Đổ Đức Kỳ & Nguyễn Đức Nhữ Đoàn Công Tác 75 Pleiku, Việt Nam
trong bức hình đầu tiên , người chụp chung với anh Nhữ là Đỗ Đức Kỳ có biệt hiệu là ' Kỳ Con ' thuộc phòng TT bộ chỉ huy Nha ra tăng phái cho toán ĐD NKT , cùng với anh Hùng
(em của anh Chương TT Đ72 )
Tôi là Tuyên, Truyền Tin của 75 trong nhũng ngày lênh đênh lửa đạn. Rất vui khi thấy anh có ý viết lại cuộc triệt thoái vùng 2 của ĐCT 75.trong bức hình đầu tiên , người chụp chung với anh Nhữ là Đỗ Đức Kỳ có biệt hiệu là ' Kỳ Con ' thuộc phòng TT bộ chỉ huy Nha ra tăng phái cho toán ĐD NKT , cùng với anh Hùng
(em của anh Chương TT Đ72 )
Thú thật đôi khi tôi cũng có ý định ấy nhưng tiếc là tôi không còn nhớ đầy đủ chi tiết ngày giờ cũng như văn chương tôi lủng củng không nên hồn.
Tôi chỉ xin góp ý kiến với anh như sau
Các anh em thuộc ĐCT 75 có tên trên danh sách Hội NKT ở đây cũng khá nhiều. Ở gần anh có Nhữ (Hôm ấy lái chiếc Jeep của trung tâm hành quân?), có Lê tinh Anh (Đêm hôm ấy ngồi ôm pháo tháp của Thiết giáp cùng Tr/T Văn và tôi), có Võ Hòa ( Khi chuyển sang đi bộ vượt rừng đã cùng Tr/Úy Tùng (CĐ3XK) và tôi cùng hai nhân viên toán trở thành toán khinh binh đi mở đường) và còn rất nhiều anh em khác nữa có tên trong Hội NKT.
Tôi mạo muội đề nghị anh post trên Diễn Đàn để các anh em khác cùng góp ý, bổ túc những chi tiết cho sác thực về cuộc di tản máu lệ này của ĐCT 75.
Theo thiển ý của tôi điều này vô cùng quan trọng. Bởi vì ĐCT 75 là một đơn vị trú đóng tại Vùng 2CT nên cuộc di tản này không phải chỉ là chuyện của riêng ĐCT 75 mà nó có liên hệ đến cuộc triệt thoái của cả QĐ2.
Với sự góp ý của cac anh em , anh sẽ sắp xếp, duyệt lại và nhuận búttrước khi anh Hòa post những bài viết này trên "nhakythuatngaynay.blogspot".
Với sự góp ý của cac anh em , anh sẽ sắp xếp, duyệt lại và nhuận búttrước khi anh Hòa post những bài viết này trên "nhakythuatngaynay.blogspot".
Sẽ có những người khác đọc , khi đó nó sẽ trở thành những tài liệu tham khảo có tính cách
chứng nhân lịch sử.
Thưa anh trên những dòng mở đầu có một vài chi tiết xin anh cho phép tôi được sác định rõ lại: Một nhóm nhỏ của Đct 75 đi trước không có Đ/úy Dương, không có Đ/úy Trâm. Mà có Đ/uy Phùng Điều.
Khi đó Đ/úy Dương đã về học Tham Mưu tại Saigon, còn Đ/úy Trâm thì rời Pleiku sau khi đơn vị đã lên xe rời trại khoảng hơn hai giờ đồng hồ vì chính tôi và Đ/úy Trâm ở lại sau cùng để thiêu hủy tài liệu tại Trung Tâm HQ. Đ/úy Trâm cũng ở Cali, anh có thể l/l thẳng với anh Ba về những chi tiết này.
chứng nhân lịch sử.
Thưa anh trên những dòng mở đầu có một vài chi tiết xin anh cho phép tôi được sác định rõ lại: Một nhóm nhỏ của Đct 75 đi trước không có Đ/úy Dương, không có Đ/úy Trâm. Mà có Đ/uy Phùng Điều.
Khi đó Đ/úy Dương đã về học Tham Mưu tại Saigon, còn Đ/úy Trâm thì rời Pleiku sau khi đơn vị đã lên xe rời trại khoảng hơn hai giờ đồng hồ vì chính tôi và Đ/úy Trâm ở lại sau cùng để thiêu hủy tài liệu tại Trung Tâm HQ. Đ/úy Trâm cũng ở Cali, anh có thể l/l thẳng với anh Ba về những chi tiết này.
Đôi dòng thô thiển xin anh cân nhắc và miễn chấp.
Ngô đặng Tuyên.
CĐ3XK- ĐĐ660TT-ĐCT 75/72
Ngô đặng Tuyên.
CĐ3XK- ĐĐ660TT-ĐCT 75/72
Phạm Sơn Liêm
Đêm 28/03/75 sau khi BCH/SCT/D11/D71 cho biêt đã rút ,D72 kẹt lại,chịu pháo VC suốt đêm sáng 29/03/75 may mắn chế ngự chiếc salan ,nhờ vậy toàn Bộ Còn lại D72 tới được Nha Trang,sau khi chuyển xác chết dân lên bến tầu,D72 đến tiểu khu Khánh Hoà tìm hiểu tình hình,tại đây tôi gặp Th/tá Lâm Gia Kinh (bạn cùng khoá)CHP/D75 vừa từ Kontum di tản về cùng một số AE D75.Thấy tính hình không ổn tôi đã quyết định trở salan Th/ta Kinh cùng AE/75 đi theo luôn 2 đoàn đi cùng đến sáng hôm sau thì về tới Cam Ranh ,tại đây gặp lại SCT/D11/D71 ,toàn bộ SCT di tản về Long Thành rồi kho 18 ,tại đây Th/tá Kinh được chính thức bổ nhiệm CHP/72 cùng AE còn lại cua DCT /75 được sát nhập vào DCT/72
Anh Tuu
Nguyễn Thanh Phương, Ngô đình Mãnh, Hoàng văn Rợp, Lợi Chí Hùng và Nguyễn Đức Nhữ
Đằng sau doanh trại Long Biên 75 , trước Hồ tắm .
