Thursday, March 31, 2022

Chợ Dân Sinh Sài Gòn

 Chợ Dân Sinh Sài Gòn nằm ở trung tâm Quận 1, rất thuận tiện cho việc đi lại

Ở Sài Gòn có một khu chợ đặc biệt mà tại đó bạn có thể tìm thấy những món đồ cũ từ thời “ông bà anh” hay những món đồ đã cùng ta trải qua thời thơ ấu. Cùng Vntrip đi tìm hiểu về chợ Dân Sinh – một trong những khu chợ nổi tiếng tại Sài Gòn qua bài viết dưới đây. 

Chợ Dân Sinh Sài Gòn ở đâu?

Địa chỉ chợ dân sinh ở Sài Gòn vô cùng dễ tìm, nằm ngay trung tâm Quận 1 với bốn con đường bao quanh là đường Yersin, đường Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Công Trứ và đường Ký Con. Chợ có diện tích đất rộng trên 5000m2. Nghe tới đây có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là một khu chợ tấp nập, ồn ào và đầy xô bồ. Nhưng nếu đã từng một lần đặt chân tới khu chợ nổi tiếng Sài Gòn này bạn sẽ cảm nhận được vẻ trầm lặng, yên bình, đậm chất hoài cổ.

Nếu đi từ nhà thờ Đức Bà, Quận 1 đến chợ Dân Sinh chỉ mất khoảng 6 phút chạy xe (quãng đường khoảng 2km). Xuất phát từ nhà thờ, bạn đi thẳng về hướng Tây Nam lên Lê Duẩn về phía công xã Paris (băng qua BULONG NEO OHIO). Sau đó rẽ trái vào Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đi khoảng 1,2 km thì rẽ phải tại Grove HR Solution vào đường Nguyễn Công Trứ, đi khoảng 450m nữa bạn sẽ tới chợ Dân Sinh. 

 Chỉ đường đi chợ Dân Sinh từ nhà thờ Đức Bà, Quận 1

Với vị trí thuận tiện nên ngày nay dù chợ Dân Sinh Sài Gòn không còn tấp nập như trước nhưng vẫn luôn có khách du lịch ghé thăm khi đặt chân tới Sài Gòn.

Chợ Dân Sinh Sài Gòn bán gì?

Chợ được thành lập năm 1954 đến nay là hơn 60 năm tuổi. Khi mới thành lập nơi đây là khu chợ chuyên bán đồ quân trang, quận dụng cũ và mới của quân đội Mỹ. Sau này các mặt hàng trong chợ được mở rộng, trở nên đa dạng hơn. Các mặt hàng như quần áo, đồ dùng cũ như phụ tùng xe,…đặc biệt được ưa chuộng.

Trước đây, chợ Dân Sinh là nơi chuyên bán quân trang, quân dụng cũ và mới của quân đội Mỹ

Từ năm 1990 đến khoảng 1992, chợ bắt đầu bán đồ mới được bán xen lẫn với đồ cũ. Đến năm 1997 do kinh tế phát triển, người bán muốn nhập thêm nhiều mặt hàng để kinh doanh, các mặt hàng mới từ đó cũng nhiều hơn hẳn, gần như chiếm lĩnh mặt hàng cũ. Nơi đây trở thành một trong những địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, Việt Kiều,…ghé thăm mỗi lần có dịp ghé Sài Gòn để mua những món đồ lưu niệm yêu thích.

Đến năm 2000, thị trường kinh doanh mở cửa, việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng trở nên dễ dàng hơn có nhiều cửa hàng điện máy, siêu thị, trung tâm thương mại,…xuất hiện. Chợ Dân Sinh cũng vì thế mà trở nên kém sầm uất hơn.

 Khi thị trường kinh doanh phát triển, đồ dùng cũ không còn được ưu chuộng nhiều, chợ Dân Sinh từ đó cũng đi vào giai đoạn thoái trào

Ngày nay, chợ Dân Sinh vẫn là nơi lưu giữ những món đồ từ thời xưa cũ như bi-đông, nón cối, những tấm ảnh trắng đen hay những tờ bạc cũ,…Giá các mặt hàng tại đây không được tính bằng giá trị thông thường mà được tính bằng giá trị thời gian. Đồ dùng càng lâu năm thì giá trị càng cao. Khi mua hàng bạn sẽ được người bán kể về món đồ cổ đó, về tuổi đời hay về những chứng tích trên từng món đồ. Bạn cũng sẽ được thưởng thức thêm những giai điệu cổ khi tới đây. Chính vì vậy mà mỗi lần tới chợ Dân Sinh là mỗi lần bạn được quay lại quá khứ của chính mình.

