Các bạn có biết đại bàng cái tìm cha cho con của nó thế nào không? Đại bàng cái bẻ một mẩu cành cây, ngậm ở mỏ, bay lên thật cao rồi cứ lượn vòng trên ấy. Xung quanh con cái sẽ xuất hiện các đại bàng đực, khi ấy đại bàng cái sẽ nhả mẩu cành cây ra, rồi bay ở trên quan sát. Sẽ có con đại bàng đực chộp được cái mẩu que ấy trong không trung, không cho nó rơi chạm đất, rồi đem nó tới chỗ con cái, cẩn thận trao lại, từ mỏ của mình sang mỏ con cái. Đại bàng cái lại bay lên cao tít, rồi lại thả, đại bàng đực lại lao đi bắt cái qua ấy ở trên không…Nếu từng ấy lần thử thách con đực luôn bắt được, thì nó sẽ được lựa chọn để làm bạn đời.
"Bạn sẽ không thật sự hiểu được giá trị của cuộc sống cho đến khi nào bạn va chạm với tữ thần và những người đã từng chiến đấu cho sự sống còn, cuộc đời có một giá trị thiêng liêng, một hương vị đặc biệt, mà những kẻ khác không bao giờ hiểu được ". ------------------------------------------------------------------------------------- You have never lived until you have almost died. For those who have fought for it, life has a special flavor, the protected will never know
Saturday, February 12, 2022
Cách tìm bạn đời của Đại Bàng -ST
Đôi “uyên ương” sẽ làm tổ ở những hốc đá tít trên cao. Tổ chim là những que cứng, nếu không có đủ chúng dùng mỏ giật lông vũ của chính mình ra, rớm máu thịt. Chim bố và chim mẹ dùng chính lông của mình để lót ổ, để trám tất cả những khe hở, sao choc him non sẽ được ấm áp, êm ái nhất có thể. Chim cái sẽ đẻ trứng vào ổ, và cả hai sẽ cùng nhau ấp nở. Chim đại bàng non (thường là hai con) được sinh ra rất nhỏ bé, lẩy bẩy yếu đuối, trần trụi… và chim mẹ, chim bố sẽ dùng chính cơ thể mình sưởi ấm cho con, che chở nắng mưa, đem đến cho chim con nước và thức ăn, chúng sẽ lớn rất nhanh. Và khi ấy chim mẹ và chim bố thấy, là đã tới lúc rồi…
Chim bố đứng cạnh tổ chim, bắt đầu đập cánh dữ dội, cả tổ chim chao đảo, rụng rời. Để làm gì ư? Để tung bay đi hết những lông chim, còn trơ lại mỗi cái khung ban đầu chính chim bố, chim mẹ làm bằng các cành cây. Chim non bên trong hoảng sợ, chúng thấy tổ chim tan tành, chúng không hiểu vì sao chim bố, chim mẹ trước kia đang yêu thương chiều chuông thế, nay lại … Chim mẹ khi đó bay đi kiếm mồi, hoặc tránh mặt đi đâu, không nỡ nhìn những chú chim con ngơ ngác. Nhưng rồi chim mẹ bắt được cá, quay về ngồi cách tô chừng 5 mét, cho các con trông thấy. Nhưng chim mẹ không mớm mồi cho con nữa, mà bắt đầu ăn cá, kệ cho lũ con kêu réo đòi ăn.
Đói thì phải lo thân thôi, chin non đành lò dò ra khỏi cái tổ bây giờ cũng chả còn ấm êm gì nữa. Chúng chưa hề làm như thế trước kia, và sẽ không làm đâu nếu vẫn được bố mẹ cho ăn. Chim non còn chưa biết gì hết về cuộc đời này, tổ chim thì nằm trên vách đá cao tít để thú săn mồi không rình rập được. Chim non trượt chân, ngã quay lơ, rồi rơi thẳng xuống dưới vực. Lúc đó chim bố (ngày xưa phải bắt cành cây do “người yêu” ném mãi rồi) sẽ phi từ trên cao xuống và đỡ chú chim con bằng lưng, chứ không đã tan xác mất rồi! Chim bố sẽ cõng chim con trên lưng, lại đưa lên cái tổ chim nay đã xác xơ, và mọi chuyện lại bắt dầu như thế. Các con thì ngã, còn bố thì đỡ và cõng lên. Không chú chim non nào ngã chết cả. Nhưng trong những cú ngã kinh người ấy chim non bắt đầu làm những động tác mà nó cũng không ngờ tới: xòe rộng đôi cánh còn lơ thơ mấy cọng lông của mình ra ngược chiều gió. Chim non bắt đầu bay! Và con nào biết bay trước thì sẽ được bố mẹ dẫn đường, cho bay tới nơi gần nhất có cá. Chứ không dùng mỏ cắp cá về mớm cho chim con nữa…
Con người cũng có thể học được nhiều điều từ đại bàng. Bắt đầu từ việc chọn cha cho những đứa con tương lai của mình….
**có 60 giống đại bàng khác nhau. Đại bàng chưa phải chim bay nhanh nhất, nhưng có thể bay được kể cả trong dông tố. Tốc độ bay đạt tới 200km/h, và lúc “bổ nhào” nó đạt vận tốc 320 km/h. Mắt nó cực tinh, nhìn một lúc được 2 vật khác nhau, khi săn mồi trên cao 3000m có thể nhìn thấy vật chỉ bằng quả trứng gà dưới đất trong phạm vi 11km2. Mắt có 2 màng bảo vệ, nhìn được góc 270 độ. Berkut là loài đại bàng lớn nhất, có thể bay lên 4500m cao để quan sát, còn đại bàng thường bay cao 700m. Đại bàng không “tái sinh” như phượng hoàng (trong cổ tích) nhưng “cải lão hoàn đồng” thì có: đến năm 40 tuổi đại bàng gặp vấn đề tuổi tác: lông ngực thưa dần đâm bay kém đi, móng bị mềm yếu, mỏ cũng lung lay… Và nó mất 5 tháng, sẽ thay mỏ, thay lông, mọc móng mới… Và nó lại “trẻ trung”, mạnh mẽ và sống thêm được tầm 40 năm nữa!
Việc nuôi dạy con xảy ra trong 3 tháng đầu đời của chim non. Đại bàng vô cùng chung thủy, chả khác gì thiên nga, chúng kết đôi với nhau cả đời. Chúng cũng không bỏ tổ chim, mà thường dùng lại cái khung cũ, chỉ “mông má” lại mà thôi. Nhiệm vụ lo đồ ăn, thức uống của chim đực, còn chim cái có nhiệm vụ rất quan trọng là trông nom bọn đại bàng con, chúng nó mới sinh ra đã có cái tính muốn hất anh em của mình ra khỏi tổ ấm rồi! Nguy hiểm đến mấy chúng cũng không bỏ chim con.
Đại bàng không bao giờ ăn thịt thiu, mà chỉ ăn mồi mình săn được. Có loài thì chỉ ăn thực vật, nhưng cũng phải tươi. Chỉ trong điều kiện bị loài người giam hãm, thì chúng đành ăn thịt hay đồ ăn thiu. Nhưng chúng sẽ không bao giờ sinh con đẻ cái nếu mất tự do!
ST
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment