong đơn vị SOG hơn, nên được cử làm trưởng toán HALO, lấy tên là toán Florida.

(http://cB1.upanh.com/20.30.26916700.0R0/2dougfleteherjohnsugggaon5.jpg)

Sau đó, một chiếc C130, có biệt hiệu là Chim Đen (Blackbird), đã đưa toán biệt kích Florida qua Okinawa để huấn luyện kỹ thuật nhảy dù HALO. Họ được bí mật huấn luyện trong một khu vực riêng biệt, vì hai biệt kích quân Thượng và sĩ quan Lôi Hổ của Quân đội Sài Gòn bị chính phủ Nhật Bản từ chối không cho nhập cảnh.

Các huấn luyện viên được tuyển chọn là những bậc thầy về môn HALO trong Liên đoàn biệt kích số 1 của Mỹ. Khi nhảy ra khỏi phi cơ, chỉ cần 12 giây, con người đạt tới vận tốc rơi trong không khí 125 dặm mỗi giờ. Trong lúc thả rơ tự do, các quân nhân vẫn phải điều khiển thân mình theo hướng rơi tự do của nhóm. Khi bung dù cánh dơi ra, họ lái dù khoảng 2.500 bộ (762,5m) đến bãi đáp. Như vậy, nếu nhảy ra ở độ cao 12.500 bộ (3812,5m), để rơi tự do 60 giây, thêm hai phút rưỡi lái dù cánh dơi xuyên qua rừng đến bãi đáp, tổng cộng chỉ có ba phút rưỡi đồng hồ. Các quân nhân còn được trang bị thêm đồng hồ cao độ để mở dù tự động, trong trường hợp dù có chuyện bất trắc.

Sau một tháng huấn luyện ở Okinawa, toán biệt kích florida về tới Long Thành, huấn luyện thêm hai tuần về chiến thuật, và nhảy thêm vài kiểu HALO. Trong một chuyến thực tập nhảy dù đêm, Trung sĩ Hernandez bị gió thổi dạt qua một dãy nhà khác của Lục quân Mỹ. Một viên Trung sĩ chạy ra ngoài quan sát, vì Hernandez rơi trúng nóc nhà trước khi xuống đất. Nhìn thấy Hernandez vẫn còn vướng dù, bôi mặt ngụy trang, đeo kính che mắt, vũ trang đến tận răng: nào là khẩu CAR15, Shotgun cưa ngắn nòng, súng phóng lựu M79, dao găm, lựu đạn đeo đầy mình..., viên Trung sĩ văn phòng quỵ xuống, lên cơn đau tim vì tưởng lầm là lính dù cộng sản tấn công (!).

(http://cB5.upanh.com/20.30.26916604.A1H0/p1010004large.jpg)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 14 Tháng Ba, 2011, 12:01:05 am

Lần cuối cùng thực tập, toán biệt kích nhảy dù đêm xuống chiến khu D, lục soát hai ngày, sau đó trở về căn cứ, sẵn sàng lên đường. Toán Florida có nhiệm vụ gắn máy nghe trộm điện thoại của Quân đội Bắc Việt ở Lào, trên con đường đối phương mới xây dựng, nằm về phía tây căn cứ Chu Lai. Mục tiêu này gần mục tiêu mà toán Iowa xâm nhập lần đầu tiên qua đất Lào năm 1965, trong cuộc hành quân Shining Brass. SOG phỏng đoán Quân Bắc Việt có khoảng một sư đoàn chính quy, với 10.000 quân, đóng trong khu vực hoạt động của toán Florida. Đơn vị Mỹ gần nhất cách họ 50 dặm, đó là căn cứ hỏa lực do Sư đoàn 101 Dù của Mỹ đóng quân.

(http://cB4.upanh.com/20.30.26917133.Gxq0/bongson1966fbachma2.jpg)
Bồng Sơn, 1966. Sư Bạch Mã, Đại Hàn

Khoảng quá nửa đêm ngày 28/11/1970, toán biệt kích Florida tập hợp trong căn cứ Long Thành, rồi lên chiếc Balckbird, bay trên cao độ 18.000 bộ, như vậy toán HALO sẽ phải để rơi tự do 70 giây và sẽ mở dù lúc cách mặt đất 1.500 bộ (457,5m). Khi đèn báo hiệu bật lên, toán Florida từng cặp 2 người một nắm tay nhau nhảy ra. Đại tá Pinkerton nhận xét: “Họ phải có nhiều can đảm mới dám làm chuyện này, nhảy ra trong màn đêm xuống một cánh rừng mà không biết có chuyện gì đang chờ họ ở dưới”.

Toán biệt kích bị phân tán thành từng cặp gồm: Sĩ quan Lôi Hổ Việt Nam và một biệt kích Thượng; toán trưởng Newman cùng với một người Thượng; Sammy Hernandez và Mel Hill. Mỗi cặp đáp xuống một nơi. May mắn không ai bị thương. Đến sáng, máy bay quan sát Covey lên bao vùng cho toán biệt kích ở dưới biết, đêm qua họ đã bị thả sai vị trí, cách mục tiêu 6 dặm. Nơi họ xuống không được đánh dấu trên bản đồ hành quân mà toán biệt kích đem theo. Tuy thế, toán biệt kích Florida vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ.

Toán Florida chia thành bốn cặp, hoạt động độc lập. Họ phải thận trọng hơn, trường hợp một cặp bị lộ, nếu yêu cầu rút quân, có thể gây nguy hiểm cho những cặp còn lại. Hernandez tìm một chỗ đặt máy nghe trộm, anh ta lần mò về nơi phát ra tiếng người nói chuyện, tiếng xe ủi đất. Bỗng dưng có tiếng súng nổ phía bên trái, rồi bên phải. Đối phương bắn pháo hiệu? Họ đã tìm ra dấu vết của toán? Nhưng không. Mấy binh sĩ Bắc Việt đang đi săn thú rừng để có thêm thực phẩm tươi. Nếu họ tìm ra dấu chân của Hernandez, thì kể như “rồi đời”.

(http://cB2.upanh.com/20.30.26917291.paG0/chupong15081966.jpg)
Chư pong, 15/8/1966

Đến ngày thứ ba, Hernandez trông thấy một toán lính Bắc Việt mang súng AK, vừa đi vừa nói chuyện. Như vậy chứng tỏ đối phương không biết có toán biệt kích HALO xâm nhập. Đến ngày thứ tư, tất cá các cặp biệt kích bất đắc dĩ đều trông thấy đối phương. Sang ngày thứ năm, Hernandez vẫn chưa tìm thấy đường dây điện thoại của đối phương để đặt máy nghe trộm. Bộ chỉ huy SOG quyết định đưa toán biệt kích về. Chiếc trực thăng Jolly Green CH53 từ Thái Lan sang bốc toán Florida tại bốn bãi đáp, riêng anh chàng Hernandez, trực thăng phải thả dụng cụ xuyên rừng (giống như đầu mũi tên) xuống câu lên, vì rừng quá rậm rạp.

Tháng 4/1971, nhà báo Jack Anderson đã viết một bài về đơn vị SOG, đăng trên tờ Washington Post. Để giữ bí mật, các chuyến xâm nhập Lào trong cuộc hành quân Prairie Fire được đổi tên là Phù Dung. Đầu năm 1971, SOG thành lập thêm toán HALO thứ hai, toán này do Đại úy Larry Manes làm trưởng toán và đã thực hiện hai chuyến xâm nhập trong lãnh thổ Việt Nam. Thăng tiến từ hàng ngũ hạ sĩ quan lên đến chức đại đội trưởng thám báo của Sở chỉ huy bắc (CCN), Larry Manes chọn ba thành viên của toán là Noel Gast, Trung sĩ Robert Castillo và John Spider Trantanella. Toán thám báo này 100% là biệt kích Mỹ.

Ngày 7/5/1971, toán HLO nhảy dù cánh dơi xuống khu vực nằm giữa thung lũng A Sầu và Khe Sanh. Quân đội Bắc Việt đang làm thêm đường mới, nối đường 921 từ Lào (tây Trường Sơn) với đông Trường Sơn ở Nam Việt Nam. Toán biệt kích HALO trong lúc đáp xuống thì bất ngờ một quả mìn muỗi trong ba lô của Gast do áp suất thay đổi nên phát nổ, khiến anh ta bị thương nặng ở lưng khi đáp đất. Trantanella cũng bị thương gãy chân. Sáng hôm sau trực thăng phải đến để đưa hai thương binh về. Năm hôm sau, hai người còn lại phải rút nốt.

(http://cB3.upanh.com/20.30.26917432.Vru0/giolinh02041967.jpg)
Gio Linh, 2/4/1967


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 14 Tháng Ba, 2011, 12:22:16 am

SOG lập thêm toán HALO thứ ba gồm: Trung sĩ nhất Billy Waugh làm toán trưởng, cùng các thành viên là Trung sĩ James J.D. Bath, Trung sĩ Jesse Campbell và Madison Strohlein. Trong số các thành viên của toán, người có nhiều kinh nghiệm nhất là Bath, từng làm toán phó cho Sisler, người đã được thưởng Huy chương Danh dự, và đây là phi vụ thứ hai của anh ta tại Việt Nam. Cũng như hai toán HALO trước, họ được huấn luyện tại căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) và trại Long Thành (Biên Hòa).

(http://cB0.upanh.com/20.31.26917609.TDI0/junctioncity0419673.jpg)
Sư 1 Anh Cả Đỏ trong chiến dịch Junction City, 4/1967

Toán HALO thứ ba có nhiệm vụ xâm nhập khu vực cách Đà Nẵng 60 dặm về hướng tây nam (trên đất Lào). Đó là vị trí mà hai toán biệt kích của Sở chỉ huy Bắc (CCN) trước đây đã từng xâm nhập. Nhưng một toán chỉ mới đáp đất khoảng 45 phút, đã phải rút quân. Toán thứ hai chạm trán với đối phương ngay tại khu vực bãi đáp, phải hủy bỏ chuyến xâm nhập. Lần này không ảnh cho thấy binh trạm của Quân Bắc Việt có nhiều bếp và đối phương quân trồng trọt nhiều hoa màu.

Sau hai lần hoãn lại vì lý do thời tiết xấu, ngày 22/6/1971, toán HALO quyết định xâm nhập cho kỳ được binh trạm này của Quân Bắc Việt. Khi trực thăng chở toán HALO đến vị trí mục tiêu, Bath nhảy trước, bật đèn xanh nhỏ để các biệt kích khác theo sau. Vào thời điểm đó, trời đang đổ mưa, những biệt kích quân bị lạc mỗi người một nơi. Waugh trông thấy đoàn xe quân sự của đối phương mở đèn gầm di chuyển, cách vị trí của toán khoảng 5 dặm về hướng bắc. Bath không nhìn thấy mặt đất, nên rơi trúng một cành cây lớn, khiến anh ta bị thương ở lưng và chân, vừa chảy máu miệng, nằm bất tỉnh.

Strohlein cũng rơi vào cây, bị gẫy tay phải, treo lủng lẳng trên cây, không xuống đất được. Riêng Bath di chuyển không được, đành chuẩn bị vị trí phòng thủ, đặt mìn claymore, lấy các băng đạn ra để sẵn. Trên tần số cấp cứu, qua các cuộc đối thoại giữa Covey (FAC-Máy bay trinh sát bao vùng), anh ta biết được, Campbell đang bị đối phương săn đuổi. Toán biệt kích cấp cứu Bright Light định xuống bốc Bath trước, nhưng anh ta trả lời hãy lo cho Strohlein trước vì anh ta bị thương nặng hơn.

Do bị vướng ở trên cây, rừng quá rậm rạp, trời lại nhiều mây nên trực thăng khó xác định chính xác vị trí của Strohlein. Hết cách, Strohlein đành thả trái khói màu để đánh dấu vị trí, nhưng trực thăng cũng không thấy tín hiệu. Ngược lại, Quân Bắc Việt ở dưới đất trông thấy trái khói màu, phát hiện được vị trí của toán biệt kích, nên đến bao vây. Strohlein báo cho trực thăng biết rằng đã trông thấy đối phương.

Trời mỗi lúc một nhiều mây. Phải khó khăn lắm trực thăng mới bốc được Campbell và Waugh đem về. Đến chiều, sau khi lấy thêm xăng, trực thăng chở toán Bright Light quay trở lại cứu Bath. Hai biệt kích quân Mũ Nồi Xanh phải nhảy xuống buộc Bath vào cáng cho trực thăng kéo lên,  trong khi đó tại  dãy núi nơi Strohlein bị kẹt mây vẫn bao phủ.

(http://cB1.upanh.com/20.31.26917740.vVO0/doi881khesanh11051967.jpg)
Đồi 881, Khe Sanh, 11/5/1967

Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy trong quân y viện ở Đà Nẵng, người đầu tiên Bath nhận ra là Billy Waugh. Anh ta hỏi Bath: “Strohlein nằm ở đâu?”. Trưởng toán biệt kích HALO trả lời: “Tôi không đem Strohlein về được, tụi nó...”.

Ngày hôm sau, SOG đưa một trung đội tiếp ứng Hatchet Force đi tìm Strohlein, chỉ thấy cành cây nơi anh ta bị vướng đã bị đạn AK bắn gẫy. Tấm bản đồ của Strohlein rơi trên mặt đất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tin tức gì về Strohlein.

Tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn cho các toán biệt kích của SOG. Tổn thất ngày một cao. Cả ba lần đổ quân cấp trung đội Hatchet Force đều thua thảm ngay tại bãi đáp. Trong cuộc hành quân Crimson Tide, cả trung đội ứng cứu đều bị tiêu diệt. Năm 1967, mục tiêu Oscar Eight tấn công là binh trạm xây dựng và quản lý tuyến đường mòn Hồ Chí Minh ở Tây Trường Sơn. Kết quả Charles Wilklow bị bắt sống. Năm 1969, SOG tập kích vào căn cứ Trung ương cục miền Nam (R), thì Jerry “Mad dog” Shriver bị mất tích.

(http://cB0.upanh.com/20.30.26917519.AU0/scan0022j.jpg)

Toán HALO thứ tư do Đại úy Jim Storter làm trưởng toán, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Newman Ruff, Trung sĩ Miller Moye và Trung sĩ Jim Bentley, được giao nhiệm vụ xâm nhập khu vực thung lũng Plei Trap, ở tây bắc Pleiku. Toán này không gặp trở ngại khi đáp đất. Họ tiến hành lục soát mục tiêu bốn ngày, rồi rút quân.

Lần cuối cùng xâm nhập bằng dù HALO, do toán biệt kích trên Kontum (CCC) thực hiện. Toán trưởng là Trung sĩ nhất Dick Gross, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Mark Gentry, Bob Mc Nair, Trung sĩ Howard Sugar và Thượng sĩ Charles Behler. Toán này thám thính khu vực thung lũng Ia Drang, cách Pleiku 25 dặm về hướng tây nam trên lãnh thổ Campuchia.

Theo tài liệu “SOS”, by John L. Plaster, Simon & Schuster, 1997.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 16 Tháng Ba, 2011, 09:07:10 pm

LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM 957
XUNG KÍCH LƯU ĐỘNG

Trong cuộc chiến Việt Nam, lực lượng biệt kích Mỹ đã tổ chức một đơn vị bí mật để thực hiện “du kích chiến” trong lòng các căn cứ của đối phương. Năm 1966, Đại tá Kelly, chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ được lệnh của Tướng Westmoreland, thành lập một đơn vị xung kích lưu động. Đơn vị này do Đại úy Yedinak thành lập vào tháng 10/1966, gọi là toán A303 biệt kích Mỹ, sau đó đổi tên thành đơn vị Đặc nhiệm 957, do Đại úy James G. “Bo” Gritz chỉ huy đơn vị.

Ngoài toán A303 biệt kích Mỹ, lính trong đơn vị 957 được thuyển mộ gồm người Việt gốc Khmer trong khu vực Bù Đốp, có khoảng 250 người. Đơn vị này được huấn luyện về chiến tranh ngoại lệ, về du kích chiến để hoạt động chống lại Quân đội Bắc Việt. Toán quân này sẽ xâm nhập vào những vùng đối phương thiết lập căn cứ, sử dụng chiến thuật du kích chiến để phá hoại hậu phương của đối phương.

(http://cB1.upanh.com/20.128.27017820.NUk0/csdanang2610197215luudan.jpg)
Đà Nẵng 26/10/1972. Cảnh sát bắt giữ người phụ nữ với 15 quả lựu đạn quanh người

Trong thời gian hoạt động tại vùng đối phương kiểm soát, họ không được yểm trợ hỏa lực, tải thương, tiếp tế như những đơn vị bộ binh khác đang hành quân trên chiến trường.

Sau khi tuyển mộ xong nhóm biệt kích người Việt gốc Khmer, đơn vị Đặc nhiệm 957 di chuyển đến trại Hồ Ngọc Tảo để theo một chương trình huấn luyện khoảng 6 tuần lễ. Trại Hồ Ngọc Tảo  cũng là nơi xuất phát cho những cuộc hành quân bí mật trong chương trình Sigma. Mỗi toán biệt kích Sigma gồm 4 người, được trực thăng bay sát ngọn cây, thả xuống khu vực có sự hiện diện của đối phương. Khi đáp xuống bãi đáp A, họ phải di chuyển thật nhanh đến bãi đáp B để trực thăng bốc về. Trường hợp suôn sẻ, mọi chuyện xảy ra như dự kiến, toán Sigma sẽ làm đối cho phương xuất đầu lộ diện đuổi theo, và các toán biệt kích sẽ gọi máy bay phản lực, cùng pháo binh đến thanh toán chiến trường. Trong thời gian đơn vị 957 đang tập huấn tại trại Hồ Ngọc Tảo, một toán Sigma đã gặp trắc trở. Ngay trên đường di chuyển đến điểm hẹn đã có hai biệt kích quân bỏ mạng do chính bom đạn của mình.

Đầu tháng 12/1966, lực lượng đặc nhiệm 957 tập huấn xong và di chuyển đến trại biệt kích Đức Phong (A343), cách Sài Gòn khoảng 45 dặm về hướng tây bắc. Trại này được chọn làm căn cứ xuất phát vì nằm gần chiến khu D của đối phương. Trước khi ra xuất phát, họ được cung cấp thực phẩm hco 30 ngày, gồm nhiều thùng đồ ăn lạnh: thịt bò, khoai tây, thịt heo, trứng và rau cải. Ngoài ra, họ còn “chôm” được kiện hàng nước ngọt trong một nhà kho ở cảng Sài Gòn.

Đơn vị xung kích cơ động không đóng lâu trong căn cứ Đức Phong. Sáng hôm sau, họ di chuyển lên hướng đông bắc của trại và bắt đầu những cuộc chạm súng nhỏ lẻ với đối phương. Rút kinh nghiệm, biệt kích thường hoạt động về ban đêm để tránh đụng độ với đối phương. Ho di chuyển luôn, không vào giờ giấc và lộ trình nhất định. Trên đường di chuyển, họ luôn gài mìn để đề phòng đối phương đuổi theo. Đến ngày thứ ba  hoặc thứ tư, đơn vị đặc nhiệm sẽ được tái tiếp tế bằng máy bay vận tải C123, do những phi công thuộc Đoàn không quân cảm tử (Air Commando) lái. Đơn vị không quân này phối hợp rất đắc lực với lực lượng biệt kích Mỹ. Sau khi các biệt kích quân đã kiểm soát bãi thả dù tiếp tế, các phi công lái C123 sẽ hạ độ cao xuống gần sát đầu ngọn cây, định hướng lại bãi thả dù, rồi bay trên mục tiêu, thả dù kiện hàng xuống, xong sẽ ngóc đầu lên, bay về căn cứ tại sân bay.

(http://cB4.upanh.com/20.129.27018103.sVa0/colmcauliffetllldbdaklak1966buoneayang.jpg)
Đại tá Mc Auliffe, Tư lệnh LLĐB tại buôn Ea Yang, Daklak, 1966

Trong lúc hành quân, lực lượng đặc nhiệm 957 được lệnh bất ngờ quay về trại biệt kích Đức Phong. Các sĩ quan biệt kích Mỹ lên trực thăng, bay đến trại biệt kích Sông Bé (B34) để nhận lệnh hành quân mới. Tại căn cứ B34, đã có một số sĩ quan cao cấp Mỹ cùng vài nhân viên mặc thường phục (CIA) đợi sẵn. Các sĩ quan trong lực lượng đặc nhiệm 957 được thông báo: Ngày 8/10/1966, một chiếc máy bay thám thính tối mật Ù2 thuộc Đoàn không quan chiến lược Vùng 20 đã bị rơi  trên địa bàn tỉnh Phước Long, cách Sông Bé khoảng 4 dặm về hướng đông nam. Chiếc U2 đem theo hộp đen, một dụng cụ điện tử, nếu bị mất có thể ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia. Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ, do Đại tá Kelly chỉ huy, được lệnh tổ chức gấp một đơn vị đặc nhiệm đi tìm chiếc U2 lâm nạn để thu hồi chiếc hộp đen.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 16 Tháng Ba, 2011, 09:25:10 pm

Do tính chất nghiêm trọng của sự việc, đơn vị xung kích cơ động được điều động lên khu vực Sông Bé để tìm chiếc hộp đen. Viên Đại tá Charles D. Rafferty (sau này chỉ huy Đoàn không quân chiến lược Vùng 20) không nói gì thêm (đụng tới máy bay tối mật U2, nên không ai nói rõ ràng cả). Phải 30 năm sau, đến thời hạn giải mã, sự thật mới phơi bày.
Lực lượng đặc nhiệm 957 được xe chở đến chân núi Bà Rá, thuộc địa bàn tỉnh Phước Long, và từ đó xuất phát cuộc tìm kiếm. Có điều là không biết chiếc hộp đen còn nằm trong chiếc máy bay U2 hay đã rơi ra ngoài?

 Nhưng trước tiên là phải tìm ra chiếc máy bay lâm nạn. Đến khu vực tìm kiếm, đã có những vụ chạm súng lẻ tẻ. Đối phương cũng tung quân đi tìm chiếc U2. Đến trưa ngày thứ 3, lực lược đặc nhiệm tìm thấy xác chiếc máy bay, thân máy bay tả tơi, vương vãi khắp nơi. Các biệt kích quân tìm kiếm chiếc hộp đen trong vòng bán kính 100 thước, nhưng không thấy. Lệnh ban ra phải tìm cho bằng được, nên đêm đó Đại úy Gritz bàn với Ban Tham mưu là phải rải quân rộng ra để tìm.

(http://cB6.upanh.com/20.129.27018745.n9s0/johnsmccainltjaycoupjr14041973togialam.jpg)
John Mc Cain được Trung úy Jay Coup Jr hộ tống đưa ra sân bay Gia Lâm, 14/4/1973

Khoảng trưa ngày hôm sau, toán quân do Đại úy Yedinak chỉ huy đang trên đường xuống một sườn đồi, nơi có một dòng suối, họ tìm thấy chiếc hộp đen rơi ngập xuống một vũng bùn. Các trung đội của lực lượng đặc nhiệm 957 được thông báo phải bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trực thăng vào đem chiếc hộp đen về. Cuộc tìm kiếm chấm dứt, đơn vị xung kích cơ động quay về trại Đức Phong, chuẩn bị cho một cuộc hành quân mới.

Đó là cuộc hành quân Blackjack 31, bắt đầu vào sáng sớm ngày 8/1/1967, trung đội thám báo do Chilton chỉ huy, lặng lẽ lẻn ra khỏi trại biệt kích Đức Phong, di chuyển 11 km về hướng nam, vào trung tâm chiến khu D. Trung đội này được lệnh tắt vô tuyến điện, chỉ báo cáo mỗi ngày 2 lần trên hệ thống máy truyền tin PRC25. Sáu giờ sáng hôm sau, Đại úy Yedinak, Trung sĩ England dẫn một trung đội theo hướng khác xâm nhập. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với trung đội thám báo đã “vào vùng” từ ngày hôm trước.  Sau đó cả hai nằm đợi bộ phận còn lại của đơn vị sẽ cùng Đại úy Gritz vào.

Chiến khu D có thể được coi là mật khu bất khả xâm phạm của đối phương. Lực lượng đặc nhiệm 957 được tin tình báo cho biết có thể chạm trán với đơn vị chính quy cấp trung đoàn của đối phương. Các biệt kích quân nhận ra điều đó ngay từ ngày đầu tiên xâm nhập, không phải chỉ có quân Mỹ. Thỉnh thoảng rộ lên tiếng súng bắn thăm dò, nhận diện, đánh dấu vị trí của đối phương. Những ngày sau, y tá trong đơn vị cho biết đã có người, kể cả lính Mỹ bị sốt rét, họ lên cơn sốt bất tử, bị lạnh nổi da gà. Theo kế hoạch, đơn vị xung kích cơ động sẽ hoạt động trong vùng khoảng 30 ngày, nhưng tình trạng sốt rét đã trở nên trầm trọng, làm giảm hiệu năng chiến đấu. Ngày 10/1/1967, toán thám báo chạm trán với đối phương, khiến 1 biệt kích Khmer bị thương, sau đó chết. Đối phương bị diệt 1, bị bắt 1. Quân chủ lực Bắc Việt mặc quân phục ka ki xanh, trang bị đầy đủ. Người tù binh cho biêt họ thuộc một binh trạm gần đó. Binh trạm này do những đơn vị chính quy tạm dừng chân trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.

(http://cB5.upanh.com/20.129.27018554.wlu0/women1.jpg)

Tại chiến khu D, lực lượng đặc nhiệm 957 phân tán thành từng tiểu đội, sử dụng chiến thuật du kích để tổ chức các hoạt động phá hoại, phục kích, gây cho đối phương tình trạng bất ổn. Cuộc hành quân chấm dứt ngày 9/2/1967, những biệt kích quân được đưa về Biên Hòa lãnh lương, đi phép. Còn những biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ được tướng Westmoreland ban thưởng huy chương. Đây là lần đầu tiên lực lượng biệt kích sử dụng chiến thuật du kích của đối phương để đánh lại đối phương.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 16 Tháng Ba, 2011, 09:40:07 pm

Đầu năm 1967, nhiều dấu hiệu cho thấy hai trung đoàn chủ lực Quân Giải phóng là Trung đoàn 271 và Trung đoàn 273 xuất hiện tại tỉnh Phước Long. Ngành tình báo cũng tin rằng hai trung đoàn chính quy Bắc Việt là Trung đoàn 84 và Trung đoàn 141 đang hoạt động trong chiến khu D.

(http://cB0.upanh.com/20.130.27019209.i1K0/mimot51970.jpg)
Mimot, 5/1970

Ngoài các đơn vị chính quy Bắc Việt, Quân Giải phóng, còn có thêm Đoàn Hậu cần 81 của đối phương. Vì vậy, SOG được lệnh tổ chức tiếp cuộc hành quân Blackjack 33, do lực lượng xung kích cơ động phối hợp với chương trình Sigma đảm nhiệm, kéo dài từ 24/4 cho đến 24/5/1967, tại vùng chiến thuật III. Khu vực hành quân vẫn là chiến khu D, an toàn khu của Quân Giải phóng. Lực lượng xung kích cơ động do Đại úy James G. Gritz chỉ huy. Tổng chỉ huy cuộc hành quân Blackjack là Trung tá Clarence T. Hewgley.

Nhiệm vụ của lực lượng đặc nhiệm 957 trong cuộc hành quân này là làm mồi nhử cho các trung đoàn chính quy của đối phương xuất hiện, sau đó Sư đoàn bộ vbinh số 1 “Anh cả đỏ” của Mỹ sẽ chặn đánh, tiêu diệt các đơn vị chủ lực của Bắc Việt và Quân Giải phóng. Đại tá Francis Blackjack Kelly, chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ được Thiếu tướng John Hay, Tư lệnh Sư đoàn “Anh cả đỏ” bảo đảm sẽ đưa quân vào tiếp viện ngay tức khắc, trong trường hợp lực lượng xung kích cơ động chạm trán với một đơn vị cấp lớn của đối phương.

Đầu tháng 5/1967, tại chiến khu D đã diễn ra cuộc chạm trán nảy lửa giữa biệt kích quân với một đơn vị chủ lực của Quân Giải phóng. Sư đoàn “Anh cả đỏ” đã không vào tiếp cứu kịp như lời bảo đảm của Tướng Hay, khiến cho lực lượng đặc nhiệm 957 bị thiệt hại nặng. Ngày 4/5/1967, lực lượng xung kích cơ động được lệnh đưa về trại biệt kích Trảng Sụp, Tây Ninh bằng trực thăng Chinook CH47 để bổ sung quân số. Y tá James C. Donahue ngồi một mình trên chiếc C123 bay về Tây ninh, xung quanh anh ta là những xác biệt kích Khmer nằm la liệt trên sàn. Khi chiếc máy bay đáp xuống tại Trảng Sụp, máu chảy ra từ những thân thể bất động tràn về phía trước khoang máy bay.

(http://cB9.upanh.com/20.130.27019588.gGK0/tieudoan1trungdoanbobinh16chienkhud19011967.jpg)
Tiểu đoàn 1, Trung đoàn bộ binh 16 Mỹ tại chiến khu D, 19/1/1967

Sau tổn thất thê thảm trên, hai toán biệt kích Mỹ A303 và A304 nhập lại, vẫn do Đại úy Gritz chỉ huy, Đại úy Tom Johnson làm phụ tá. Sau 5 ngày nghỉ để lấy lại tinh thần, ngày 9/5/1967, lực lượng đặc nhiệm 937 được trực thăng chở đến trại biệt kích Đồng Xoài, Phước Long để chờ đến tối xâm nhập trở lại chiến khu D. Đại úy Bo Gritz được Phòng Nhì của sư đoàn 1 “Anh cả đỏ” cho biết là trận đụng độ trước đây trong ngày 3/5, lực lượng đặc nhiệm 957 bị Trung đoàn chủ lực 271 Quân Giải phóng tấn công. Do đó họ vẫn phải làm nhiệm vụ của mình cho đến khi cuộc hành quân Blackjack chấm dứt. Có lẽ phải rất nhiều năm sau, hơn ai hết, những cựu biệt kích quân Sài Gòn mới thấy hết được sự thâm hiểm trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Dùng người Việt đánh người Việt” của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Theo tài liệu:
-   Hard to Forget,  by Steven M. Yedinak
-   Blackjack 33, by James C. Donahue


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 16 Tháng Ba, 2011, 10:12:49 pm

MẬT HIỆU BRIGHT LIGHT

Thiếu tá Dean Wood cố gắng lái chiếc khu trục A1 Skyraider trúng đạn phòng không, bay ra biển Đông, nơi có Hạm đội 7 của Mỹ chờ sẵn. Chiếc máy bay đã hỏng nặng, chỉ còn biết trông cậy vào khả năng của viên sĩ quan Hải quân, ông ta kéo chiếc cần màu vàng giữa hai đùi và chiếc ghế ngồi trong buồng lái, bắn ra ngoài không trung. Cách xa mấy dặm, binh sĩ Bắc Việt nhìn chiếc máy bay đâm xuống đất, nổ tung và một chiếc dù dạt vào dãy núi ở hướng tây.

(http://cB1.upanh.com/20.130.27019870.MFw0/thachhanquangtri09041973.jpg)
Bờ Bắc Thạch Hãn, Quảng Trị, 9/4/1973

(http://cB7.upanh.com/20.131.27020086.lIw0/namthachhan.jpg)
Bờ Nam

Ngoài biển Đông, Đô đốc Leroy Johnson không thể ngồi yên khi được biết một sĩ quan hải quân Mỹ đang trong tình thế nguy hiểm. Ông ta gọi điện thoại cho Tướng Westmoreland ở Sài Gòn, yêu cầu gửi một đơn vị nhỏ ra ngoài Bắc tìm kiếm người phi công lâm nạn. Tướng Westmoreland ra lệnh cho chỉ huy trưởng SOG, Đại tá Singlaub thi hành công tác.

Vào nửa đêm ngày 12/10/1966, máy bay C2 của hải quân đem theo toán thám báo Iowa hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm Intrepid, chuẩn bị thực hiện kế hoạch giải cứu các phi công Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam. Chương trình giải cứu tù binh Mỹ có mật hiệu là Bright Light. Bộ Tổng Tham mưu quân đội Mỹ chỉ định Đại tá Aderholt là trưởng phòng OPS 80 của SOG, có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết tù binh Mỹ, trại giam tù binh, giải cứu... kể cả dùng tiền bạc để có thể lấy lại tù binh. Phòng OPS 80 trực thuộc SOG, đây là đơn vị duy nhất có khả năng và được phép hoạt động bí mật tại khu vực Đông Nam Á.

(http://cB5.upanh.com/20.131.27020284.mNx0/8thplatoonwithnameskc1.jpg)

Ngày 30/8/1966, một chiêu hồi vốn gốc người vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết căn cứ của đơn vị anh ta có giam giữ một tù binh Mỹ tên là Jackson. Đó là Đại úy không quân Carl E. Jackson, bị mất tích khi chiếc máy bay vận tải cơ C123 của ông ta bị rơi ở hướng tây nam Sài Gòn ngày 27/6/1965. Sau khi không ảnh và máy dò sự thật cho biết về vị trí trại tù binh, SOG chuẩn bị cho một cuộc tấn công biệt kích để giải cứu viên phi công Jackson.