Đằng sau doanh trại Long Biên 75 , trước Hồ tắm .
Pleiku…
thân thương Anh Em đoàn 75
mở :
Lâu rồi , tưởng chừng như đã nhạt nhòa trong trí nhớ , nhưng mấy bữa rầy có Phạm Hòa 72 hỏi đến những ngày cuối của đoàn 75, thêm Ngô đặng Tuyên 75 nhắc nhở chuyện ngày cuối của đoàn75, Nguyễn hùng Trâm cho hay Pleiku tình hình lúc đó . Nguyễn văn Ẩn cùng toán 757, cùng di tản băng rừng 12 ngày đêm , Lê Tinh Anh toán 752 nhân chứng trận chiến Thiết giáp M 48 của Lữ đoàn II, quân khu II bên này cầu Phú Bổn , đường đi Củng Sơn .
Vết thương hận, đau đớn di tản tức tưởi “ nghìn trùng xa cách “ lại bật máu ra , vỡ ra từng mảng da thịt của quê hương, thước film di tản năm ấy trải dài ra ngay hiện trước mắt, hôm đó, ngay ban ngày, đại pháo của Cộng quân thi nhau nã vào Thị xã Phú Bổn , tưới lên Lính và thường dân di tản, mọi người chạy lung tung trong khói đạn mịt mù , có những tiếng khóc hét la dưới cơn mưa pháo. ..có lệ rơi , có máu chảy, có mùi thịt người cháy khét , có cả xác người tung lên Trời, xương thịt tan vỡ ra từng khúc, trộn hoà với đất đỏ rơi xuống !!! bao lần muốn viết lại , viết được vaì chữ ghi được vài hàng, rồi lại thôi ! chỉ vì nước mắt chực ào ra !
“.. Di tản khó , sâu dòi lúc nhúc
Trong vết thương người bạn nín
Người chết mấy ngày không lấy xác
Thây xình mặt nát , lạch mương tanh…”
Tô Thùy Yên
Long Biên Đoàn công tác 75.
Ngày N .
Phi trường Cù Hanh ,Sư đoàn 6 Không quân VNCH ,ngay kế bên , máy bay vẫn lên xuống , mặc dù chập chạp vì vài trái đạn hỏa tiễn phóng vô trong Phi trường hồi đêm , cộng thêm dân chúng đang đợi di tản qúa là nhiều , đầy dẫy , người và người đang đợi những chuyến bay Hàng không dân sự lẫn cả Quân sự . Thành phố Pleiku, mây giăng nhẹ , không mưa , có nhạt nắng ,mọi sinh hoạt bình thường , xe cộ thì tấp nập nhiều hơn mọi ngày , có lẽ nghe tin Thành phố Ban mê thuột thất thủ , nên dân chúng lo sợ và chuẩn bị chăng ?
Trại Long Biên , đoàn công tác 75 , Sở công tác , Nha kỹ thuật , tự nhiên mấy ngày nay chúng tôi cũng không thiết lội bộ ra khỏi trại uống Café , ăn bánh Pate’ chaud ký sổ nợ bên chợ Cù Hanh như mọi ngày ? bầu không khí như Am như Miếu như cốc sơn nào đó , chẳng có những nụ cười giỡn , không gian vắng lặng , tĩnh mịnh như có toán đang công tác hành quân mất liên lạc 2 hay 3 ngày ?
Tư lệnh phó quân đoàn II chủ tọa buổi họp, Đoàn công tác 75 có tham dự : Chi huy phó Thiếu tá Lâm gia Kinh và Đại uý Hồ văn Ngàn, trưởng ban 03, buổi họp ngắn gọn trong vòng ½ tiếng với Lệnh di tản rút bỏ cao nguyên Pleiku-Kontum ban hành .
Trong phòng họp không ai phản đối , kế đó mọi người bàn tới kế hoạch di tản , Đại tá chỉ huy trưởng Biệt động quân, quân khu II Phạm duy Tất được thăng cấp Chuẩn tướng với trách nhiệm chỉ huy đoàn quân di tản , giờ thứ 25 , mọi dự tính , bàn thảo rút quân một cách vội vã , cẩu thả , kỷ luật thì hỗn tạp , không nghiên cứu kỹ các lộ trình , cầu cống để chọn lựa đường rút quân , các tỉnh lộ được nêu ra : đường Quốc lộ 21 không thể xử dụng được, vì đường 14 giữa Pleiku- Ban mê Thuột đã bị địch cắt đứt , cộng quân Bắc việt hiện có 03, 04 Sư đoàn chính quy tại chiến trường Ban mê Thuột , không thể xử dụng đường 21 để về Nha Trang ; trong khi đó đường 19 nối Pleiku-Qui Nhơn cũng không chấp nhận được , vì đèo An Khê đã bị cắt đứt ở hai phía Đông và Tây , mà Cộng quân Bắt Việt hiện đang đóng chốt án ngữ nhiều nơi , ngoài Tỉnh lộ 7B không còn chọn lựa nào khác , quyết định đường số 7B, mọi người chấp thuận , chỉ có kế hoạch di tản mà không có đội quân để bảo vệ trên con đường di tản ?