 Tới chợ Dân Sinh bạn có thể tìm thấy những chiếc zippo, máy phát nhạc loa kèn, bi đông sắt hay những đồng bạc cũ

Bạn có thể tới đây vào tất cả các ngày trong tìm cho mình những món đồ kỷ niệm từ thời “Cô ba Sài Gòn” hay thời ông cha để lại. Chưa kể đến có những món đồ còn hơn cả tuổi đời của bạn.

Hiện nay, chợ Dân Sinh Sài Gòn chỉ còn trên dưới 10 cửa hàng đồ cũ. Một số cửa hàng khác vì không trụ được đã chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Những cửa hàng còn duy trì đến ngày nay không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn vì họ muốn lưu giữ kỷ niệm.

Khách hàng thường xuyên lưu tới chợ thường là khách du lịch muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam thời xưa hoặc là những người đam mê hoài cổ, muốn sưu tầm những món đồ cũ.

 Mặc dù không còn được như xưa những chợ Dân Sinh vẫn là một trong những khu chợ còn lưu trữ nhiều giá trị văn hóa tại Sài Gòn cần được gìn giữ theo thời gian

Chợ Dân Sinh Sài Gòn không chỉ là khu chợ bán đồ cũ đơn thuần mà nó còn là nơi lưu trữ những nét đẹp văn hóa đời sống người Việt xưa. Thời gian trôi qua, chợ cũng có nhiều thay đổi, không còn giữ được nguyên vẹn như xưa nhưng những giá trị mà chúng mang lại thì vẫn còn mãi. Nếu có một lần được đặt chân tới Sài Gòn, bạn đừng quên ghé thăm khu chợ trầm mặc, hoài cổ giữa Sài Gòn tấp nập này nhé. Liên hệ ngay với Vntrip để đặt phòng khách sạn và vé máy bay cho chuyến du lịch Sài Gòn sắp tới.

Xem thêm: Du lịch Sài Gòn – Cẩm nang kinh nghiệm từ A đến Z

 

CHÚC THƯ CHO THẾ HỆ CHƯA NẾM SỰ GIAN MANH CS.

Giáo Sư Nguyễn Văn Phú, từ trần..Nguyên là Hiệu trưởng trung học Hưng Đạo
GS Toán .
Trước khi mất thầy viết một bài văn bằng song ngữ Việt Anh để lại cho con cháu nhất là những người đã sinh ra và lớn lên tại Mỹ để giải thích vì sao và tại sao chúng ta rời bỏ quê hương và có mặt trên đất nước tự do này.
Bài rất hay nên đọc và truyền bá lại cho con cháu..
Xin kính chào vĩnh biệt Thầy Nguyễn Văn Phú..
Trân trọng..
Thư của Ông Nguyễn văn Phú , cựu giáo sư , viế́t cho Con , Cháu
Thư Gửi Con cháu
Các con thân yêu,
Nay, bố mẹ tuổi đã 80, thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ.
Bố mẹ đã nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đã nhớ hết những lời nói của bố mẹ.
Vì thế mới có lá thư này để tóm tắt những ý kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con.
Còn các cháu thì chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hãy liệu cách truyền đạt lại ý của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay.
Biết Ơn. Các con ạ, trên đường tỵ nạn cộng sản, tìm tự do, chúng ta dã bỏ lại tất cả, tài sản, bàn thờ và mồ mả tổ tiên. Khi đến định cư nơi quê hương thứ hai này, chúng ta đã được chính quyền và dân chúng đón tiếp và giúp đỡ.
Hiện nay, đời sống của chúng ta đã ổn định.
Chúng ta phải biết ơn đất nước này và hãy tìm cách góp phần làm cho đất nước này tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn để đền đáp phần nào cái ơn đó.
 