(http://cB7.upanh.com/20.131.27020616.efE0/bentre11071967.jpg)
Bến Tre, 11/7/1967

Trong khi đó, tại Kontum, sở chỉ huy hành quân Crimson Tide chuẩn bị cho một đại đội đi giải cứ tù binh. SOG chỉ định Đại úy Frank Jaks chỉ huy phi vụ đặc biệt này. Sáng sớm ngày 18/10/1965, Đại đội biệt kích Nùng cùng với người hồi chánh chờ tại sân bay Kontum. Nhưng chiếc máy bay C130 chở họ đến chậm, do đó khi đến tỉnh Sóc Trăng, nơi có căn cứ tiền phương của cuộc tấn công, họ đã chậm mất bốn giờ đồng hồ. Họ cũng chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình đối phương, nhưng họ đã phải cấp tốc lên đường.

(http://cB2.upanh.com/20.131.27020461.JAI0/delta17121966.jpg)
Đồng bằng sông Cửu Long, 17/12/1966

Khi Đại úy Jaks và hai trung đội xuống bãi đáp trực thăng, cách đó chừng 500 thước, đối phương đã nổ súng vào đội hình hai trung đội biệt kích. Tại bãi thả trung đội thứ ba, tiếng súng cũng nổ đinh tai. Chiếc trực thăng chở trung đội trưởng Huckleberry Lewis và tiểu đội trưởng Nùng bị trúng đạn rơi xuống. Chiếc máy bay phản lực F100 yểm trợ không hiệu quả, đến khi chiếc A1 Skyraider đến thì đã quá muộn để giải cứu Trung đội 3. Đại úy Jaks cùng hai trung đội còn lại cầm cự suốt đêm. Đên sáng đối phương mới rút. Biệt kích quân tìm thấy Huckleberry cùng nhiều quân nhân Nùng nằm chết ngay bãi đáp. Hình như Charlie Vessels đã tập hợp những biệt kích quân sống sót lui vào một nghĩa địa nhỏ gần đó để chống cự. Vessels cũng chết cùng với một toán lính Nùng khác. Cả trung đội 3 đều bị thương vong.

Có lẽ gia đình, bạn bè của Đại úy Jackson cho đến nay vẫn chưa từng biết chuyện những biệt kích quân đã hy sinh trong trận đánh nhằm giải cứu anh ta. Bởi đến nay, anh ta vẫn còn mất tích.

Một tuần sau, máy bay trinh sát của SOG bay trên không phận Lào đã chứng kiến một chiếc F105 bị trúng đạn phòng không và rơi. Viên phi công nhảy dù xuống vùng rừng núi trên đất Lào. Thiếu tá Frank Sova gọi điện cho căn cứ hành quân tiền phương của SOG  ở Dakto: “Tôi thấy chiếc dù đang bay về hướng đó. Anh ta tháo dù và trốn vào rừng. Bạn có thể làm cách nào đi cứu anh ta không?”.

(http://cB8.upanh.com/20.131.27020737.Vru0/bulach19681.jpg)
Bù Lách, 1968. LLĐB Mỹ buộc dân rời khỏi buôn làng của mình, tập trung về nơi mới

Đại úy Jaks, chỉ huy trưởng căn cứ tiền phương Dakto đánh dấu trên bản đồ vị trí viên phi công lâm nạn, cách đó 70 dặm, xa hơn khu vực đường mòn Hồ Chí Minh, ở đó đầy rẫy quân Bắc Việt. Tệ hơn nữa, nơi đó nằm ngoài tầm hoạt động của loại trực thăng Huey. Jaks yêu cầu phi công trực thăng tìm cách tăng tầm hoạt động. Họ quyết định bơm một thùng phuy 55 gallon nhiên liệu rồi chất lên máy bay. Trên đường về họ sẽ đáp xuống nơi nào đó bên Lào, đổ thêm nhiên liệu bay về. Đây cũng là một câu chuyện rất liều mạng.

Đến chiều, toán biêt kích ứng cứu của SOG ra đi. Họ trông thấy pháo hiệu cấp cứu do viên phi công bắn lên cho biết vị trí của anh ta. Ngồi trên máy bay ứng cứu, toán biệt kích cũng nhìn thấy quân Bắc Việt đang trên đường đến mục tiêu. Khi viên phi công được câu lên, anh ta mừng khôn xiết: “Chúa ơi! Tôi đâu biết phe ta có máy bay của Lục quân ở gần đây!”. Sau đó viên phi công được SOG dặn phải quên đi những gì mình trông thấy. Chiếc máy bay phải đáp xuống một cánh đồng bên Lào, mấy tay biệt kích đẩy thùng phuy nhiên liệu ra, hì hục bơm bằng tay một cách vội vã và trở về Dakto.

(http://cB3.upanh.com/20.131.27020982.cGL0/2jimrossqx1.jpg)

Chỉ có một số rất ít phi công của không quân, hải quân biết có sự hiện diện của những toán thám báo SOG xâm nhập Lào, Bắc Việt Nam để cứu họ. Nhằm bảo đảm an toàn cho những toán thám báo của SOG và dễ thành công trong những sứ mạng của họ, chuyện này phải được giữ kín trong suốt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 19 Tháng Ba, 2011, 10:01:54 pm

ĐẶC NHIỆM BAT 21

Một trong những nỗ lực lớn của Phòng Tìm kiếm quân nhân mất tích (JPRC) thực hiện trong tháng 4/1972, là phi vụ có mât danh “Bat 21”, nhằm cứu Trung tá không quân Iceal Hambleton bị bắn rơi gần Đông Hà, Quảng Trị trong chiến dịch Mùa hè đỏ lửa.

(http://cB3.upanh.com/20.239.27131882.yke0/khesanhburn.jpg)
Khe Sanh

Trung tá Hambleton là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm của Không lực Mỹ. Ông ta 53 tuổi, phục vụ trong quân đội 30 năm và sắp mãn hạn phục vụ tại Việt Nam. Những nỗ lực trong việc ứng cứu Hambleton là một trong những điều khó khăn và chịu tổn thất nhiều nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Câu chuyện này đã trở nên một giai thoại, được quay thành phim do diễn viên nổi tiếng Gene Hackman đóng vai Trung ta Hambleton và Danny Glover đóng vai người phi công trong phim “Điều không tiền phương” (Forward Air Control - FAC). Trong chuyến giải cứu này, một câu hỏi quan trọng được đặt ra: “Không lực Hoa Kỳ đã rất tốn kém về bom đạn, máy bay, vũ khí cùng nhân lực để cứu một phi công lâm nạn, điều đó có đáng thực hiện không?”.

Trận tấn công quy mô của Quân Bắc Việt được người Mỹ gọi là “Trận Tổng tấn công trong Lễ Phục Sinh”. Quân đội Sài Gòn gọi là trận “Mùa Hè đỏ lửa”. Quân đội Bắc Việt Nam gọi là “Chiến dịch Xuân Hè 1972”. Trong chiến dịch này, Quân đội Bắc Việt không sử dụng đơn vị nhỏ, mà sử dụng cấp quân đoàn với nhiều sư đoàn tham chiến, được các đơn vị thiết giáp, pháo binh, phòng không yểm trợ mạnh mẽ cho các trận tấn công. Mục tiêu của trận tấn công này là Quảng Trị, tỉnh cực bắc của miền Nam Việt Nam, nằm sát khu phi quân sự; bên kia đất Lào là những căn cứ dưỡng quân, tiếp vận của Quân đội Bắc Việt.

Mặc dù bị tấn công bất ngờ, nhiều đơn vị quân đội Sài Gòn đã anh dũng chống cự lại, nhưng vẫn phải rút quân. Riêng Sư đoàn bộ binh 3, một đơn vị mới thành lập, bị bao vây không lối thoát.

(http://cB0.upanh.com/20.240.27132259.dXw0/ludu173doi875dakto.jpg)
Lữ Dù 173 tại Đồi 875, Dakto

Quân Bắc Việt đã dày công chuẩn bị cho trận tấn công. Lợi dụng thời tiết xấu, hạn chế sự yểm trợ của không quân Việt – Mỹ. Để chia lửa cho Sư đoàn bộ binh 3, ngày 2/4/1972, các pháo đài bay B52 được lệnh thả bom trên các trục đường tiến quân của Quân đội Bắc Việt. Không lực Hoa Kỳ biết rằng trong đội hình hành quân, đối phương có đem theo tên lửa đất đối không SAM, do đó trong kế hoạch không tập được tăng cường thêm hai máy bay EB66, để làm rối loạn hệ thống radar của các dàn tên lửa SAM. Tên gọi hai chiếc máy bay EB66 là BAT 21 và BAT 22.

Mặc dù Không lực Hoa Kỳ đã đề phòng, nhưng các dàn tên lửa SAM của Bắc Việt vẫn phát hiện được những máy bay Mỹ. Đối phương phóng lên ba quả tên lửa. Hai quả đầu hụt. Quả thứ ba trúng chiếc máy bay BAT 21. Phi hành đoàn loại máy bay này có sáu người, nhưng chỉ mỗi mình Trung tá Hambleton bung được dù xuống đất an toàn. Một phi cơ “Điều không tiền phương” theo dõi chiếc dù của Hableton, thấy rơi xuống vùng đất đã bị đối phương chiếm, vội bắn tín hiệu cấp cứu.

(http://cB1.upanh.com/20.241.27133050.vdk0/kontum21966fairmobile.jpg)
Kontum, 2/1966

Điều may mắn là trên không phận đang có máy bay ứng cứu cho một phi công bị bắn rơi trước đó nhận được tín hiệu cấp cứu. Khi hai chiếc khu trục A1 Skyraider bay vào vùng mặt trận, các dàn súng cao xạ của đối phương bắn lên như đạn lưới. Sau khi những chiếc khu trục đã làm chủ tình hình, trực thăng cấp cứu mới bay vào. Bất ngờ súng phòng không của đối phương lại bắn lên dữ dội, hạ luôn chiếc trực thăng ứng cứu. Một người duy nhất trên trực thăng sống sót, bị đối phương bắt sống, áp tải sang bên kia khu phi quân sự. Còn ba thành viên phi hành đoàn khác chết. Lúc đó đã xế chiều, các phi vụ ứng cứu tạm ngưng, chỉ có những chiếc phi tuần đến oanh kích xung quanh khu vực Trung tá Hableton đang ẩn nấp. Nguy hiểm hơn nữa, vị trí của ông ta rơi cách tuyến phòng thủ của Quân đội Sài Gòn 4 km, ngay trên hướng tiến quân chính của Quân đội Bắc Việt.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 19 Tháng Ba, 2011, 10:12:02 pm

Sáng hôm sau, ngày 3/4 các phi vụ ứng cứu đều phải đối mặt với hỏa lực phòng không đối phương bắn lên dữ dội. Hai chiếc trực thăng CH53 Jolly Green bị trúng đạn, nhưng lết về được đến sân bay Phú Bài ở Huế. Chiều hôm đó, một chiếc máy bay quan sát OV10 do Đại úy William Henderson và Trung úy Mark Clark bị trúng tên lửa vác vai A72. Cả hai phi công nhảy dù ra trước khi chiếc máy bay nổ tung trên trời. Đại úy Henderson bị bắt lúc đang lẩn trốn trong một bụi cây gần bờ sông. Clark vẫn còn chạy trốn, bị các toán quân Bắc Việt ráo riết truy lùng.

(http://cB7.upanh.com/20.241.27133196.Q210/mekongdelta1962.jpg)
Đồng bằng sông Cửu Long, 1962

Như vậy, có tên hai phi công đang nằm trong vùng đối phương kiểm soát. Đêm đó Trung tá Hambleton báo cáo, đối phương sử dụng đèn pin đi tìm ông ta. Hai ngày tiếp theo là ngày 4 và 5/4/1972, thời tiết trở nên xấu, công việc ứng cứu hai phi công bị bắn rơi phải tạm ngưng. Sang ngày hôm sau, thời tiết trở nên tốt hơn, các phi tuần A1 được lệnh tấn công các trận địa phòng không của đối phương. Mọi nỗ lực đều dồn vào việc giải cứu các phi công lâm nạn. Những cố vấn Mỹ trong các đơn vị Quân đội Sài Gòn yêu cầu yểm trợ, nhưng Không quân Mỹ làm ngơ.

Mặc dù Mỹ tiêu thụ không biết bao nhiêu tấn bom, cũng không ngăn được Quân đội Bắc Việt tấn công mạnh mẽ. Sau những trận oanh kích, chiếc FAC ra hiệu cho trực thăng Jolly Green bay vào cứu Hambleton. Viên phi công trực thăng rất can đảm, bị trúng đạn vẫn cố gắng bay đến chỗ Hambleton đang lẩn trốn. Nhưng máy bay bị hư hại nặng, đành phải bay ra, liền bị lưới lửa phòng không đối phương bắn rơi cách vị trí của Hamleton khoảng 3 km. Chiếc trực thăng bốc cháy liên tục trong mấy ngày sau đó. Tất cả phi hành đoàn gồm 6 người đều bỏ mạng để cứu 1 phi công.

(http://cB4.upanh.com/20.241.27133353.NsX0/11ngay3011967tqlcditan.jpg)
TQLC Mỹ được trực thăng bốc đi sau 11 ngày bị đối phương vây hãm, 30/11/1967

Tin tức về chuyện cứu phi công tới tai Đại tướng Abrams, khi đó đang ở Sài Gòn, ông ta liền ra lệnh tìm cách khác. Ngày 7/4, thêm một chiếc OV10 bị bắn rơi và thêm một phi công rơi vào tay đối phương. Trung úy Phie Walkeer có gọi liên lạc, còn trung úy thủy quân lục chiến Larry Potts không thấy gọi ứng cứu.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 19 Tháng Ba, 2011, 11:03:07 pm

NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN BÍ MẬT

Khi Quân đội Mỹ cuốn cờ rời khỏi Việt Nam, tất cả những hồ sơ, tài liệu về cuộc chiến bí mật của cơ quan Trung ương tình báo Mỹ (CIA) cũng như của các đơn vị SOG (Đoàn Nghiên cứu, quan sát) đều được đưa vào tủ sắt niêm phong lại. Câu chuyện về những đơn vị SOG chìm dần vào lãng quên. Cho đến những năm 1990, khi những hồ sơ mật đã đến thời kỳ giải mã, thì những bí mật mới được phơi bày ra.

(http://cB2.upanh.com/20.241.27133931.5Bl0/toan3.jpg)

Vẫn chưa có được những số liệu chính xác về những quân nhân Mỹ phục vụ trong các đơn vị SOG bị tử trận, mất tích hoặc bị bắt làm tù binh trong những chuyến hành quân bí mật. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Mỹ (Lầu Năm Góc) vẫn không được báo cáo một cách chính xác về những số liệu tổn thất. Người ta chỉ có thể ước đoán rằng, lực lượng SOG mất khoảng 300 quân, trong số đó có đến một phần tư bị mất tích. Trong Kế hoạch 35, cả ba Sở chỉ huy Bắc, Trung, Nam (CCN, CCC, CCS) có khoảng 110 sĩ quan, 615 lính biệt kích Mỹ. Mỗi Sở chỉ huy có 30 toán biệt kích, đảm nhiệm 95% trách nhiệm hành quân do thám, phá hoại hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh. Mỗi toán biệt kích có ba quân nhân Mỹ, tổng cộng có 270 hạ sĩ quan biệt kích Mỹ trong những năm từ 1966-1971.

(http://cB4.upanh.com/20.242.27134463.DDR0/junctioncity31967173airborne.jpg)
Chiến dịch Junction City, 3/1967

Giữa tháng 2 và tháng 4/1973, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trả tự do cho 591 tù binh Mỹ bị giam giữ trong các trại giam ở miền Bắc, nhưng không một ai thuộc các đơn vị SOG.

Theo tài liệu của SOG, thì có khoảng 20 biệt kích quân Mỹ bị bắt. Thế họ biến đi đâu? Có chuyện gì đã xảy ra với họ? Chưa ai trả lời.

(http://cB3.upanh.com/20.241.27133972.iGR0/kietnuyenldnnandtomnorrze9.jpg)
"Người hùng" Nguyễn Văn Kiệt và Trung úy Tom Norris sống sót trở về sau Phi vụ "BAT 21"

Cuối cùng là những người sống sót trở về từ những trại cải tạo lao động ở miền Bắc. Họ là những biệt kích quân, điệp viên được cơ quan CIA, SOG phái ra hoạt động phá hoại trên lãnh thổ Bắc Việt Nam. Năm 1968, ước chừng có khoảng 500 biệt kích quân Việt Nam xâm nhập miền Bắc đã bỏ mạng trong các trận chiến đấu với đối phương. Chỉ có một nhóm nhỏ bị giam giữ trong các trại giam, hoặc bắt buộc phải hợp tác với lực lượng an ninh Bắc Việt trong việc gửi báo cáo sai lạc về cho chương trình “Kế hoạch 34”. Những biệt kích của Quân đội Sài Gòn coi như bị mất tích trong lòng đối phương. Khi ký Hiệp định Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam vào tháng 1/1973, không một nhà ngoại giao Mỹ nào nhắc đến lực lượng biệt kích của Quân đội Sài Gòn.

(http://cB3.upanh.com/20.241.27133672.g60/su1kokyfiresupportbasespeer6daminsidecambor24061970ve.jpg)
Căn cứ Speer, nằm sâu 6 dặm trong đất Campuchia, 24/6/1970. Một người lính Sư 1 Kỵ binh bay chờ được trực thăng bốc về VN

Lạ lùng thay! Nhiều biệt kích quân vẫn còn sống, sau nhiều năm trong các trại cải tạo lao động ở miền Bắc. Đến những năm cuối của thập niên 70, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần lượt trả tự do cho những biệt kích quân. Có người bị bắt từ những năm 1961-1962. Những năm cuối của thập niên 80, hầu hết biệt kích quân đã được trả tự do, họ trở về với gia đình của mình ở miền Nam. Trong những năm 90, có 150 biệt kích quân Sài Gòn còn sống sót, được phép rời Việt Nam, sang định cư ở Mỹ, làm lại cuộc sống mới.

(http://cB3.upanh.com/20.242.27134932.cOV0/ducphong1966seanflynn.jpg)
Đức Phong, 1966. Sean Flynn, phóng viên chiến trường 24 tuổi, người đã ghi lại nhiều hình ảnh về LLĐB Mỹ tại VN

Nhưng buồn thay! Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục quên đi những cựu biệt kích Sài Gòn, từng được CIA tuyển mộ cho những sứ mạng nguy hiểm trong lòng đối phương. Chính phủ Mỹ cứ làm ngơ, lờ đi khi họ đặt chân lên đất nước đã sử dụng họ trong những chuyến xâm nhập định mệnh trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam.

Năm 1995, các cựu biệt kích quân trong cuộc chiến bí mật đã đưa đơn kiện Chính phủ Mỹ trước Tòa án Liên bang ở Washington, đòi bồi thường, trả lương cho họ trong những năm tháng bị giam cầm tại miền Bắc Việt Nam, theo đúng bản hợp đồng khi họ được tuyển mộ. Chính quyền Liên bang bác lại đơn kiện. Trong lúc vụ kiện tụng đang tiếp diễn, thì năm 1966, Tổng thống Clinton đã ký một điều khoản cung cấp 20 triệu USD bồi thường cho những cựu biệt kích quân Sài Gòn. Mỗi người được khoảng 40.000 USD. Tuy nhiên, những cựu biệt kích quân Sài Gòn vẫn không được hưởng những quyền lợi về chăm sóc sức khỏe. Nhiều người đã phải trải qua những năm tháng nhọc nhằn ở trại cải tạo lao động, có người đã trở thành người tàn phế.

(http://cB8.upanh.com/20.243.27135287.Siu0/reeducation.jpg)

Tháng 6/1998, các cựu biệt kích quân Sài Gòn, một lần nữa làm đơn khiếu nại khác, đòi hỏi quyền lợi về sức khỏe như những cựu biệt kích quân Mỹ khác. Họ nhận thấy mình xứng đáng được như vậy.

Theo tài liệu: “The Secret War Against Hanoi” by Richard H. Shuktz Jr.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 20 Tháng Ba, 2011, 10:19:49 pm

BIỆT KÍCH QUÂN ĐÒI HỎI QUYỀN ĐỊNH CƯ TẠI MỸ

Tại Washington, họ nói rằng: Họ là những toán tuần thám của Mỹ thất lạc trong chiến tranh Việt Nam. Hơn 50 biệt kích quân của Quân đội Sài Gòn, những người đã hoạt động đằng sau phòng tuyến của đối phương cho cơ quan Trung ương Tình báo CIA và Quân đội Mỹ.

(http://cB2.upanh.com/20.279.27172551.8Si0/sgtfirstnornanadoneyrightsept1968.jpg)
Trung sĩ nhất Nornan A. Doney (bìa phải), 9/1968

Những biệt kích quân và hơn 400 đồng sự của họ bị bắt và giam cầm từ thập niên 60, được ghi nhận trong hồ sơ của chính quyền Mỹ. Họ sống sót qua những năm tháng bị giam cầm trong các trại cải tạo lao động ở Bắc Việt Nam. Bây giờ họ muốn rời Việt Nam, nơi mà họ bị xem là những kẻ phản bội tổ quốc, phản bội lại dân tộc, để đến định cư tại Mỹ, đất nước từng thuê họ làm biệt kích.

Thế nhưng, Sở Di trú và các dịch vụ Quốc tịch Mỹ chẳng tin những câu chuyện kể trên và bác đơn xin của họ. tuy nhiên, mới đây một số bản báo cáo có tuổi 25 năm của Lầu Năm Góc (Bộ Tổng Tham mưu Mỹ) đã ủng hộ mạnh mẽ cho những đòi hỏi của họ, cũng giống như sự ủng hộ của cựu trùm phân tích gia của cơ quan Tình báo Quốc phòng về tù binh chiến tranh tại Việt Nam.

(http://cB4.upanh.com/20.280.27173133.3iT0/khonganhbt.jpg)
Không ảnh Bến Tre 60s. Vị trí trụ sở MACV

Trong một điện văn gửi đi từ Bangkok, Thái Lan đến các cơ quan tình báo khắp cả nước. Đại sứ David Lambertson nói rằng: Cựu phân tích gia của cơ quan Tình báo Quốc phòng là Sedwick Tourison đã trình bày bản “tin tức đặc biệt, chi tiết”, đã chứng minh các biệt kích quân Việt Nam là “những nhân viên khế ước cho Mỹ, và trước khi bị bắt, họ được trả lương với ngân khoản của chính quyền Mỹ”.

Ông Lambertson, một cựu viên chức về ngoại giao ở Việt Nam những năm 1965-1968, nói rằng Sở Di Trú (INS) nên tái xem xét việc khước từ những đòi hỏi cho vấn đề xin tị nạn của các cựu biệt kích quân Sài Gòn. “Chúng ta tin rằng họ xứng đáng, dựa trên sự liên hệ với Mỹ về chính sách, chương trình và thời gian lâu dài trong chốn lao tù”. Bức điện văn nói như thế từ cửa miệng của vị Đại sứ, rằng các biệt kích quân bị bắt “trong khi thi hành các nhiệm vụ do Mỹ chỉ định, thu thập tin tức tình báo, thực hiện các cuộc hành quân quân sự hoặc tâm lý chiến hay tiếp cứu các phi hành đoàn Mỹ bị bắn rơi nơi miền Bắc Việt Nam”.

(http://cB9.upanh.com/20.279.27172778.Xue0/bietdoiyinhbaothiennga.jpg)
Biệt đội tình báo Thiên Nga của Quân đội VNCH

Trong dịp kỉ niệm năm thứ 20, ngày chính quyền Sài Gòn sụp đổ, vết thương cũ lại được mở ra đối với nhiều người Việt. Không ai đau khổ hơn câu chuyện về những biệt kích quân thất lạc. Theo lời ông Tourison, trùm phân tích gia của cơ quan Tình báo Quốc phòng, văn phòng đặc biệt về tù binh và quân nhân mất tích trong thập niên 80, vừa là tác giả chính của bản báo cáo cuối cùng cho Ủy ban Thượng viện về tù binh chiến tranh và quân nhân mất tích (POW / MIA) năm 1993, đã viết:

“Không có gì hoài nghi trong tiềm thức của tôi về những nhân viên mà họ tự nhận. Họ đã lãnh, thi hành nhiệm vụ mà chúng ta, chính quyền Mỹ đã biết số phận của họ từ giữa thập niên 1960.

Trong khi tấn thảm kịch mà chúng ta đã bỏ rơi các tù binh kể trên lại, đó là một vụ scandal của quốc gia mà chúng ta tìm cách chối bỏ sự hiện diện của họ và sửa lại lịch sử để loại bỏ họ”
.

(http://cB7.upanh.com/20.280.27173816.Eiv0/danang24041975.jpg)
Đà Nẵng, 24/4/1975

(http://cB8.upanh.com/20.280.27173997.1q60/vungtau941975.jpg)
Vũng Tàu, 9/4/1975

(http://cB2.upanh.com/20.280.27173961.RiS0/saigon041975daisuquanmy.jpg)
Sài Gòn, 4/1975. Đại sứ quán Mỹ nhìn từ bên trong

(http://cB1.upanh.com/20.280.27173670.Sz50/bachdangsg475.jpg)
Sài Gòn, 4/1975. Bến Bạch Đằng

(http://cB8.upanh.com/20.280.27174067.c6P0/colapevietnamsize1.jpg)

Theo tài liệu: Báo Dallas Morning News ngày 14/4/1995.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Ba, 2011, 09:45:36 pm

PHỤ LỤC
(Phụ bản 1)

KẾ HOẠCH 34A
ĐOÀN NGHIÊN CỨU QUAN SÁT (SOG)

Khái niệm khởi thủy về chương trình hoạt động bí mật đã được đem ra bàn cãi từ đầu tháng 5/1963, và Kế hoạch 34-63 là đề tài lớn trong buổi hội thảo về Việt Nam tại Honolulu ngày 20/11/1963.

(http://cB5.upanh.com/20.525.27425454.5Bl0/51968.jpg)
5/1968

Kế hoạch này gần như tương tự với bản thảo cuối cùng đưa ra năm 1964, bản này xác định mục đích  cho những hành động quấy phá, đánh lạc hướng, áp lực chính trị, bắt cóc tù binh, phá hoại, lấy tin tức, sản xuất tin tức nhằm đánh lạc hướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Kế hoạch 34A được Tổng thống Lyndon B. Johnson phê chuẩn ngày 24/1/1964, khai sinh ra Đoàn nghiên cứu quan sát trực thuộc Bộ chỉ huy Quân Viện Việt Nam (MACV/SOG). Đơn vị mới thành lập này được phủ kín bởi độ bảo mật cao. Các sĩ quan cao cấp trong Quân đội Mỹ rất thích thú. Ý kiến thành lập đơn vị SOG ngầm ám chỉ độ uyển chuyển bên ngoài trận chiến tranh quy ước trên chiến trường Việt Nam.

Theo quan điểm khởi thủy, Kế hoạch 34A được áp dụng để gây hậu quả cho Bắc Việt. Hậu quả được định nghĩa bằng sự đầu hàng hoặc nền kinh tế, chính trị suy sụp, đưa đến hòa bình trong vùng. Luật lệ hướng dẫn cho những hoạt động đặc biệt được Washington gửi đến trong tháng 3/1964.

(http://cB2.upanh.com/20.526.27426021.4Gw0/mauthan68.jpg)
Huế, Mậu Thân 1968

Công điện số 6 từ Bộ chỉ huy Quân Viện Mỹ cho thành lập một đơn vị bí mật với những hành quân ngoại lệ. Ban đầu, đơn vị này lấy tên là Đoàn Hành quân đặc biệt, dưới sự giám sát trực tiếp của cơ quan MACV-SOG, có ban tham mưu riêng, đặt dưới quyền chỉ huy của vị tướng tư lệnh cơ quan MACV.

Nhiệm vụ dành cho đơn vị MACV-SOG được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 2 đến tháng 5/1964: Lấy tin tức bằng máy bay thám thính U-2, nghe trộm hệ thống truyền tin, tâm lý chiến, thả truyền đơn, quà tặng, máy thu thanh để tuyên truyền. Thêm vào đó là những hoạt động quân sự phối hợp giữa VNCH và Mỹ gồm: càn quét vùng biên giới, tấn công trả đũa, oanh kích, dùng biệt kích tấn công bất ngờ.

(http://cB0.upanh.com/20.526.27426099.rfI0/junctioncity201041967.jpg)
Chiến dịch Junction City, 1/4/1967

Giai đoạn hai và ba cũng tương tự, chỉ tăng thêm cường độ và nhắm vào miền Bắc Việt Nam. Ba giai đoạn kể trên nhằm che giấu những hành động phá hoại các mục tiêu kinh tế, kỹ thuật của miền Bắc. Điều quan trọng là mọi hoạt động đều đặt dưới quyền của cơ quan MACV, chứ không lệ thuộc chính quyền Nam Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Ba, 2011, 10:10:43 pm

Thời gian đầu, đơn vị SOG sử dụng những quân nhân Mỹ tạm thời (TDY). Tư lệnh bộ tư lệnh Thái Bình Dương thành lập đơn vị hải yểm tạm thời cho ban cố vấn hải quân Mỹ ngoài Đà Nẵng như sau:

A.   Toán sửa chữa và bảo trì.
1.   Tăng thêm lần thứ nhất. Hai sĩ quan, 11 binh sĩ.
2.   Tăng thêm lần thứ hai để lo cho 4 chiếc tàu. 7 binh sĩ.
3.   Tăng thêm lần thứ 3 để lo cho 6 chiếc tàu. 5 binh sĩ.
4.   Tăng thêm lần thứ tư để lo cho 8 chiếc tàu. 6 binh sĩ.
B.   Toán huấn luyện lái tàu. Tùy thuộc vào số tàu và số thủy thủ Việt Nam mà tổ chức việc huấn luyện. Theo tiêu chuẩn thì cần hai sĩ quan và 10 binh sĩ cho mỗi chiếc tốc đĩnh (PTF).
C.   Toán huấn luyện người nhái (SEAL). Gồm 2 sĩ quan, 10 binh sĩ.
D.   Toán biệt hải. Gồm 1 sĩ quan, 3 binh sĩ.

Đến tháng 3/1964, nhân lực cho đơn vị SOG được tăng cường tạm thời 100 người, dựa theo bảng phân phối, gồm 97 quân nhân và 3 viên chức. Quân lực Mỹ cũng đóng góp một sĩ quan và 15 binh sĩ để huấn luyện quân biệt kích Việt Nam trong căn cứ Long Thành, Trung tâm huấn luyện nhảy dù và chiến tranh ngoại lệ dưới Vùng IV chiến thuật.

(http://cB9.upanh.com/20.527.27426638.wox0/quangtrung3041968.jpg)
Khu vực ao cá Hồ Đào, Trung tâm huấn luyện Quang Trung, 30/4/1968

Trong tháng 3/1964, chương trình huấn luyện gồm có cách mưu sinh, kỹ thuật vượt sông, chướng ngại vật, cứu thương, chiến thuật, sử dụng vũ khí, nhảy dù và thực tập.

Từ những ngày đầu sơ khai, MACV-SOG đã phát triển thành một đơn vị lớn với hơn 2.000 quân Mỹ và 10.000 lính địa phương. Năm 1971, sau trận Tổng công kích Mậu Thân, lực lượng SOG đã đi vào lịch sử và thành văn kiện trong Bộ Tổng tham mưu quân lực Hoa Kỳ. Huyền thoại về đơn vị SOG bắt đầu phơi bày ra ánh sáng qua những buổi bàn luận trong Quốc hội Mỹ.

Trong khi quân đội Mỹ và đồng minh bắt đầu rút quân, thì SOG chạy đua với thời gian để gây dựng Nha Kỹ thuật, một siêu đơn vị VNCH tương tự như đơn vị SOG.

(http://cB1.upanh.com/20.527.27426940.Qk0/tqlc.jpg)
Thủy quân lục chiến Quân đội VNCH tại ĐBSCL

Năm 1971-1972 MACV-SOG phải hoạt động với nhiều khó khăn, luật lệ, ngoại trừ việc xem xét nơi máy bay rớt hoặc cứu tù binh. Việc người Mỹ chỉ huy biệt kích xâm nhập qua đất Lào, Campuchia là chuyện quá khứ. Đơn vị SOG phải dựa vào những toán biệt kích do sĩ quan Quân đội VNCH làm trưởng toán, do Nha Kỹ thuật cung cấp.

Do SOG chuẩn bị cuốn cờ nên yêu cầu Không yểm trở nên khó khăn. Đến giữa tháng 2/1972, những cuộc hành quân khẩn được theo dõi từng chuyến một. Đến cuối tháng 3, đơn vị SOG không còn đủ sức để tổ chức hành quân nữa. MACV-SOG ngưng tất cả mọi hoạt động kể từ ngày 31/3/1972 và giải thể từ ngày 30/4/1972.

Trước khi chấm dứt hoạt động, SOG lập Toán 158, cố vấn cho Nha Kỹ thuật. Giai đoạn sau của SOG là trợ giúp cho Nha Kỹ thuật của Quân đội VNCH cho đến khi đơn vị này có thể hoạt động hữu hiệu. Toán 158 gồm 155 cựu nhân viên, quân nhân Mỹ đã làm việc trong đơn vị SOG trước đây.

(http://cB9.upanh.com/20.527.27427448.rmV0/thiecon16051967.jpg)
Cồn Thiên, 16/5/1967

Đoàn cố vấn nhiệm vụ đặc biệt (SMAG), một bộ phận phụ của Toán 158 gồm những quân nhân trong Liên đoàn 5, Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ lo về vấn đề phát triển, hiện đại hóa, huấn luyện Lôi Hổ Việt Nam về chiến tranh ngoại lệ, kỹ thuật trinh sát chiến lược và hành quân biệt hải. Đúng ra SMAG nên huấn luyện Nha Kỹ thuật từ năm 1967 khi họ đổi danh xưng từ Sở Khai thác địa hình thành Nha Kỹ thuật.

Trong ban an ninh của SOG có đơn vị Cảm tử quân đặc biệt (SCU). Đơn vị này làm rường cột cho những toán biệt kích SOG và Nha Kỹ thuật. SCU gồm phần lớn người thiểu số (77%). Đơn vị SOG còn thuê thêm một số người ngoại quốc, Việt Nam cho những nhiệm vụ khác như sửa chữa, bảo trì, thư ký hành chánh...

(http://cB1.upanh.com/20.528.27427850.pqr0/teambillccn.jpg)
Toán Bill tại Sở Bắc


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Ba, 2011, 10:53:34 pm

(Phụ bản 2)

HÀNH QUÂN TRỰC THĂNG YỂM TRỢ BIỆT KÍCH (SOG/SES)

Tài liệu sau đây là bản báo cáo do sĩ quan hành quân gửi cho vị chỉ huy trưởng đơn vị Đoàn Nghiên cứu quan sát. SES là đơn vị Sở Khai thác địa hình VNCH.

Ngày 4/8/1964.
Về việc: Hành quân trực thăng yểm trợ SOG/SES.
Nơi nhận: Chỉ huy trưởng SOG.
Nơi gửi: Trưởng ban hành quân.

1.   Tham chiếu:

a.      Văn thư của MACV về việc: Kế hoạch hành quân, Việt Nam, ngày 25/3/1964, những cuộc hành quân sử dụng trực thăng thả biệt kích xâm nhập vùng phía nam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(http://cB6.upanh.com/20.529.27429085.cjJ0/131134694as8iqyrv.jpg)

b.   Văn thư của tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương, số 000149 về việc: Kế hoạch hành quân, Việt Nam, ngày 18/4/1964, khuyến cáo không đồng ý sử dụng trực thăng xâm nhập vào Bắc Việt, vì lý do phi hành đoàn thuộc không lực VNCH không đủ khả năng thực hiện, ngay cả trong miền Nam nếu không có sự trợ giúp của Mỹ.

c.   (Bị xóa) Có lẽ nói về kết quả những chuyến thả biệt kích ngoài Bắc. Hầu hết các toán biệt kích quân đều biến mất, không tìm ra dấu vết. Hành quân Leaping Lena do SOG điều khiển thả toán 6 quân nhân biệt kích thuộc Sở Khai thác địa hình dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, kết quả không may cho các toán biệt kích. Trong năm 1961, cơ quan CIA đã thả nhân viên, biệt kích ra ngoài miền Bắc, nhưng hầu hết đều bị bắt nên sau đó CIA chuyển sang tuyên truyền. Thả điệp viên ra ngoài Bắc với mật hiệu Footboy ít thành công nhất trong các nỗ lực của đơn vị SOG.

(http://cB4.upanh.com/20.530.27429863.yUR0/mikeforce10.jpg)

Footboy là một chương trình nhằm tuyên truyền cho một kế hoạch nổi dậy ở miền Bắc. Tin tức tình báo thu thập, cũng như vấn đề chuẩn bị hành động đã sẵn sàng, nhưng thực hiện rất ít, vì lý do rất có thể Bắc Việt sẽ tố cáo người Mỹ cố tình lật đổ chính quyền cộng sản.

2.   Mục đích: Khơi nguồn các hoạt động giữa MACV và không lực VNCH để phát triển hiệu năng sử dụng trực thăng xâm nhập miền Bắc trước khi trả lời cho văn thư 1(b) và 1(c).

3.   Bàn luận:

a.   Văn thư 1(b) không đúng sự thật. Phi hành đoàn H34 thuộc không lực VNCH vẫn hành quân hàng ngày mà không có sự trợ giúp của Mỹ. Nhiều phi vụ thả biệt kích SOG/SES gặp trở ngại về địa điểm, thời tiết và quân đối phương. Năm 1961 và 1962, phi hành đoàn H34 không lực VNCH đã thả nhiều toán LLĐB xâm nhập những khu vực hẻo lánh bên Lào. Cố vấn không lực Hoa Kỳ cho rằng do được huấn luyện thêm về bay đêm nên phi hành đoàn H34 không lực VNCH có thể xâm nhập miền Bắc theo sự ước tính của SOG trong giai đoạn II.

(http://cB1.upanh.com/20.530.27430110.4pe0/cuchi07091968su25.jpg)
Sư 25 Tia chớp nhiệt đới tại Củ Chi, 7/9/1968

b.   Giữa MACV và không lực VNCH sẽ phối hợp phát triển khả năng bay đêm cho một số phi hành đoàn H34. Khả năng này được sử dụng (bị xóa). Hành quân (bí mật) trong lãnh thổ Nam Việt Nam cũng như yểm trợ hành quân cho SOG/SES. Trên thực tế (...) huấn luyện SES hoạt động trong đêm trong vùng đối phương kiểm soát nên được xác định rõ mục đích và hành động.

Đến cuối năm 1964, có nhiều dấu hiệu cho thấy miền Nam có thể sẽ bị sụp đổ.

Ngày 6/3/1965, bộ Tổng tham mưu quân lực Hoa Kỳ thông báo trên báo chí: Hai tiểu đoàn Thủy quân lục chiến sẽ được đưa sang Việt Nam, sau thỏa hiệp của hai chính quyền Nam Việt Nam và Mỹ. Chính quyền Mỹ đã đồng ý theo sự yêu cầu của chính quyền Nam Việt Nam, đem hai tiểu đoàn TQLC sang đóng quân trong vùng Đà Nẵng để gia tăng vấn đề an ninh cho phi trường Đà Nẵng.

(http://cB0.upanh.com/20.530.27430209.tfy0/dananglanding002.jpg)
Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng

Nhiệm vụ giới hạn của TQLC nhằm để thay thế lực lượng Nam Việt Nam, hiện đang lo giữ an ninh trong chương trình bình định và trong vai trò tấn công du kích cộng sản.

Bản M.
Trung sĩ (...)
Phần hành quân Không vận sơ lược.
Trung sĩ (...), cố vấn phụ tá an ninh và cố vấn tình báo trại bị tử thương khi hành quân lúc 10h30’ ngày 16/11/1964. Một phần của tiểu đoàn đang lục soát vùng phía tây của (...). Đơn vị đang di chuyển theo hàng dọc, 20 người mỗi hàng. Trung sĩ (...), trong toán bị đối phương bắn súng tiểu liên khi băng qua khu vực có nhiều Việt Cộng. Trung sĩ (...) bị thương nặng trong loạt đạn đầu. Trong lúc chạm súng, Trung sĩ (...) trúng đạn ở vai trái. Quân Việt Cộng trong giao thông hào như lưới nhện. Hậu quả của trận bão, gây khó khăn cho trực thăng tản thương. (Tên bị xóa), viên phi công đã làm việc rất cừ khôi, mặc dù gió rất mạnh. Tù binh bị bắt khai rằng Việt Cộng chết 11 và bị thương 21 người trong trận chạm súng và miểng đạn súng cối 4.2 inch. Trung sĩ (...) đã được ân thưởng huy chương Ngôi sao đồng.

(http://cB9.upanh.com/20.530.27430358.aM80/pleiku01201966sukibinh1airmobile.jpg)
Pleiku, 1/2/1966. Sư 1 Kỵ binh bay đổ quân


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 11 Tháng Tư, 2011, 11:02:13 pm

(Phụ bản 3)
TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN BIỆT HẢI

I.   Tóm lược hành quân

1.   Hành quân biệt hải của SOG, làm việc như hai ban tham mưu cho cơ quan Cố vấn Hải quân Mỹ (...)(*), Đà Nẵng, bắt đầu hoạt động bình thường trong tháng 2/1964 với những trận tấn công dùng người nhái xâm nhập vào (...), Bắc Việt tại tọa độ (...), đột kích bắt cóc tù binh, phá hoại miền Bắc ngày 16/2/1964. Sau đó là vài trận đột kích khác do người nhái thực hiện nhưng bị thất bại tại tọa độ (...), và hủy bỏ hai trận tấn công khác vào (...), Bắc Việt. Có tất cả 8 quân nhân thiệt mạng trong các trận đột kích kể trên.

(http://cB8.upanh.com/21.129.28071297.2mn0/benhai.jpg)
Bờ Bắc sông Bến Hải

2.   Mục tiêu đầu tiên trong chương trình đã soạn thảo trước là bắt sống những thuyền đánh cá ngoài miền Bắc. Các cuộc hành quân mang tên Lucky Dragon, Glynn Reef, Hải Cảng Tự Do rất thành công ngoài vĩ tuyến 17 ngày 27/5 (2 câu bị xóa). Ba toán tấn công liên tục, kết quả đã phá hủy nhà kho tại tọa độ (...). Ngày 12/6 phá hủy một chiếc cầu trên quốc lộ 1 trong vùng phụ cận tỉnh (...). Ngày 26/6, làm hư hại (...) và nhà máy bơm nước vào ngày 30/6. Vào ngày 26/6, cho hưởng quyền hồi chánh đối với 1 người miền Bắc tên là (...). Thuyền trưởng Swatow được đặt trên phao rồi thả ngoài hải phận (...) nhằm yểm trợ cho hoạt động tâm lý chiến “Hoạt động cám dỗ”.

(http://cB8.upanh.com/21.130.28071587.7FD0/benhais.jpg)
Bờ Nam

3.   Toán (...) thành công ngày 9&25/7. Một toán tấn công (...) đồn canh ngày 15/7, bị bỏ lại trong khu vực mục tiêu. Mất hai toán viên.
   (Cuối năm 1963, Kế hoạch 34-63 được Tư lệnh Quân đội Mỹ phê chuẩn. Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương ra lệnh cho hai cơ quan MACV và CIA ở Sài Gòn cố vấn, yểm trợ cho Nam Việt Nam trong một số hoạt động chống lại miền Bắc. Giai đoạn I của kế hoạch gồm những chương trình tâm lý chiến. Giai đoạn II là đột kích bất ngờ rồi rút lui. Phần sau gồm những trận đột kích tấn công thủy bộ, sử dụng Người nhái, Biệt động quân, Nhảy dù và Thủy quân lục chiến Việt Nam cho những mục tiêu chọn lọc phía nam vịnh Bắc bộ, nơi ít an ninh hơn. Có thể nói cố vấn Mỹ theo sát chân các đơn vị Nam Việt Nam trong những trận đột kích kể trên - Vũ Đình Hiếu).

(http://cB9.upanh.com/21.130.28071778.s6U0/19661.jpg)

(http://cB8.upanh.com/21.130.28071967.S2Z0/19662.jpg)
Thủy quân lục chiến Mỹ tại khu vực DMZ, 1966

4.   Trong tình trạng hành quân hiện thời, Hải quân đã gắn thêm súng cối 81 ly trên tốc đỉnh PTF-7 và PTF-8, mới nhận được (...). Ban cố vấn Hải quân đóng tại Đà Nẵng đã quyết định bắt đầu chương trình bắn phá yểm trợ cho Kế hoạch 34–A bằng cách sử dụng phân đội súng 57 ly trên boong các tốc đỉnh và sau đó sử dụng thêm súng cối 81 ly. Lần bắn phá đầu tiên vào ngày 30/7, do tốc đỉnh PTF-2 và PTF-5 đảm nhận. Sĩ quan chỉ huy hành quân là (...). Những cuộc bắn phá kể trên thành công lớn, gây nhiều tiếng nổ phụ, đối phương kháng cự tại tọa độ (...).

(http://cB6.upanh.com/21.130.28072105.xpX0/1035sk6.jpg)

5.   Trong tháng 7, MACV soạn chương trình cho tháng 7 và 8. Sở Phòng vệ duyên hải phối hợp tuần tiễu cho biết (...). Sở phòng vệ duyên hải hành quân biển cung cấp chính xác cho MACV về (...). Ngày 31/7, chiếc Desoto (tàu diệt lôi hạm) tuần tiễu, lấy tin tức ngoài hải phận Bắc Việt Nam vào vùng Hòn Chú, Hòn Mẹ, vịnh Bắc Bộ, làm phải thay đổi kế hoạch hành quân biển trong vòng 36 tiếng đồng hồ.

(http://cB0.upanh.com/21.130.28072169.BuR0/1252526517064383376s600x600q85.jpg)

6.   Những ngày dự trù bắn phá Vinh Sơn, Mũi Dao, Yên Phụ, đài radar Sầm Sơn, trạm an ninh được điều nghiên  chắc chắn và bị tấn công vào ngày 3/8. Tốc đỉnh PTF-6 báo cáo có nhiều đám cháy sau khi rút khỏi (...). Trận bắn phá do kết quả của(...) do hai tốc đỉnh PTF-2 và PTF-5 (...). Đài radar sẽ không hoạt động tối thiểu 5 ngày. Trong trận này (...) Desoto đang tuần tiễu nơi hướng bắc (...), để đảm bảo không gây trở ngại cho biệt hải. Theo lời yêu cầu của Tư lệnh MACV, không được xuống dưới vĩ tuyến 19 trong đêm 3 và 4/8.


Chú thích:
(*) (...): Bị xóa.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 11 Tháng Tư, 2011, 11:34:51 pm

7.   Cuộc truy kích của tàu phóng thủy lôi Bắc Việt chống lại Desoto tuần tiễu đêm 4/8, chứng tỏ họ đã sẵn sàng chờ đợi trận thư hùng trong vùng Vịnh Bắc Bộ. Theo mệnh lệnh của tư lệnh Quân đội Mỹ, không có hoạt động trên biển Bắc Bộ trong vòng 2 tháng.

(http://cB8.upanh.com/21.131.28072537.yxw0/a50207.jpg)

(Ngày 2/8/1964, chiến hạm Maddox bị tàu phóng thủy lôi tấn công trong vịnh Bắc Việt, trong khi tuần tiễu trong vịnh, ngoài hải phận miền Bắc Việt Nam. Vài chiếc tàu bị đánh chìm.

Ngày 4/8/1964, chiếc Maddox và C. Turner Joy bị tấn công như trong ngày 2/8. Sau nhiều lần xác định vụ tấn công, Tổng thống Johnson cho phép không tập trả đũa miền Bắc. Nhiều sử gia đã nghi ngờ từ lâu MACV/SOG với kế hoạch 34-A đã hành quân biệt hải trong vịnh Bắc Việt, làm cho Bắc Việt trả đũa, tấn công tàu Maddox. Họ cũng nghi ngờ trận tấn công thứ hai vào ngày 4/8/1964 là không có thực. Ngày 7/8/1964, tổng thống Johnson tường trình với các lãnh tụ trong Quốc hội và được sự ủng hộ chính sách của chính quyền Mỹ, được cả hai viện chấp thuận với đa số. Nghị quyết Vịnh Bắc Việt, không phải bản tuyên chiến, có hiệu lực đưa quân Mỹ vào trận chiến, kết quả là 58.000 người Mỹ tử trận trong vùng Đông Nam Á. Năm 1973, khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, hơn hai triệu rưỡi người Mỹ đã đặt chân lên Việt Nam – Vũ Đình Hiếu).

(http://cB9.upanh.com/21.131.28072718.gyd0/53968126258367826665z.jpg)
Thanh nữ cộng hòa

Để bảo vệ tàu bè tránh sự trả đũa của đối phương tại (...), các bộ phận không/ hải quân theo lệnh ban hành ngày 4/8 ngay tức khắc (...). Vịnh Bắc Việt có đụng độ, 8 tốc đỉnh PTF được lệnh ra Ban Cố vấn hải quân Đà Nẵng vào ngày 5/8 để phối hợp Việt – Mỹ gồm sĩ quan Việt Nam, chỉ huy hành quân tên (...) và cố vấn trưởng tên (...). Tất cả đặt dưới quyền của sĩ quan chỉ huy hành quân biển thuộc đơn vị SOG là Trung tá (...) cùng sĩ quan liên lạc tên (...). Tất cả tàu bè quay trở về Đà Nẵng vào ngày 10/8.

8.   Trong tháng 8, tư lệnh Quân đội Mỹ ra lệnh thử nghiệm đại bác không giật 106 ly, được gắn trên tốc đỉnh PTF để sử dụng tấn công những mục tiêu trên bờ nằm ngoài tầm súng cối 81 ly. Vật liệu do (...) cung cấp. Kết quả thử nghiệm cho thấy không tốt vì sức nổ của súng gây hư hại cho tàu PTF, sự việc được báo cáo cho tư lệnh Quân đội Mỹ. (Năm 1971, SOG gắn hỏa tiễn 122 ly của đối phương trên tốc đĩnh PTF, có thể bắn hai chùm 4 quả trong vòng 15 phút vào mục tiêu cách xa 11 km – Vũ Đình Hiếu).

(http://cB0.upanh.com/21.131.28072989.HMd0/danang01081966tuongmoshedayanthammuutruongqdisrael.jpg)
Tướng độc nhãn Moshe Dayan, Tham mưu trưởng Quân đội Israel, tại Đà Nẵng ngày 1/8/1966


9.   Ngày 12/8, Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương yêu cầu Tư lệnh Hạm đội 7 cho máy bay yểm trợ hành quân biển trong vùng (...), Bắc Việt. Sử dụng phi cơ AC-121 của Hạm đội 7 trong khu vực (...). Kế hoạch được soạn thảo bởi Hạm đội 7 và SOG, nhằm phối hợp hành quân trong hai ngày 28 và 31/8. Trong thời gian này, 2 bên phát triển thủ tục liên lạc, mật hiệu cầu cứu khẩn giữa Hạm đội 7 và tàu bè của SOG. Đặc lệnh truyền tin được SOG sử dụng ngày 23/8, cùng với đặc lệnh truyền tin do ban cố vấn Hải quân đề ra cho Sở Phòng vệ Duyên hải ngoài vùng I.

10.   Ưu tiên cao hơn được quyết định về Không lực VNCH phụ cho Không lực Hoa Kỳ yểm trợ hành quân biển tại (...). Theo đó, Ban cố vấn Hải quân gắn máy truyền tin ARC-27 trên tốc đĩnh PTF để liên lạc với khu trục A1H, và huấn luyện chung với phi cơ A1H thuộc Không lục VNCH do phi cơ C-123 của SOG chỉ huy.

(http://cB0.upanh.com/21.131.28073259.UQY0/feb131968inhue.jpg)
Thủy quân lục chiến Mỹ tại Huế, 13/2/1968

11.   Trong cuối tháng 8, một tai nạn nổ hỏa tiễn xảy ra làm một người nhái SEAL bị thương tại (...), khến cho Lực lượng Thái Bình Dương bắt đầu phụ giúp SOG trong việc phát triển, thử nghiệm các loại vũ khí dùng cho hành quân.

12.   Tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ cho phép hành quân biển trở lại, và yêu cầu cho biết thời khóa biểu trước ngày 12/9. Trong 5 ngày, kế hoạch hành quân (...) đã được sắp xếp hoàn tất vào ngày 17/9. MACV/SOG trình lên 8 cuộc hành quân sẽ thực hiện trong 13 ngày, bắt đầu lúc 23 giờ sau ngày (...), Desoto hết hạn tuần tiễu trong vùng vịnh Bắc Bộ vào ngày 22/9.

(http://cB8.upanh.com/21.131.28073367.ptS0/lamson7191.jpg)
Hà Nội, 1972. Các sĩ quan quân đội VNCH bị bắt trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại buổi họp báo

13.   Kế hoạch 34-A hành quân biệt hải bị đình trệ do thời tiết và ngày 21/9, tất cả các tốc đĩnh PTF di chuyển đi (...) để tránh trận bão Tilda, trở lại vào ngày 23/9. Kế hoạch hành quân 34-A bị đình lại vô hạn định. Hành quân biệt hải có tên là Vinh Son vào ngày L bị đình trệ do trận bão Anita, cuối cùng được thực hiện vào ngày 3/10.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 13 Tháng Tư, 2011, 08:42:36 pm

Thời khóa biểu cho tháng 10

Thám sát    Ngày L (4/10)    Xâm nhập cách Vinh Sơn 12 dặm
Thám sát    Ngày L+2 (10/10)    Xâm nhập cách Vinh Sơn 3 dặm
Loki IV    Ngày L+5    Bắt cóc tàu bè thất bại.
32 & 35E    Ngày L+8 (28, 29/10)    Bắn phá đài radar Vinh Sơn và đài quan sát Mũi Dao

(http://cB1.upanh.com/21.229.28173860.myj0/cpttompusserkiapleimeltjulieklebaumnursecptboulas.jpg)
Y tá Julie Klebaum tại Pleime, bên trái là Đại úy Tom Pusser, người bị giết không lâu sau đó

Thời khóa biểu cho tháng 11

34 B    Ngày L+12 (4/11)    Bắn phá doanh trại trên Hòn Mật và Đảo Hổ
   L+13    Bắt tù binh do toán biệt hải trên tốc đĩnh PTF.
   L+15    Bắt tàu đánh cá.
   L+19    Bắn phá Mũi Ròn và đảo Hổ.
   L+25    Bắn phá Yên Phụ và đài radar Sầm Sơn.
   L+28    Phá nổ cầu trên Quốc lộ 1 và bắn phá Mũi Dao
   L+30    Trả những người bị bắt cóc từ ngày L+15
   L+31    Bắn phá Hòn Ne và Hòn Me.
   L+36    Phá nổ cảng tại Phúc Lợi và bắn phá Hòn Ngự
   L+38    Cắt đường ray xe lửa Hà Nội – Vinh.
   L+41    Bắn phá Đồng Hới và Đảo Hổ
   L+42    Bắn phá đảo Nightingale.

(http://cB9.upanh.com/21.230.28174398.qPq0/capture1.jpg)

14.   Theo đề nghị của Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương, vấn đề huấn luyện phải có chương trình, kế hoạch rõ ràng. Trong chuyến thăm viếng Ban cố vấn Hải quân của Đại tá (...),  Ban cố vấn Hải quân hứa sẽ cung cấp phương tiện cho thủy thủ đoàn các tốc đĩnh PTF. Sở Phòng vệ duyên hải đã thảo xong thủ tục liên lạc khẩn cấp và sẽ áp dụng kể từ ngày 4/10.

15.   Các chương trình hành quân biệt hải trong vòng một, một tháng rưỡi sẽ thông báo cho tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ theo thời gian ấn định sẵn theo sự yêu cầu. tất cả mọi cuộc hành quân đều phải có sự chấp thuận của tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ, dựa trên kết quả của cuộc hành quân trước.

(http://cB7.upanh.com/21.230.28174686.AWG0/kontum1968.jpg)
Kontum, 1968

16.   Việc bảo trì tốc đỉnh PTF bị đình lại. MACV/SOG phải được sự chấp thuận của cơ quan MACV. MACV/SOG đưa chương trình bảo trì tốc đĩnh PTF, được sự trợ giúp của tư lệnh Hạm đội 7, chương trình bảo trì tiếp tục.

17.   Sau khi hủy bỏ vài chuyến hành quân mang tên(...), ngày 10/10 bắt được (...) (10/10 xâm nhập cách Vinh Sơn 3 dặm. 15/10 bắt có tàu đánh cá thất bại – Vũ Đình Hiếu). Kế hoạch bắn phá bị dời lại, lý do: vì thời tiết xấu nên nhận diện ảnh bị sai, tưởng lầm tàu đánh cá là tàu phóng thủy lôi. Thực hiện phi vụ bắn phá đài radar Vinh Sơn và đài quan sát Mũi Dao thành công vào ngày 28/10.

(http://cB9.upanh.com/21.231.28175278.G5N0/feb1965kelley.jpg)
Đại tá Phạm Ngọc Thảo (ngồi), nguyên mẫu của nhân vật Nguyễn Thành Luân trong phim "Ván Bài Lật ngửa",
ngày về Sài Gòn, 2/1965 tham gia đảo chính


18.   Lấy lợi thế chu kỳ vài ngày là có thời tiết tốt trong mùa mưa vùng đông bắc, hành quân biệt hải hoạt động tốt theo đúng kế hoạch. Các cuộc hành quân bị giới hạn (...) do công điện nhận được từ chỉ huy cao cấp, lo sợ khả năng phản ứng của Bắc Việt.

19.   Coi lại các chuyến hành quân biệt hải, MACV/SOG yêu cầu thông báo thủ tục khẩn cấp đến những đơn vị khác trong đó có Không lực Thái Bình Dương.

20.   MACV/SOG thực hiện trận đánh phá bao gồm 6 tốc đỉnh PTF tại (...) vào ngày 26/11, và dùng 4 tốc đỉnh bắn phá (...) ngày 27/12 và đài radar (...) ngày 8/12.

(http://cB2.upanh.com/21.231.28176001.6oU0/phucat511967su1kybinhbay.jpg)
Phù Cát, 5/1/1967. Lính Sư 1 Kỵ binh bay kiểm tra chiến trường sau trận đánh

21.   Kế hoạch bắn phá Quảng Khê bị hủy bỏ trong vùng mục tiêu do đối phương đã chuẩn bị lệnh hành quân ngày 1/12 và do ngày 22/12 thời tiết xấu. Tháng 12, thời tiết xấu do trận bão.

22.   MACV/SOG yêu cầu sự hiện diện của các chiến hạm Hải quân Mỹ đã cải trang để chống lại Bắc Việt trên phương diện (...) cho các hoạt động chiến tranh tâm lý, khi điều kiện thời tiết không phù hợp cho hành quân biệt hải.

23.   Chấp thuận (...) bắt sống tàu đánh cá. Yêu cầu cho phép Hải quân VNCH tấn công những tàu Bắc Việt đang thả neo hoặc bị hư hại gần bờ biển. Được chấp thuận.

24.   Tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ đưa ra hai văn kiện về mục đích hành quân. Văn kiện 1 áp dụng từ ngày 15/12 đến 15/1. Văn kiện 2 cho giai đoạn kế tiếp, có thêm phần không yểm bởi 4 đến 6 phi cơ Mỹ phồi hợp hành quân.

(http://cB4.upanh.com/21.232.28176633.F8s0/imag0058.jpg)

25.   Tư lệnh Quân đội Mỹ thông báo sẽ cứu xét chương trình hành quân mỗi ngày cho đến khi thời tiết tốt.

26.   MACV/SOG đồng ý Hạm đội 7 có thể giảm độ khẩn thủ tục cầu cứu.


Theo tài liệu: MACV/SOG, Command History Annexes A, N & M (1964-1966), tác giả Reske.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 18 Tháng Tư, 2011, 01:36:33 am

(Phụ bản 4)
MACV/SOG 1965

Lịch sử Đoàn Nghiên cứu quan sát

SOG biên bản số #0001720-66
Nhóm I (Không tự động giảm độ mật và hết hạn bảo mật).
(Chương bị xóa).
3. Trực thăng H-28 thuộc Không lực VNCH được sử dụng thả biệt kích qua Cam bốt, Lào cũng như Bắc Việt.

4. Vấn đề gia tăng yểm trợ tiếp vận cho đơn vị SOG hành quân cũng như gia tăng số lượng hàng hóa, giờ bay cho các phi vụ C-123. Các chuyến C-123 bay tất cả 3.847 giờ, bốc 328 tấn dụng cụ.

(http://cB2.upanh.com/21.465.28416011.smz0/4958872171004ac70681b.jpg)

d. Biệt hải

1. Tàu bí mật và toán biệt kích hành quân dọc theo bờ biển miền Bắc, ngăn chặn các tàu chở hàng, bắt cóc tù binh lấy tin tức, tuyên truyền làm cho đối phương phải gia tăng vấn đề phòng thủ bờ biển. (SOG bắt cóc dân đánh cá ngoài Bắc, tù binh sẽ được đưa đến nơi an toàn. Sở Phòng vệ duyên hải sẽ làm cho tù binh tin rằng họ là một phần trong nhóm kháng chiến chống lại chính quyền ngoài Bắc. Trong khoảng từ 3 đến 6 tuần nhồi sọ, các tù binh sẽ được trả về cùng với thực phẩm, quần áo, quà tặng tâm lý chiến và có có radio – Vũ Đình Hiếu).

a. Sáu chiếc tốc đỉnh PTF phóng thủy lôi và ba chiếc tàu loại Swift đã có sẵn cho Ban cố vấn Hải quân từ đầu năm. Thêm bốn chiếc nữa trong tương lai nâng tổng số tốc đỉnh PTF lên mười chiếc. Tuy nhiên bình thường chỉ có sáu tốc đỉnh và hai chiếc Swift hành quân. Những chiếc khác cần phải tu bổ để có thể hành quân.

(http://cB3.upanh.com/21.465.28416362.UdT0/3308728892e872845e99.jpg)
Phó TT Nguyễn Cao Kỳ

b. Trung bình có 148 quân nhân hoặc thường dân Việt Nam và (...)(Eastern Construction Company – chú thích VĐH) sẵn sàng làm việc hoặc được huấn luyện hàng năm.

2. (...) (Hoạt động ngoài miền Bắc – VĐH) thực hiện trong năm 1965, kết quả một chết, mười tám bị thương và mất một tốc đỉnh PTF.

e. Tâm lý chiến. Bao gồm bắt cóc, nhồi sọ, tuyên truyền ngư dân Bắc Việt, thả truyền đơn, thư từ những quốc gia đệ tam, đài phát thanh đen, xám và trắng.

3. Tình báo.

Các hoạt động tình báo phát triển trong năm như (...)

4.   Kế hoạch

Nhu cầu hành quân về chiến tranh ngoại lệ, đòi hỏi sự cần thiết thành lập một ban chuyên lo những cuộc hành quân lâu dài. Đã được chấp thuận ngày 7/8; sẽ hoạt động khi ban tham mưu có sẵn nhân lực.

5.   Tiếp vận

a.   Ban tiếp vận làm việc gia tăng theo nhu cầu hành quân trong năm 1965. Phần lớn được tiếp tế bình thường, cần phải có thêm thứ tự ưu tiên của cuộc hành quân.

b.   (bị xóa một phần). Thất thoát hoặc chậm trễ do thiếu kiểm soát trong vấn đề gửi hàng.

c.   Một ảnh hưởng lớn trong vấn đề tiếp vận do hành quân Shining Brass. Hành quân này quá gấp rút, không thông báo đủ thời gian.

(http://cB6.upanh.com/21.468.28419225.w9L0/3691vietnamwarstripshow1.jpg)
Đà Nẵng, 1967. Thoát y vũ phục vụ lính Mỹ

Annex N (Hành quân đặc biệt) năm 1965.

Bản này tóm tắt các hoạt động của Đoàn Nghiên cứu quan sát (SOG) thuộc bộ chỉ huy quân viện Việt Nam (MACV) trong năm 1965.

1.   Tổng quát.

a.   Tổng quát trong năm 1965, SOG tiếp tục gia tăng cường độ phá hoại, đánh lạc hướng, áp lực chính trị, bắt tù binh, tuyên truyền và lấy tin tức chống lại Bắc Việt.

b.   (bị xóa)

2.   Hành quân

(http://cB3.upanh.com/21.465.28415692.5X0/3battallion4thmarinebenhaidmz220519672.jpg)
Lính tiểu đoàn 3, Trung đoàn 4, TQLC Mỹ tại DMZ, Bến Hải, 22/5/1967

a.   Thả dù (hoặc trực thăng vận).

Tiếp tục những vụ phá hoại đường dây truyền tin, chiến tranh tâm lý do biệt kích quân Thượng, hoặc những sắc dân thiểu số khác đảm trách. Với những trận không tập ngoài miền Bắc (...), móc nối với dân địa phương để lấy thêm tin tức cho những cuộc hành quân kế tiếp. (Ít thành công nhất của đơn vị SOG. Những toán biệt kích, điệp viên ra ngoài Bắc thường thất bại và gần như không thể tái tiếp tế được – Vũ Đình Hiếu).

b.   Vượt biên (Shining Brass)

(bị xóa) (Những cuộc hành quân vượt biên sang Lào phải có sự phối hợp giữa bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao. Nhiều trường hợp chính phủ Lào phải được thông báo về những hoạt động của SOG. Đặc biệt là với những cuộc hành quân Shining Brass sử dụng đơn vị Khai Thác trong các cuộc hành quân phá hoại mật khu, cắt đường tiếp vận, ngăn việc tiếp tế cho những đơn vị Bắc Việt hoặc Việt Cộng – Vũ Đình Hiếu).

(http://cB9.upanh.com/21.465.28415488.zN50/babylift197502.jpg)
Babylift

c.   Bí mật tăng cường, tiếp tế cho những đơn vị nằm vùng bằng phi cơ C-123 trong năm 1965. Tất cả có 22 phi vụ thành công.

Theo tài liệu MACV-SOG Command History, Annexes A, N&M (1964-1966), by Charles F. Reske.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Tư, 2011, 01:12:04 am

(Phụ bản 5)
SHINING BRASS – HÀNH QUÂN VƯỢT BIÊN

Chú thích của tác giả: Shining Brass là một chương trình võ trang thám sát trên đất Lào. Cũng như kế hoạch 34-A hành quân biệt hải trước đây, chương trình này tiếp tục những gì đã và đang tiếp diễn với cường độ ít hơn. Phi cơ Mỹ đã bay trên không phận Lào từ tháng 5/1964, với nhiệm vụ thám thính và bảo vệ Không lực Hoàng gia Lào lúc hành quân.

(http://cB0.upanh.com/21.900.28861949.HoK0/cq91d63e2f0603466alarge.jpg)

Những phi vụ đầu tiên dưới biệt hiệu Yankee Team, xuất phát từ hàng không mẫu hạm và các căn cứ trong đất liền. Các phi công Mỹ bay theo phi trình bốn ngày thám thính Cánh Đồng Chum, khu vực đường số 7 mỗi hai tuần. Trong một thời khóa biểu tương tự, khoảng 10 phi vụ thám thính vùng cán chảo nước Lào và hai phi vụ thám thính đêm trên đường số 7.

(http://cB8.upanh.com/21.900.28862017.gkD0/ngoaiowashington30051975mevo.jpg)
Phó TT Nguyễn Cao Kỳ cùng mẹ vợ tại ngoại ô Washington, 30/5/1975

Làm việc với toán Yankee là Không lực Hoàng gia Lào, bay những phi vụ trong vùng cán chảo với phi cơ T-28, bắn phá quân Pathét Lào, yểm trợ Lục quân Hoàng gia Lào, bắn phá đường số 7 và vùng cán chảo, thám thính vùng Trung Lào.

(http://cB9.upanh.com/21.900.28862178.AJ90/99901513c1s.jpg)
Dakto, 14/11/1967. Lính sư đoàn 4 bộ binh Mỹ tại đồi 742, trong chiến dịch Mac Arthur

Từ tháng 10 cho đến tháng 12/1964, có tất cả 724 phi vụ T-28 trong vùng cán chảo. Bắc Việt tố cáo những trận oanh kích kể trên do Mỹ bảo trợ chống lại miền Bắc –Thực sự đúng như vậy. Đường lối của toán Yankee Mỹ đã được thảo luận với Thủ tướng Souvana Phouma trong tháng 12/1964 và được sự ủng hộ hoàn toàn, ngoài ra còn được đề nghị thêm  một số mục tiêu là đường số 7, 8 và 12.

(http://cB9.upanh.com/21.900.28862118.9z00/11tharmoredcavalryregiment012.jpg)
Lính  Trung đoàn kị binh thiết giáp số 11 Black Horse


Tóm lược hành quân.

a.   Ban đầu, hành quân vượt biên sang Lào có tên là “Leaping Lena” gồm quân của Liên đoàn 5, Lực lượng đặc biệt Mỹ và Việt Nam. Hành quân Leaping Lena thả dù quân biệt kích Việt Nam xuống Lào. Những chuyến xâm nhập kể trên không thành công với nhiều lý do. Thiếu cố vấn Mỹ là một trong những lý do chính. Hầu hết các toán nhảy dù xuống đất Lào đều bị bắt nhanh chóng và bị dùng để tuyên truyền.

(http://cB8.upanh.com/21.900.28862167.b8e0/99901517c1s.jpg)
Dakto 1967

Ngày 7/3/1965, Tư lệnh cơ quan MACV trao trách nhiệm Hành quân vượt biên cho đơn vị SOG và chương trình lấy tên là Shining Brass. Hành quân Shining Brass phá hoại căn cứ, đường xâm nhập của Việt Cộng từ Bắc vào Nam trên đất Lào. Tìm mục tiêu cho phi cơ oanh kích hoặc cho biệt kích đánh phá. Trong những tháng mùa xuân, hè năm 1965, chương trình được soạn thảo, phối hợp cho những cuộc hành quân vượt biên Mỹ - Việt sắp tới. Việc sửa soạn bao gồm mục đích và huấn luyện cho những toán biệt kích Mỹ - Việt. Phần I được chấp thuận ngày 29/9/1965.

(http://cB9.upanh.com/21.900.28862238.xo0/habac.jpg)
Lính Nga tại Hà Bắc 60s

b.   Quan niệm hành quân.

Giai đoạn I: hành quân hướng tây khu vực Dak Prou và Dak To sâu 10 km qua biên giới Lào – việt với 2 nhiệm vụ: lấy tin tức, tìm kiếm, đánh giá mục tiêu và điều khiển phi cơ oanh kích (...). Bắt đầu hành quân qua Lào, quân biệt kích được trực thăng đưa đến bãi đáp gần biên giới, rồi xâm nhập bộ qua đất Lào. Tái tiếp tế, thu hồi hoặc tăng cường nhân lực được phép dùng phương tiện không vận

(http://cB8.upanh.com/21.899.28861097.9z00/5396813117433e6059d7o.jpg)
Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân (1924-2011)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 23 Tháng Năm, 2011, 09:09:59 pm

Giai đoạn II: Sử dụng đơn vị xung kích lớn hơn để tấn công mục tiêu.

Giai đoạn III: Gia tăng cường độ oanh kích, đột kích và phát triển lực lượng du kích.

(http://img806.imageshack.us/img806/81/ql14.jpg)
Quốc lộ 14, 1969

c.   Huấn luyện.

   Các toán biệt kích được tuyển mộ, trang bị và huấn luyện sơ khởi trong căn cứ Long Thành, cách Sài Gòn 35 dặm về hướng đông. Huấn luyện bổ túc trong căn cứ hành quân tiền phương (FOB) Khâm Đức. Các toán đều thực tập trong nội địa trước khi xâm nhập qua biên giới. Hành quân trong nội địa cũng được thực hiện như hành quân vượt biên. (Sau này SOG xem căn cứ Long Thành như một chỗ hoàn toàn Việt Nam để tránh sự kiểm soát của người Mỹ - chú thích Vũ Đình Hiếu)

Đơn vị Khai Thác được thành lập, trang bị trong căn cứ Long Thành, sau đó được không vận ra Khâm Đức huấn luyện căn bản, bổ túc nâng cao.

(http://img59.imageshack.us/img59/5686/hoichoxuanbmt19575.jpg)
Hội chợ Xuân Buôn Mê Thuột, 1957

d.   Hành quân biệt kích ... (bị xóa) (ám chỉ bên Campuchia, tức là cuộc hành quân Daniel Boone, gần căn cứ Long Thành hơn Khâm Đức – chú thích VĐH). Thời gian còn lại trong năm 1965 liệt kê dưới đây:

-   Tháng 9: Hai cuộc hành quân thực tập trong nội địa nhằm 2 mục đích: xác định tình hình mục tiêu, tình nghi căn cứ của đối phương và huấn luyện bổ túc trước khi hành quân vượt biên.

-   Tháng 10: Trong một cuộc hành quân thực tập, kết quả thành công. Phi cơ oanh kích tiêu hủy 6-8 căn nhà Việt Cộng. Toán biệt kích chạm súng với đối phương, hạ được 1 người.

-   Tháng 11: Hành quân Shining Brass ngày 2/11/1965, xâm nhập mục tiêu Anpha-1 tại tọa độ YB 834937, xác nhận có căn cứ  hoạt động của đối phương.

   Hai cuộc hành quân thực tập trong nội địa không chạm đối phương nhưng tìm được bằng chứng có sự hoạt động trong vùng trước đây. Chuyến thứ 3 bị hủy bỏ vì lý do đối phương hoạt động mạnh nơi bãi đáp trực thăng.

(http://img51.imageshack.us/img51/7606/ashau1969.jpg)
A Shau, 1969

-   Tháng 12:

   Ngày 6/12/1965. Hành quân Shining Brass, toán biệt kích xâm nhập mục tiêu Kilo-1, tọa độ YC 703384. Toán bị tấn công bởi một đơn vị của đối phương không rõ quân số, được lệnh triệt xuất. Hai quân nhân biệt kích Việt Nam mất tích.

   Toán biệt kích Shining Brass xâm nhập ngày 9/12/1965 vào mục tiêu India-1, tọa độ YC 66104. Toán chạm đối phương, chết một biệt kích Việt Nam, một biệt kích Mỹ bị thương nhẹ.

   Ngày 16/12/1965, xâm nhập mục tiêu Charlie-1, tọa độ YB 673344. Biệt kích xác nhận được mục tiêu quan trọng của đối phương.

   Ngày 19/12, xâm nhập mục tiêu Hotel-1, tọa độ YB 693290. Không thấy hoạt động của đối phương.

(http://img18.imageshack.us/img18/9521/baotraitet1966.jpg)
Lính Lữ đoàn 173 Dù, Tết Nguyên Đán 1966


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 23 Tháng Năm, 2011, 10:29:20 pm

Hành quân, oanh kích. Xem bảng A.

   Dự trù sửa đổi giai đoạn 1. Gửi ngày 8/1/1966 cho Tư lệnh bộ tư lệnh Thái Bình Dương, gồm những mục sau đây:

-   Tăng số toán biệt kích lên 20, ba quân nhân Mỹ trong mỗi toán. Đổi hướng hoạt động, tìm yếu điểm của đối phương, mục tiêu thích hợp để tấn công, phục kích hoặc phi cơ oanh kích.

-   Thành lập 3 tiểu đoàn xung kích đánh bộ hoặc không vận lưu động để tấn công yếu điểm, căn cứ, phục kích xe tiếp tế, đặt mìn trên đường, đặt thêm gánh nặng cho đơn vị tiếp vận của đối phương.

(http://img542.imageshack.us/img542/4396/quynhon1091965davetaylo.jpg)
Dave Taylor tại Quy Nhơn, 10/9/1965.

-   Giới hạn chiều sâu xâm nhập xuống 20 km, nhưng kéo dài khu vực hành quân lên đến Tigerhound, hành quân không tập. Sẽ hỗ trợ cho cả hai cuộc hành quân. (Tigerhound là vùng nam cán chảo của Lào – chú thích VĐH).

-   Sử dụng ba căn cứ hành quân tiền phương (FOB) tại Kontum, Khâm Đức và Khe Sanh.

-   Tu bổ căn cứ. Gồm có Bộ chỉ huy Trung ương tại Đà Nẵng, sửa lại từ Bộ chỉ huy C/LLĐB, hai căn cứ hành quân tiền phương Khâm Đức và Dak To, sử lại từ Bộ chỉ huy B/LLĐB. Dự trù phát triển, dời căn cứ Dak To lên Kontum vì lý do an toàn hơn và dễ hành quân hơn. Lập thêm căn cứ hành quân tiền phương thứ ba, có thể ở Khe Sanh cho những chuyến xâm nhập vùng phía bắc. Tất cả các căn cứ hành quân tiền phương đều sử dụng Bộ chỉ huy B/LLĐB.

(http://img155.imageshack.us/img155/1651/ksbrinksdaccongbomb.jpg)
Cư xá Brinks (cuối đường, bên trái. Nay là 103-Hai Bà Trưng, Q.1) trước khi bị 2 chiến sĩ biệt động Sài Gòn
cải trang thành sĩ quan VNCH đánh bom vào ngày Giáng sinh 24/12/1964


1.   Shining Brass.

-   Không trợ cho hành quân Shining Brass sử dụng sáu trực thăng H- 34 không lực VNCH với phi hành đoàn Việt Nam. Một sĩ quan liên lạc nằm trong bộ chỉ huy Trung ương tại Đà Nẵng. Căn cứ không quân Đà Nẵng sẽ giám sát việc sử dụng trực thăng, bảo trì và thay đổi phi hành đoàn, và lo luôn về vấn đề tiếp liệu cho máy bay. (Chương bị xóa). Sĩ quan liên lạc chịu trách nhiệm sắp đặt những phi vụ oanh kích mục tiêu do các toán biệt kích Shining Brass xác nhận. (Chương bị xóa có thể nói về những nhân viên thuộc quốc tịch khác làm nhiệm vụ tiếp liệu cho SOG như Phi Luật Tân, Thái, Lào, Đài Loan – chú thích VĐH).

(http://img69.imageshack.us/img69/6113/sg27121964trusosiquanus.jpg)
Cư xá Brinks, 27/12/1964

-   Trực thăng là phương tiện hữu hiệu nhất cho hành quân Shining Brass. SOG sử dụng H-34 Không lực VNCH  trong giai đoạn này. Vì lý do thiếu phi hành đoàn, ít đồ thay thế sau khi bị Quân đội Mỹ loại bỏ nên SOG điều nghiên tìm loại trực thăng khác hữu hiệu hơn để thay thế (bị xóa). Tầm hoạt động xa hơn, chở nhiều hơn, đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của SOG để hành quân. (SOG muốn nói trực thăng AH-1 Huey/Cobra – chú thích VĐH).

-   Ngày 18/11/1965 Shining Brass mở cuộc hành quân xâm nhập đầu tiên. Một trực thăng bị rơi đem theo phi hành đoàn 8 người thuộc Không lực VNCH và một Đại úy Thủy quân lục chiến Mỹ. Thêm vào là một (bị xóa) bị mất tích. Đại úy Wade Wilson, TQLC làm việc cho MACV/SOG tử nạn trên chiếc máy bay quan sát O-1 do một Thiếu tá không quân lái. Lý do tổn thất là do thời tiết xấu ở Khâm Đức và Đà Nẵng. Cả hai máy bay đều biến mất, không tìm ra vị trí bị rơi.

-   Ngoài sự yểm trợ của trực thăng H-34 Không lực VNCH, vấn đề tiếp vận do máy bay C-123 đảm nhận. Không lực Mỹ cung cấp máy bay trinh sát điều hành không yểm (FAC), loại O-1. Bắt đầu với hai chiếc FAC nằm ở Khâm Đức và Dak To hoặc Kontum. Cả hai chiếc ở trên căn cứ tiền phương ban ngày khi toán biệt kích xâm nhập và yêu cầu oanh kích khi cần thiết, trong tháng 12/1965, một (bị xóa) được giao phó cho để xúc tiến cuộc hành quân (bị xóa). FAC và các phi cơ khác được phân phối cho các căn cứ hành quân tiền phương, yểm trợ cho hành quân Shining Brass. Một trạm không yểm nằm trong tầm liên lạc của FAC, lấy chấp thuận của Tòa đại sứ cho oanh kích. (Hành quân Shining Brass phải có sự chấp thuận của vị Đại sứ  Mỹ tại Vientiene, Lào).

(http://img836.imageshack.us/img836/8907/danang24041965.jpg)
Đà Nẵng, 24/4/1965

Theo tài liệu MACV SOG Command History, Annexes A, N&M (1964-1966) by Charies F. Reske.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 21 Tháng Tám, 2011, 10:12:25 pm

Phụ bản 6
HÀNH QUÂN SOG

Phần này tóm tắt những hoạt động trong kế hoạch 34-A. Chia ra làm bốn phần.
Phần 1. Hành quân biệt hải
Phần 2. Hành quân không yểm
Phần 3. Hành quân tâm lý chiến
Phần 4. Hành quân nhảy dù, trực thăng vận

Phần 1. Hành quân biệt hải

1.   Tóm lược hành quân biệt hải. Được phân loại hành quân theo số (bị xóa). Cách phân loại hiện thời được dùng qua năm 1966. Tuy nhiên, danh hiệu trong bản báo cáo này để dễ xác nhận.

a.   (bị xóa). Chương trình riêng cho tốc đỉnh PTF. (bị xóa) Nhiệm vụ chiến thuật đánh chìm, hoặc bắt sống tàu Bắc Việt.

b.   (bị xóa). Tốc đỉnh ngăn chặn, lục soát các tàu Bắc Việt trong vùng hoạt động. Nếu phát hiện thấy có chở đồ quân sự, được phép đánh chìm tàu đối phương.

(http://cC1.upanh.com/26.936.34164020.c6P0/danag3011968.jpg)
Đà Nẵng, 30/11/1968.

c.   (phần này hoàn toàn bị xóa) (nói về các tốc đỉnh trong kế hoạch 34-A, hành quân biệt hải ngoài vĩ tuyến 17. SOG bắt tàu đánh cá hoặc tàu chở chiến cụ, tùy trường hợp mà xử lý. Bắt cóc ngư dân Bắc Việt đưa đến 1 hòn đảo ngoài khơi Đà Nẵng là Cù Lao Chàm để tuyên truyền. Kế hoạch 34-A hành quân biệt hải ngoài vĩ tuyến 17 vẫn được tiếp tục kéo dài mặc dù chính quyền Mỹ cấm mọi hoạt động chống lại chính quyền miền Bắc trong tháng 11/1968. Bao giờ cũng bảo mật – Chú thích VĐH).
Tốc đỉnh PTF dài 80 bộ, tốc độ lên tới 15 knots. Bình thường trang bị 1 đại bác 40 ly, 1 đại liên 50 và súng cối 81 ly. Ngoài ra còn được trang bị radar và hệ thống truyền tin.

Năm 1966.
Hành quân gồm có 126 cuộc hành quân chính, 56 phụ.
Kết quả: Bắt sống 353 tù binh
Thả về 352 người
Phá hủy 86 ghe tàu
Hư hại 16 ghe tàu
Thả hai triệu tờ truyền đơn bằng súng 81 ly.
Thả 60.000 quà tặng.
Thả 2.600 radio
(bị xóa).

(http://cC5.upanh.com/26.936.34164524.yHR0/hoalocthanhhoa18101967.jpg)
Thanh Hóa, 18/10/1967.
d.   Tổng quát
-   Không có hành quân biệt hải đầu năm 1966 cho đến 17/2 theo lệnh của tư lệnh Quân đội Mỹ.
-   (bị xóa)
-   Hải pháo của đối phương bắn vào tốc đỉnh rất thường. Số tốc đỉnh giảm xuống, bị hư hại sau các chuyến hành quân. Phải lo bảo trì các tàu còn lại. Tuy nhiên hơn nửa số hành quân biệt hải trong năm 1966 được thực hiện ngoài vĩ tuyến 19.
-   Ngày 6/7, Trung tá Butler hết hạn phục vụ, được thay thế. Một số sĩ quan Hải quân Mỹ khác cũng được thay thế (tên bị xóa).
-   (Tên các sĩ quan mới bị xóa).
-   Ngày 31/7, chỉ huy trưởng ban cố vấn Hải quân chấp thuận tăng cường nhân lực cho sở Phòng vệ duyên hải lên đến 362 người. Tất cả có 11 thủy thủ đoàn Việt Nam được sử dụng trong năm (bị xóa).
-   (Bị xóa).
-   Tình trạng hành quân của các tốc đỉnh thay đổi do sự thiệt hại lúc hành quân. Năm 1966 nhận thêm 3 chiếc mới, cả 3 đều mất lần hồi. Đầu năm có tất cả 9 chiếc, cuối năm còn lại 7. Trung bình lúc nào cũng có 7 chiếc hành quân. Bộ tư lệnh Quân đội Mỹ thông báo đã đặt đóng thêm 6 chiếc tốc đỉnh, chiếc đầu tiên sẽ giao trong vòng 18 tháng tới.

(http://cC7.upanh.com/26.937.34165216.lUh0/delta2.jpg)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 21 Tháng Tám, 2011, 10:54:44 pm

2.   Hành quân.

Nhiệm vụ thành công nhất trong Kế hoạch 34-A biệt hải là chặn bắt tàu đối phương (bị xóa). Các toán biệt kích không thành công lắm, một phần do thời tiết (phần bị xóa có lẽ do sự rắc rối giữa SOG và Hải quân VNCH).

Vùng hành quân biệt hải nới rộng (bị xóa). Cuối năm 1966, chiến dịch Sea Dragon ra đến 18.00 N (bị xóa). Các tốc đỉnh PTF được khuyến cáo tránh vùng có máy bay của đối phương. Các tốc đỉnh không trang bị súng phòng không đã bị máy bay đối phương tấn công trong năm 1966. Sea Dragon được phép hoạt động giữa vĩ tuyến 17 và 20. Tấn công tất cả các tàu quân sự, tiếp vận của đối phương, bắn phá đài radar, giàn hỏa tiễn dọc theo bờ biển miền Bắc. Nếu Sea Dragon tiếp tục bành trướng có thể gặp phản ứng của Không, Hải quân Bắc Việt.

(http://cC2.upanh.com/26.938.34166291.5Bl0/johnmccainhotrucbach26101967.jpg)
Phi công John Mc Cain bị bắt tại hồ Trúc Bạch, 26/10/1967

Biệt hải cũng mở những trận đột kích thủy bộ vào các mục tiêu dọc theo bờ biển từ vĩ tuyến 17 ra đến vĩ tuyến 22. Các mục tiêu gồm có: Hòn Gió, Đồng Hới, Hà Tĩnh, Vinh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Đảo Hải Nam, Hải Phòng, Hòn Gai.

Rõ ràng các cuộc hành quân biệt hải mang lại thành công cho MACV-SOG trong giai đoạn 1964-1967.
(Phần còn lại báo cáo về việc huấn luyện).

Phần 2. Không yểm

1.   Yểm trợ hành quân Shining Brass.

Sử dụng từ 6-10 trực thăng H-34 thuộc Không lực VNCH với 8 phi hành đoàn, 2 phi cơ U-17 cùng với 2 phi hành đoàn VN. Tăng cường thêm từ 4-10 trực thăng UH-1 của Lục quân Mỹ bay cùng phi hành đoàn. Về mặt tiếp vận, ban đầu có C-123, sau có thêm C-130 từ ngày 20/10. Không quân Mỹ cung cấp máy bay trinh sát điều không O-1 (FAC), phi cơ oanh kích được sử dụng lúc xâm nhập hoặc triệt xuất toán biệt kích.

(http://cC8.upanh.com/26.939.34166877.OoE0/picture002qa8.jpg)

Mức độ hành quân Shining Brass tăng lên gấp 3 trong năm 1966, do đó vấn đề không trợ cũng tăng lên 3 lần. Trực thăng H-34 Không lực VNCH tăng từ 6 lên 10 chiếc. Tất cả việc sử dụng các loại máy bay khác đều gia tăng. Trong khoảng thời gian từ 18/7 – 26/9, trực thăng Mỹ bay 83 phi vụ yểm trợ cho hành quân Shining Brass. Phá hủy 93 nhà, làm hư hại 48 căn khác của đối phương và 1 chiếc cầu.

Trong năm 1966, nhiều loại máy bay được sử dụng để yểm trợ cho các hoạt động trong năm. Phần kế tiếp sẽ nói rõ trách nhiệm của không yểm cho Kế hoạch 34-A (hoạt động ngoài miền Bắc); hành quân Shining Brass (bên Lào & nội địa Nam Việt Nam); tiếp vận cho các hoạt động của SOG, cung cấp hỏa lực, phương tiện cho đơn vị SOG hành quân trong vùng Đông Nam Á.

Không trợ trong Kế hoạch 34-A: không trợ trong năm 1966 gồm 2 nhiệm vụ (bị xóa).

Trở ngại lớn nhất trong giai đoạn này  là vấn đề thời tiết, phải hủy bỏ 39% số phi vụ.

Trực thăng vũ trang UH-1B bay 101 phi vụ yểm trợ thả, bốc các toán biệt kích.

(http://cC4.upanh.com/26.939.34167603.5Bl0/tax.jpg)
Thương xá Tax, Sài Gòn, 1968.


Không đoàn 83 chiến thuật VNCH yểm trợ hành quân Shining Brass cho phép sử dụng 18 chiếc trực thăng H-34. Mới đầu chỉ có 10 chiếc, sau bị mất 1 chiếc, còn lại 9 chiếc cho đến cuối năm. Số trực thăng H-34 còn lại được lấy từ Hải quân Mỹ cho đủ 18 chiếc.

Chở đồ tiếp liệu:

Trong năm 1966, Ban không vận bay 422 phi vụ cho các hoạt động của SOG, cất cánh từ Nam Việt Nam hoặc trong vùng Đông Nam Á, sử dụng phi cơ C-123, C-130E và (bị xóa) của SOG.

Chuyên chở tất cả 4.891.228 pound hàng hóa và 13.893 quân nhân trong  năm 1966. Con số này gia tăng so với năm trước đây vì nhu cầu hành quân của SOG.

Từ ngày 20/10, SOG sử dụng C-130 để có thể chở số lượng gấp đôi C-123, tầm hoạt động xa hơn, bay nhanh hơn.

(http://cC5.upanh.com/26.939.34167264.0rq0/thichtriquangnnl.jpg)
Hòa Thượng Thích Trí Quang và Tướng Nguyễn Ngọc Loan, 1966.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 22 Tháng Tám, 2011, 09:46:46 pm

Bảng tóm lược không trợ hàng tháng trong năm 1966.

Tháng      Trọng lượng       Hành khách
1       345.837       829
2       242.715       456
3       341.715       1.011
4       409.268       916   
5       375.624       1.012
6       321.227       1.204
7       436.535       1.465
8       432.814       1.422
9       352.833       1.748
10       459.064       1.190

Phần 3 (Bị xóa hoàn toàn).

(http://cC7.upanh.com/26.991.34220136.UiD0/12000tqlcbobhoperaquelwelchcasibarbaramcnairdanang19121967.jpg)
Đà Nẵng, 19/12/1967. 12.000 Lính thủy đánh bộ Mỹ tập trung xem buổi diễn do ông bầu Bob Hope
tổ chức, với sự góp mặt của người đẹp Raquel Weich & nữ ca sĩ Barbara Mc Nair.
Phần 4. Hành quân nhảy dù, trực thăng vận
1.   Soạn thảo và luật lệ

Công điện của MACV/SOG số DTG 100725Z tháng 2/1966 nói về kế hoạch phát triển thêm 4 loại hình hành quân: tình báo, tiêu diệt, phá hoại và tâm lý chiến (phần còn lại bị mất) (phần bị mất nói về việc gia tăng các loại hình hành quân mật trong vùng Đông Nam Á. Kế hoạch sẽ loại bỏ những giới hạn áp dụng cho các mục tiêu quân sự ngoài Bắc, kể cả Hải Phòng - Chú thích VĐH).

Phần phụ:
Hành quân và huấn luyện trong căn cứ Long Thành.

Sau đây là tóm lược những cuộc hành quân hàng tháng trong năm 1966. Có thêm quân số của tiểu đoàn Dân sự chiến đấu (CIDG).
Trong năm, tiểu đoàn Dân sự chiến đấu thực hiện những cuộc hành quân sau đây:

1.   Hàng ngày, 50 quân đi mở đường, giữ an ninh trên quốc lộ 15.
2.   Tám toán 5 người đi phục kích bên ngoài trại mỗi đêm.
3.   Năm toán 5 người làm an ninh phi đạo 24/24.
4.   Toán 15 người phục kích khu vực được phân công mỗi đêm.
5.   Tổ chức những cuộc hành quân lùng và diệt.

(http://cC2.upanh.com/26.993.34222431.yx70/ashauvalley1968.jpg)
Cách đó 40 dặm về hướng Tây Nam: Thung lũng Ashau, 1968

Tóm lược hành quân của căn cứ Long Thành trong năm 1966.

Tháng 1: Quân số CIDG: 433. Tổ chức 3 cuộc hành quân cấp trung đội trong khu vực phụ trách.
Chạm súng hai lần, kết quả 1 Việt Cộng bị thương, lấy được 1 cờ của Việt Cộng.

Tháng 2: Quân số CIDG: 410. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội; 1 cấp trung đội; 2 cuộc hành quân cấp đại đội phối hợp với Lữ đoàn 173 dù Mỹ. Không có chạm súng, 1 Việt Cộng bị thương, lấy được 1 súng trường Nga.

Tháng 3: Quân số CIDG: 400. Tổ chức 2 cuộc hành quân cấp đại đội, 5 cấp trung đội, 1 cấp trung đội phối hợp với sư 1 Anh cả đỏ. Không có chạm súng với đối phương.

(http://cC2.upanh.com/26.993.34222731.Qk0/duclap11121969.jpg)
CIDG

Tháng 4: Quân số CIDG: 394. Tổ chức 2 cuộc hành quân cấp đại đội, 5 cấp trung đội. Chạm đối phương, kết quả 1 CIDG bị thương, thu 1 súng carbine, 2 lựu đạn Mỹ.

Tháng 5: Quân số CIDG: 385. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội, 1 cấp trung đội. Không chạm đối phương.

Tháng 6. Quân số CIDG: 379. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội, 4 cấp trung đội. Kết quả 1 CIDG bị thương.

(http://cC7.upanh.com/26.993.34223106.00b0/specialforcesinsouthvietnam005.jpg)

Tháng 7: Quân số CIDG: 384. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội. Không chạm đối phương.

Tháng 8: Quân số CIDG: 385. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội. Hai CIDG bị thương.

Tháng 9: Quân số CIDG: 452. Tổ chức 1 cuộc hành quân cấp đại đội, 2 cấp trung đội. Kết quả 1 Việt Cộng bị thương, thu 1 súng carbine Mỹ, 1 súng trường Nga.

Tháng 10: Quân số CIDG: 507. Tổ chức 2 cuộc hành quân cấp đại đội. Kết quả 1 Mỹ tử trận, 1 Mỹ bị thương, 2 CIDG bị thương, 2 Việt Cộng bị thương, thu 1 súng M-16.

(http://cC4.upanh.com/26.994.34223313.Cj0/tanhungdao1968.jpg)
Đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, 1968. Xích lô và xích sắt (?!)

Tháng 11: Quân số CIDG: 504. Một xe CIDG ¾ tấn bị phục kích trên quốc lộ 15. Kết quả 9 CIDG tử trận, 5 CIDG bị thương, mất 1 LMG, 1 súng cối 60mm, 6 trung liên BAR, 6 cabine M2.

Tháng 12: Quân số CIDG: 461. Không có hành quân.

(http://cC8.upanh.com/26.994.34223447.qk80/tauhamom.jpg)
Bến Bạch Đằng

Theo tài liệu MACV/SOG Command History, Annexes A, N&M (1964-1966) by Charles F. Reske.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 23 Tháng Tám, 2011, 08:49:45 pm

Phụ bản 7
CÁC BỘ PHẬN TRONG MACV/SOG

Đoàn Nghiên cứu Quan sát (SOG) có 8 bộ phận (ban) điều hành các loại hành quân đặc biệt và huấn luyện. Ngày 1/10/1971, Ban nghiên cứu nhảy dù và Ban nghiên cứu trên bộ được sáp nhập lại.

(http://cC8.upanh.com/27.16.34271977.yQL0/tnch1.jpg)
Thanh nữ Cộng hòa

1.   Ban nghiên cứu hành quân bộ (MACV-SOG 35).
 Ban này lo việc hành quân trong những khu vực đã vạch sẵn trên đất Campuchia và Lào, những nơi có mật khu của Việt Cộng, Bắc Việt hoặc căn cứ địa của đối phương. Những khu vực trên được đặt tên là Thốt Nốt, trước có tên là Salem House,  nếu bên đất Campuchia hoặc được đặt tên là Phù Dung, trước có tên là Prairie Fire, nếu bên Lào. Ban nghiên cứu trên bộ gồm những tiểu ban cố vấn đặc nhiệm TFAE, thường được biết đến là những bộ chỉ huy (C&C).

(http://cC1.upanh.com/27.16.34271780.qLL0/tnch4.jpg)

Mỗi TFAE thường có 2 nhóm trên căn cứ hành quân tiền phương (FOB) dọc theo biên giới để theo dõi, kiểm soát các chuyến hành quân xâm nhập. Một đại đội bảo vệ căn cứ và những nơi xuất phát những cuộc hành quân. Chín đại đội xung kích sẵn sàng tấn công mục tiêu do các toán biệt kích tìm ra. Các toán biệt kích làm thành phần nòng cốt cho các bộ chỉ huy. Các bộ chỉ huy có khoảng 20-35 toán biệt kích, mỗi toán 12 người gồm 3 quân nhân Mỹ hoặc 3 biệt kích VN và 9 cảm tử quân dân thiểu số (SCU). Sau ngày 8/2/1971, các toán biệt kích do Mỹ làm trưởng toán bị giới hạn, chỉ hành quân trong nội địa. Có 3 bộ chỉ huy (C&C) gồm:

-   TF1AE, trước là bộ chỉ huy Bắc ngoài Đà Nẵng, nhiệm vụ chính là xâm nhập phía bắc vùng hành quân Phù Dung và vùng phi quân sự.

-   TF2AE. Trước là bộ chỉ huy Trung trên Kontum, hành quân cả hai nơi Thốt Nốt và Phù Dung.

-   TF3AE. Trước là bộ chỉ huy Nam ở Ban Mê Thuột, hành quân vùng phía nam Thốt Nốt.