Lệnh di tản từ các chỉ huy đi họp quân đoàn về ban ra , lúc này Pleiku thành phố hầu như không có tiếng súng , vậy tại sao phải di tản ? lạ quá nhỉ ? Pleiku có bị đánh đâu mà phải di tản? Chẳng lẽ chỉ vì một vài trái đạn pháo kích mà cả một Quân Đoàn lại bỏ chạy? Cũng vì cái lệnh quái đản đó mà hàng trăm ngàn quân dân nhốn nháo đổ xô về Qui Nhơn, Tuy Hòa và Nha Trang. Cuộc hành trình đã gây nên bao nỗi đau thương và uất hận cho mọi người. Chiến tranh quả thật là tàn khốc. Hàng vạn người tranh nhau để tìm đường sống, đã gây nên bao cảnh tượng tang thương mà lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy. Tôi không thể tưởng tượng được tại sao mạng người lại rẻ xình như thế !
Câu hỏi mọi quân nhân VNCH đặt ra ? Đã là Lính trong thời chiến, thời loạn kể cả thời bình .. chỗ nào cũng đánh và đấm .vv. Các sư đoàn Cộng quân đầy dẫy ngay trước mặt đây không đánh , không giết mà lại lui Binh rồi trở lại Tái chiếm ? Bộ tư lệnh Quân Đoàn II đã ban ra , mọi đơn vị nhận lệnh thêm tập họp lại t ại Bộ tư lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh , thường trú tại chân núi Hàm Rồng, từ đây đoàn quân mới khởi hành ? Trước đó còn có lệnh Tử thủ nữa , lúc này các bậc Chỉ huy cũng “ tẩu hỏa nhập ma ” với Lệnh và Lạc ! mà nói ngay trong quân đội thi hành trước khiếu nại sau !
15 tháng 03 năm 1975 đòan 75 đã chuẩn bị di tản từ sáng sớm , 1/2 đoàn ? đã đi trước với sự hướng dẫnThiếu tá Lâm gia Kinh , Đại uý Phùng Điều, Ngô đình Mãnh ..cùng một số vợ con của các chiến hữu 75.
Ngày hôm sau buổi trưa 03-16-1975 Trung Tá chỉ huy trưởng đoàn 75 Nguyễn thanh Văn ra lệnh bắt đầu rời khỏi trại lên đường, trước khi xe chuyển bánh Chiến hữu Đinh quang Vinh mở các kho vũ khí nhỏ { conext }nằm xung quanh Trung tâm hành quân.…. nào là dây lựu đạn Mini, súng khối Cộng và Đồng Minh nhiều loại lớn và nhỏ , v.v ..vì trước đây trại này là của C 2 Lực Lượng Đặc Biệt Sĩ quan cố vấn Hoa kỳ ( lúc đi công tác hành quân, xin trang bị thêm thì nại đủ lý do !! không cấp phát , bây giờ “ Tình cho không biếu không “ Anh Em nhào vô , nào đeo , nào vác , nhét túi trên dưới , chất lên xe cho thỏa lòng tham ? dù chỉ có 01ngón tay bóp cò )
Đoàn xe rời trại ra đi Hàm Rồng , trong trại còn lại những chuyên viên Phá hoại được lệnh ở lại trại và sẽ khởi hành sau : Đại uý Nguyễn hùng Trâm Liên toán trưởng Toán 3, Thiếu uý Ngô đặng Tuyên Truyền Tin, Thượng sĩ Nguyễn công Lợi Ban 4 với trách nhiệm thiêu hủy các hồ sơ , tài liệu .. riêng Nguyễn đức Nhữ chất lên xe Jeep của Trung tâm hành quân một số hồ sơ với chỉ thị của chỉ huy trưởng Đoàn công tác 75 Trung tá Nguyễn thanh Văn , ra trại trước đi Hàm Rồng trước khi trại Long Biên bị phá huỷ .
Bao nhiêu các tủ sắt hồ sơ tại Trung Tâm Hành Quân , Ban 2 , Ban 3 và Trung tâm điện đài truyền tin đã được gắn sẵn nhiều bánh thuốc cháy Lân Tinh bố trí trên các tủ sắt đều kích hỏa hết ,Thiếu uý Ngô đặng Tuyên được giữ trọng trách phá hoại này và chu toàn nhiệm vụ .
Kho đạn đoàn 75 , các kho đạn này nguyên thủy là hệ thống cung cấp đạn dược cho của C 2 LLĐB Mỹ ,nên những hầm đạn ngầm không biết bao nhiêu mà kiểm cho hết , Đại uý Nguyễn hùng Trâm được trách nhiệm phá hủy kho đạn của đoàn 75,sau khi gài chất nổ chậm cho các hầm đạn xong , trước khi rời trại đi Hàm Rồng , nghĩ sao đó , Đại uý Trâm lại đi tháo hết ngòi nổ ở các hầm đạn ra , do đó hầm.
( ….bây giờ gặp lại Ba Trâm có hỏi :
- tại saoAnh Ba không phá hủy kho đạn ? Anh Ba Trâm mau mắn trả lời :
- Không giúp ích được gì , mà còn hỗn loạn các trại Lính chung quanh của đơn vị bạn ! )
Trại Long Biên Pleiku đoàn công tác 75, Sở Công Tác, Nha kỹ Thuật, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hơn 02 năm đồn trú tại đây , cũng nơi này , ngay trước cổng trại là bãi đáp Trực Thăng đưa đi xâm nhập vào các mật khu , công trường của địch …đã tung ra nhiều nhiều chuyến công tác khắp Quân khu II , biên giới vùng II chiến thuật và ít chuyến biệt phái công tác cho Nam Đông Huế Quân khu I ... và nhiều nhiều chuyến công tác thành công trở về , ngang nhiên ngẩng mặt lên, nở một nụ cười ngạo mạn, bước xuống trong vần vũ của tiếng Trực Thăng và bụi mịt mù , quét mắt nhìn một vòng , biến nhanh như Sóc vào doanh trại , nơi đây bao Anh Em Đồng Đội đang đợi chào đón… cuối cùng chiều nay chỉ có 02 chiến sĩ cuối cùng : Đại uý Trâm ngồi trên xe Jeep chứng kiến giờ lịch sử , Thiếu uý Ngô đặng Tuyên đóng cổng , rút xích và bấm khóa , lặng lẽ lên xe….
vĩnh biệt Long Biên .
vĩnh biệt 75 .
* bảy năm bảy *
Tôi có nói chuyện với Phạm Sỉ Khanh Đòan 68
ReplyDeletecó một vài tóan của Đòan 75 sát nhập Đòan 68 như Tóan của
Thiếu Úy Võ Hòa và đi hành quân Lái Thiêu, Bình Dương.
tôi sẻ hỏi anh Hòa vào cuối tuần. ( lúc nào anh về Đòan 68 )
và bao nhiêu người.
cách đây vài hôm Anh Tựu cho biết Thiếu Tá Lâm Gia Kinh CHP/D75 Gặp
Anh Tụu ở Nha Trang đầu tháng 4-75 ( không biết quân số bao nhiêu )
và cùng anh Tựu về Cam Ranh gặp Sở Công Tác, Đ11 và 71 tại đây
và cùng về Vũng Tàu, Làng Cô Nhi Long Thành và Kho 18
Anh Kinh sau này chánh thức là CHP Đòan 72 .
Chiều 29 tháng 4 năm 75, lúc về tại BCH Nha Kỹ Thuật nhìn qua
Trường Đua Phú Thọ tôi thấy một số anh em của mình đang vô bao cát làm
Công Sự Phòng Thủ và Phạm Sỉ Khanh xác nhận đây là nhóm anh em Đòan 68
có khỏang 2 hay 3 tóan trong đó có Phạm Sĩ Khanh .
Đêm 28/03/75 sau khi BCH/SCT/D11/D71 cho biêt đã rút ,D72 kẹt lại,chịu pháo VC suốt đêm sáng 29/03/75 may mắn chế ngự chiếc salan ,nhờ vậy toàn Bộ Còn lại D72 tới được Nha Trang,sau khi chuyển xác chết dân lên bến tầu,D72 đến tiểu khu Khánh Hoà tìm hiểu tình hình,tại đây tôi gặp Th/tá Lâm Gia Kinh (bạn cùng khoá)CHP/D75 vừa từ Kontum di tản về cùng một số AE D75.
ReplyDeleteThấy tính hình không ổn tôi đã quyết định trở salan Th/ta Kinh cùng AE/75 đi theo luôn 2 đoàn đi cùng đến sáng hôm sau thì về tới Cam Ranh ,tại đây gặp lại SCT/D11/D71 ,toàn bộ SCT di tản về Long Thành rồi kho 18 ,tại đây Th/tá Kinh được chính thức bổ nhiệm CHP/72 cùng AE còn lại cua DCT /75 được sát nhập vào DCT/72
Anh Tuu
ReplyDelete
Thoi Chinh ChienJuly 6, 2012 5:34 PM
Đoàn 2 từ đầu năm 1975 đã dọn về Pleiku .Đoàn 2 theo Quân Đoàn di tản ngày 16 tháng 3 năm 1975 .
Anh Minh
ReplyDelete
hello anh Hòa.....Đ 75 chỉ sát nhập vào Đ 72....vì khi di tản về đến kho 18 chỉ còn một số ít nhân viên toán (nên sát nhập hết vào Đ 72 trong đó có tôi và Liêm to mồm 1/2 anh em nữa tôi hong nhớ)có vài anh em về đến cô nhi viện Long Thành thì về g/d....sát nhập về Đ 72 vào khoãng 10/11tháng 4/75
ReplyDeleteanh Hỏi Liêm to mồm thử coi có còn nhớ hong
Tôi đã viết : những ngày cuối của đoàn 75 , đã gởi lên d/đàn trước ngày 30 tháng 04 năm 2012 ( từ ngày 15 tháng 03 năm 1975 cho đến ngày đứt Flim ) để coi lại và send cho Bác .
ReplyDeleteNgày 15 tháng 03 năm 1975 đòan 75 đã chuẩn bị di tản từ sáng sớm , 1/2 đoàn ? đã đi trước với sự hướng dẫn Anh Tư Lâm gia Kinh , ba Trâm , ba Bằng , ba Dương cùng vợ con của các chiến hữu 75 ( ai được đi trong số này thêm tôi không nhớ rõ ? riêng tôi đã rời đoàn 75 ngày hôm sau 03-16 với Anh năm Nguyễn thanh Văn vào buổi trưa , nhưng không hiểu sao lại dừng ngủ tạm lại Hàm rồng BTL Sư đoàn 23 BB 01 đêm ?
Sáng sớm hôm sau 03-17-75 đi sớm , một rừng xe đủ loạn quốc lộ 14 , đường đi rất chậm chưa muốn nói là từng bước , chiều khoảng 4 hay 05 giờ chiều kẹt cứng bên này cầu Phú bổn , thông thường chỉ có 02 lằn xe chạy mỗi bên , nhưng bây giờ có Quân cảnh hay Cảnh sát giao thông cũng bó tay , có lẽ tới 04 lằn xe chạy , nhà Binh thì GMC , JEEP lớn nhỏ , dân sự thì gắn máy , xe đò kể cả xe đạp , trong khi cộng quân thì đang nã đạn pháo kíck vào thị xã , dân chúng la hét chạy lung tung .
