Friday, June 29, 2012

Sở Công Tác / Sở Liên Lạc


Nha Kỹ Thuật có 5 Sở gồm có: Sở Công Tác, Sở Liên Lạc, Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Sở Không Yễm và Sở Tâm Lý Chiến. Trong những lần họp nội bộ của các Đại Hội NKT, Đại Úy Phan Túc lúc sinh thời thường hay góp ý, Nha Kỹ Thuật có 7 sở tất cả, chưa kể TTHL Yên Thế và BCH Nha Kỹ Thuật , về sau lúc thực hiện nội quy vào ngày 26-3-2003 anh THT đương nhiệm Võ Tấn Y đã điều chỉnh thêm vào 2 Sở là: Sở Hành Quân Tình Báo và Sở Hành Quân Tiếp Vận trong Nội Quy của Hội Nha Kỹ Thuật.
Đầu năm 1973 khi ký kết Hiệp Định Paris về ngưng bắn, chương trình xâm nhập miền Bắc Việt Nam chấm dứt, các cố vấn về nước và một số trang bị của Hoa Kỳ bàn giao , Lực Lượng Hải Tuần của Sở Phòng Vệ Duyên Hải trở về với Bộ Tư Lệnh Hải Quân và chỉ còn những toán Hải Kích của Biệt Hải nhận lệnh hành quân từ Quân Đoàn 1 và về sau một số toán đã về Quân Đoàn 3 và Quân Đoàn 4 hoạt động chung với các đơn vị Hải Quân Địa phương cho đến 30 tháng 4 năm 1975.
Trong thời gian này các chương trình của Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật cũng lần lượt sát nhập vào các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Trong lúc này Sở Không Yễm / Phi Đoàn 219 không còn những công tác ngoại biên trở về căn cứ ngày xưa tại Nha Trang, các toán xâm nhập Nha Kỹ Thuật nhận lệnh trực tiếp từ các Phòng 3 của các Quân Đoàn và phương tiện tùy thuộc nơi các phi đoàn trực thăng trú đóng tại địa phương.

Vào đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng 4 năm 1972 MACV-SOG đã trở thành Lịch Sử trong cuộc chiến Việt Nam, các người lính Biệt Kích Hoa Kỳ MACV-SOG lên đường về nước,  chuyễn giao toàn bộ cho Nha Kỹ Thuật.
Toán STDAT #158 ( Strategic Technical Directorate Advisory Team ) do một Đại tá Hoa Kỳ chỉ huy, tiếp tục theo dõi và yễm trợ những công tác của Nha Kỹ Thuật còn lại.
Lúc bấy giờ các Chiến Đoàn của Sở Liên Lạc như CCN.CCC và CCS không còn nữa, các doanh trại Hoa Kỳ lần lượt chuyễn nhượng cho Nha Kỹ Thuật thay thế bằng Đoàn 1, Đoàn 2 và Đoàn 3 thuộc Sở Liên Lạc,  
Các Đoàn công tác biệt lập như Đoàn 11 và Đoàn 68 sát nhập vào Sở Công Tác và 3 Đoàn Công Tác thành lập trong giai đoạn này là Đoàn 71,72 và 75 tại Nha Trang tiếp tục những công tác cẩn thiết cung cấp tin tức chiến lược và chiến thuật cho các Quân Đoàn của QLVNCH.
Tháng 3 năm 1975 sau khi mất Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng nơi đồn trú của 3 Đoàn công tác 11, 71 và 72 cùng Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác tất cả di tản về Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu và Kho 18 thuộc Khánh Hội Sài Gòn, 
11 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuộc rơi vào tay Cộng quân, Đoàn 3 Liên lạc và Đoàn 2 cùng Đoàn 75/ Sở Công Tác  di tản về Nha Trang, lúc này Sở Liên Lạc còn duy nhất Đoàn 1 đóng tại Biên Hòa. 
Các Tỉnh thuộc Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 mất quá nhanh, tại Sài Gòn chương trình di tản yếu nhân và nhân viên của Hoa Kỳ chưa thực hiện được. Điểm  chiến lược cuối cùng là Phan Rang tìm cách làm chậm lại sự tiến quân của Việt Cộng, ban đầu là Cam Ranh và sau là Phan Rang.
Đoàn 1 Liên Lạc của Sở Liên Lạc lên đường nhận trách nhiệm lấy tin tức cho Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn 3 do Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy.
16-4-1975 Phan Rang thất thủ, Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân bị Cộng Quân bắt làm tù binh, Đoàn 1 Sở Liên Lạc di tản, toàn bộ Sở Liên Lạc, Đoàn 1, Đoàn 2 và Đoàn 3 thất lạc. 
Đoàn 68 và Đoàn 75 sát nhập vào 3 Đoàn của Sở Công Tác và tiếp tục Hành Quân cho Quân Đoàn 3 vào những giây phút nóng bỏng nhất của cuộc chiến Việt Nam tháng 4 năm 1975.