(http://cC3.upanh.com/27.15.34271522.QKf0/budop8121967cdquicksilver.jpg)
Lính Sư 1 Anh cả đỏ trong chiến dịch Quick Silver tại Bù Đốp, 8/12/1967

2.   Ban nghiên cứu hành quân thả dù – MACV-SOG 36:
Ban này có nhiệm vụ thả điệp viên trong chương trình vượt biên lấy tin tức và tâm lý chiến. Lúc đầu, ban này nhắm vào miền Bắc Việt Nam, sau khi ngừng ném bom miền Bắc vào tháng 11/1968, hầu hết các hoạt động chống lại miền Bắc đều chấm dứt. Tuy nhiên MACV – SOG vẫn tiếp tục xâm nhập ra Bắc nhưng đổi hướng hoạt động qua biên giới. MACV-SOG 36 sát nhập vào MACV-SOG 35 ngày 1/10/1971 để lo cho một chương trình hoạt động lớn khác (bị xóa).

(http://cC3.upanh.com/27.15.34271182.h190/batanganpeninsula1965005.jpg)

3.   Ban nghiên cứu hành quân Biệt Hải. MACV-SOG 37:
Ban này lo hành quân biệt hải ngoài vĩ tuyến 17. Các cuộc hành quân biệt hải do Sở phòng vệ duyên hải (CSS) VNCH đảm trách. Có khả năng hành quân chống lại Bắc Việt qua chương trình huấn luyện tại Đà Nẵng và những cuộc hành quân trong miền Nam. Sở phòng vệ duyên hải đã phát triển nhanh chóng và đảm nhận hoàn toàn việc soạn thảo kế hoạch, tổ chức hành quân  từ tháng 7/1971. (Bị xóa).

(http://cC0.upanh.com/27.15.34271329.cXr0/bmt1967.jpg)
Buôn Mê Thuột, 1967

4.   Ban nghiên cứu huấn luyện. MACV-SOG 38
Ban này nằm trong căn cứ Long Thành, lo việc huấn luyện quân biệt kích cho MACV-SOG và Nha Kỹ thuật. (bị xóa).

(http://cC7.upanh.com/27.15.34271096.yaF0/cidgg.jpg)

5.   Ban nghiên cứu, không yểm. MACV-SOG 75
Ban này có nhiệm vụ cung cấp và phối hợp phi cơ thuộc Không quân, lục quân, thủy quân lục chiến của Mỹ với không quân VNCH và các phi cơ của các nước thứ 3 làm việc cho SOG. Khoảng 100 máy bay đủ loại yểm trợ cho các cuộc hành quân của SOG. Phi công điều hành không yểm (FAC) có thể gọi thêm các phi cơ thuộc Không đoàn chiến thuật (TAC) khi khẩn cấp. Ba đơn vị không quân sử dụng phi cơ biến cải làm việc cho SOG là:

-   First Flight Detachment ở Nha Trang, gồm 4 C123K, Heavy Hook.
-   Không đoàn 90 Hành quân đặc biệt (SOS) ở Nha Trang, gồm 4 chiếc C-130E biến cải, Combat Spear.
-   Không đoàn 20 Hành quân đặc biệt ở Cam Ranh, gồm 23 trực thăng UH-1B

(http://cC3.upanh.com/27.14.34270532.Sz50/pvn69.jpg)

6.   Ban cố vấn hành quân đặc biệt. SMAG:
Ban này chính thức thành lập ngày 24/2/1971, gồm quân của Lữ đoàn 5, Lực lượng đặc biệt Mỹ, có nhiệm vụ huấn luyện và cố vấn cho Sở công tác, Nha Kỹ thuật về chiến tranh ngoại lệ.

(http://cC2.upanh.com/27.14.34270371.bO50/copyofpicture007tw5.jpg)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 20 Tháng Giêng, 2012, 05:26:32 pm

LỆNH HÀNH QUÂN CAMPUCHIA

Thốt Nốt, trước là Salem House, khởi thủy là Daniel Boone-tên đặt cho hành quân xâm nhập vượt biên qua Campuchia. Lệnh hành quân cho Thốt Nốt vẫn là lấy tin tức tình báo chiến thuật hoặc kiểm chứng. Theo công điện của Tư lệnh Quân đội Mỹ số 07830/172009Z tháng 12/1968 về việc: Chấp thuận hành quân Daniel Boone. Nhiệm vụ cho hành quân Daniel Boone thay đổi theo công điện của Tư lệnh Thái Bình Dương số 0612102 tháng 5/1971 và 181020Z tháng 5/1971, về việc: Chấp thuận hành quân Thốt Nốt, tóm lược tình trạng hiện thời, bổ túc và thêm nhiệm vụ cho hành quân Thốt Nốt bên Campuchia cho đến ngày 1/11/1971.

(http://nh5.upanh.com/b5.s24.d2/5913aa52c0d43e27bcb5f2fdf66bbd5e_40153435.camp351970.jpg) (http://www.upanh.com/camp_3_5_1970_upanh/v/fnhc5p6y2gc.htm)
Campuchia, 3/5/1970

Công điện của Tư lệnh Quân đội Mỹ số 9117/262226Z tháng 11/1971, công điện của Tư lệnh Thái Bình Dương số 272336Z tháng 10/1971 và tư lệnh cơ quan MACV số 300028Z tháng 10/1971, về việc: Chấp thuận hành quân trong vùng Đông Nam Á, phần bổ túc và thêm nhiệm vụ hành quân cho đến 15/11/1971.

Công điện của Tư lệnh quân đội Mỹ số 7120/131600Z tháng 11/1971, công điện của tư lệnh Thái Bình Dương số 132251Z tháng 11/1971, về việc chấp thuận hành quân trong vùng Đông Nam Á, gia tăng hiệu lực cho đến ngày 1/1/1972.

Công điện JCS số 6980/302150Z tháng 12/1971, công điện CINCPAC số 311052Z tháng 12/1971 gia hạn hành quân cho đến 31/1/1972. Công điện JCS số 6228/291737Z tháng 1/1972, công điện CINCPAC số 292008Z tháng 1/1972 gia hạn hành quân cho đến 29/2/1972. Công điện JSC số 7048/281900Z tháng 2/1972 gia hạn hành quân đến 31/3/1972. Công điện JCS số 6432/241914Z gia hạn hành quân đến 1/5/1972.

(http://nh9.upanh.com/b4.s25.d2/e5ba38be89db4ac6c3200b09ab718268_40153699.sfduclap.jpg) (http://www.upanh.com/sfduclap_upanh/v/8nh96paf3vr.htm)
Không ảnh trại Lực lượng đặc biệt Đức Lập

NHỮNG KHU VỰC HÀNH QUÂN

Trong năm 1971, hành quân Thốt Nốt được phép hoạt động trong các khu vực Alpha, Bravo. Charlie. Freedom Deal.

1.   Alpha nằm về phía bắc, giới hạn bởi biên giới Lào hướng bắc, đường 13 phía nam, và sâu 50 km kể từ biên giới Việt-Lào.

2.   Bravo nằm về hướng nam, từ Lò Gò Việt Nam về hướng tây đến sông Cửu Long, rộng khoảng 30km, và từ sông Cửu Long kéo dài xuống vịnh Thái Lan khoảng 20km.

3.   Charlie nằm giữa, trải dài từ đường 13 đến Lò Gò, rộng trung bình khoảng 30 km.

4.   Freedom Deal trên đất Campuchia, phía đông giáp biên giới Việt Nam-campuchia, từ biên giới Lào-Campuchia đến tọa độ WA 226558, theo đường thẳng về hướng nam tới đường 69 tại tọa độ WA 226558.
Khu vực Alpha nối dài thêm 1 phần của Freedom Deal, xác định bởi phía bắc đường 13, phía đông đường thẳng cách sông Cửu Long 200m về hướng tây. Phần trách nhiệm bổ túc này trong công điện của CINCPAC số 180840Z tháng 5/1971.

(http://nh9.upanh.com/b6.s24.d1/c3b0df6e1bc67cfee8a40a989c19db08_40153879.chulai1991966.jpg) (http://www.upanh.com/chulai_19_9_1966_upanh/v/6nh46pafbxm.htm)
Đà Nẵng, 19/9/1966. Nữ cán bộ Bình Định Nông Thôn hát tại 1 ngôi làng gần Chu Lai

GIỚI HẠN HÀNH QUÂN

Không có giới hạn số lượng hành quân trong khu vực Alpha và Charlie, tuy nhiên phải báo trước 2 ngày, theo công điện của tư lệnh Quân đội Mỹ (JCS) số 07830/172009Z tháng 12/1968, về việc: Hành quân Daniel Boone và JCS công điện số 0781/271617Z tháng 11/1970, về việc Hành quân Salem House. Hành quân trong khu vực Bravo phải có sự chấp thuận từng chuyến một và phải báo trước 5 ngày, theo công điện của JCS số 07830/172009Z tháng 12/1968, về việc: Hành quân Daniel Boone. Ít khi hành quân trong khu vực Charlie, lý do đông dân cư. Khu ít dân cư, có quân đội VNCH, Campuchia truy lùng quân Khmer đỏ và Việt Cộng.
Chính quyền VNCH đã thỏa thuận hành quân vượt biên qua Campuchia.

Kể từ 1/71970, quân đội Mỹ không được phép tham dự những hành quân sang Campuchia. Tất cả hành quân trên bộ đều do Quân đội VNCH hoặc dân tộc thiểu số đảm trách, kể cả việc dùng trực thăng chở quân, theo công điện của tư lệnh quân đội Mỹ số 1049/272237Z tháng 5/1970, về việc hành quân Salem House.

Sử dụng lực lượng giới hạn ở cấp trung đội trong khu vực hành quân Thốt Nốt. Tuy nhiên không giới hạn số lượng hành quân, có thể tổ chức cùng lúc. Lệnh này được ban hành theo công điện của JCS  số 1049/2722372 tháng 5/1970, về việc: Hành quân Salem House. Công điện của CINCPAC số 061210Z tháng 5/1971, về việc: hành quân Thốt Nốt.

(http://nh7.upanh.com/b3.s15.d1/acc2ee176d0f2de5315cec487a68421b_40154037.quangdien2171968.jpg) (http://www.upanh.com/quangdien_21_7_1968_upanh/v/anha4p4f4yp.htm)
Quảng Điền, 21/7/1968

Việc sử dụng máy bay trong hành quân bị giới hạn như sau đây:

1.   Trực thăng chở quân: Việc sử dụng trực thăng Mỹ chở quân, yểm trợ hành quân Thốt Nốt bị cấm sau ngày 30/6/1970 do lệnh của Tư lệnh Quân đội Mỹ, công điện số 1049/2722373 tháng 5/1970 và CINCPAC công điện số 280403Z tháng 5/1970, về việc hành quân Salem House.

2.   Yểm trợ khẩn cấp & trực thăng võ trang: Được chấp thuận trong vùng hành quân Thốt Nốt, với điều kiện ngoài khả năng của quân đội VNCH. CINCPAC công điện số 060831Z tháng 5/1971, về việc: hành quân Thốt Nốt.

3.   Máy bay vận tải: Sử dụng phi cơ C-123 (heavy Hook) và C-130 (Combat spear) trong vùng hành quân Thốt Nốt giới hạn phi hành đoàn Mỹ. Chỉ sử dụng để thả xâm nhập và thả tiếp tế những toán biệt kích hoạt động bên Campuchia.

(http://nh4.upanh.com/b1.s13.d4/7e41ba0fe0b8ebbc215a26482b30ece3_40154134.danang1751968.jpg) (http://www.upanh.com/danang_17_5_1968_upanh/v/fnhecp1f5po.htm)
Đà Nẵng, 17/5/1968. Các cô gái thuộc lực lượng bán dân sự chờ đón TT Nguyễn Văn Thiệu đến dự lễ duyệt binh.

NHIỆM VỤ BỔ TÚC

Vài nhiệm vụ được thêm vào để gia tăng hiệu quả trong hành quân Thốt Nốt.

1.   Đặt mìn: Đặt mìn tự động chống cá nhân hoặc xe cộ trong khu vực Alpha, Charlie và 1 phần trong khu vực Freedom Deal được cho phép cho đến ngày 1/5/1971.

2.   Theo lệnh của cơ quan MACV về việc hành quân bên Campuchia, lực lượng Mỹ có thể sử dụng pháo binh đặt trong lãnh thổ VNCH để yểm trợ cho những mục tiêu bên Campuchia (bị xóa).

ĐẶC BIỆT

Thả toán cấp cứu Bright Light vào đất Campuchia được chấp thuận với điều kiện duy nhất: có dấu hiệu cứu được tù binh hoặc tù trốn trại. Được phép sử dụng trực thăng Mỹ và không yểm cấp cứu trong những hành quân Bright Light. Theo công điện của JCS số 5220/051452Z tháng 11/1970, về việc Hành quân Salem House/Bright Light.

(http://nh2.upanh.com/b5.s15.d1/3a87de5f5a2065fd4d167701d5a2ee23_40154182.dmz1966.jpg) (http://www.upanh.com/dmz1966_upanh/v/7nh7fp9fafz.htm)
TQLC Mỹ gần khu phi quân sự (DMZ), 1966


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 18 Tháng Hai, 2012, 09:05:56 pm

LỆNH HÀNH QUÂN AI LAO

Phù Dung, trước là Prairie Fire, khởi thủy là Shining Brass, tên cuộc hành quân vượt biên bí mật qua đất Lào. Mục tiêu chính cho hành quân Phù Dung là do thám và ngăn chặn. Những cuộc hành quân qua Lào ngăn chặn sự chuyển quân của Bắc Việt vào miền Nam qua ngã Lào. Hành quân Phù Dung được CINCPAC chấp thuận, công điện số 310138Z tháng 3/1967, về việc: Lệnh hành quân Prairie Fire. JCS công điện số 9117/262226Z tháng 10/1971, CINCPAC công điện số 272366Z tháng 10/1971, và Tư lệnh cơ quan MACV, công điện số 300028Z tháng 10/1971, về việc hành quân trong vùng Đông Nam Á.

(http://ni4.upanh.com/b6.s25.d2/20fac7142efc4a107cde6b026e158d4b_41062454.chiendichwheeler2111967bacchulai.jpg) (http://www.upanh.com/chiendich_wheeler_2_11_1967_bacchulai30dam_upanh/v/bnb11tfudrf.htm)
Chiến dịch Wheeler, cách Chu Lai 30 dặm về phía bắc, 2/11/1967.

KHU VỰC HÀNH QUÂN

Vùng hành quân trong hành quân Phù Dung được xác định trong công điện của CINCPAC số 310138Z tháng 5/1967. Giới hạn bởi các tọa độ XD 430400, XD 700000, XC 800950, YC 030890, YB 496801, YB 497380, YB 400380, YB 400020 và dọc theo biên giới Lào – Việt – Campuchia.

GIỚI HẠN HÀNH QUÂN

 Ngày 8/2/1971 tất cả quân nhân Mỹ không được phep tham dự trong các chuyến hành quân xâm nhập vượt biên qua Lào. Tất cả mọi cuộc hành quân trên bộ đều do Quân đội VNCH và các dân tộc thiểu số đảm trách, theo công điện của JCS số 3360/052332Z tháng 2/1971, về việc: Mỹ tham dự hành quân Prairie Fire. Sự giới hạn không bao gồm người Mỹ nơi đài tiếp vận Leghorn, Golf-5 (YB 604355), với nhiệm vụ yểm trợ đài Explorer II trong vùng. Trong trường hợp khẩn cấp, người Mỹ được phép bảo vệ Golf-5 cho đến khi phá hủy các dụng cụ và việc di tản hoàn tất.
Không có giới hạn số biệt kích trong các toán. Mọi lực lượng bao gồm sắc dân thiểu số được phép hoạt động trong vùng hành quân Phù Dung.

(http://ni4.upanh.com/b4.s13.d4/915b5fc46882bec071ff0fff6fcf28e2_41061964.lrrpsgoinoutmf0.jpg) (http://www.upanh.com/lrrpsgoinoutmf0_upanh/v/7nb67t3x4hg.htm)


Giới hạn sử dụng tối đa 3 trung đội xung kích cho mỗi mục tiêu (bị xóa).
Máy bay Mỹ-Việt được sử dụng để thả, bốc, tiếp tế cho những toán biệt kích hoạt động trong vùng hành quân Phù Dung. Phi cơ vận tải cùng phi hành đoàn Mỹ, hoặc phi cơ không phù hiệu với phi hành đoàn  thuộc các quốc gia đệ tam được phép thả hoặc tái tiếp tế cho những đơn vị trong khu vực hành quân Phù Dung. Phi cơ điều không (FAC) thuộc không lực Mỹ được phép điều động các phi cơ oanh kích yểm trợ cho hành quân Phù Dung và tiếp vận truyền tin giữa các đơn vị trên bộ và các trực thăng chở quân, trực thăng võ trang lúc thả hoặc bốc các toán biệt kích trong vùng hành quân Phù Dung.

Không quân chiến thuật Mỹ hoặc các trực thăng võ trang được sử dụng trong vùng hành quân, tấn công các mục tiêu, bắn phá đường tiếp vận của đối phương và yểm trợ việc thả hoặc bốc các toán biệt kích.

(http://ni5.upanh.com/b4.s15.d1/6fd6d50d2aba6e3315f6f688300738e0_41062035.ql1huedanang2131975.jpg) (http://www.upanh.com/ql1_hue_danang_21_3_1975_upanh/v/2nbbctcx0sx.htm)

(http://ni2.upanh.com/b3.s24.d1/5e1ca16490f94818d314dbf2f7947518_41062092.ql1huedanang2131975deohaivan.jpg) (http://www.upanh.com/ql1_hue_danang_21_3_1975_deohaivan_upanh/v/2nb2ft5xfol.htm)
Quốc lộ 1, Đèo Hải Vân, 21/03/1975.

Không giới hạn khu vực hành quân, thời gian cũng như số toán biệt kích hoạt động trong vùng hành quân. Toán biệt kích có thể được thả ngoài vùng hành quân Phù Dung, sâu vào lãnh thổ Ai Lao theo công điện của JCS số  5401/032012Z tháng 4/1968, về việc: Giới hạn trong hành quân Prairie Fire. Theo quyết định của Vientiane cho từng trường hợp.

NHIỆM VỤ BỔ TÚC

Một số nhiệm vụ phụ được chấp thuận nhằm gia tăng hiệu quả hành quân Phù Dung và hỗ trợ cho các toán biệt kích lấy tin tức.

1.   Đặt mìn: Không giới hạn việc sử dụng mìn trong hành quân Phù Dung. Mìn M-14 chống người để giảm bớt sự hung hãn của toán quân truy lùng biệt kích. Chỗ đặt mìn phải báo cáo càng sớm càng tốt trên hệ thống truyền tin, tọa độ tám số.

2.   Pháo binh yểm trợ: Theo điều luật của cơ quan MACV về thủ tục chạm súng, công điện số 221149Z tháng 12/1969, về việc: Chạm súng trên đất Lào. Cho phép đơn vị hành quân Phù Dung sử dụng pháo binh đặt trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam yểm trợ cho các mục tiêu bên Lào.

(http://ni8.upanh.com/b3.s25.d2/f0ec63b477ba5e97dfe49b47c70781b0_41062148.tomwaskoviched.jpg) (http://www.upanh.com/tomwaskoviched_upanh/v/fnb89tcxeyg.htm)
Đại tá Ngô Thế Linh, phó Giám đốc Nha Kỹ thuật, tặng huân chương Anh dũng bội tinh cho Waskovich, 1969

3.   Máy dò: Máy dò có thể đặt trong vùng hành quân Phù Dung

4.   (Bị xóa)

5.   JCS công điện số 5957/092218Z tháng 4/1968, và CINCPAC công điện số 140045Z tháng 4 năm 1968, về việc: MACV-SOG được chấp thuận tuyển mộ các sắc dân thiểu số, cảm tình để lấy tin trong vùng hành quân Phù Dung.

6.   (Bị xóa)

7.   Cho phép dùng phi cơ thả truyền đơn trong kế hoạch tuyên truyền.

8.   Phi cơ trực thăng tản thương và tiếp tế Mỹ được phép hoạt động trong vùng hành quân Phù Dung. Công điện JCS số 5200/181538 tháng 6/1971, về việc: Mỹ yểm trợ chương trình hành quân vượt biên của quân đội VNCH trong tương lai.

9.   Sử dụng phi cơ thám thính Mỹ, kể cả yểm trợ trong vùng hành quân Phù Dung. JCS công điện số 3130/300049Z tháng 4/1971.

(http://ni8.upanh.com/b5.s25.d2/d29fed143e584281dd5e4dd0fb362d36_41062358.geoffphotos111jg5.jpg) (http://www.upanh.com/geoffphotos111jg5_upanh/v/6nb5ftcx0ag.htm)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 19 Tháng Hai, 2012, 01:11:11 pm

LỆNH HÀNH QUÂN VÙNG PHI QUÂN SỰ

MACV-SOG hoạt động trong vùng phi quân sự được đặt tên là Nickle Steel, do công điện JCS số 6319/142123Z tháng 1/1967, về việc: Đặt tên. Nhiệm vụ chính là thám thính, chống lại sự xâm nhập của đối phương và cung cấp báo động sớm cho các đơn vị quân đội, cơ quan khác.

KHU VỰC HÀNH QUÂN

Vùng hành quân Nickle Steel được xác định do công điện của MACV số 42037/141145Z tháng 12/1968, về việc: Hành quân Prairie Fire, Nickle Steel, Igloo White, Commando Hunt, Daniel Boone. Xác định là khu vực phía tây trục tọa độ YD-00.

(http://ni4.upanh.com/b1.s3.d2/ed9084d831e5489daf3fd6760c82e5fb_41079414.su9bobinhmemot451970.jpg) (http://www.upanh.com/su9bobinh_memot4_5_1970_upanh/v/7nb18iez1ka.htm)
Sư 9 bộ binh Mỹ tại Mimot, Campuchia, 4/5/1970. Đơn vị này được biết đến qua những cuộc thảm sát
trong chiến dịch Speedy Express diễn ra chủ yếu tại 2 tỉnh Kiến Hòa & Định Tường từ 1/12/1968-1/4/1969

Trong tháng 1/1970, TF1AE (ban cố vấn Đặc nhiệm 1) ngoài Đà Nẵng đã phối hợp trực tiếp với bộ tư lệnh Quân đoàn 1, bộ tư lệnh Quân đoàn 24 Mỹ, xin phép gia tăng khu vực hành quân Nickle Steel.

NHIỆM VỤ

Lệnh hành quân Nickle Steel do công điện JCS số 2865/201835Z tháng 10/1969 quy định. Sau đây là 1 số nhiệm vụ bổ túc.

1.   Sử dụng toán biệt kích do Mỹ lãnh đạo phía nam vùng phi quân sự, hướng đông biên giới Lào - Việt và phía tây trục tọa độ YD-00.

(http://ni7.upanh.com/b4.s25.d1/181d5038835e4fc7b3025c4cf0e89259_41079537.davidsonoq6.jpg) (http://www.upanh.com/davidsonoq6_upanh/v/2nb32idz2ft.htm)

2.   Sử dụng nhiều trung đội bộ binh để tiếp cứu, bốc toán biệt kích nếu cần thiết.

3.   Sử dụng pháo binh, hải pháo, TACAIR và B-52 trong vùng hành quân nếu cần.

4.   Đối với súng nhỏ, pháo binh, cối, hỏa tiễn của đối phương từ phía bắc: có thể trả đũa bằng hỏa lực trên bộ hoặc hải pháo, TACAIR cho đến khi đối phương im tiếng súng.

5.   Có thể đặt máy dò phía nam vùng phi quân sự.

6.   Không được đem quân bộ vào vùng.

7.   Không hỗ trợ tương tự như hành quân Phù Dung.

CỨU TÙ BINH, XEM XÉT CHỖ PHI CƠ RƠI

Theo JCS công điện số 5354/092308Z tháng 6/1971, về việc: Cứu tù binh trong miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia. Hành quân Bright Light được chấp thuận.

1.   Sử dụng quân Mỹ và Đồng minh lên đến 300 người với trực thăng yểm trợ nếu cần thiết trong hành quân Bright Light bên Lào, Campuchia gồm có: cứu phi công lâm nạn, đột kích trại tù binh, cứu tù trốn trại. Hành quân cấp lớn hơn phải được chấp thuận cho từng trường hợp.

(http://ni4.upanh.com/b4.s15.d1/cc9f07311b33953b63fd1b3637b9c89e_41079634.hoicho1957.jpg) (http://www.upanh.com/hoicho1957_upanh/v/fnbebi1z8pl.htm)
TT Ngô Đình Diệm tại Hội chợ xuân Buôn Mê Thuột, 1957. Cùng năm đó, ngày 29/6/1957 ông ký sắc lệnh
thành lập Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ, nay là Trường ĐHBK Tp. HCM.
Hiện nay ĐHBK Tp. HCM vẫn lấy ngày này là ngày thành lập trường.

2.   Hành quân Bright Light được tư lệnh MACV quyết định, trường hợp không đủ thời gian xin phép Washington thì Bộ trưởng quốc phòng, Bộ trưởng ngoại giao & Tòa bạch ốc cần được thông báo.

(Phần còn lại bị xóa)

Theo tài liệu MACV/SOG Command History
Annex B by Charles F. Reske.



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 25 Tháng Hai, 2012, 10:12:31 am

PHỤ BẢN 8
HÀNH QUÂN NĂM 1971 (TÓM LƯỢC)

TỔNG QUÁT

Những buổi thuyết trình định kỳ cho tư lệnh cơ quan MACV cùng những tướng lĩnh quan trọng trong Bộ tham mưu năm 1971, tóm lược về những hoạt động của đơn vị MACV/SOG. Những buổi thuyết trình này gồm chi tiết của cuộc hành quân để cơ quan MACV biết rõ khả năng, hạn chế cũng như những thành quả của đơn vị SOG. Không có thuyết trình trong năm 1962.

Từ 26/12/1970 ÷ 8/1/1971
HÀNH QUÂN SALEM HOUSE

Trong thời gian trên, 38 toán biệt kích hoạt động tổng cộng 172 ngày trong vùng hành quân Salem House. Những toán thám sát đường, theo dõi những con đường nơi hướng tây căn cứ địa 740, bao gồm đường 13, 141 và 19. Ba toán dò thám khu vực Tonle Kong, các chuyến xâm nhập tìm căn cứ, trạm binh của đối phương cho phi cơ oanh kích hoặc sẽ giải quyết trong tương lai.

(http://ni8.upanh.com/b6.s15.d1/393199d3aeac56b71aa10a2052f0e2b4_41299888.baker1.jpg) (http://www.upanh.com/baker1_upanh/v/enzccb5d6aw.htm)

KHU VỰC TRUNG BỘ SALEM HOUSE

Hai toán biệt kích đang hoạt động nơi góc tây bắc căn cứ địa 712. Toán đầu báo cáo nghe được tiếng động cơ xe 2,5 tấn hai lần và 19 làn động cơ ¾ tấn trong thời gian 9 ngày thám sát dọc theo đường 13. Toán thứ 2 xâm nhập ngày 28/12/1971, thấy 3 lưới đánh cá. Khi toán này đang tìm cách vượt suối thì chạm đối phương với quân số khoảng 20-25 người từ bên kia suối. Kết quả: không biết tổn thất của 2 bên. Toán bỏ chạy, đến 23h đêm đó thì trông thấy 6 ngọn đèn pin. Toán lẩn trốn và rút ra khỏi vùng hành quân vào ngày hôm sau.

Một toán Lôi Hổ Việt Nam xâm nhập khu vực bắc căn cứ địa 712 vào ngày 27/12/1970. Ngày 29, toán biệt kích quan sát 1 trung đội đối phương, sau đó lúc 19h15’, toán phát hiện 20 công sự phòng thủ, 10 căn chòi và nhiều đồ hộp đã ăn trước đó 3 ngày. Ngày 31, toán biệt kích chạm súng với trung đội đối phương, không rõ thiệt hại cả đôi bên. Phát hiện 1 vị trí đóng quân bỏ trống cấp đại đội của đối phương gồm khoảng 10 ổ pháo đài, 10 căn chòi và 70-80 hố chiến đấu cá nhân. Ngày 1/1/1971, toán biệt kích bị bắn bằng B-40 và AK-47. Trên đường chạy, toán bị truy kích bằng cối 60mm. Toán được bốc về ngày 4/1/1971.

(http://ni9.upanh.com/b5.s13.d3/c055a90b7e3de77970aabfdb6c03e4c7_41299979.khoxangnhabe2121973.jpg) (http://www.upanh.com/khoxangnhabe_2_12_1973_upanh/v/3nz0eb1cfwy.htm)
Đêm mùng 2, rạng sáng 3/12/1973 Kho xăng Nhà Bè bị Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác tấn công,
khoảng 250 triệu lít nhiên liệu đã cháy liên tục trong 12 ngày đêm.

Một toán Lôi Hổ VN khác, xâm nhập ngày 24/12/1970 dò thám đường 13, tây bắc căn cứ địa 712. Ngày 28, toán biệt kích phát hiện được 1 đoạn đường được tu bổ rất tốt có cả trụ sắt chống đỡ 4 đường dây điện thoại đặt dọc theo con đường. Cũng trong ngày 28, toán nghe được tiếng động cơ của 4 xe 2,5 tấn di chuyển về hướng tây nam, mỗi chiếc cách nhau 5-10 phút. Ngày 29, toán nghe được 2 xe 2,5 tấn di chuyển hướng đông nam. Ngày 30, toán nghe thêm 2 chiếc 2,5 tấn và ¾ tấn di chuyển hướng đông nam cách nhau 10-20 phút. Đêm 30, toán trông thấy đèn xe 2 chiếc 2,5 tấn di chuyển hướng tây bắc. Sau đó nhiều xe 2,5 tấn di chuyển về hướng tây bắc, mỗi chiếc cách nhau 10 phút. Toán Lôi Hổ được triệt xuất ngày 1/1/1971, sau khi hoàn tất nhiệm vụ. Trưởng toán trả lời câu hỏi “Tại sao không gọi TACAIR (phi cơ chiến thuật) oanh kích?" rằng điều đó sẽ gây nguy hiểm cho toán viên và lộ vị trí của toán biệt kích.

Trong khu vực căn cứ địa 351, toán Lôi Hổ VN xâm nhập ngày 4/1/1971 thám sát đường 13. Ngày 7, toán biệt kích chạm súng với khoảng 20 quân đối phương. Trưởng toán bị thương, toán bỏ chạy và được bốc về. Một toán khác cũng hoạt động trong vùng căn cứ địa 351 từ ngày 2/1/1971. Ngày 5, toán trông thấy 6 xe vận tải của đối phương di chuyển hướng tây nam trên đường 13. Toán được bốc về an toàn.

(http://ni6.upanh.com/b3.s3.d3/3a86f7b6df1aac9145e57ab48e5c87af_41300396.benhet2161969.jpg) (http://www.upanh.com/benhet_21_6_1969_upanh/v/4nzc3bei4kl.htm)
Ben Het, 21/6/1969, sau khi được giải vây. Trại LLĐB Ben Het cách biên giới VN-Lào-Campuchia 13 km.
Xuôi về hướng tây nam 12 km là ngọn đồi 875 (Hamburger Hill) nổi tiếng bởi trận đánh đẫm máu
vào tháng 11/1967 giữa Lữ 173 dù Hoa Kỳ với quân đội Bắc VN.

Hai toán biệt kích hoạt động trong vùng gần căn cứ địa 740. Toán đầu tiên xâm nhập ngày 26/12/1970, toán quan sát một trại binh của đối phương bỏ trống gồm khoảng 20 căn chòi. Trong khi quan sát, toán biệt kích nghe tiếng chó sủa và nhìn thấy quân của đối phương khoảng 10-20 người. Toán lẩn trốn.

Ngày 30, toán biệt kích quay trở lại trại binh đối phương, đánh dấu cho phi cơ chiến thuật oanh kích. Toán bị chó của đối phương phát hiện và chạm súng với khoảng 20 quân đối phương. Toán biệt kích bắn hạ 3 quân đối phương trước khi được phi cơ triệt xuất ngày 30/12 với sự yểm trợ của trực thăng võ trang. Toán thứ 2 xâm nhập vào cùng mục tiêu, cùng ngày cũng chạm súng với đơn vị đối phương không rõ quân số, phải triệt xuất. Khoảng 30 phút sau toán được thả vào bãi đáp phụ, lại chạm đối phương, kết quả 1 toán viên bị thương. Toán được trực thăng võ trang yểm trợ và bốc về ngày 31/12/1970.

Ngày 30/12/1970, toán Pike Hill được bốc về cùng với 3 cảm tình viên người Campuchia, sau khi hoạt động 49 ngày trong vùng đất bỏ hoang trên đất Campuchia & lập mạng lưới nghe lén. Đã có kế hoạch khác thả toán Pike Hill cùng cảm tình viên người Campuchia.

(http://ni4.upanh.com/b1.s3.d3/e50f25786e89a961063f8401fb5c68e4_41301264.dakto461968su101.jpg) (http://www.upanh.com/dakto_4_6_1968_su_101_upanh/v/9nz02bet3au.htm)
Sư 101 dù Mỹ tại Dakto, 4/6/1968.