Trong lúc đó Anh năm Văn được phối hợp hỗ trợ , ngồi chung trên chiến xa với Tư lệnh Thiếp giáp Quân đoàn 2 để chuẩn bị , tấn công vượt qua bên này cầu Phú bổn , 01 đoàn xe bọc thép M 48 tiến lên hàng ngang ,bật đèn pha , hùng dũng tiến lên ..trước đó không hiểu từ đâu mò đến ,vì xe cộ đủ loại kẹt cứng trên đường quốc lộ ,nên xe tăng di chuyển chui xuyên qua từng nhà dân ở hai bên đường để tiến tới cầu Phú bổn , trên các pháo tháp , đại liên , súng cối trên xe tăng đang thi nhau khạc đạn ngõ hầu dập tắt các họng súng , các chốt án binh của cộng quân bên kia cầu , lúc này trên trời có chiếc trực thăng màu trắng và xanh của Hỗn hợp quân sự hai bên , đang vòng vòng và phải bỏ đi vì cả hai bên đều thi nhau khạc đạn có lẽ vì ngứa mắt ?
Khoảng sau chừng 00.45'.00 tấn công để giành làm chủ cầu Phú bổn , tôi thấy các chiến xa đã tắt đèn và quay lui trở lại , nghe nói lại.. với sức kháng cự quá mạnh của cộng quân đã làm chủ tình hình từ lâu , tạm thời rút lui và chờ sáng hôm sau phối trí lại và tấn công !
Đêm đó , đoàn 75 kiểm tra lại , Anh năm quyết định bỏ di chuyển bằng xe và đi đường bộ về Tuy hòa..khoảng chưa tới 30 chiến hữu đoàn 75 ? Thiếu uý muôn đời Võ Hòa được chỉ định trưởng toán di tản ! Đoàn 75 lên đường trong đêm tối .
( mai mốt rảnh viết tiếp )
đón xem để biết :
- bao lâu về tới Tuy Hòa
- lúc di tản đụng trận1 lần
- tới Nha trang ngày nào ?
- đi Cam ranh như thế nào
- xuống Vũng tàu như thế nào
- ngày về Cô nhi viện Long thành
- di chuyển về kho 18 Khánh Hội
- chuyện khó tin ở gầm cầu Tân Thuận
- những ngày cuối kho18
- ngày 30 tháng tư ( chuyện VC / MTGPMN bất đắc dĩ của Anh Hoàng như Bá và vài Anh em ??)
phạm sơn liêm 757
Trích đoạn di tản Đà Nẵng tháng 3 năm 1975
ReplyDelete(Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu CHT Đoàn 72)
Khoảng đầu tháng 03/1975, tôi không nhớ rõ ngày, thời điểm này chiến trường trở nên sôi động bất thường, Ban Mê Thuột thất thủ ,Cao Nguyên mất, tại Đà Nẵng tình hình cũng rất sôi động.
Ngày 24/03/1975 tôi tình cờ vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng (nhờ vốn Anh văn sẵn có, vì tôi đã đi tu nghiệp khóa tình báo cao cấp bên Hoa Kỳ tại Baltimore Tiểu Bang Maryland năm 1971 nên sự giao thiệp không gì trở ngại khi tiếp xúc với nhân viên Tòa Lãnh Sự).
Tôi được họ cho biết vào buổi chiều sẽ có Tàu của Phi Luật Tân được Tòa Lãnh Sự Mỹ mướn để di tản nhân viên và đồng bào và sẽ đậu tài bến Tiên Sha .Tôi liền về thông báo cho Bộ Chỉ Huy SCT.
Còn riêng ĐCT/72 tôi đã cho di tản toàn bộ trại gia binh, nhờ vậy sau này cuộc di tản tại Đà Nẵng đã bớt phần nào tổn thất cho ĐCT/72 , nếu còn để trại gia binh lại thì còn trở ngại hơn nữa.
Sáng 28/3 tôi ăn sáng tại Sơn Trà gặp người bạn cùng khóa là Th/T Long CHT/Giang Đoàn vận tải hiện đậu tại Cảng Sơn Trà được lệnh ra Đà Nẵng để chuyển quân ,anh ta có hứa với tôi khi nào có lệnh di tản thì sẽ thông báo cho ĐCT của tôi, nhưng nghiệt ngã thay cho ĐCT/72 lại đóng ở Tiên Sha chứ không ở Sơn Trà như BCH/SCT/ ,DCT/11 và ĐCT/71.
Trưa ngày 28/3/1974 tôi được Tr/T Tuan CHP Sở gọi lên họp , cho biết qua tình hình rất là nguy ngập, sau đó trở về đoàn đợi lệnh và cho tiêu hủy hồ sơ sẵn sáng tác chiến, khi ra đến cổng của BCH/SCT tôi gặp Đ/T Đáng Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I và được Đ/T Đáng cho biết là BTL/QĐI đã mất liên lạc từ trưa ngày 28/03/1974 ( muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI của Phó Đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 239, sau này khi gặp lại BCH/SCT tại Cam Ranh tôi được biết Đ/T Đang đã di tản cùng với BCH/SCT )
Tại thời điểm này ĐCT/72 có 2 Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và 3 toán hiện đang trong vùng địch , một BCH nhẹ tại đỉnh Đồng Đen do Th/Úy Thể và một BCH nhẹ giữ an ninh cho đài kiểm báo Panama do Đ/Úy Thục chỉ huy, vì chưa nhận được lệnh rõ ràng của Tr/T Tuấn nên tôi cũng không tự động cho lệnh rút về , tôi cho lệnh các toán hãy nằm yên đợi lệnh, sau đó tôi cho tiêu hủy hồ sơ và trang bị lương thực 7 ngày và vũ khí đầy đủ cho quân nhân của ĐCT/72 và sẵn sàng đợi lệnh của BCH/SCT.
ĐCT/72 sẵn sàng ứng chiến túc trực đợi lệnh mãi đến 8 giờ tối hoặc hơn nữa , tôi nhận được lệnh của Tr/T Tuấn trên máy truyền tin là BCH/SCT đã di tản ra khơi (bằng Giang Đoàn của Th/T Long bạn cùng khóa với tôi như đã hẹn lúc sáng).