SOG RETRACT

Midnight on April 30, 1972, the men, the missions, and "MACV Studies and Observations Group" became history. SOG was closed. The "Strategic Technical Directorate" replaced SOG. The Advisory Team's (STDAT # 158)" senior American advisor and commander, at that point, was an American Special Forces officer (Colonel Presson) whose task was to ensure the proficiency of the elements in the Strategic Technical Directorate.
From January 1964 until the end of April 1972 the operational areas of SOG were wide-ranging, extremely dangerous, and stretched from the southern provinces of China to the southern delta region of Cambodia. MAC-SOG operational clements from Operation 31 and 34(A), and Operation 33 and 34(B), conduct-ed their assigned tasks in the northern-most regions of SOG's operational area. Operation 80 (Recovery Studies Division), initially using Naval facilities and helicopters, and reconnaissance teams from Operation 35, planned and conducted its rescue and recovery missions throughout North Vietnam. In an ongoing contribution, Operation 35 and 36 conducted bold and daring reconnaissance missions into the Demilitarized Zone (DMZ), Laos and Cambodia.
During these final years, the operational commitment from SOG, and its volunteer contingent from Special Forces, answered the challenges as set forth by the Communist doctrine produced in the shadow governments of North Vietnam, Red China, and Moscow.
The reconnaissance information gathered on the North Vietnamese continued to produce qual-lity intelligence for American and allied field commanders. SOG's involvement in the war ended with a bang rather than fading with a whimper.
In June 1972 Gen. Frederick C. Weyand became the last commander of the Military Assistance Command, Vietnam (MACV).
On March 12, 1973, the "Vietnamese Strategic Technical Directorate (STD)" closed down all of its inherited SOG operations - and disbanded. On March 29, 1973, the commitment and operations of MACV were ceased as quietly
as they were begun. The "Military Assistance Command, Vietnam (MACY)" was deactivated

STD/RVN MACV-SOG

The Military Assistance Command, Vietnam Studies and Observations Group (MACV-SOG) was a highly classified, multi-service United States Special Forces unit which conducted covert unconventional warfare operations prior to and during the Vietnam War. Established on 24 January 1964, the unit conducted strategic reconnaissance missions in Republic of Vietnam (South Vietnam), the Democratic Republic of Vietnam (North Vietnam), Laos, and Cambodia; carried out the capture of enemy prisoners, rescued downed pilots, and conducted rescue operations to retrieve allied prisoners of war throughout Southeast Asia; and conducted clandestine agent team activities and psychological operations. 