Toán Lôi Hổ VN xâm nhập bắc căn cứ địa 740 ngày 22/12/1970. Toán phát hiện trại binh cấp đại đội của đối phương gồm 4 căn chòi và nhiều công sự phòng thủ. Bên trong 1 căn chòi, toán biệt kích phát hiện thùng đạn đại liên phòng không 12 ly 7. Toán Lôi Hổ gọi phi cơ oanh kích và được phi cơ quan sát điều không FAC thỏa mãn yêu cầu, điều động 2 phi tuần A-1 Skyraider và F-4 đến oanh kích trại binh đối phương, gây 2 tiếng nổ phụ. Ngày 27, toán được bốc về.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 25 Tháng Hai, 2012, 10:37:49 am

Nơi căn cứ địa 701, ngày 4/1/1971, trong khi làm kế hoạch thả biệt kích giả, trực thăng nhận ra súng của đối phương bắn lên nhưng không gây thiệt hại. Mười phút sau, toán Lôi Hổ xâm nhập vùng hành quân và di chuyển về hướng tây. Toán biệt kích chạm súng với đơn vị cấp trung đội của đối phương. Trực thăng võ trang bắn yểm trợ, bốc toán biệt kích về sau khi chỉ mới xâm nhập được chừng 2 phút. Một toán khác xâm nhập từ ngày 6, vẫn còn hoạt động.

Ngày 21/12/1970, toán Lôi Hổ xâm nhập và dò thám khu vực phía nam căn cứ địa 701. Ngày 25, toán phát hiện 1 cây cầu nhỏ rộng 0.8m, dài 4m trên đường mòn. Khi trưởng toán biệt kích điều 1 toán viên lên chụp ảnh thì khoảng 20 quân đối phương nổ súng tấn công làm toán chạy lạc thành 2 nhóm. Trưởng toán cùng 1 toán viên chạy hướng đông nam, bốn biệt kích khác chạy hướng tây nam. Sau khi chạy được khoảng 500m, trưởng toán cùng toán viên bị đối phương đuổi kịp, họ bắn chết 2 quân đối phương, nhưng người trưởng toán bị thương. Toán viên cõng người trưởng toán chạy thêm được 20m nữa đành phải bỏ lại &  chạy 1 mình.

(http://ni8.upanh.com/b6.s15.d1/e619cc6facd1afaf24e5ab56a62ff374_41301978.cantho15121968.jpg) (http://www.upanh.com/cantho_15_12_1968_upanh/v/3nzd3bcvagg.htm)
Cần Thơ, 15/12/1968.

Ngày 26, toán biệt kích được FAC hướng dẫn trưc thăng vào đón về.
Hai toán biệt kích xâm nhập khoảng giữa căn cứ địa 740 và 701. Toán đầu vào vùng ngày 29/12, triệt xuất ngày 31 sau khi chạm súng với khoảng 100 quân đối phương, bắn hạ 3 người. Toán thứ 2 vào ngày 2/1/1971. Sau hai tiếng đồng hồ lục soát, toán chạm súng với khoảng 20 quân đối phương, kết quả 1 biệt kích bị thương. Trực thăng võ trang lên bắn yểm trợ bốc toán về.

SALEM HOUSE

Một toán Lôi Hổ VN xâm nhập vào khu vực gần sông Tonle Kong ngày 30/12/1970. Sang hôm sau, toán chạm súng với khoảng 30-40 quân đối phương, bắn hạ 2 người. Toán lẩn trốn đụng phải toán tuần tiễu của đối phương, một biệt kích bị thương. Ngày 1/1/1971, toán chạm đối phương thêm 1 lần nữa. Trực thăng phải vào triệt xuất toán biệt kích.

(http://ni2.upanh.com/b4.s24.d2/45cf37723f2b6218c3b271cffa3050ba_41302042.nhatrang241975.jpg) (http://www.upanh.com/nhatrang_2_4_1975_upanh/v/1nz42z0a7wk.htm)
Nha Trang, 2/4/1975

Ngày 30/12/1970, một toán Lôi Hổ khác vào cùng khu vực gần sông Tonle Kong. Toán di chuyển về hướng tây và chạm súng, giết chết 1 quân đối phương. Toán được bốc về sau khi chỉ điểm mục tiêu cho khu trục cơ A-1 Skyraider oanh kích. Kết quả không rõ. Một toán khác xâm nhập vào cùng khu vực hành quân ngày 28/12/1970. Toán gặp 2 quân đối phương trên đường đi về hướng đông. Đến khoảng 17h, khoảng 20 quân đối phương dàn hàng ngang tiến lên vị trí trú ẩn của toán. Toán biệt kích nổ súng bắn hạ 6 quân, sau đó được trực thăng triệt xuất.

Ngày 28/12/1970, toán Lôi Hổ VN xâm nhập khu vực bắc căn cứ địa 701. Ngày 1/1/1971, chạm súng với đơn vị đối phương khoảng 20 người, toán lẩn trốn. Ngày 2/1 lại đụng độ với một đơn vị đối phương khác, phải triệt xuất. Một toán Lôi Hổ khác xâm nhập căn cứ địa 702 ngày 25/12/1970. Ngày hôm sau toán chạm mặt  11 quân đối phương di chuyển trên đường mòn ngang qua chỗ toán biệt kích ẩn nấp. Hai bên nổ súng, kết quả 2 quân đối phương bị bắn hạ, toán biệt kích lẩn trốn và được trực thăng bốc về an toàn.

Một toán Earth Angel (Tù binh hoặc hồi chánh viên được Mỹ tuyển mộ, huấn luyện) xâm nhập bộ vào khu vực giữa căn cứ địa 701 và 702 ngày 20/12/1970. Toán được mặc quân phục lính Bắc Việt. Ngày 22, toán trông thấy 4 quân đối phương di chuyển từ hướng tây bắc xuống đông nam. Hôm sau, toán phát hiện ra một căn cứ của đối phương bỏ trống khoảng 1 tháng, trong đó có nhiều công sự phòng thủ. Ngày 27, toán di chuyển đến trại LLĐB Đức Cơ sau khi hoàn tất nhiệm vụ.

(http://ni1.upanh.com/b3.s3.d1/8287d655ab25ca5661d72c5598440b26_41302161.geoffphotos00112gi5.jpg) (http://www.upanh.com/geoffphotos00112gi5_upanh/v/bnz95zbparh.htm)

Ngày 25/12/1970, một toán Earth Angle khác được trực thăng thả xuống phía nam căn cứ địa 702. Toán này triệt xuất khỏi vùng hành quân và di chuyển đến trại LLĐB Đức Cơ ngày 29. Trong ngày 27, toán trông thấy 1 trung đội đối phương đang tải đồ tiếp vận trên đường mòn về hướng nam. Toán cũng phát hiện ra 1 khu vực có hàng rào, có lẽ trước đây là trại giam tù binh hay nơi chứa tạm đồ tiếp vận.

Một toán Lôi Hổ xâm nhập vùng hành quân ngày 6/1/1971 để khai thác những tin tức do toán Earth Angle đem về. Ngày 8, trong khi đang ở vị trí đóng quân đêm, toán bị đối phương tấn công, một biệt kích quân mất tích trong lúc lẩn trốn. Ngày 9, toán được 2 trực thăng võ trang bắn yểm trợ bốc về. Một chiếc Gunship trúng đạn bốc cháy nhưng lết về được. Việc tìm kiếm biệt kích quân mất tích không thành công, có lẽ bị đối phương bắt hoặc chết.

Toán Lôi Hổ xâm nhập khu vực phía nam căn cứ địa 609 ngày 27/12/1970 dưới hỏa lực của đối phương. Phi cơ chiến thuật oanh kích xung quanh bãi đáp để trực thăng vào bốc toán.

(http://ni1.upanh.com/b2.s3.d3/b1824ec8da5991a9a281e31d75e4578c_41302351.dsq41975.jpg) (http://www.upanh.com/dsq_4_1975_upanh/v/6nz43z6p2dd.htm)
Cảnh hỗn loạn bên ngoài Đại Sứ Quán Mỹ những ngày cuối tháng 4/1975.

Một toán Lôi Hổ khác hoạt động trong khu vực căn cứ địa 609 từ ngày 26-28/12/1970. Ngày 27, toán biệt kích (trong quân phục lính Bắc Việt) gặp 9 quân đối phương mặc quân phục xanh lá cây, trang bị AK và B-40. Hai bên nói chuyện. Quân đối phương cho biết đang đi lùng toán biệt kích vừa được trực thăng thả ngày hôm qua. Khi viên chỉ huy đơn vị đối phương yêu cầu lục soát ba lô toán biệt kích thì toán Lôi Hổ nổ súng trước, giết 5 quân. Toán biệt kích bị chết người mang máy truyền tin và hỏng máy. Toán rút về bãi trực thăng. Trực thăng vào bốc toán biệt kích trúng đạn phòng không 12,7 ly phải bay về căn cứ. Sau đó các phi tuần A-1 Skyraider lên đánh xung quanh bãi đáp, phá hủy khẩu súng phòng không cho 1 trực thăng khác vào bốc toán biệt kích về an toàn.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Hai, 2012, 10:00:13 pm

Hành quân Salem House cố xâm nhập vùng 3 biên giới nhưng không thành công. Quá nhiều hoạt động của đối phương trong vùng. Toán biệt kích vào thám sát khu vực sông Tongle Kong hoạt động lâu hơn nhưng không thấy quân đối phương di chuyển hoặc chuyên chở trên sông. Căn cứ địa 701 vẫn là chỗ khó “làm ăn” nhất cho các toán Lôi Hổ. Toán nào cũng thấy quân đối phương và chạm súng. Khu vực phía nam vùng hành quân có vẻ yên lặng tuy nhiên các hoạt động của đối phương xung quanh Snoul vẫn tiếp tục gia tăng.

(http://ni8.upanh.com/b1.s3.d1/23e7693f4b90439a0d6a2b9cb3a3b8a2_41404878.sfpleime.jpg) (http://www.upanh.com/sfpleime_upanh/v/7nzb3sduaxu.htm)
Không ảnh trại LLĐB Pleime.

PRAIRIE FIRE

Trong vùng trách nhiệm hành quân Prairie Fire, có mười ba toán biệt kích hoạt động tất cả 34 ngày trên đất Lào. Tổng quát, các toán có nhiệm vụ theo dõi đường mòn trong hệ thống đường 96/100 và vùng hành quân Prairie Fire.

CĂN CỨ ĐỊA 609/613

Ngày 7/1/1971, toán biệt kích Mỹ (SOG) xâm nhập khu vực phía bắc căn cứ địa 309. Trực thăng yểm trợ thả biệt kích trúng đạn phòng không 12,7 ly, 37 ly nhưng không rơi. Phi cơ chiến thuật vào yểm trợ cho việc thả toán biệt kích. Một trực thăng võ trang trúng đạn phải đáp xuống đài tiếp vận Golf – 5, sau được trực thăng CH-47 Chinook câu về. Toán biệt kích tiếp tục xâm nhập vào mục tiêu.

Một toán biệt kích khác tìm cách xâm nhập khu vực phía tây căn cứ địa 609 ngày 8/1/1971. Trực thăng gặp hỏa lực phòng không của đối phương không vào bãi đáp được, phải bỏ kể hoạch xâm nhập. Ngày 30/12/1970, toán biệt kích tìm cách xâm nhập vào căn cứ địa 609, gặp hỏa lực phòng không của đối phương phải bay đến bãi đáp phụ. Nơi đây cũng gặp phản ứng của đối phương nên đành hủy bỏ cuộc hành quân.

(http://ni6.upanh.com/b3.s3.d3/67e9a77fab29659012c61050e93e8b1b_41404986.howard.jpg) (http://www.upanh.com/howard_upanh/v/5nz73sbu3ag.htm)
Trung sĩ nhất Robert Howard (thứ 2 từ trái sang), nổi tiếng ở Kontum đầu năm 1967 bởi những phi vụ liều mạng.

(http://ni4.upanh.com/b1.s3.d3/6855d370b60ca88f7b5c50c2ff7abc64_41405244.uniformrlh.jpg) (http://www.upanh.com/uniform_rlh_upanh/v/enz24s3eaqo.htm)
Sau khi giải ngũ.

Ngày 31/12/1970, hai toán xâm nhập phía nam đường 96/110 tại hai khu vực khác nhau. Vì lý do chiến thuật, hai toán nhập lại cho đến khi hoàn thành công tác. Ngày 1/1/1971, hai toán biệt kích chạm súng với 1 đơn vị cấp trung đội của đối phương. Kết quả hai biệt kích Mỹ bị thương, không rõ tổn thất về phía đối phương. Cũng trong ngày 1, toán biệt kích tìm thấy dấu vết xe tăng và được Trung tâm Khai thác Vật liệu cho biết đó là dấu xe lội nước PT-76. Đây là loại chiến xa thám thính của CSBV, lớn bề ngoài, bọc thép nhưng trang bị đại bác nhỏ trên tháp pháo. Lúc triệt xuất, thêm 1 biệt kích Mỹ bị thương.

Nơi phía bắc căn cứ địa 609, gần biên giới, ngày 26/12/1970, trực thăng thả toán biệt kích Mỹ tại cả hai bãi đáp chính và phụ đều gặp hỏa lực của đối phương, đành phải hủy bỏ chuyến xâm nhập. Ngày 28, một toán biệt kích khác xâm nhập vào cùng mục tiêu. Sau khi xuống bãi đáp, toán trông thấy quân đối phương trên đường đến bãi đáp, nơi họ vừa xuống. Toán biệt kích điều động trực thăng võ trang tấn công đơn vị đối phương. Trong lúc trực thăng bắn hỏa tiễn xuống vị trí quân Bắc Việt, một người chạy lạc vào chỗ trú ẩn của toán biệt kích và bị bắn hạ. Đối phương đã phát giác có toán biệt kích trong vùng nên toán yêu cầu triệt xuất. Ngày 29/12/1970 và ngày 4/1/1971, biệt kích định xâm nhập vào vùng hoạt động nhưng không thành công do có quân đối phương xuất hiện tại các bãi đáp.

(http://ni2.upanh.com/b2.s24.d2/7f708eb2185dd2625b7df1314e9030eb_41405612.xuanloc1441975.jpg) (http://www.upanh.com/xuanloc_14_4_1975_upanh/v/8nzfas4ebfl.htm)
Xuân Lộc, 14/4/1975.

Ngày 29/12/1970, một toán biệt kích Mỹ xâm nhập vào khu vực cách căn cứ địa 609 sáu cây số về hướng bắc. Trực thăng võ trang yểm trợ thả toán biệt kích. Ngày hôm sau, toán phát giác đối phương truy kích nên vội di chuyển về hướng đông và yêu cầu khu trục A-1 Skyraider oanh kích toán quân đuổi theo. Sau đó toán được bốc về căn cứ an toàn. Một toán biệt kích khác xâm nhập vào khu vực bắc căn cứ địa 609, cách biên giới khoảng 14 cây số ngày 19/12/1970. Một tai nạn xảy ra, một biệt kích quân Thượng bị gãy chân khi xuống bãi đáp bằng dây, phải đem về. Ngày thứ 2, toán phát giác 1 làng có người ở, sau đó toán biệt kích nghe tiếng chân người từ làng đi về phía họ. Toán biệt kích nổ súng rồi tẩu thoát. Họ báo cáo tọa độ cho phi cơ oanh kích và được triệt xuất. Một toán khác xâm nhập vào vùng hoạt động từ ngày 1 đến ngày 8/1/1971 báo cáo không có hoạt động của đối phương.

Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập khu vực phía tây trại LLĐB Ben Het (khu vực 3 biên giới) ngày 27/12/1970. Vừa rời khỏi bãi đáp, toán biệt kích nghe tiếng nói, tiếng di chuyển của đối phương khoảng 10-20 người. Toán báo cáo, xin trực thăng võ trang oanh kích, rồi di chuyển đến vị trí khác cho trực thăng bốc về.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 27 Tháng Hai, 2012, 10:25:52 pm

CĂN CỨ ĐỊA 611

Ngày 24/12/1970, toán biệt kích Mỹ xâm nhập vào khu vực đông bắc căn cứ địa 611. Vào trưa ngày 28, toán biệt kích nghe tiếng máy bay quan sát OV-10 bay cách vị trí của họ khoảng 100m về hướng tây nam. Chiếc máy bay lượn thấp qua thung lũng, có lẽ định xuống thấp hơn mây. Một phút sau, toán biệt kích nghe 2 tiếng nổ cách họ khoảng 3 km về hướng tây bắc. Ngày 8/1/1971, một toán cấp cứu Bright Light xâm nhập vào tìm xác chiếc máy bay lâm nạn. Hai giờ sau, họ đem về được xác phi hành đoàn. Không thấy có dấu hiệu của đối phương trong vùng. Nguyên nhân chiếc máy bay rớt cũng không rõ.

VÙNG PHI QUÂN SỰ/VÙNG HƯỚNG TÂY

Ngày 22/12/1970, toán Lôi Hổ VN xâm nhập gần đường 103, phía tây vùng phi quân sự. Ngày 26, toán biệt kích nghe tiếng động của khoảng 10 quân đối phương di chuyển cách họ khoảng 30m về hướng tây bắc. Cùng lúc toán nghe tiếng nổ mìn M-14 họ gài trước đây và tiếng kêu la của đối phương. Ba tiếng đồng hồ sau toán chạm súng với tiểu đội tuần tiểu của đối phương, toán lẩn tránh và yêu cầu triệt xuất.

(http://ni2.upanh.com/b6.s24.d2/dfae371528aa7f0f583441ebaddf44f0_41406072.87669280.jpg) (http://www.upanh.com/87669280_upanh/v/fnz1fsbz4hg.htm)

Toán biệt kích Mỹ xâm nhập được hai tiếng rưỡi đồng hồ trong khu vực phía tây vùng phi quân sự bên Lào ngày 27/12/1970. Toán biệt kích nghe tiếng đối phương cách bãi đáp 125m về hướng tây bắc, phải triệt xuất.

TRUNG TÂM TÌM KIẾM HỖN HỢP

(Chương bị xóa)
Có dấu hiệu trại tù binh gần Kak, giam giữ 6 tù binh Mỹ về phía tây nam thành phố Phan Rang, theo báo cáo ngày 3/1/1971 của một điệp viên trong toán 525, tình báo quân sự. Có một hang giam giữ tù binh, trong số đó có 4 người Mỹ trắng và 2 Mỹ đen. Điệp viên cho biết thêm: Việt cộng cho tù binh mỗi buổi sáng được trồng trọt và hái rau. Tối ngủ chân họ bị cùm. Ngày 9/1/1971, Trung tâm thông báo cho Lữ đoàn dù 173 Mỹ về trại giam tù binh này. (Bị xóa).
Hiệu lực kể từ ngày 1/1/1971, LLĐB VN tái tổ chức và một số chuyển qua Nha Kỹ thuật. Nha Kỹ thuật/LLĐB VN gửi 3 sĩ quan qua Fort Bragg, Bắc Carolina để học một tuần định hướng về LLĐB.

Theo tài liệu MACV-SOG Command History,
Annex B, 1971-1972 by Charles F. Reske.


PHỤ BẢN 9
HÀNH QUÂN NĂM 1971
(Tóm lược từ 9/1 ÷ 22/1/1971)

HÀNH QUÂN SALEM HOUSE

Trong thời gian từ 9/1 ÷ 22/1/1971 có tất cả 35 toán hoạt động tổng cộng 139 ngày trong vùng trách nhiệm hành quân Salem House. Toán thám sát đường thủy, xâm nhập khu vực sông Tonle Kong và Tonle San. Một trận đột kích trạm kiểm soát của đối phương trên đường 13, phía bắc thị trấn Kratie; một toán khác chặn thuyền tam bản trên sông Prek Smang, một nhánh của sông Tonle Kong. Các toán khác dò thám tin tức những khu vực  tình nghi có hoạt động của đối phương nơi căn cứ địa 740 và 701.

(http://ni3.upanh.com/b3.s25.d1/11abbdd15d31af26178aff9031f6bbc3_41406293.ashau.jpg) (http://www.upanh.com/ashau_upanh/v/6nzd4s5z3sp.htm)
Thung lũng A Shau.

CĂN CỨ HÀNH QUÂN TIỀN PHƯƠNG QUẢN LỢI

Bộ chỉ huy Nam (CCS) đưa mười toán biệt kích xâm nhập từ căn cứ hành quân Quản Lợi. Một toán Strata thám sát đường 13, phía bắc thị trấn Kratie ngày 14/1. Đêm đầu tiên, toán trông thấy 5 xe gắn máy và 1 xe vận tải Molotova di chuyển lên xuống trên đường. Này hôm sau (15/1) toán biệt kích trông thấy tổng cộng 17 quân của đối phương tại 6 địa điểm khác nhau trên đường. Phía nam mục tiêu này, toán Lôi Hổ VN đột kích một trạm kiểm soát xe cộ lưu thông trên đường do đơn vị MACV-SOG tìm ra. Toán Lôi Hổ xâm nhập ngày 15/1, tìm ra trạm kiểm soát đã bỏ trồng, họ tiêu hủy & sau đó được lệnh triệt xuất về căn cứ ngày 18/1.

Trong cùng thời gian, có 4 toán biệt kích khác xâm nhập vào phía nam thị trấn Kratie để thám sát đường 13. Một toán Lôi Hổ VN hoạt động từ ngày 4÷12/1 đã trông thấy khoảng 1 trung đội đối phương dắt theo chó di chuyển trên đường. Đêm đó, toán biệt kích nghe tiếng xe tải di chuyển trên đường về hướng bắc. Xa về hướng bắc, ngày 14/1, một toán biệt kích 2 lần trông thấy trung đội đối phương tuần tiễu trên đường và khu vực lân cận. Ngày 15/1, toán nghe tiếng động cơ của khoảng 5÷6 xe vận tải di chuyển về hướng nam, cách vị trí toán biệt kích khoảng 200m về hướng đông. Tiếng động cơ xe có thể nghe thấy khoảng 15 phút. Khi đoàn xe đi ngang qua, toán biệt kích nghe tiếng đối phương ca hát, nói chuyện bằng tiếng Việt lẫn tiếng Campuchia. Ngày 17/1, toán trông thấy 5 xe vận tải của đối phương di chuyển ngang qua vị trí của toán biệt kích. Các xe vận tải di chuyển cách nhau khoảng 50m và có vẻ chở nhiều quân dụng nặng nề. Đi sau các xe vận tải là 2 chiến xa.

(http://ni1.upanh.com/b3.s13.d3/4a93432d4c5181e72762e63b1b7e5300_41406481.su1kybingbayquinhon091965.jpg) (http://www.upanh.com/su1kybingbay_quinhon_09_1965_upanh/v/bnzc4s1d9ij.htm)
Sư 1 Kỵ binh bay đổ bộ lên bãi biển Quy Nhơn, 9/1965.

Một toán Lôi Hổ xâm nhập do thám đường 132 ngày 14/1. Ngày 18/1, toán biệt kích chạm súng với 2 trung đội của đối phương. Toán lẩn trốn và được bốc về an toàn. Một toán Strata hoạt động nơi căn cứ địa 351, trông thấy 4 xe Molotova di chuyển về hướng đông trên đường 14 đêm 12/1. Sáng ngày 15/1, toán trông thấy khoảng 20 quân của đối phương di chuyển trên đường về hướng tây. Ba người đi đầu là đàn bà, khoảng 18, 19 tuổi, tóc vàng, theo sau là hai thanh niên khoảng 14, 15 tuổi, đeo ba lô nhưng không mang vũ khí. Phía  sau là 15 Việt Cộng tải đồ trên xe đạp, võ trang AK và súng trường CKC. Toán biệt kích tấn công giết chết 4 người, sau đó di chuyển ra bãi đáp và được bốc về.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 02 Tháng Ba, 2012, 10:43:00 pm

BAN MÊ THUỘT

Những toán biệt kích xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương (FOB) nơi phía bắc thuộc Bộ chỉ huy Nam (CCS) thường xâm nhập khu vực xung quanh căn cứ địa 740 và 701. Bốn khu vực hoạt động nơi phía nam căn cứ địa 740 do các toán Earth Angle (tù binh được Mỹ tuyển mộ) đảm trách.

(http://nj4.upanh.com/b4.s13.d5/41382c2d7ce24e16ab29fe0486dfc948_41555994.deomangyang1967.jpg) (http://www.upanh.com/deo_mangyang_1967_upanh/v/0nec6j4x5ti.htm)
Đèo Mang Yang, 1967.

Tám toán biệt kích từ Ban Mê Thuột xâm nhập vào khu vực căn cứ địa 701 và hướng tây căn cứ. Bốn toán báo cáo không có hoạt động của đối phương. Một toán báo cáo có nhiều quân đối phương di chuyển nơi phía nam căn cứ. Toán trông thấy 46 Việt Cộng di chuyển theo một hàng dọc hướng tây nam, cách vị trí toán biệt kích khoảng 30m. Đối phương trang bị 2 súng B-41, AK và CKC, đầu đội nón cối mới, đeo ba lô, cổ quàng khăn đỏ. Có bốn người mặc quần áo kaki mới, sáu người mặc bà ba đen mới. Trong cùng ngày toán biệt kích quan sát được có 27 toán quân đối phương, mỗi toán từ 6 ÷ 8 người di chuyển về hướng tây nam, cách nhau khoảng 10 phút. Tất cả đều mặc quân phục như kể trên, kể cả khăn quàng đỏ. Hôm sau, toán trông thấy một toán gồm 23 quân đối phương mặc quân phục, trang bị vũ khí di chuyển theo hướng tây nam về cùng chỗ. Lúc 11h 10’, có thêm 8 người đi về hướng tây nam. Đêm đó, toán biệt kích di chuyển về hướng nam, tìm binh trạm lo cho quân đối phương di chuyển nga qua để gọi phi cơ chiến thuật (TACAIR) oanh kích. Trên đường di chuyển toán chạm đối phương phải lẩn trốn và được bốc về.

(http://nj3.upanh.com/b5.s15.d1/3bc4bf15a8250ecddf2e15c3de1fb0a6_41556203.gillescaronfrenchhill875111967ma.jpg) (http://www.upanh.com/gillescaron_french_hill875_11_1967_mattichcam_upanh/v/fneffj7x1nr.htm)
Phóng viên chiến trường người Pháp Gilles Caron tại Đồi 875,  tháng 11/1967.
Ông chính là tác giả của phần lớn những bức ảnh ghi lại trận đánh này. Mất tích tại Campuchia năm 1970.

ĐỨC CƠ

Trong cùng thời gian, có 11 toán Lôi Hổ VN thuôc Bộ chỉ huy Trung (CCC) hoạt động trong khu vực phía bắc vùng hành quân Salem House, xuất phát từ trại biên phòng LLĐB Đức Cơ. Sáu toán thám sát sông Tonle Kong và Tonle San. Bốn toán do thám khu vực bắc căn cứ 701 và nam căn cứ 702. Một toán xâm nhập ngăn chặn thuyền tam bản trên sông Prek Smang.

Ba toán thay phiên nhau do thám sông Tonle Kong. Một toán hoạt động từ ngày 4/1 ÷ 10/1 báo cáo nghe tiếng động cơ của 3 thuyền tam bản di chuyển trên sông về hướng bắc vào đêm 6/1 và 1 thuyền tam bản di chuyển trong đêm 8/1 cũng về hướng bắc. Toán thứ 2 hoạt động từ ngày 11/1 ÷ 15/1 nghe tiếng động cơ của 2 thuyền tam bản di chuyển trên sông về hướng nam vào đêm 12/1.

(http://nj7.upanh.com/b4.s13.d3/44e919138c7955c62f3d6889e9fee88b_41556977.benhet1seigeof69.jpg) (http://www.upanh.com/ben_het_1_seige_of_69_upanh/v/4nefejdkaut.htm)
Trại LLĐB Ben Het, 1969. Trại này bị xóa sổ hoàn toàn vào năm 1971.
Ben Het hiện nay thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Ba toán Lôi Hổ xâm nhập từ Đức Cơ vào căn cứ địa 701. Một toán xâm nhập ngày 12/1 và chạm súng với 1 đơn vị của đối phương không rõ quân số vào ngày 14/1, được bốc về vào buổi chiều cùng ngày. Một toán khác xâm nhập ngày 18/1, ngày 19/1 chạm quân đối phương cấp trung đội, kết quả là 1 toán viên tử thương, 1 bị thương; giết được 2 quân đối phương.

TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN SALEM HOUSE

Trong vùng phía nam hành quân Salem House, các toán biệt kích báo cáo quân đối phương gia tăng hoạt động trong khu vực xung quanh Snoul và căn cứ địa 712. Nơi hướng bắc căn cứ địa 351, toán biệt kích báo cáo đối phương đổ quân cấp trung đội và phát hiện được 1 căn cứ, nơi dưỡng quân cho cấp đại đội mới bỏ đi. Những toán hoạt động trong khu vực phía bắc đường 13 và đông nam thị trấn Kratie tiếp tục báo cáo số lượng xe di chuyển của đối phương. Trong tám chuyến xâm nhập, toán biệt kích nghe hoặc trông thấy tổng cộng có 39 xe vận tải của đối phương. Lần đầu tiên đơn vị SOG trông thấy xe tăng của đối phương xuất hiện bên Campuchia, trên đường 13 vào đêm 17/1/1971.

(http://nj9.upanh.com/b1.s25.d1/47abb5c155d5dae2955d8822638328d6_41557859.maddogolsonsl7.jpg) (http://www.upanh.com/maddogolsonsl7_upanh/v/fne99jfs4sj.htm)

Trong khu vực trung bộ vùng hành quân Salem House, căn cứ địa 701 tiếp tục là nơi tập trung các hoạt động của đối phương. Các toán biệt kích báo cáo trông thấy đơn vị cấp đại đội của đối phương. Quân đối phương thường chỉ mang theo vũ khí cá nhân, chứng tỏ có căn cứ của đối phương trong khu vực hành quân. Thêm nhiều đơn vị của đối phương từ căn cứ địa 701 di chuyển về hướng nam, đặt thêm nhiều nghi vấn: có thể đối phương đang chuẩn bị làm 1 cú bất ngờ trên Quân đoàn II. Trong khu vực phía bắc, các toán biệt kích hoạt động dọc theo các căn cứ tiếp vận trên sông của đối phương và dọc biên giới. Hoạt động của đối phương nơi căn cứ địa 702 giảm xuống so với tháng trước.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 02 Tháng Ba, 2012, 11:13:09 pm

HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE

Trong vùng hành quân Prairie Fire, có tất cả 35 toán biệt kích, hoạt động 104 ngày trong vùng hành quân. Các mục tiêu do thám gồm có hệ thống đường 96/110 và 92B/1032/925. Thêm vào đó có bốn toán xâm nhập yểm trợ cho hành quân “Silve Buckle”.

(http://nj8.upanh.com/b4.s3.d3/f08d4f62ed14305d9bcc42345d79edeb_41558258.operationdeckhousev003.jpg) (http://www.upanh.com/operationdeckhousev003_upanh/v/5neecadu8ef.htm)
Tỉnh Kiến Hòa, 1/1967. Chiến dịch Deck House.

CĂN CỨ ĐỊA 609/613

Bộ chỉ huy Trung đưa 14 toán biệt kích xâm nhập, do thám khu vực phía nam vùng hành quân Prairie Fire, xuất phát từ căn cứ hành quân tiền phương trên Dakto, trong cùng thời gian. Thêm vào đó có 2 trung đội xung kích VN thực tập hành quân trên lãnh thổ VN, phía tây trại biên phòng LLĐB Ben Het.

Năm toán biệt kích do thám dọc theo đường 96/110 để tìm hiểu mục đích và mức độ hoạt động của đối phương trên hệ thống giao thông tiếp vận và lấy được ít tin tức. Năm toán khác hoạt động trong vùng đài tiếp vận Golf – 5 của Mỹ, trong đó có 2 toán Lôi Hổ VN hành quân dưới sự lãnh đạo của cấp chỉ huy mới (Nha Kỹ thuật). Hai trung đội xung kích cũng hành quân, một được đưa vào vùng hành quân ngày 9/1 và thu hồi ngày 15/1 sau khi đã lục soát 1 khu vực khoảng 8 km².

(http://nj8.upanh.com/b3.s24.d3/444d0f6b988ba519b09ebcdf9bb60fec_41558728.vnwarphoto41.jpg) (http://www.upanh.com/vnwar_photo41_upanh/v/dne5aa6eavi.htm)

Sáng ngày 10/1, một quả bom 15.000 cân Anh được thả xuống nơi tình nghi có đối phương trong thung lũng Dak Rolong. Một toán biệt kích Mỹ được thả xuống để thẩm định trận đánh bom và tìm kho tiếp vận của đối phương. Toán báo cáo rằng quả bom nổ đã tạo thành một hố sâu có đường kính khoảng 50÷70m, sự tàn phá trải rộng ra một khu vực có đường kính tối thiểu là 300m. Một điều nữa là quả bom nổ trên 1 sườn đồi nên thiệt hại đã giảm đi. Toán phải di chuyển đến nơi khác khi nghe tiếng súng, tiếng la lối (?!) của quân đối phương trong khu vực lân cận. Sáng ngày 11/1, toán biệt kích chạm đối phương và phải triệt xuất.