ĐCT/72 tự túc tìm phương tiện di tản,lúc này thì đã quá trễ rồi, nếu Tr/T Tuân cho lệnh sớm hơn ½ giờ thì chúng tôi đã đi cùng với BCH/SCT rồi, sau đó tôi cho lệnh 2 Bộ Chỉ Huy nhẹ bằng mọi cách thoát thân, vì bản thân ĐCT/72 cũng đã bị rớt lại rồi.
ReplyDeleteTôi tập trung anh em trong Đoàn lại và di chuyển về hướng Sơn Trà , thực sự ra thì cũng chẳng biết đi đâu ,để làm gì , rút về đâu, Dàn quân ra hai bên đường, đi về hướng BCH/SCT, dân chúng thì tràn ngập vào Tiên Sha ,đi được một đoạn thì thấy xe Tăng xuất hiện , tưởng xe Tăng của VC anh em toán dạt qua hai bên đường , thấy tình thế không ổn nên tôi lại quay trở lại Tiên Sha nơi BTL/HQ Vùng I.
Nơi đây tôi gặp Th/T Kiệt, Giám Đốc Hải Cảng Tiên Sha (được biết ông này là cháu của T/Thống Thiệu ),ông này bèn mượn máy truyền tin của tôi để liên lạc , may ra có Tàu nào gần đó cập bến tiếp cứu , sau một hồi đây Kilo ,đây Kilo chẳng ai trả lời cả, tất cả đều trong tình trạng tuyệt vọng, chúng tôi lại đi tiếp vào trong sân BTL thì thấy 2 chiếc trực thăng đậu sẵn tại đây, tôi có hỏi hai Phi Công trực thăng này cho di tản , thì được họ cho biết hết xăng nên phải đáp xuống đây thôi,
Sau này không biết số phận Th/T Kiệt và 2 viên Phi Công này ra sao, thấy đã quá nửa khuya rồi, anh em ai cũng mệt mỏi , tôi cho lệnh toàn bộ ĐCT/72 trở về BCH đoàn để tử thủ , trên đường về đoàn, địch pháo kích ác liệt , đêm nay ĐCT/72 nhận được một trận pháo khủng khiếp của VC từ Nam Ô pháo sang,
Dân chúng chết đầy đường, trong số này có một tên VC bị dân chúng phát hiện là tiền sát viên nên bắt trói lại để giữa đường kêu la thảm thiết , hắn nói “tôi không phải VC đâu mà các ông bắt tôi “ dân chúng nói chính mày là tiền sát viên VC nên bị dân chúng ức quá bắt trói lại , thêm chi tiết trang 266 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI, (cấp bậc của tôi Th/T không phải Tr/T như trong sách ).
Sáng này 29/03/74 trong tình thế tuyệt vọng anh em chúng tôi tập trung lại quân số , vẫn trang bị đầy đủ và kéo xuống bến Cảng Tiên Sha , vừa để tránh pháo VC vửa để tìm đường thoát , chúng tôi vẫn hàng ngũ chỉnh tể , súng đạn đầy đủ xuống đến bến Cảng chúng tôi chia nhau xuống nấp dưới gầm cầu Tàu để tránh pháo VC và tự nhủ rằng nếu không có đường nào thoát nữa VC vào tới nơi thì mình sẽ cùng nhau tự sát và cho xác rớt xuống biển làm mồi cho cá ăn
Suốt buổi sáng VC pháo kích liên tục, đến buổi trưa thì tạm ngưng , sau khi tạm ngưng được một lúc thì như một phép nhiệm màu nào đó đã đến với ĐCT/72 đột nhiên có một chiếc sà lan có tàu kéo từ từ cập bến, không để lỡ cơ hội tôi và toàn bộ anh em trong đoàn chia nhau xuống tàu kéo và sà lan, vì lúc này chúng tôi vẫn còn trang bị đầy đủ , nên việc làm chủ tình hình cũng không khó khăn .
Tôi liên lạc với viên thuyền trưởng Tàu kéo quốc tịch Úc (với số vốn Anh văn sẵn có nên việc tiếp xúc cũng trở nên dễ dàng ), vì có vũ khí nên nguoi` này hoàn toàn theo lệnh của tôi, lúc này thì hắn cho biết là sà lan đã quá tải phải cho bớt người xuống, nhưng giờ phút này không ai chịu xuống cả, mọi người đều bám lấy cái chết để hy vong được sống .