The unit participated in most of the significant campaigns of the Vietnam War, including the Tonkin Gulf Incident which precipitated American involvement, Operation Steel Tiger, Operation Tiger Hound, the Tet Offensive, Operation Commando Hunt, the Cambodian Campaign, Operation Lam Son 719, and the Easter Offensive. The unit was formally disbanded and replaced by the Strategic Technical Directorate Assistance Team 158 on 1 May 1972.
HUYỀN THOẠI ĐƠN VỊ SOG

I.                   TỔNG KẾT ĐƠN VỊ SOG
        Vào lúc nửa đêm ngày 30 tháng Tư năm 1972, chiến sĩ, nhiệm vụ và đơn vị SOG “Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát” đi vào lịch sử. Đơn vị SOG giải tán theo chương trình rút quân của quân đội Hoa Kỳ và đơn vị bí mật “Nha Kỹ Thuật” sẽ thay thế đơn vị SOG. Toán cố vấn STDAT #158 gồm có các cố vấn trưởng, cầp chỉ huy dưới quyền Đại Tá Presson thuộc Lưc Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật chuyên môn cho các bộ phận trực thuộc Nha Kỹ Thuật, Quân Lực VNCH.
        Từ tháng Giêng năm 1964 cho đến cuối tháng Tư năm 1972, vùng hoạt động, khu vực hành quân xâm nhập của đơn vị SOG rất nguy hiểm, trải dài từ những tỉnh phiá nam Trung Hoa cho đến tận vùng đồng bằng phiá nam Cambodia. Các cuộc hành quân bí mật (chiến dịch) của đơn vị MAC-SOG, 31, 34(A) và 33, 34(B) nhắm vào khu vực phiá bắc. Hành quân 80 “Phòng Nghiên Cứu Thâu Hồi” (Recovery Studies Division), mới đầu xử dụng căn cứ, phương tiện trực thăng, quân biệt kích từ hành quân 35 (Biệt Hải), thực hiện những chuyến cấp cứu phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi nơi miền bắc Việt Nam và bên Lào, thâu hồi (xác chết). Hành quân 35, 36 đảm trách các cuộc hành quân thám sát khu vực phi quân sự, Lào và Cambodia.
        Trong những năm cuối, đơn vị SOG đảm nhiệm thêm nhiệm vụ tiêu diệt “chính phủ trong bóng tối” (shadow government - MTGPMN) của chính quyền Hà Nội. Những tin tức tình báo chiến lược lấy được về quân đội Bắc Việt có giá trị rất cao cho cấp chỉ huy Hoa Kỳ và Đồng Minh trong vấn đề điều quân.
        Tháng Sáu năm 1972, Đại Tướng Frederick C. Weyand là vị tư lệnh cuối cùng của Bộ Chỉ Huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ngày 12 tháng Ba năm 1973, đơn vị Nha Kỹ Thuật QLVNCH chấm dứt tất cả các cuộc hành quân ngoại biên do đơn vị SOG bàn giao lại. Ngày 29 tháng Ba năm 1973, bộ chỉ huy Quân Viện Hoa Kỳ (cơ quan MACV) lặng lẽ chấm dứt nhiệm vụ cũng như khi họ đến Việt Nam.

II.                SOG / NHA KỸ THUẬT QLVNCH
        Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (Study and Observation Group – SOG) trực thuộc cơ quan MACV (MACV-SOG) là một đơn vị tối mật do các quân nhân tuyển mộ từ Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đảm trách, thâu thập tin tức tình báo chiến lược, trước và trong chiến tranh Việt Nam. Đơn vị SOG được thành lập ngày 24 tháng Giêng năm 1964, để thực hiện các cuộc hành quân xâm nhập lấy tin tức tình báo chiến lược trong miền nam, miền bắc Việt Nam, Lào và Cambodia. Ngoài ra các toán biệt kích SOG đảm nhận thêm những nhiệm vụ đặc biệt như bắt sống tù binh đem về khai thác lấy tin tức (mới nhất),  cấp cứu phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi (nơi miền Bắc Việt Nam hay trên đất Lào), hoặc cứu tù binh Hoa Kỳ (và Đồng Minh) bị giam giữ trong các trại tù binh bí mật của địch trong vùng Đông Nam Á. Bộ phận khác thuộc đơn vị SOG lo nhiệm vụ tâm lý chiến, đánh lừa địch, gài điệp viên, nội tuyến vào trong hàng ngũ của địch.
        Đơn vị SOG góp phần trong gần hết các cuộc hành quân, chiến dịch nổi tiếng trong trận chiến tranh Việt Nam, kể cả vụ “chạm trán” vùng Vịnh Bắc Bộ (Tonkin Gulf Incident) đưa đến việc Hoa Kỳ leo thang, đem quân qua Việt Nam. Các cuộc hành quân khác như: Hổ Thép (Tiger Steel), Tiger Hound, tết Mậu Thân (Tet Offensive), vượt biên qua Cambodia, qua đất Lào (Lam Sơn 719), và trận tấn công lễ Phục Sinh (Easter Offensive – Mùa Hè Đỏ Lửa). 
        Đợn vị SOG được thay thế bởi toán cố vấn 158 với nhiệm vụ cố vấn cho Nha Kỹ Thuật QLVNCH ngày 1 tháng Năm, 1972.