CĂN CỨ ĐỊA 611

Vùng trung tâm hành quân Prairie Fire có 9 toán biệt kích hoạt động trong khu vực căn cứ địa 611. Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập, do thám đường 922. Toán xâm nhập vào ngày 18/1, chạm phải đối phương, kết quả 1 biệt kích Thượng bị thương, toán phải triệt xuất sau khi giết khoảng 6 quân đối phương. Toán này tái xâm nhập tại bãi đáp phụ, lại chạm đối phương, giết 8 quân đối phương và được bốc về.

Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập bắc căn cứ địa 611 ngày 16/1 với nhiệm vụ do thám và đặt mìn trên đường mòn. Sau khi xâm nhập, một biệt kích quân nghe tiếng nạp đạn cách nơi anh ta đứng khoảng 10m. Một biệt kích quân khác nổ súng giết chết 1 người, một toán viên chạy lên lục soát xác chết. Đối phương bị giết mang súng K-54, đeo đồng hồ Nga sô và túi da đựng tài liệu.. Sau đó quân đối phương tấn công làm 3 biệt kích bị thương, toán phải rút về bãi đáp và được bốc về an toàn. Tài liệu tịch thu được cho biết về khóa huấn luyện chiến tranh chính trị của quân khu Trị Thiên Huế.

Bốn toán biệt kích hoạt động nơi cực bắc vùng hành quân Prairie Fire trong cùng thời gian trên. Hoạt động trong khu vực của đối phương ít hơn lúc bình thường. Một toán khác ra khỏi vị trí đài tiếp vận Hickory, báo cáo có sự gia tăng hoặc động của đối phương.

(http://nj0.upanh.com/b2.s3.d4/ac4725718ac364dcac95021a18c61380_41558780.may1965big.jpg) (http://www.upanh.com/may_1965-big_upanh/v/dne76a4e1rg.htm)

Một toán biệt kích Mỹ ra khỏi khu vực đài tiếp vận Hickory ngày 13/1, hướng về mục tiêu hoạt động nơi phía bắc Hickory. Lúc 16h 30’ khi toán chuẩn bị di chuyển ra khỏi vị trí đóng quân đêm, trưởng toán biệt kích trông thấy có khoảng 20 quân đối phương đang tiến lên vị trí của toán. Toán biệt kích cho nổ mìn chống người Claymore. Sáu quân đối phương chết tại chỗ, thêm 5 người khác bị thương. Đối phương dàn quân tấn công. Trưởng toán biệt kích cho nổ thêm 4 trái Claymore nữa, giết thêm 3 người.

Phía tây nam vùng phi quân sự có hai toán biệt kích hoạt động. Một toán xâm nhập ngày 9/1, khi vừa xuống tới đất, toán biệt kích nghe tiếng ra lệnh “Bắn!” bằng giọng Bắc. Toán biệt kích được bốc ra khỏi bãi đáp ngay tức khắc. Toán thứ 2 xâm nhập ngày 12/1, hoạt động 7 ngày và được bốc về ngày 18/1 sau khi xong nhiệm vụ.

Ngoài ra còn có hai trung đội xung kích VN hành quân trong khu vực phía nam vùng phi quân sự.

(http://nj8.upanh.com/b3.s13.d5/0ec764484ea2e4230187b3e1d3da3d56_41558498.nv1321968.jpg) (http://www.upanh.com/nv_13_2_1968_upanh/v/fne79adu9yi.htm)
Bắc Việt Nam, 13/2/1968.

TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE

Số chuyến xâm nhập trong vùng hành quân Prairie Fire tăng gấp đôi so với báo cáo trước. Lý do chính là vấn đề thời tiết tốt. Tuy nhiên số lần chạm đối phương gia tăng và thời gian hoạt động trong mục tiêu hơn 24h chỉ đạt 40%. Một điều duy nhất thay đổi trong phản ứng của đối phương nơi phía bắc vùng hành quân là có 2 toán có thể hoạt động tất cả 12 ngày. Điều này có thể do đơn vị đối phương hoạt động trong vùng, phía đông căn cứ địa 604 đã di chuyển xuống phía nam để đỡ đòn cho cuộc hành quân “Silver Buckle” do Mỹ tổ chức.

(http://nj4.upanh.com/b2.s3.d3/321a210a10672eb28f7af0ab0bf65594_41558434.taynamsg07051968.jpg) (http://www.upanh.com/taynamsg_07051968_upanh/v/7neabaeu1jo.htm)
Cửa ngõ Tây nam Sài Gòn, 7/5/1968.

HÀNH QUÂN BIỆT HẢI

Đà Nẵng tổ chức huấn luyện hành quân đêm cho các tốc đỉnh PTF, nơi phía bắc ra vùng phi quân sự, và phía nam đi Cù Lao Ré nơi hướng đông căn cứ Chu Lai. Các tốc đỉnh rời Đà Nẵng lúc 18h theo hải trình tuần tiễu 12 tiếng đồng hồ. Phần huấn luyện đặt nặng về vấn đề hải hành và chiến thuật. Những tàu nghi ngờ đều bị chặn lại lục soát, nếu trong vòng giới hạn 12 dặm. Chương trình huấn luyện bắt đầu từ 15/12/1970 và sẽ kéo dài vô hạn định.

(http://nj8.upanh.com/b2.s3.d3/74b617068d6c85ca9b5965fe83b3f611_41558558.29512925.jpg) (http://www.upanh.com/29512925_upanh/v/0ne7fa2e0cw.htm)

(Phần còn lại bị xóa)

Theo tài liệu MACV/SOG Command History
Annex B, by Charles F. Reske


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Ba, 2012, 09:14:01 pm

(Phụ bản 10)
HÀNH QUÂN NĂM 1971
(Tóm lược từ ngày 23/1 ÷ 19/2/1971)

HÀNH QUÂN SALEM HOUSE

Thời gian từ 23/1 đến 19/2/1971 có 54 toán biệt kích hoạt động tất cả 296 ngày trong vùng hành quân Salem House. Các toán dò thám đường 13 cả hai phía bắc và nam thị trấn Kratie, đường 131, 141, 19 và 97. Dò thám đường thủy dọc theo sông Tonle Kong, San, Srepok và Prek Nam và làm những nhiệm vụ khác như gài mìn trên đường, trên sông. Hai toán Pike Hill xâm nhập phía đông Ban Don, khai thác thêm tin tức trong khu vực Mereuch.

(http://nj4.upanh.com/b2.s15.d1/9330977d3dc58c105aa880705e2177b3_41758224.ashau23419683.jpg) (http://www.upanh.com/ashau_23_4_1968_3_upanh/v/5neccr8l9yz.htm)

(http://nj3.upanh.com/b5.s13.d3/3a377be7b9c5041546f314e2fcdff245_41758313.ashau23419682.jpg) (http://www.upanh.com/ashau_23_4_1968_2_upanh/v/4ne8fr3ldmp.htm)

(http://nj1.upanh.com/b3.s16.d1/661d4eab763860e21ca3ff92db949994_41758351.ashau2341968.jpg) (http://www.upanh.com/ashau_23_4_1968_upanh/v/bne63rblepj.htm)
Loạt ảnh tại thung lũng A Shau, ngày 23/4/1968. Ảnh @Bettmann /CORBIS

TRUNG BỘ SALEM HOUSE

Đơn vị SOG theo dõi đường 13 nơi hướng bắc và đông nam Kratie. Bốn toán biệt kích hoạt động 28 ngày nơi hướng bắc Kratie trông thấy 8 xe vận tải 2,5 tấn đi về hướng nam trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 7/2, mỗi chiếc chở 1 thùng sơn màu vàng có đường kính 150 cm và dài 6m. Sáu toán biệt kích khác dò thám khu vực đông nam thị trấn Kratie. Trong 30 ngày quan sát, các toán biệt kích báo cáo: đường sá được tu bổ rất tốt và trông thấy 53 xe cộ di chuyển trên đường. Các toán Strata dò thám đường 1312 mười hai ngày báo cáo có tất cả 17 xe vận tải di chuyển. Toán biệt kích này cũng báo cáo con đường rộng 4m, trải đá sỏi và được bảo trì tốt. Các toán biệt kích còn lại hoạt động trong vùng 33 ngày báo cáo hoạt động của đối phương không có gì đáng kể.

(http://nj3.upanh.com/b3.s24.d3/331abd24f79dfabd14ea014cd11dbdec_41758723.1stcav8kmnamquangtri1331968.jpg) (http://www.upanh.com/1st_cav_8km_namquangtri_13_3_1968_upanh/v/bnebbr0bczp.htm)

(http://nj5.upanh.com/b5.s24.d3/bdd15d32c12850659331b11d72d31143_41758815.1stcav8kmnamquangtri13319682.jpg) (http://www.upanh.com/1st_cav_8km_namquangtri_13_3_1968_2_upanh/v/enea9r6b1ed.htm)
Sư 1 Kỵ binh bay tại khu vực cách Quảng Trị 8km về hướng nam, ngày 13/3/1968.
Đây từng là nơi đặt BCH tiền phương của CSBV, sau khi rút đi họ đã để lại 1 thông điệp trên tường:
"Không có sự thù hận giữa người Việt và người Mỹ. Tại sao chúng ta phải bắn giết lẫn nhau?
Hãy chung tay lấp đầy tình hữu nghị của chúng ta".
Ảnh @Bettmann/CORBIS.

BẮC SALEM HOUSE

Theo dõi 4 con đường 141, 1411, 19 và 97. Các toán biệt kích hoạt động tất cả 27 ngày, báo cáo không thấy xe cộ của đối phương di chuyển trên đường. Một toán chạm súng với 9 quân của đối phương, giết 2 người vào ngày 3/2. Hai mươi mốt ngày do thám đường không thấy hoạt động của đối phương. Sáu chuyến thám thính sông Tonle Kong, San, Srepok và Prek Nam.
 
Hoạt động tất cả 37 ngày cũng không thấy hoạt động của đối phương, chỉ nghe tiếng động cơ của 4 thuyền tam bản trên sông Tonle Kong. Hai chuyến xâm nhập đặt máy nghe lén cũng không có kết quả. Bốn toán biệt kích xâm nhập khu vực xung quanh căn cứ địa 701 phát hiện 2 mục tiêu có sự hoạt động của đối phương. Hai toán dò thám 9 ngày trong khu vực căn cứ địa 702. Hai toán biệt kích chạm súng 5 lần với đơn vị cấp tiểu đội, 2 lần cấp trung đội của đối phương, giết 3 người. Quân biệt kích bị thương 1 người. Ba toán biệt kích Mỹ hoạt động bên này biên giới, hai toán chạm đối phương, giết chết 7 quân đối phương, 4 biệt kích Mỹ cùng 5 biệt kích Thượng bị thương. Ngày 31/1 phi cơ điều không FAC điều động phản lực cơ F-4 oanh kích đơn vị của đối phương khoảng 100 người giữa nơi trống trải, loại khỏi vòng chiến đấu 40 người.

(http://nj5.upanh.com/b5.s15.d1/443bcb7dd6df718ea554d6aab7bb1906_41761045.valeyanlao2981967su1khongky.jpg) (http://www.upanh.com/valeyanlao_29_8_1967_su1_khongky_upanh/v/3neb8r8u5fx.htm)
Sư 1 Kỵ binh bay tại thung lũng An Lão, ngày 29/8/1967.

TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN SALEM HOUSE

Phía nam vùng hành quân Salem House, đường 13 và khu lân cận vẫn là mục tiêu chính. Các toán biệt kích SOG báo cáo nơi này tập trung các hoạt động của đối phương. Trong thời gian kể trên có khoảng hai, ba trăm quân đối phương và 80 xe cộ. Quân đối phương cùng với xe cộ di chuyển cả hai hướng trên đường và có lần toán biệt kích nghe được dường như đối phương bốc dỡ đồ tiếp liệu. Việc quân đối phương cùng với xe cộ di chuyển, bốc dỡ hàng cho biết có thể có kho tiếp vận của đối phương trong khu vực đông bắc căn cứ địa 712. Đồ tiếp liệu được phân phối cho các đơn vị đối phương hoạt động nơi hướng bắc và nam căn cứ.

Trong khu vực trung bộ vùng hành quân, các toán biệt kích xâm nhập nơi hướng tây, tây nam căn cứ địa 701 báo cáo không thấy có hoạt động của đối phương. Khu vực xung quanh Lomphat cũng được báo cáo không có dấu hiệu hoạt động của đối phương. Các hoạt động biệt kích nơi hướng bắc tập trung dọc theo sông Tongle Kong, các toán báo cáo có rất ít thuyền tam bản, tuy nhiên thường chạm súng với những đơn vị an ninh cấp tiểu đội của đối phương. Các toán hoạt động nơi căn cứ địa 702 thường chạm súng đối phương chứng tỏ đối phương luôn hiện diện trong vùng biên giới.

(http://nj7.upanh.com/b4.s16.d1/35b7932e22cef83cb19708b04ebf73a3_41759257.duclap4111969.jpg) (http://www.upanh.com/duclap_4_11_1969_upanh/v/6ne30rbo4ds.htm)
Trại LLĐB Đức Lập, 4/11/1969.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 07 Tháng Ba, 2012, 09:47:32 pm

FORD DRUM (KHÔNG ẢNH)

Trong thời gian kể trên, các phi vụ chụp không ảnh do cả Mỹ - Việt thực hiện. Kết quả cho các phi vụ oanh kích chiến thuật (TACAIR) nhằm vào những căn cứ tiếp vận hoặc những nơi đối phương tập trung quân. Phi cơ điều không FAC sẽ điều động các phi tuần oanh kích, sau đó các toán biệt kích sẽ xâm nhập vào để thẩm định trận đánh bom.

(http://nj6.upanh.com/b3.s13.d5/98441ed422eb363df680003426f61858_41760116.khesanh831968.jpg) (http://www.upanh.com/khesanh_8_3_1968_upanh/v/dnee6r2xchz.htm)
Khe Sanh, 8/3/1968

(http://nj1.upanh.com/b5.s25.d2/d63662eec74b31f66a3e16d22a6d190d_41760171.khesanh211968.jpg) (http://www.upanh.com/khesanh_2_1_1968_upanh/v/8ne0er5x2ks.htm)
Khe Sanh, 2/1/1968

HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE

Có 44 toán biệt kích hoạt động tổng cộng 130 ngày trong vùng hành quân Prairie Fire. Những mục tiêu gồm có hệ thống đường 96/110 và 3 chuyến xâm nhập khu vực phía tây căn cứ địa 614 nhằm yểm trợ hành quân “Silve Buckle”. Nhiều chuyến khác xâm nhập vùng núi Cơ Rốc bên Lào để yểm trợ hành quân “Dewey - Canyon”.

CĂN CỨ ĐỊA 609 /613

Bên trong và xung quanh căn cứ địa 609 có 12 toán biệt kích hoạt động tổng cộng 24 ngày. Các toán dò thám dọc theo đường 110 báo cáo có hoạt động của đối phương. Tiếng động cơ của 10 chiếc xe vận tải 2,5 tấn nghe được ngày 28/1. Phát hiện 1 trại quân cấp trung đội, 1 cấp đại đội của đối phương đã bỏ đi nơi khác khoảng 3, 4 tuần lễ. Hai toán vừa xuống bãi đáp thì chạm đối phương phải triệt xuất. Ở một chỗ khác, hai toán quân đối phương tấn công, kết quả 1 biệt kích Mỹ chết, 1 bị thương, đối phương chết 10. Có toán mới xuống chừng 5 phút là chạm đối phương phải triệt xuất.

(http://nj4.upanh.com/b1.s13.d5/ad8ca10adb035c55b7e7115d96ada51c_41760264.1891969giaplaca.jpg) (http://www.upanh.com/18_9_1969_giaplaca_upanh/v/ened5r6xcgu.htm)

Trong góc đông bắc căn cứ địa 609, hai toán biệt kích hoạt động trên đất Lào, hoạt động tất cả 3 ngày. Cả hai toán đều chạm đối phương. Ba chuyến xâm nhập căn cứ địa 613 để thám sát đường 96 và căn cứ. Trong khu vực này có súng phòng không 12,7 ly, 23 ly và 37 ly của đối phương.

Trong ngày 10, 11/2, một toán Lôi Hổ VN chạm đối phương, kết quả 1 biệt kích bị thương và 1 mất tích. Một toán biệt kích Mỹ xâm nhập ngày 5/2, được bốc về ngày hôm sau do nhận được lệnh không một quân nhân Mỹ nào được phép hành quân vượt biên (Lào, Campuchia).

(http://nj9.upanh.com/b4.s16.d1/10eb59881e151f130d983afc80b73302_41760419.lslarryburrows06.jpg) (http://www.upanh.com/ls_larry_burrows_06_upanh/v/5ne86rexcwr.htm)
Chiến dịch Lam sơn 719. Bảng cảnh báo giới hạn cho các quân nhân Mỹ, cách biên giới Việt - Lào 100m.
Sau 1970, Quốc hội Mỹ không cho phép quân đội Mỹ hoạt động ngoài lãnh thổ Nam Việt Nam
theo đạo luật Cooper Church Amendment. Ảnh Larry Burrows.

CĂN CỨ ĐỊA 611

Đơn vị MACV /SOG tìm cách đánh lạc hướng đối phương nhằm yểm trợ hành quân “Silver Buckle”“Lam Sơn 719”. Bắt đầu từ ngày 12 /1, yểm trợ hành quân “Silve Buckle”, từ ngày 12-17 /1, SOG sử dụng 11 địa điểm thả biệt kích. Bốn toán được thả vào và phải triệt xuất ngay do đối phương chuyển quân và có chạm súng. SOG thả hình nộm xuống những bãi đáp khác.

CĂN CỨ ĐỊA 614

Ngày 6/2, đơn vị SOG bắt đầu thả dù hình nộm xuống và thả dù tiếp tế những toán biệt kích “ma” trong kế hoạch đánh lạc hướng quân đối phương. Những cuộc thả dù này xuống khu vực xung quanh căn cứ địa 614 nhằm yểm trợ hành quân “Silver Buckle”“Lam Sơn 719”.

(http://nj3.upanh.com/b2.s25.d2/1a5572478c1d1a14457e3a13ddc45abb_41760773.ls02.jpg) (http://www.upanh.com/ls_02_upanh/v/0ne1ereu0zt.htm)

(http://nj4.upanh.com/b6.s16.d1/4e2e962ab2103512a0fed474ed4d9265_41760794.ls03.jpg) (http://www.upanh.com/ls_03_upanh/v/9neefr8u0bi.htm)

(http://nj1.upanh.com/b4.s15.d1/6a0784054413c91a0dabc0533e6ba3bf_41760831.ls04larryburrows.jpg) (http://www.upanh.com/ls_04_larry_burrows_upanh/v/1neacr3u7or.htm)
Quân đội Mỹ hỗ trợ quân đội VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ảnh Larry Burrows.



Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 09 Tháng Ba, 2012, 04:47:27 pm

CĂN CỨ ĐỊA 607

Hai toán biệt kích Mỹ hoạt động trong khu vực căn cứ địa 607. Một toán xâm nhập ngày 18/2. Sáng hôm sau, toán bị đối phương bao vây từ 1h 30’ đến 3h 00’. Toán biệt kích nghe tiếng xe bánh xích (xe tăng) nơi hướng tây nam. Khu vực hoạt động của toán khác cũng căng thẳng, các toán đều chạm đối phương sau khi xuống bãi đáp ít lâu.

(http://nj4.upanh.com/b3.s16.d1/8ef57cb173dffe04024f02bc184ab8c2_41831264.chilang1791969.jpg) (http://www.upanh.com/chilang_17_9_1969_upanh/v/4neb3d7w4rz.htm)
Chi Lăng, 17/9/1969.

CĂN CỨ ĐỊA 611

Bốn toán Mỹ, hai toán Lôi Hổ VN hoạt động bên trong, xung quanh căn cứ địa 611. Ngày 18/2, toán Lôi Hổ dự định xuống bãi đáp, chiếc trực thăng CH-53 trúng ngọn cây, rớt trên bãi đáp khiến 2 phi hành đoàn và 3 biệt kích bị thương. Tất cả được chiếc CH-53 thứ hai cứu thoát. Gần đó có 1 toán biệt kích khác được thả 2 lần vào ngày 24/1. Tám phút sau khi xuống đất, toán biệt kích nghe tiếng đối phương hoạt động nơi hướng tây bắc. Mười lăm phút sau toán được bốc lên, đưa đến 1 bãi đáp khác. Toán biệt kích ở lại qua đêm, hôm sau được triệt xuất vì đối phương hoạt động liên tục xung quanh vị trí toán. Ngày 29/2, phi cơ điều không FAC bay yểm trợ cho đơn vị SOG bị phòng không đối phương bắn. Phi cơ FAC phải gọi TACAIR đến oanh kích các ổ súng phòng không.

(http://nj6.upanh.com/b1.s24.d2/61556901fce6ee278b79f681a6aac798_41831426.khesanh141968.jpg) (http://www.upanh.com/khesanh_1_4_1968_upanh/v/dne17dcwekz.htm)
Khe Sanh, 1/4/1968.

VÙNG PHI QUÂN SỰ VỀ HƯỚNG TÂY

Ba toán biệt kích Mỹ và hai trung đội xung kích Việt Nam xâm nhập rặng núi Cơ Rốc yểm trợ cho cuộc hành quân “Dewey Canyon II”“Lam Sơn 719”. Một trung đội ở lại 11 ngày, nhưng không phát hiện có hoạt động của đối phương và được đưa về ngày 7/2. Ngày 31/1, một toán biệt kích Mỹ xâm nhập, rủi ro cho toán là có 1 biệt kích quân bị gãy chân khi tiếp đất phải đem về căn cứ. Bắc căn cứ địa 604 có 2 toán Lôi Hổ VN xâm nhập dò thám, xem chừng phản ứng của đối phương đối với hành quân “Lam Sơn 719”. Ngày 14/2, một toán được bốc về sau khi điều khiển phi cơ F-4 và A-1 Skyraider oanh kích đơn vị cấp đại đội của đối phương nơi trống trải. Toán thứ 2 chạm đối phương ngày 16/2, kết quả không rõ. Về hướng nam, toán biệt kích Mỹ xâm nhập gắn 2 máy nghe lén, thu được 3h các cuộc điện đàm của quân đối phương.
Toán thứ 2 gặp trở ngại lúc triệt xuất, sau khi hoạt động 5 ngày nơi mục tiêu. Kết quả 3 trực thăng UH-1H, 1 AH-1G và 1 phi cơ quan sát O-2 trúng đạn súng nhỏ của đối phương.

(http://nj7.upanh.com/b4.s13.d3/378b66523b9495da8d270ac6034db4b1_41831597.1971.jpg) (http://www.upanh.com/1971_upanh/v/8ne96d6w5fj.htm)

TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN PRAIRIE FIRE

Trong khu vực phía nam vùng hành quân Prairie Fire, đường 96, 110 qua căn cứ địa 609, 613 tiếp tục có xe cộ của đối phương di chuyển, thường chuyển đồ tiếp liệu đến các đơn vị đối phương hay đi nơi khác. Trong thời gian kể trên không thấy có dấu hiệu thay đổi cách làm việc của đối phương. Chỉ có 40% các toán biệt kích hoạt động lâu hơn 24 tiếng đồng hồ. Trung tâm căn cứ địa 609 vẫn là nơi có nhiều hoạt động của đối phương. Bằng chứng là có toán biệt kích phải thả 5 lần trên 10 bãi đáp đều gặp phải súng của đối phương. Vùng trung bộ hành quân Prairie Fire không có biệt kích hoạt động trong thời gian kể trên. Về hướng bắc có 20 toán biệt kích xâm nhập yểm trợ hành quân “Lam Sơn 719”. Vùng núi Cơ Rốc không có hoạt động của đối phương, có lẽ do cuộc hành quân “Lam Sơn 719”.

(http://nj0.upanh.com/b5.s24.d2/906addc805afb00d269ceccca2ab78a3_41831750.ls09.jpg) (http://www.upanh.com/ls_09_upanh/v/dne20d3w9jl.htm)
Công binh Mỹ mở 1 con đường song song với đường 9 trên lãnh thổ VN để phục vụ cho chiến dịch Lam Sơn 719,
chạy từ căn cứ hỏa lực Elliott tới Khe Sanh. Lính Mỹ đặt cho con đường cái tên là "Red Devil" ;D.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 09 Tháng Ba, 2012, 05:50:27 pm

HÀNH QUÂN KHÔNG YỂM

(Phần này bị xóa)

TRUNG TÂM GIẢI CỨU TÙ BINH HỖN HỢP (JPRC)

Ngày 13/2, viên cố vấn trưởng tỉnh Kiến Tường báo cáo: một điệp viên VN cho biết có trại tù binh của Việt Cộng giam 5 quân nhân VN và 1 Mỹ. Người điệp viên được lệnh trở lại để xác nhận vị trí trại giam tù binh ngày 14/2. Trung tâm giải cứu tù binh tổ chức phối hợp cuộc hành quân để giải cứu tù binh. Cuộc hành quân do Tiểu đoàn 67 Biệt động quân VN đảm trách. Ngày 22/1, một công điện được gửi cho tướng tư lệnh quân đoàn 24 Mỹ, yêu cầu mở cuộc hành quân cứu tù binh càng sớm càng tốt. Nơi tình nghi trại tù binh có giam giữ 8 tù binh Hoa Kỳ. Lời yêu cầu dựa trên lời khai của 3 tù binh Hoa Kỳ được Việt Cộng thả ngày 25/10/1969.

(Phần còn lại bị xóa).

(http://nj1.upanh.com/b1.s24.d2/325da103da592b20fb21c233d8565b54_41832541.ls22ludoan1tgql9vaoccalpha.jpg) (http://www.upanh.com/ls_22_ludoan1_tg_ql9_vaoccalpha_upanh/v/5ne7ed0yfwm.htm)
Lữ đoàn 1 Thiết giáp quân đội VNCH trên đường 9 Nam Lào vào căn cứ Delta, 2/1971.

(http://nj9.upanh.com/b3.s3.d3/29532459c6855a2bb6b8737e09166a66_41834269.lscorbis08.jpg) (http://www.upanh.com/ls_corbis_08_upanh/v/1ne87dda6gt.htm)
Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1, tổng chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719
thăm các binh lính VNCH trước lúc xuất quân, ngày 8/2/1972. Ảnh @Bettmann/CORBIS.

(http://nj4.upanh.com/b6.s16.d1/8c61fa18d4efd8fdbe8bd087a763c39b_41832794.ludoan1tgvaoccalpha21971.jpg) (http://www.upanh.com/ludoan1_tg_vaoccalpha_2_1971_upanh/v/1neb5d9f9uk.htm)
Lữ đoàn 1 Thiết giáp gần biên giới Việt - Lào. Ảnh: Larry Burrows.

HÀNH QUÂN BIỆT HẢI

Hành quân “New Port Casino” nhằm ngăn chặn việc bốc dỡ hàng dọc theo bờ biển miền Bắc trong khu vực gần Quảng Khê. Ba tốc đỉnh PTF tham dự cuộc hành quân này, xuất phát từ Đà Nẵng lúc 18h 00’ ngày 10/2, hướng về phía bắc đến một vị trí nơi phía bắc Hòn Gió. Các tốc đỉnh quay về hướng tây nam và bắt đầu tuần tiễu.

 Ngày 11/2, lúc 23h 30’, được radar báo trước và 20 phút sau phát hiện hai tàu Bắc Việt. Tốc đỉnh khai hỏa lúc 3h 05’. Tàu Bắc Việt định bỏ chạy nên bị bắn cháy. Chiếc thứ hai đầu hàng. Biệt Hải bắt sống 6 người, tịch thu 1 kg tài liệu. Chiếc tàu đối phương sau đó bị đặt chất nổ đánh chìm. Radar báo thêm có 1 chiếc tàu khác của đối phương lúc 3h40’. Một tốc đỉnh khác tấn công chiếc này, bắn cháy và sau đó đặt chất nổ đánh chìm. Một lúc sau Biệt Hải vớt lên được 2 thủy thủ đối phương bị thương trong khu vực gần chiếc tàu bị chìm.

(http://nj1.upanh.com/b6.s13.d3/7521aa96440994f78c1e1861a0c35310_41833031.ls17.jpg) (http://www.upanh.com/ls_17_upanh/v/3ne54d0f4me.htm)

(http://nj6.upanh.com/b4.s16.d1/5a29a0abb0f36fae57475724f607fd8f_41833046.ls18.jpg) (http://www.upanh.com/ls_18_upanh/v/anec2ddf4mw.htm)

(http://nj2.upanh.com/b2.s13.d5/b0b20ed9b3c3515fa95a09fbd92ceec8_41833092.ls24.jpg) (http://www.upanh.com/ls_24_upanh/v/3nee1def7wf.htm)

Lúc 5h 00’ ngày 11/2, các tốc đỉnh phát giác loại tàu SL-4 của đối phương, sơn chữ Trung Cộng đang gửi đèn báo hiệu cho một trạm trên bờ. Cả 3 tốc đỉnh đồng loạt tấn công tàu của đối phương, đối phương cho quân bắn trả lại và chạy vào bờ. Một tốc đỉnh tiếp tục đuổi theo cho đến khi tàu của đối phương vào đến miệng sông Giang, tốc đỉnh PTF buộc phải quay trở lại. Các tốc đỉnh về đến Đà Nẵng lúc 10h45’ ngày 11/2. Các tù binh được trao cho sĩ quan tình báo Việt Nam thẩm vấn.

Theo tài liệu MACV/SOG Command History,
Annex B. by Charles F. Reske


(http://nj6.upanh.com/b5.s25.d1/577dacbc72ef24e5ad6def80a2c8171e_41833186.5427580112df4b34a3c4z.jpg) (http://www.upanh.com/5427580112_df4b34a3c4_z_upanh/v/9ne7fd8fcpl.htm)

(http://nj0.upanh.com/b6.s3.d1/6bd71c66eab7260afcec53c405d927ba_41833230.lslarryburrows12.jpg) (http://www.upanh.com/ls_larry_burrows_12_upanh/v/5nebed9jerw.htm)

(http://nj3.upanh.com/b4.s16.d1/b427378327bfe078b115d3c95a1d9f09_41833373.lslarryburrows05.jpg) (http://www.upanh.com/ls_larry_burrows_05_upanh/v/fnea4d2jaes.htm)
Đường vào. Ảnh: Larry Burrows.
Đây là loạt ảnh cuối cùng mà Larry Burrows chụp cho tạp chí LIFE. Ngày thứ 3 của cuộc hành quân Lam Sơn 719 (10/2/1971), trên chặng bay thứ 2 từ căn cứ hỏa lực Hotel đến các tiền đồn của binh sĩ VNCH trên đất Lào  để tường thuật về cuộc hành quân Lam Sơn 719, trực thăng chở ông đã bị hỏa lực phòng không của quân đội Bắc Việt Nam bắn rơi. Cùng tử nạn với ông là 3 phóng viên kỳ cựu khác là Henri Huet (Associated Press), Kent Potter (United Press International), Keisaburo Shimamoto (Newsweek) và 1 phóng viên ảnh của quân đội VNCH, 4 nhân viên phi hành đoàn cùng 2 Đại tá tham mưu Quân đoàn 1 đã lên trực thăng vào phút cuối tại căn cứ Hàm Nghi (Khe Sanh).

(http://nj6.upanh.com/b4.s3.d3/c1d7133c8b82a405441994191980ce4a_41834506.ls19.jpg) (http://www.upanh.com/ls_19_upanh/v/cne44ddmecf.htm)
Larry Burrows (phải) & Henry Huet tại biên giới Việt - Lào trước ngày tử nạn

(http://nj0.upanh.com/b6.s25.d3/34525cfd2228cbcde8d0c9ea002a40f6_41834680.lslarryburrows14.jpg) (http://www.upanh.com/ls_larry_burrows_14_upanh/v/7neabd3m3ql.htm)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 11 Tháng Ba, 2012, 03:18:08 pm

(Phụ bản 11)
HÀNH QUÂN NĂM 1971
(Từ 27/3 ÷ 23/4/1971)

ĐẶC BIỆT

Cuối tháng 3/1971, tên Salem House và Prairie Fire do Jack Anderson đặt ra được thay đổi kể từ ngày 8/4: Thốt Nốt cho những cuộc hành quân bên Campuchia và Phù Dung cho bên Lào.

HÀNH QUÂN THỐT NỐT

Có 68 đơn vị (toán biệt kích, trung đội, đại đội xung kích Hatchet Force) hoạt động tất cả 237 ngày trong vùng hành quân Thốt Nốt. Thời gian hoạt động trung bình là 4 ngày, lâu hơn thời gian trong các bản báo cáo trước. Các toán biệt kích xâm nhập dò thám đường 13 và khu vực phía nam thị trấn Kratie, đường 14 về phía bắc, đông bắc căn cứ địa 351, đường 19 và đường 194. Các toán biệt kích khác dò thám sông Tonle Kong và Tonle San. Hai toán Pike Hill xâm nhập, 1 toán hoạt động trong khu vực hướng tây căn cứ địa 351, toán thứ 2 hoạt động gần đường 141.

(http://nj8.upanh.com/b2.s25.d1/182ad9f3bfafda4c900dd128097b3e2a_41915318.thamkichtp.jpg) (http://www.upanh.com/tham_kich_tp_upanh/v/9neb7o5ebto.htm)

TRUNG BỘ THỐT NỐT

Một điều hấp dẫn (?) là lần đầu tiên toán biệt kích xâm nhập bằng phương tiện nhảy dù qua Campuchia. Toán biệt kích gồm 6 người được phi cơ C-123 Mỹ thả từ một cao độ rất thấp. Toán biệt kích gom lại nhanh chóng và tiếp tục nhiệm vụ. Toán này báo cáo nghe tiếng động cơ xe vận tải của đối phương.

Sáu toán biệt kích dò thám dọc theo đường 13, nơi hướng bắc và đông nam Kratie, hoạt động tất cả 20 ngày, báo cáo không thấy xe cộ của đối phương di chuyển. Điều này cho thấy hoạt động của đối phương giảm về số lượng xe cộ lẫn nhân sự.

(http://nj5.upanh.com/b4.s13.d5/354a0ce961e91aeb1ce066b45b72e7b4_41915425.rtasp2yz4.jpg) (http://www.upanh.com/rtasp2yz4_upanh/v/cne87o6eeqt.htm)

Ngày 21/4, một toán hoạt động nơi phía bắc Kratie phát hiện ra nơi giấu vũ khí của đối phương, gồm có 2 đại liên 30, 2 đại bác không giật 57 ly và 2 súng phòng không, không rõ loại. Toán biệt kích được bốc về cùng chiến lợi phẩm, số còn lại thì phá hủy.

(http://nj6.upanh.com/b5.s24.d2/723b4e8f5a7439490dcf7bdf3a8b59c5_41915636.tumblrlg7xsiqnzk1qggbeuo1400.jpg) (http://www.upanh.com/tumblr_lg7xsiqnzk1qggbeuo1_400_upanh/v/1neadode2uw.htm)
Biểu tình phản chiến tại Mỹ

(http://nj8.upanh.com/b4.s16.d1/d66c26c3d30c444812b7a1cc28a7e969_41915728.001.jpg) (http://www.upanh.com/001_upanh/v/anebdo7eaof.htm)
Tại Việt Nam. Micheal Wynn, 20 tuổi, đến từ Columbus, Ohio
trong chiến dịch Ballistic Charge ngày 21/9/1967 tại Đà Nẵng.

Một trung đội xâm nhập gài mìn trên đường, hướng tây bắc căn cứ địa 712, toán được thả vào dọc theo đường 13 ngày 7/4. Lúc xâm nhập, một trực thăng CH-34 trúng B-40 rớt. Phi hành đoàn được cứu, còn chiếc CH-34 bị tiêu hủy. Ngay tức khắc toán biệt kích trông thấy 3 quân đối phương dắt chó đi lùng. Họ giết 2 người và phát hiện ra công sự của đối phương. Đêm 7/4, trung đội xung kích nghe tiếng xe vận tải di chuyển về hướng nam trên đường 13 nên họ yêu cầu phi cơ oanh kích. Một máy bay điều không O-2 thả trái sáng, toán biệt kích trông thấy xe bọc sắt trên bánh xe di chuyển về hướng nam, chiếc này bắn đại liên phòng không lên máy bay. Trung đội xung kích gài 42 quả mìn trên đường và được bốc về ngày 8/4. Một trong 4 trung đội xung kích hoạt động gần căn cứ địa 712 phát hiện ra một nơi làm than gần đường 13. Nơi này đã bị oanh kích trước đây, thiệt hại khoảng 80%.

(http://nj5.upanh.com/b2.s25.d3/871e47f95fb09366be7b78945a5e3e6e_41916115.ls20cchoalucdelta19damtronglao13.jpg) (http://www.upanh.com/ls_20_cchoaluc_delta1_9dam_trong_lao_13_3_197_upanh/v/5ned7o6zftx.htm)

(http://nj2.upanh.com/b1.s25.d3/51ff1c74a8033b41e592d93e9c45bc0b_41916132.ls21cchoalucdelta19damtronglao13.jpg) (http://www.upanh.com/ls_21_cchoaluc_delta1_9dam_trong_lao_13_3_197_upanh/v/2necco5z5vi.htm)
Căn cứ hỏa lực Delta 1 ngày 13/3/1971. Căn cứ này nằm trên đất Lào,
cách biên giới Lào - Việt 9 dặm nhằm hỗ trợ cho cuộc hành quân Lam Sơn 719.

(http://nj9.upanh.com/b1.s16.d1/7de1813a7ab1faa5c45f47f9887d54b0_41916339.54159875223c42c9ae77z.jpg) (http://www.upanh.com/5415987522_3c42c9ae77_z_upanh/v/6nea6o0zast.htm)
Đại tá Nguyễn Văn Thiệu (38 tuổi). Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh, Bộ Tư lệnh đóng tại Huế, thuộc Quân đoàn 1, Quân khu 1
& Trung tướng Trần Văn Đôn cùng các sĩ quan Lào tại cột mốc biên giới trên Quốc lộ 9 từ Đông Hà đi Savanakhet năm 1961.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 11 Tháng Ba, 2012, 03:54:04 pm

Một toán biệt kích gài 3 quả mìn trên đường 132 và tổ chức phục kích. Một xe ¾ tấn cán phải mìn nổ tung khiến 10 chiếc phía sau phải dừng lại. Toán biệt kích cho nổ thêm 4 quả mìn chống người Claymore rồi rút lui. Sáng hôm sau toán biệt kích quay trở lại quan sát, báo cáo 1 xe vận tải 10 bánh do Nga Sô chế tạo hiệu Zil – 151 bị tiêu hủy, mấy chiếc khác bị hư hại do mảnh vụn để lại trên đường.

Nơi căn cứ địa 712 không thấy có dấu hiệu hoạt động của đối phương. Một toán biệt kích phát hiện một căn cứ cấp trung đoàn, hai căn cứ cấp tiểu đoàn đã bỏ trống khoảng 5 tháng. Trong một căn cứ, toán biệt kích tìm thấy một khẩu súng và hầm chứa đạn.

(http://nj9.upanh.com/b4.s25.d3/cc2410e2b0619b3873751cb2b0a88491_41918709.williamsyx5.jpg) (http://www.upanh.com/williamsyx5_upanh/v/cne7bxfidid.htm)

Về phía đông, một toán Pike Hill cùng toán an ninh Strata xâm nhập ngày 1/4 trong vùng lân cận làng Pu Char, với nhiệm vụ tìm bắt một cảm tình viên Việt Cộng tên là Muc. Toán Pike Hill vào làng và biết được tên Muc cùng gia đình đã bỏ làng đi từ hai tháng trước. Một cảm tình viên cho biết quân đối phương vẫn thường đi ngang qua làng từng toán năm người đến cấp trung đội, họ thường dừng lại để xin nước uống.

Một toán khác hoạt động trong khu vực Wasteland báo cáo nghe tiếng động cơ của khoảng 35-40 xe vận tải di chuyển về hướng nam từng chập trong đêm 4/4. Toán báo cáo lên phi cơ điều không, nhưng xác nhận không có kết quả.

Trong vòng ba tháng liên tục, có rất ít hoạt động của đối phương trong khu vực đông nam căn cứ địa 740. Vùng này gần như không có dân cư.

(http://nj2.upanh.com/b2.s24.d2/0a668af99c3f0dfa01c26f73b49651ae_41917722.a50204.jpg) (http://www.upanh.com/a50204_upanh/v/7nee3oaq8kg.htm)

KHU VỰC BẮC THỐT NỐT

Nơi hướng bắc vùng hành quân Thốt Nốt, rõ ràng đối phương gia tăng hoạt động trong khu vực dọc theo và gần sông Tonle Kong. Có bản báo cáo đoàn xe vận tải của đối phương từ 35-40 chiếc di chuyển trên đường 97. Các toán khác xâm nhập cũng báo cáo số lượng xe cộ di chuyển gia tăng. Một toán báo cáo nghe được tiếng động cơ của 92 xe vận tải từ ngày 31/3 đến ngày 3/4. Toán này cũng nghe được khoảng 30-40 tràng đại liên phòng không 12,7 ly của đối phương trong vùng lân cận. Ngày 19/4, một toán biệt kích phát hiện đơn vị không rõ quân số của đối phương di chuyển trên sông Tonle Kong bằng thuyền tam bản gắn động cơ lúc 19h30’. Lúc 5h 30’ sáng ngày 20, toán trông thấy đơn vị cấp đại đội của đối phương di chuyển về hướng nam trên đường 194.

Những toán biệt kích thám sát khu vực phía nam sông Tonle Kong mười ngày báo cáo tình hình yên lặng. Có 2 chuyến xâm nhập, thám sát đường 194. Toán đầu vào vùng 1 tiếng đồng hồ phải triệt xuất vì đối phương hoạt động mạnh trong vùng do thám. Toán thứ hai vào gài mìn, được 2 ngày thì chạm đối phương, kết quả hai biệt kích tử trận, một mất tích. Toán khác vào tìm xác vào ngày 14/2 nhưng không tìm thấy.

(http://nj4.upanh.com/b1.s13.d5/f0c4d5c22678a7c6d0b95088e2463e3a_41917664.toan2.jpg) (http://www.upanh.com/toan2_upanh/v/7nefao0q3hg.htm)

Những toán thám sát dọc theo đường biên giới chỉ có một toán báo có hoạt động đáng kể của đối phương. Toán này chạm đối phương, chạy phân tán làm hai. Trong thời gian phân tán, một nhóm chạm súng hai lần với đơn vị cấp tiểu đội của đối phương, giết 2 tên.

Có 11 toán biệt kích Mỹ hoạt động bên này lãnh thổ VN cùng thời điểm, báo cáo có nhiều hoạt động của đối phương, thời gian xâm nhập của mỗi toán ngắn hơn hai ngày. Ngày 17, một toán trông thấy hai quân nhân đối phương, cao 6 bộ, nói giọng miền Bắc. Hai người nói trên hướng dẫn hai toán quân, mỗi toán khoảng 20-25 người. Toán thứ hai dắt theo bốn con trâu tải tám thùng đạn, một thùng hỏa tiễn không rõ loại và nhiều đạn súng B-40.

(http://nj1.upanh.com/b2.s3.d3/236fd2158e0c83fb1609922ff6b70e38_41918151.quangri19722.jpg) (http://www.upanh.com/quangri_1972_2_upanh/v/5ne20o6h2ic.htm)

(http://nj5.upanh.com/b3.s25.d1/98e3a4a3c2e482c571092085b2042ebc_41918095.quangri1972.jpg) (http://www.upanh.com/quangri_1972_upanh/v/8nef9o3h9vy.htm)
Chiến trường Quảng Trị, 1972.

Ngày 28/3, một toán biệt kích khác nghe thấy khoảng 40 quân đối phương nói chuyện. Ba khu trục cơ A-1 Skyraider Không lực VNCH và hai phải lực cơ F-100 Mỹ được điều động đến oanh kích. Trong lúc phi cơ oanh kích, toán biệt kích bắn hạ thêm 3 quân đối phương chạy lạc. Ba tên này đều cao tối thiểu 6 bộ (1,83m). Những toán còn lại đều được triệt xuất do cường độ hoạt động của đối phương cao.

(http://nj0.upanh.com/b2.s25.d1/f4c5b8d6fd4f8e67274d972deb17f426_41917840.437795212861837a7ee4z.jpg) (http://www.upanh.com/4377952128_61837a7ee4_z_upanh/v/7ne6focq6yz.htm)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 12 Tháng Ba, 2012, 08:53:17 pm

TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN THỐT NỐT

Các toán biệt kích xâm nhập dọc theo đường 13 nghe được bốn và trông thấy 3 xe của đối phương, ít hơn số xe cộ báo cáo trong thời gian trước. Các toán hoạt động trong khu vực căn cứ địa 712 báo cáo không có hoạt động của đối phương, tuy nhiên phát hiện căn cứ cấp tiểu đoàn đã bỏ trống từ 6 tháng đến 1 năm. Khu vực này tình nghi có Trung Đoàn 6, Công Trường 5 Việt Cộng đóng quân trước đây. Xe cộ trên đường 14 chỉ có xe của địa phương di chuyển, không thấy có dấu hiệu đối phương sử dụng. Các toán biệt kích xác định: các xe vận tải nặng có thể chạy trên đường. Các toán xâm nhập khu vực căn cứ địa 740 tiếp tục trông thấy các toán nhỏ từ 5-10 quân đối phương. Không thấy dấu hiệu đáng kể về các hoạt động của đối phương.

(http://nj3.upanh.com/b5.s3.d1/1758d59491733266d0c6587252ce5581_41974453.002.jpg) (http://www.upanh.com/002_upanh/v/4rbf5bbnbwj.htm)

Về hướng bắc, việc vận chuyển trên sông Tonle Kong của đối phương không đáng kể nhưng mức xe cộ di chuyển trên đường 97 lại tăng gấp đôi. Điều này chứng tỏ đối phương đã phát triển mạng lưới an ninh hiệu quả dọc theo những căn cứ tiếp vận, do đó các toán biệt kích thường chạm đối phương trong khu vực xâm nhập.

(http://nj6.upanh.com/b6.s3.d1/c7548d67be965d9fcddc41d73ff52867_41974776.huynhthanhmy.jpg) (http://www.upanh.com/huynhthanhmy_upanh/v/crb62b0d2ql.htm)
Huỳnh Thành Mỹ, tên thật là Huỳnh Công Là, anh ruột Huỳnh Công Út (Nick Út), người đã chụp hình
Kim Phúc bị bom napal ở Trảng Bàng. Huỳnh Thành Mỹ  là nhiếp ảnh viên đầu tiên của AP thiệt mạng
khi đang tường thuật 1 trận đánh tại vùng ĐBSCL ngày 10/10/1965, khi đó ông  28 tuổi.

Sông Tonle San không thấy dấu hiệu đối phương sử dụng chuyên chở đồ tiếp liệu vì mực nước thấp. Đường 19 chỉ có quân đối phương đi bộ hoặc sử dụng xe đạp di chuyển mặc dù xe vận tải lớn có thể chạy trên đường.

(http://nj3.upanh.com/b3.s25.d1/10fa10cf40f0bfca99f2e3345a6c9dad_41975103.7101967.jpg) (http://www.upanh.com/7_10_1967_upanh/v/7rbe7bfd1pm.htm)

HÀNH QUÂN PHÙ DUNG

Ngoại trừ một toán xâm nhập khu vực Salient, còn lại các hoạt động khác trong vùng hành quân Phù Dung và trên đất Lào đều nhắm vào khu vực phía tây căn cứ địa 607 và về hướng nam. Chuyện này là do giới hạn của phi cơ thám thính Mỹ trên đất Lào và ảnh hưởng của thời tiết. Điều đáng chú ý là số toán biệt kích Mỹ hoạt động trên đất Việt Nam  lại gia tăng ở khu vực bên này biên giới và vùng phi quân sự (Nickle Steel). Lý do là vì không yểm đã trở lại làm việc cho đơn vị SOG sau trận “Lam Sơn 719”.

(http://nj9.upanh.com/b1.s16.d1/7574d3a53c8db831792c0363a56d7dc8_41975319.ls21971.jpg) (http://www.upanh.com/ls_2_1971_upanh/v/7rb12b8q2qc.htm)
Tháng 2/1971. Những người lính VNCH xếp ba lô của những người đã chết và bị thương
trong cuộc chạm súng đêm trước của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Ảnh: Larry Burrows.

CĂN CỨ ĐỊA 609 /613

Hai chuyến xâm nhập đồng thời vào khu vực phía tây căn cứ địa 609. Trong lúc thả toán Strata ngày 4/4, một trực thăng UH-1H bị hỏng máy rớt. Hai biệt kích bị thương và trực thăng bốc cháy. Một chuyến xâm nhập đặt máy nghe lén không thành công do toán đụng phải 20 quân đối phương, kết quả một biệt kích VNCH tử trận. Khu vực này đối phương hoạt động rất mạnh. Những lần xâm nhập trước, các toán biệt kích báo cáo rằng đối phương chuyển quân đông đảo, có thêm nhiều ổ súng phòng không. Hoạt động của đối phương cùng với xe cộ di chuyển trên đường 110 cũng gia tăng.

Hoạt động của đối phương nơi hướng bắc căn cứ địa 609 rất mạnh, các toán biệt kích thường xuyên chạm súng với cấp trung, tiểu đội CSBV. Ba toán Lôi Hổ hoạt động trong khu vực Dak Rolong, một toán báo cáo có khoảng 25-30 quân đối phương di chuyển ngang qua vị trí của toán ngày 29/3.

(http://nj0.upanh.com/b1.s13.d3/569a332fbcfc2de2e796827caf8dc4a8_41975810.trailldbpleimer27101965.jpg) (http://www.upanh.com/trailldb_pleimer_27_10_1965_upanh/v/9rbf9x7j0lv.htm)

(http://nj9.upanh.com/b2.s24.d1/a47c8862f7a78c033129b770413be108_41975849.trailldbpleimer27101965vccsbv.jpg) (http://www.upanh.com/trailldb_pleimer_27_10_1965_vc_csbv_upanh/v/arbcbx2jcmy.htm)
Trại LLĐB Pleime, 27/10/1965. Trại này bị Trung đoàn 33 của đối phương tấn công từ đêm 19/10. Ảnh @Bettmann/CORBIS.

Trên phần đất Việt Nam, tổng cộng có 28 ngày hoạt động do 3 trung đội xung kích VN và các toán biệt kích Mỹ thực hiện. Một trung đội xung kích chạm đối phương ngày 20/4, kết quả một quân nhân Mỹ bị thương, giết ba quân đối phương.


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 13 Tháng Ba, 2012, 08:53:25 pm

CĂN CỨ ĐỊA 614

Trong ba toán xâm nhập khu vực phía nam căn cứ địa 614 thì chỉ có toán biệt kích Mỹ báo cáo có hoạt động đáng kể của đối phương. Toán này chạm đối phương cấp trung đội, giết bốn quân nhân đối phương, điều động hai phản lực cơ F-4 đến oanh kích, thiệt hại của đối phương không rõ.

(http://nj3.upanh.com/b3.s25.d2/30538eb7959375ccbaa657b73fc5e940_42020903.duclap8111969.jpg) (http://www.upanh.com/duclap_8_11_1969_upanh/v/frbc8s2w8dt.htm)

(http://nj2.upanh.com/b5.s24.d2/f6b198e56c7592258d808dc66e8d3ed6_42020962.duclap6111969.jpg) (http://www.upanh.com/duclap_6_11_1969_upanh/v/frbd2s1w5vg.htm)
Đức Lập, 6/11/1969. Ảnh @Bettmann/CORBIS

Hai toán xâm nhập khu vực căn cứ địa 614 đều chạm đối phương. Toán nơi phía nam đụng cấp trung đội, kết quả giết năm quân đối phương, hai biệt kích tử trận.

(http://nj9.upanh.com/b3.s16.d1/41e21c9074653a7333d7655df8b056c9_42021229.lao71quangtri72.jpg) (http://www.upanh.com/lao71_quangtri72_upanh/v/1rb0asfwdoj.htm)
Lào 1971 / Quảng Trị 1972

(http://nj2.upanh.com/b1.s16.d1/dc4876591b04c0adbbc741ec4d3e8f62_42021282.4320806452a5088f433az.jpg) (http://www.upanh.com/4320806452_a5088f433a_z_upanh/v/1rb8fsdw0yw.htm)
Đường 9 Nam Lào / Đường mòn HCM

Đường 966 có nhiều xe cộ qua lại. Một toán báo cáo nghe tiếng động cơ của 9 xe vận tải, máy dò điện tử cho biết có 10 chiếc. Buổi sáng ngày 31, toán biệt kích nghe tiếng hoạt động của đối phương gần đó rồi nghe súng đối phương nổ. Toán biệt kích điều động 8 chiếc F-4 và 2 chiếc F-100 đến oanh kích vị trí của đối phương cùng súng phòng không, làm im mấy ổ súng và gây nhiều tiếng nổ phụ.

(http://nj3.upanh.com/b5.s3.d1/76a4d495fad77c762f03982264c5832a_42021943.hilton111973.jpg) (http://www.upanh.com/hilton_1_1_1973_upanh/v/0rba1l0cdyt.htm)
"Khách sạn Hilton" Hà Nội, 1/1/1973.

(http://nj0.upanh.com/b3.s13.d3/4389cf9a94d6b642bc1982c1278ddfd2_42022110.lt.jpg) (http://www.upanh.com/lt._loren_harvey_torkelson_25_12_1968_upanh/v/arb58l9cefk.htm)
Loren Harvey chuẩn bị đón Giáng sinh tại nơi giam giữ ngày 25/12/1968.

CĂN CỨ ĐỊA 607

Tất cả 5 toán Lôi Hổ VN xâm nhập bên Lào đều chạm đối phương và hoạt động trung bình 3 ngày trong mục tiêu, chạm súng tất cả 6 lần trong đó có 5 lần với cấp tiểu đội, kết quả 1 biệt kích tử trận. Một trung đội xung kích hoạt động từ ngày 14 ÷ 17/4. Đây là lần đầu tiên một trung đội xung kích VN xâm nhập khu vực phía bắc vùng hành quân Phù Dung.

(http://nj9.upanh.com/b2.s3.d1/c23510d537320c9726cb4acb8ee3393f_42023879.conniestevenslongbinh28121969.jpg) (http://www.upanh.com/connie_stevens_longbinh_28_12_1969_upanh/v/9rbc8s8a2et.htm)
Ca sĩ Connie Stevens tại căn cứ Long Bình ngày 28/12/1969. Show diễn được
tổ chức bởi ông bầu Bop Hope (người đang ... chổng mông vào mặt các GI).


(http://nj5.upanh.com/b4.s13.d3/fde7f1328f3d9ab68a693dce48114402_42024255.binhduong811973.jpg) (http://www.upanh.com/binhduong_8_1_1973_upanh/v/4rbe1s6p8vb.htm)
Bình Dương, 8/1/1973.

Các toán biệt kích Mỹ hoạt động bên này biên giới VN, tất cả hoạt động trung bình 2 ngày, trừ một toán xâm nhập thung lũng A Shau, lục soát 9 ngày và báo cáo không có hoạt động đáng kể của đối phương. Một toán khác chạm đối phương, kết quả 2 quân nhân Mỹ và 3 biệt kích VN bị thương, giết 9 quân đối phương.

(http://nj2.upanh.com/b3.s16.d1/fcea53087e27da6dda2b463ffa2f5f96_42022812.benhet2561969.jpg) (http://www.upanh.com/benhet_25_6_1969_upanh/v/0rb67ldteil.htm)
Ben Het, 25/6/1969.

(http://nj6.upanh.com/b3.s24.d1/81055fe1ae62128323f9825e33f537ba_42023006.ks421968trunguyjamesjones.jpg) (http://www.upanh.com/ks_4_2_1968_trunguy_james_jones_upanh/v/4rb07s4j4to.htm)
Trung úy James Johns tại chiến trường Khe Sanh ngày 4/2/1968, nơi anh không phải là du khách.

Một toán biệt kích Mỹ khác xâm nhập từ ngày 11 ÷ 14/4 báo cáo đối phương hoạt động mạnh, gồm có 2 lần bắn 45 hỏa tiễn 122 ly vào mục tiêu cách đó 21 giây (tính từ lúc bắn).

CĂN CỨ ĐỊA 611

Ngày 21/4, trung đội xung kích VN xâm nhập khu vực Salient bên Lào một cách êm thấm. Ngày hôm sau, trung đội xung kích đụng phải 300 quân đối phương. Kết quả 10 biệt kích quân bị thương, 9 mất tích, thiệt hại của đối phương không rõ. Trong lúc bốc đơn vị xung kích, một trực th8ang UH-1H bị bắn rơi và bốc cháy khi chạm đất. Hai nhân viên phi hành đoàn bị thương, sau đó được cứu thoát cùng với trung đội xung kích.
Một chuyến xâm nhập dò thám đường 548 ngày 3 /4 bị đối phương tấn công, toán biệt kích Mỹ chỉ ở được chừng hai tiếng rưỡi đồng hồ.

(http://nj6.upanh.com/b6.s3.d1/c5ed41473c947bd70e1a64b433c07af8_42023566.2344298550102527119s600x600q85.jpg) (http://www.upanh.com/2344298550102527119s600x600q85_upanh/v/6rb3as6aftw.htm)

(http://nj8.upanh.com/b1.s25.d2/b1c9ed54daea6207c853ec0e5ff21ccd_42023648.seals1.jpg) (http://www.upanh.com/seals1_upanh/v/5rb6esfafil.htm)


Tiêu đề: Re: Cuộc chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH
Gửi bởi: NicolasCage trong 21 Tháng Ba, 2012, 09:21:49 pm

VÙNG PHI QUÂN SỰ VỀ HƯỚNG TÂY

Các toán biệt kích Mỹ xâm nhập vùng phi quân sự (Nickle Steel) ngày 6/4, một trực thăng UH-1H bị hỏng máy lúc thả toán và rớt trên bãi đáp. Kết quả một nhân viên phi hành đoàn và ba biệt kích quân bị thương. Toán thứ hai nghe tiếng đại liên 51 ly và hai súng đại bác 152 ly bắn tất cả tám viên. Trực thăng võ trang Cobra được điều động tấn công các ổ súng, gây hai tiếng nổ phụ lớn.

(http://nj1.upanh.com/b6.s24.d3/fc6ad0d4c003338d3a0a0c7f5d169510_42368461.165205874ztjhzvphtructhang.jpg) (http://www.upanh.com/165205874ztjhzv_phtructhang_upanh/v/5rbc9rdf3tr.htm)

Một bộ phận trong Toán Cố vấn Đặc nhiệm 1 thay thế toán Một, sư đoàn 5 Cơ động Mỹ trên đồi 950 (Hickory) nơi đặt đài tiếp vận. Hoạt động của đối phương trong các ngày 19, 20 và 21 cho thấy đối phương đã nới rộng vùng kiểm soát và có thể tấn công đài tiếp vận trong tương lai.

(http://nj6.upanh.com/b2.s13.d5/9a664fecff5dd8edc6bf82c5758f25d7_42367906.mochoa1371968.jpg) (http://www.upanh.com/mochoa_13_7_1968_upanh/v/arbe7r7y1za.htm)
Mộc Hóa, 13/7/1968

TÓM LƯỢC HÀNH QUÂN PHÙ DUNG

Các toán biệt kích xác nhận đối phương vẫn tiếp tục sử dụng đường 110, khu vực bắc căn cứ địa 609 đối phương hoạt động mạnh. Cách xa căn cứ địa hơn 10 km về hướng tây thì ít thấy đối phương hoạt động. Bốn km về hướng nam đài tiếp vận Golf – 5 có sự hiện diện của đối phương. Điều này cho biết trong thời gian qua, khu vực dọc theo suối Dak Xou hoạt động của đối phương đã gia tăng trong mùa mưa.

(http://nj3.upanh.com/b2.s24.d3/7c06974ab7cfa4b0993e781c8d58544b_42366523.dakpek.jpg) (http://www.upanh.com/dakpek_upanh/v/frb4frdp5bd.htm)
Trại Dak Pek.

Một kho tiếp vận của đối phương cách căn cứ địa 609 khoảng 22 km về hướng bắc, trong thung lũng suối Dak Rolong vẫn còn hoạt động. Quân đối phương trở về trại nơi hướng bắc căn cứ địa 609 khoảng 10 – 15 km để chuẩn bị trồng trọt, cày cấy trong mùa mưa, nơi những vùng sản xuất gạo.

(http://nj8.upanh.com/b4.s16.d1/2a95fe59b495f4c6ff895d5c8c408cc6_42366948.1ltsullivandocsimsonbiaphai.jpg) (http://www.upanh.com/1lt_sullivandocsimson_biaphai_upanh/v/crbb3r4pdao.htm)
Trung úy Sullivan "Doc" Simson (bìa phải) cùng toán của mình trước giờ xuất kích.

Các toán biệt kích hoạt động xung quanh căn cứ địa 607 báo cáo đối phương sử dụng vùng bình nguyên, đặc biệt là trong thung lũng có suối. Đối phương đang sử dụng đường 614, và có lẽ nghi ngờ những nơi có thể là bãi trực thăng đổ quân nên tiếp tục cưa cây chỉ còn cao ba bộ (0.91m) để không cho trực thăng đáp xuống.

(http://nj1.upanh.com/b1.s16.d1/1d84071e0739374ff14a81cdbfeca438_42367591.5865268486d9f291e064z.jpg) (http://www.upanh.com/5865268486_d9f291e064_z_upanh/v/drbacreg0yx.htm)

(http://nj7.upanh.com/b6.s16.d1/52e84d283d9773b73b1686fec761b71c_42367657.371264846229556bdc10z.jpg) (http://www.upanh.com/3712648462_29556bdc10_z_upanh/v/1rbaaray9tb.htm)

(http://nj0.upanh.com/b4.s24.d3/e02defd08c5deab8822129da1bcf003f_42367690.3771857222e3b8545915z.jpg) (http://www.upanh.com/3771857222_e3b8545915_z_upanh/v/7rbcdr0g3pl.htm)

Tài liệu tìm thấy của tù binh (chết trước khi thẩm vấn) cho biết Tiểu đoàn 802, Đoàn 4, Quân khu Trị Thiên Huế hoạt động trong vùng phụ cận thung lũng suối Yavor, khoảng 15 km về hướng đông căn cứ địa 607. Tài liệu cho biết thêm, Đoàn 4 gồm có 11 đơn vị trực thuộc (có lẽ cấp đại đội), nhận thêm sáu tân binh và cán bộ. Đơn vị đang trong giai đoạn củng cố, tuy nhiên vẫn có nhiệm vụ tác chiến, đánh phá đường tiếp vận, kho vật liệu, phối hợp với lực lượng địa phương chống lại biệt kích. Tài liệu tiếp tục với huấn lệnh của Ủy ban Vấn Đề Hiện Tại, báo động những trận tấn công biệt kích các căn cứ hậu cần, các đơn vị tổ chức mừng ngày 19 /5 với chiến thắng.

(http://nj3.upanh.com/b4.s25.d2/4ab2dbac79c214f68e96bfa0e23e2b47_42366783.4377199183b921182f6az.jpg) (http://www.upanh.com/4377199183_b921182f6a_z_upanh/v/1rb99r5p1fp.htm)

(http://nj4.upanh.com/b2.s24.d3/6b9b4817b1fc899383d03f5c51aaeaad_42367524.4377947742dd5ffc5b8cz.jpg) (http://www.upanh.com/4377947742_dd5ffc5b8c_z_upanh/v/3rbe9rcg6ai.htm)

Các toán biệt kích xâm nhập phần giữa khu vực hành quân Nickle Steel không thấy có dấu hiệu hoạt động của đối phương. Trong khi đó các toán xâm nhập nơi hướng đông báo cáo đối phương hoạt động mạnh và sử dụng pháo binh.

(http://nj1.upanh.com/b4.s16.d1/3e2b6da31349bb42150dedee30c226c9_42367851.khesanh2021968.jpg) (http://www.upanh.com/khesanh_20_2_1968_upanh/v/0rb4frcy0rj.htm)

Việc bàn giao các trung đội xung kích cho VN có phần chậm trễ, lý do thiếu sự yểm trợ của không quân.

(Phần còn lại bị xóa).

HÀNH QUÂN BIỆT HẢI

(http://nj3.upanh.com/b4.s25.d2/69c7c8fa51b96599a5391386f3b25c7e_42367433.imagevwraspximgsealstabjq4.jpg) (http://www.upanh.com/imagevwraspximgsealstabjq4_upanh/v/frb57r3gexp.htm)

Có tất cả sáu chuyến hành quân Dodge Mark được hoạch định, và được thực hiện 5 chuyến trong thời gian kể trên. Ngày 29/3, trong cuộc hành quân Dodge Mark 12, đã chạm súng giết chết 1 quân đối phương, tịch thu 1 súng ngắn và ít tài liệu. Hành quân Dodge Mark 17 diễn ra trong vùng phi quân sự ngày 20/4. Kết quả không chạm đối phương. Tốc đỉnh bắn phá bờ biển trong khoảng 15 phút.

(http://nj7.upanh.com/b6.s13.d5/5861cba9877b6babb2f1abac95e8514a_42368137.danang31975.jpg) (http://www.upanh.com/danang_3_1975_upanh/v/1rb1crcyeyp.htm)
Tiếp quản Đà Nẵng, 3/1975

(http://nj5.upanh.com/b3.s24.d3/34a671c42043756723c11f498d361f9e_42368175.hughvanes.jpg) (http://www.upanh.com/hugh_van_es_upanh/v/frb15r3y9fp.htm)

(http://nj2.upanh.com/b4.s13.d5/4b765a367d64d803b10211b12e1bbe6e_42368272.dsq419752.jpg) (http://www.upanh.com/dsq_4_1975_2_upanh/v/1rb82rdfccv.htm)

(http://nj1.upanh.com/b2.s16.d1/aeb36a47c5e0f76365420b8a9650e0b8_42368211.reflectrions.jpg) (http://www.upanh.com/reflectrions_upanh/v/9rb7fr1y1mm.htm)

Theo tài liệu MACV /SOG Command History,
Annex B. by Charles F. Reske.


Hết.