Tôi cho lệnh anh em trong đoàn không cho bất cứ người dân nào lên nữa vì sợ VC trà trộn , sà lan quá tải sẽ chìm rất nguy hiểm, khi viên thuyền trưởng được chúng tôi bảo vệ an ninh và không cho người lên nữa, sau đó thuyền trưởng cho Tàu ra khỏi bến và kéo theo sà lan , trên đường rời bến thỉnh thoảng cũng có nhưng thuyền nhỏ có những cựu quân nhân mặc sắc phục chúng tôi kéo lên , có một thuyền như cái thúng trên thuyên có một người ở trần , đội mũ trên mang lon Đ/Tá lấy tay vái lia lịa , nên anh em chúng tôi cũng kéo lên được,
Trên đường suôi Nam chúng tôi ở Tàu kéo và trang bị nước đầy đủ nên không bị thiếu nước, nhưng bên sà lan tình trang khủng khiếp , may ngày trời lênh đênh trên biển không một giọt nước , với dân số trên 10.000 người trời nắng chen chúc nhau, chém giết nhau để dành nước uống,
ReplyDeleteCó một số người vô kỷ luật hãm hiếp , cướp giật, họ nổi loạn và bắn lên Tàu kéo một T.S thuốc ĐCT/72 bị trúng thương ở cổ vì đang ngồi canh gác phía sau Tàu kéo (vì anh này mới về nên tôi không nhớ tên , anh em nào trong Đoàn nhớ tên xin nhắc tôi, khi tàu đến Nha Trang phải đưa anh vào bệnh viện ) phía dân chúng trên sà lan họ đòi Tàu kéo phải dừng lại để xin nước, tôi có nói với Thuyền Trưởng rằng nếu dừng lại bây giờ rất nguy hiểm , dân họ mà leo lên được , sẽ chìm Tảu giữa biên , viên Thuyền Trưởng tiếp tục cho tàu suôi Nam ,
Sau 3 ngày đêm thì chúng tôi về đến Nha Trang , Tàu vừa cập bên một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng thấy trong đời , nếu ngày xưa Đức Quốc Xã có tàn sát người Do Thái thì cũng chỉ đến thế này là cùng, xác người nàm chết chồng chất lên nhau trải đầy mặt sà lan 2, 3 lớp xác người, những người còn sống thì điên dại cởi hết quần áo đi rong ngoài đường (tôi có chụp được hình thảm cảnh này nhưng kỳ di tản đợt 2 lại không kịp mang đi) xác người được khiêng xuống để đầy cầu Tàu, dân chúng chứng kến cảnh này đồn nhau hoảng hốt làm cả thành phố Nha Trang hoảng loạn .
Trong khi chờ đợi chính quyền địa phương khiêng xác người xuống , tôi và anh em trong Đoàn đi nhờ xe vào BCH tiểu khu Khanh Hòa nơi đây tôi gặp lại toán anh em DCT/75 di tản tử Pleiku vể do Th/T Kinh (bạn cùng khóa) CHP/ĐCT/75.
Nhận thấy tình hình cũng tương tự như Đà Nẵng mấy hôm trước nên tôi quyết định cùng anh em trong đoàn trở lại sà lan và bàn với Thuyền Trưởng tiếp tục đi suôi Nam ngay đêm hôm đó , đến mờ sáng thì sà lan đến Cam Ranh , nơi đây chúng tôi gặp lại BCH/SCT ĐCT/11,ĐCT/71 vì hai Đoàn này di tản cùng với BCH/SCT , Tr/T Tuân có chạy ra ôm tôi và nói mừng cho anh trở về được , tôi cũng cám ơn Tr/T Tuân vể nghĩa cử này,
Sau này tôi được biết khi Tr/T Tuân đã ra khơi rồi và báo cho Đ/T Giám Đốc NKT biết là ĐCT/72 chúng tôi bị kẹt lại , Đ/T Giám Đốc có ra lệnh là phải quay trở lại Đà Nẵng để đón ĐCT/72 , cũng may là Tr/T Tuân tiếp tục suôi Nam , nếu trở lại DN thì không biết hậu quả sẽ ra sao cho BCH/SCT,
Sau đó Đoàn chúng tôi sát nhập với BCH/ĐCT và tiếp tục về Vũng Tàu, một điều may mắn cho chúng tôi là mặc dù gặp hoạn nạn nhưng anh em chúng tôi ĐCT/72 vẫn ra đi với đầy đủ quân trang và quân dụng , ngoại trừ những toán đang trong vùng hành quân vì trường hợp bất khả kháng tôi không thể làm gì khác hơn được,
Tôi viết lại đây với một góc cạnh nhỏ của ĐCT/72 đã góp phần vào cuộc chiến, một đội Quân hùng mạnh nhất ĐNA đã tan biến theo sự sắp đặt của thế lực cường quốc, khi cuộc chiến tán thì cả một thế hệ tàn theo, thoát ra ngoài được thì “lao động tự nguyện, từ khi qua Mỹ tới ngày hôm nay tôi vẫn chuyên nghiệp lao động “không thoát ra được thì bị tù đày lao động cưỡng bách “
ReplyDeleteNhân dịp nay tôi cũng mong những anh em đã cùng tôi trên bước đường hoạn nạn này có bổ túc thêm chi tiết gì tôi xin đón nhận,
Tôi cũng vừa đọc bài báo “vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I ” của tờ Thời Báo mới phát hành trong đó Tr/T Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I có viết đoạn như sau (… tiện đây tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải và Tướng Khanh Tư Lệnh Không Quân Vùng I” là vì Tư Lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính , hàng trăm Chiến Hạm lớn nhỏ, nhưng tôi nghiệm thấy sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai cho đi khỏi BTL ở Tiên Sha và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển may nhờ có một chiếc tàu Hải Quân mà anh em trên tàu còn giữ kỷ luật, thấy Phó Đê Đốc Thoại họ đã ghé lại cho Tướng Thoại đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao….)