Sung Kyun Kwan University
July 1st, 2012 vđh



5 comments:

  1. Đoàn 2 từ đầu năm 1975 đã dọn về Pleiku .Đoàn 2 theo Quân Đoàn di tản ngày 16 tháng 3 năm 1975 .
    Anh Minh .

    ReplyDelete
  2. Đêm 28/03/75 sau khi BCH/SCT/D11/D71 cho biêt đã rút ,D72 kẹt lại,chịu pháo VC suốt đêm sáng 29/03/75 may mắn chế ngự chiếc salan ,nhờ vậy toàn Bộ Còn lại D72 tới được Nha Trang,sau khi chuyển xác chết dân lên bến tầu,D72 đến tiểu khu Khánh Hoà tìm hiểu tình hình,tại đây tôi gặp Th/tá Lâm Gia Kinh (bạn cùng khoá)CHP/D75 vừa từ Kontum di tản về cùng một số AE D75.
    Thấy tính hình không ổn tôi đã quyết định trở salan Th/ta Kinh cùng AE/75 đi theo luôn 2 đoàn đi cùng đến sáng hôm sau thì về tới Cam Ranh ,tại đây gặp lại SCT/D11/D71 ,toàn bộ SCT di tản về Long Thành rồi kho 18 ,tại đây Th/tá Kinh được chính thức bổ nhiệm CHP/72 cùng AE còn lại cua DCT /75 được sát nhập vào DCT/72
    Anh Tuu

    ReplyDelete
  3. Bác dùng danh từ " tan hàng " , tội nghiệp cho Đoàn 75 quá ! Như Bác Ẩn nói Đ75 được chia toán viên với các Sở , Đoàn..? khỏang 02 tuần trước ngày 30 tháng tư năm 1975 , riêng tôi và Ẩn được thuyên chuyển về Đ72 , lúc đó có biết Đ72 đang có Bộ chỉ huy nhẹ tại đồn Nghiã quân ..Búng Lái thiêu , Anh Em tôi có xuống đó trình diện chỉ thấy Nghĩa quân ..chúng tôi vù về Sài gòn Hưởng tiếp và có qua lại kho 18 hầu như hàng ngày cho đến ngày đứt bóng !
    Về Đ72 boa nhiêu không biết , lẽ đương nhiên kể cả Sự râu ? Chiến Đ 3 thì càng không biết .

    phạmsơnliêm 757./ 72..?

    ReplyDelete
  4. hello anh Hòa.....Đ 75 chỉ sát nhập vào Đ 72....vì khi di tản về đến kho 18 chỉ còn một số ít nhân viên toán (nên sát nhập hết vào Đ 72 trong đó có tôi và Liêm to mồm 1/2 anh em nữa tôi hong nhớ)có vài anh em về đến cô nhi viện Long Thành thì về g/d....sát nhập về Đ 72 vào khoãng 10/11tháng 4/75
    anh Hỏi Liêm to mồm thử coi có còn nhớ hong .....

    ReplyDelete
  5. Bác Hòa ,

    Tôi đã viết : những ngày cuối của đoàn 75 , đã gởi lên d/đàn trước ngày 30 tháng 04 năm 2012 ( từ ngày 15 tháng 03 năm 1975 cho đến ngày đứt Flim ) để coi lại và send cho Bác .