•Lý Do Tỵ Nạn.
Các con cần giảng rõ cho các cháu biết lý do nào đã khiến cho gia đình chúng ta tới đây cùng với hàng vạn gia đình khác, đó là: chúng ta tỵ nạn Cộng sản, đi tìm Tự Do.
Các cháu được sống trong xã hội dân chủ, tự do từ lúc sinh ra nên không thể tưởng tượng nổi tính dối trá và các thủ đoạn nham hiểm của Cộng sản.
Các cháu khó có thể tin được tại sao con người đối với nhau mà lại tàn ác như vậy (có thể cho các cháu coi phim "Journey from the Fall-Vượt Sóng", do Trần Hàm đạo diễn, khởi chiếu 30-4-2005).
Cộng sản hành động rất ác nhưng nói rất khéo và che đậy rất giỏi! Vì thế phải giải thích cho các cháu hiểu, không phải để hận thù mà là để biết sự thật.
Có một câu mà nhiều người hay nhắc:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm.”
 
•Quê Cha Đất Tổ.
Dù công việc bận rộn đến mấy, các con hãy dành thì giờ nghiền ngẫm những trang lịch sử và địa lý Việt Nam, để biết nguồn gốc dân tộc, sự hình thành đất nước, những bước thăng trầm, những nỗi vinh nhục, những khôn ngoan và lầm lỗi của ông cha ta.
Và từ đó chúng ta rút ra những bài học.
Có những trang lịch sử oai hùng, mà cũng có những trang lịch sử đẫm nước mắt. Có khi nước ta bị đô hộ khổ nhục cả ngàn năm, mà cũng nhiều khi dân ta anh dũng vùng lên phá xiềng xích, giành tự chủ.
Lại cũng có khi người mình đi xâm chiếm tàn phá nhiều nước khác, thí dụ gần đây nhất là mười năm tàn phá Cao Miên, gây nên căm hờn của nước láng giềng và để lại cái nghiệp nặng mà các thế hệ sau sẽ còn phải gánh chịu!
 
•Lịch Sử Gần Đây.
Nước ta bị Pháp đô hộ từ cuối thế kỷ 19. Khoảng 1940, đại chiến thế giới bùng nổ. Ở nước ta, Nhật đảo chánh Pháp 9-3-45.
Vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ hiệp ước bảo hộ ký với Pháp, rồi giao cho Ông Trần Trọng Kim thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật thua Đồng minh gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa. Ngày 19-8-45, Việt Minh cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Nhưng không được bao lâu, Pháp tìm cách quay lại.
Cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp bắt đầu ngày 19 tháng 12, 1946.
Khi phe Việt Minh lộ rõ bản chất Cộng sản, các đảng phái quốc gia trước nguy cơ bị họ tiêu diệt dần, đã trở về vùng quốc gia là nơi đã thiết lập một chính quyền khác với chính quyền vùng kháng chiến mà thực chất là cộng sản. 
 