Cấp Tướng còn chịu số phận như vậy thì đối với cấp Tá như tôi hoặc cấp nhỏ hơn tôi thì chỉ là chuyện bình thường của nghịch cảnh dành cho kẻ chiến bại, vài háng tâm sự để ghi lại biến cố đau thương của tập thề QLVNCH nói chúng và của ĐCT/72 nói riêng,
Tôi cón nhớ sau khi về đến kho 18 bên Khánh Hội thời gian chưa được 1 tháng ĐCT/72 trước khi tan hàng của cả một tập thể QLVNCH tôi có tập họp anh em trong Đoàn và trước hàng quân tôi nói với anh em rằng”kể từ giờ phút này ĐCT/72 được lệnh tan hàng ,anh em nào còn muốn theo tôi thì mình tập trung lại cùng nhau tìm kiếm phương tiện ra đi (thực ra thì cũng chẳng biết đi về đâu )
Tr/S Hồng đã đến ôm tôi , từ giã xin trở về gia đình nước mắt rưng rưng tôi cũng chúc anh ta may mắn,
Bạch Hổ /ĐCT/72
Anh Hòa thân ,
ReplyDeleteTôi ra trường Thủ Đức giữa năm 70, cùng đợt với anh Sơn Thúy, anh Hồng anh Trọng v/v. Thuở ấy tụi tôi về Nha do Th/tá Nguyễn X. Nghiệp P4 NKT lên tuyển và có ký contract trực tiếp với SOG 2 năm
phục vụ trên toàn lãnh thổ Đông Dương chứ không chỉ hoàn toàn tại VN. Vì nhu cầu bổ sung quân số tại các chiến đoàn (thay thế các toán Mỹ ) tụi tôi được đưa qua trình diện SLL( Đ/tá Liêu Q. Nghĩa)
Sau thời gian huấn luyên tại trại Quyết Thắng ( quý vị ấy học Strata còn tụi tôi hoc RT )
Khi các anh ấy về Đoàn 11 thì tôi , Hoàng ngọc Tặng , Hoàng Thế Ưu về CĐ3XK. Tôi về CĐ3XK tháng 10-70 dưới quyền Cố NT Tr/tá Nguyễn Hương Rĩnh. Chỉ huy phó HQ là Cố NT Th/tá Vương Vĩnh Phát. Tôi đi chuyến đầu tiên quan sát viên với Tr/sỹ 1 Thâm , sau đó làm toán phó với Th/úy Kỷ Kính Hào. Khi Th/úy Hào thuyên chuyển ra Tiểu khu tôi lên thay nắm toán Giang Sơn. Toán này là toán đặc biệt
đảm trách nhiều công tác đặt mìn , tấn công bắt tù binh toán tôi có hai ông toán phó Đỗ Trần Vũ và Rõan Hạp. Khoảng thời gian tháng 4-72 tôi vẫn nắm toán GS tới cuối 72. tôi kiêm nhiệm tâm lý chiến và huấn luyện chức vụ sau cùng của tôi tại CĐ3 là Xử Lý Thường vụ
Chức vụ ĐĐT/ĐĐTS. lúc đó CĐ3 do Cố Tr/tá Minh ( Thần Đồng ) là CHT và Th/tá Hồ Tâm là CHP/HQ.
Đầu năm 73 tôi cùng Đặng Hữu Đề về học bổ túc chuyên môn cùng Nguyễn X. Ngà , Phạm kim Hoành , Đặng V.Tú
Nguyễn V.Trung(không phải Trung Covey của CĐ3) và quân số trực thuộc ĐĐ 660/TT sau đó tôi được bổ sung cho toán Đại diện NKT tại QĐ2 dưới quyền Cố NT Tr/tá Nguyễn Thanh Văn. Toán Đại diện tụi này ở ké trong ĐCT 75 lúc đó do Cố NT Tr/tá Ngô Đình Lưu là CHT và Cố NT Th/tá Nguyễn Đức Phó là CHP. Khi NT Lưu thuyên chuyển
thì NT Văn kiêm nhiệm CHT/ĐCT 75 do đó unofficial tôi phục vụ ĐCT 75 luôn. Thực sự nhiệm vụ tôi không phải đi Bộ CH nhẹ nhưng như anh cũng biết đời sống Văn Phòng gò bó quá mà tôi thì vẫn còn ham bay nhảy phần nữa Th/úy Hoành TT hoàn cảnh có gia đình ở cùng kẹt hơn hoàn cảnh tôi vả lại với hơn hai năm ở toán anh em Toán trưởng tại Pleiku những Thân Thạch Tám Hà Quang... biết tôi hơn sau chuyến ĐCT 75 đi hành quân BMT nên anh em đề nghị cho tôi theo BCH/HQ mut mùa luôn.Sau khi di tản chiến thuật từ Pleiku về
ĐCT 75 quân số không tới 40 người nên tôi được bổ sung cho ĐCT72vaf tiếp tục hành quân vòng đai Saigon. Đợt hành quân sau cùng của ĐCT72 tại Bình Dương Cố NT Phùng Điều và NT Hà Bằng kẹt lo chỗ ăn ở cho gia đình nên tôi lại xin đi tiếp , lần ấy chỉ có tôi và Dương V,Tâm đi theo BCH hành quân.
Anh thấy tôi xưng phục vụ đoàn này đoàn kia chẳng qua nghĩ mình cũng đi theo đổ chút mồ hôi nên giựt le ăn ké vậy mà.
Tự nghĩ với hơn hai năm toán và gần hai chục chuyến nhẩy ngoại biên chắc tôi cũng không làm anh em SCT mắc cở khi nhận tôi là người trong gia đình.
Khi anh Liêm viết về cuộc di tản của ĐCT 75 tôi nhận thấy sự quan trọng của bài viết nên có liên lạc với anh Liêm và đề nghị nên tham khảo thêm với các đoàn viên khác của Đ75 để sự việc thêm phần trung thực.
Một ngày NKT mãi mãi là NKT.
Bất cứ điều gì trong khả năng nếu anh cần tôi sẽ cố gắng hết mình.
Thân chúc anh và gia đình luôn vui mạnh
Tuyên
Xin chào các anh .Để bổ sung vào tài liệu Lịch sử , tôi xin ghi thêm
ReplyDelete, vị nào đã viết về DCT 72 ngày di tản , đăng trong NKT ngày Nay con thiếu
trong đó viết là DCT 72 còn lại 2 BCH nhẹ . Đồng Đen ( Th/úy Thể ) và Núi Sơn ( D/Uy Thục , ban liên lạc bên cạnh BTL ( trước SD ND , sau là SD/TQLC ) tai phi trường Non Nước ( Th/úy Ngôn TT và TSI Lê Tìm ) . Như vậy mới đầy đủ ,
Cám ơn
Ngôn Nguyễn SQTT DCT 72