    Ngày 15 tháng 03 năm 1975 đòan 75 đã chuẩn bị di tản từ sáng sớm , 1/2 đoàn ? đã đi trước với sự hướng dẫn Anh Tư Lâm gia Kinh , ba Trâm , ba Bằng , ba Dương cùng vợ con của các chiến hữu 75 ( ai được đi trong số này thêm tôi không nhớ rõ ? riêng tôi đã rời đoàn 75 ngày hôm sau 03-16 với Anh năm Nguyễn thanh Văn vào buổi trưa , nhưng không hiểu sao lại dừng ngủ tạm lại Hàm rồng BTL Sư đoàn 23 BB 01 đêm ?
    Sáng sớm hôm sau 03-17-75 đi sớm , một rừng xe đủ loạn quốc lộ 14 , đường đi rất chậm chưa muốn nói là từng bước , chiều khoảng 4 hay 05 giờ chiều kẹt cứng bên này cầu Phú bổn , thông thường chỉ có 02 lằn xe chạy mỗi bên , nhưng bây giờ có Quân cảnh hay Cảnh sát giao thông cũng bó tay , có lẽ tới 04 lằn xe chạy , nhà Binh thì GMC , JEEP lớn nhỏ , dân sự thì gắn máy , xe đò kể cả xe đạp , trong khi cộng quân thì đang nã đạn pháo kíck vào thị xã , dân chúng la hét chạy lung tung .
    Trong lúc đó Anh năm Văn được phối hợp hỗ trợ , ngồi chung trên chiến xa với Tư lệnh Thiếp giáp Quân đoàn 2 để chuẩn bị , tấn công vượt qua bên này cầu Phú bổn , 01 đoàn xe bọc thép M 48 tiến lên hàng ngang ,bật đèn pha , hùng dũng tiến lên ..trước đó không hiểu từ đâu mò đến ,vì xe cộ đủ loại kẹt cứng trên đường quốc lộ ,nên xe tăng di chuyển chui xuyên qua từng nhà dân ở hai bên đường để tiến tới cầu Phú bổn , trên các pháo tháp , đại liên , súng cối trên xe tăng đang thi nhau khạc đạn ngõ hầu dập tắt các họng súng , các chốt án binh của cộng quân bên kia cầu , lúc này trên trời có chiếc trực thăng màu trắng và xanh của Hỗn hợp quân sự hai bên , đang vòng vòng và phải bỏ đi vì cả hai bên đều thi nhau khạc đạn có lẽ vì ngứa mắt ?
    Khoảng sau chừng 00.45'.00 tấn công để giành làm chủ cầu Phú bổn , tôi thấy các chiến xa đã tắt đèn và quay lui trở lại , nghe nói lại.. với sức kháng cự quá mạnh của cộng quân đã làm chủ tình hình từ lâu , tạm thời rút lui và chờ sáng hôm sau phối trí lại và tấn công !
    Đêm đó , đoàn 75 kiểm tra lại , Anh năm quyết định bỏ di chuyển bằng xe và đi đường bộ về Tuy hòa..khoảng chưa tới 30 chiến hữu đoàn 75 ? Thiếu uý muôn đời Võ Hòa được chỉ định trưởng toán di tản ! Đoàn 75 lên đường trong đêm tối .
    ( mai mốt rảnh viết tiếp )
    đón xem để biết :

    - bao lâu về tới Tuy Hòa
    - lúc di tản đụng trận1 lần
    - tới Nha trang ngày nào ?
    - đi Cam ranh như thế nào
    - xuống Vũng tàu như thế nào
    - ngày về Cô nhi viện Long thành
    - di chuyển về kho 18 Khánh Hội
    - chuyện khó tin ở gầm cầu Tân Thuận
    - những ngày cuối kho18
    - ngày 30 tháng tư ( chuyện VC / MTGPMN bất đắc dĩ của Anh Hoàng như Bá và vài Anh em ??)

    Phạm sơn liêm 757

    ReplyDelete