Sau trận Điện Biên Phủ,
Hiệp định Genève 1945 chia đôi đất nước: miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, miền Nam là Việt Nam Cộng Hòa.
Miền Bắc công khai theo khối Cộng sản, tiến hành xâm lăng miền Nam bằng võ lực và che mắt thế giới bằng con bài Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Miền Nam được Hoa Kỳ và đồng minh của khối tự do ủng hộ đê ngăn sự bành trướng của Cộng sản.
Khi quân xâm lăng mạnh thì Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam, bắt đầu vào 1960, và chiến tranh trở nên khốc liệt.
Năm 1972, sau khi Liên Xô và Trung Quốc trở thành đối nghịch thì tổng thống Nixon đến Trung Quốc ký Thỏa hiệp Thượng Hải. Hoa Kỳ không cần đến “tiền đồn chống Cộng” nữa nên bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa!
(Soạn phẩm khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết những sự thật phũ phàng về sự bội ước và tháo chạy của Mỹ.)
Theo Hiệp định Paris 1973: Hoa Kỳ rút quân khỏi miền nam Việt Nam, chỉ để lại một số cố vấn mà thôi, còn quân Bắc Việt vẫn ở lại!
Cộng sản Bắc Việt tiếp tục xâm lăng miền Nam với nhiều viện trợ của cộng sản quốc tế.
Việt Nam Cộng hoà dù tự vệ can trường đến mấy, mà không đủ vũ khí, xăng dầu... thì chắc chắn là kém thế. Ngày 30 tháng tư 1975, thủ đô Sài Gòn thất thủ. Cuộc di cư tỵ nạn cộng sản, tìm Tự Do bắt đầu.
Từ đây trở đi, chính các con biết khá nhiều chi tiết.
Thời buổi này, thông tin rất nhiều, quá nhiều.
Người ta viết về Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam nhiều lắm, có cả phim ảnh nữa, nhưng trung thực thì chẳng được bao nhiêu. Có người viết trung thực nhưng chỉ nhìn được một khía cạnh của vấn đề, hệt như: “những anh mù sờ voi”.
Có người cố ý bẻ cong sự thật, nhằm đạt mục đích riêng của mình. Có người - kể cả nhà tu - còn bịa đặt thêm chuyện để vu khống người khác!
Tệ nhất là khi kẻ cầm quyền hay tay sai của họ viết sử.
Nhà văn Alex Haley đã viết ở dòng cuối tác phẩm "Roots" (Nguồn Cội):
“Rốt cuộc, chính kẻ chiến thắng là kẻ viết sử.”
Cho nên, bố mẹ ân cần dặn các con và nhất là các cháu rằng khi đọc tài liệu, sách vở và coi phim về Việt Nam thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dù là của tác giả nào, kể cả Âu-Mỹ, cũng phải hết sức thận trọng và suy sét thông minh.
Theo bố mẹ thì cuộc chiến 1954-1975 ở nước ta là chiến tranh Nam Bắc, là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, là đối đầu giữa hai khối Cộng sản và Tự do; khí giới nước ngoài, máu dân Việt mình.
Đối với người Việt nam, đó là chiến tranh tự vệ.
Còn cộng sản Bắc Việt thì tuyên truyền và giáo dục quần chúng rằng đó là chiến tranh chống Mỹ-Ngụy và thống nhất đất nước.
Kẻ thắng kiêu ngạo và tàn ác, người thua uất hận trong tủi nhục. Mấu chốt của sự chia rẽ trầm trọng trong dân tộc ta nằm ở điểm ấy (kể ra thì dân tộc ta còn nhiều sự chia rẽ khác nữa).
Chưa thay đổi được hai cách nghĩ đó thì chưa nói tới hòa hợp dân tộc được! Hàng triệu người đã chết,
tuy đất nước được thống nhất mà lòng người đến nay vẫn còn chia rẽ.
 
•Về Thăm Việt Nam.
Có vài vị hỏi bố mẹ đã về thăm Việt Nam chưa.
Câu trả lời là chưa, vì lý do sức khoẻ.
Đã có rất nhiều người về Việt Nam, mỗi người một lý do, mỗi người một mục đích, mỗi người một cách nhìn! Về để chăm sóc cha già mẹ yếu, thăm nuôi người thân, về để sửa sang phần mộ tổ tiên, về để giảng dạy cho sinh viên, để nhìn lại quê hương, những điều ấy là chính đáng. Về để cứu trợ nạn dân của các thiên tai hay giúp đỡ đồng bào nghèo túng mà không vì danh vì lợi, cũng là việc tốt. Về để ăn chơi, để du lịch rẻ tiền, để cầu danh lợi, để xin vài tấm bằng khen, thì không nên.
Sau này, khi trong nước thay đổi thật sự, các con có thể đưa các cháu về thăm quê hương. Bố mẹ biết trước rằng các cháu sẽ không xúc động lắm đâu vì con người ta phải có kỷ niệm, phải có gắn bó thì mới xúc động được.
Các con hãy cố hướng dẫn các cháu yêu đất nước, dân tộc và đồng bào Việt Nam, đừng để cho các cháu chỉ là những khách du lịch bình thường.
Còn việc các con hay các cháu sẽ về làm ăn sinh sống tại Việt Nam thì bố mẹ nghĩ rằng điều đó khó xảy ra.
 
•Hiện tình đất nước.
Nếu có ai nói rằng Việt Nam nay đã tiến bộ (đa số người dân nay đã được ăn cơm thay vì ăn cơm trộn bo bo, có nhiều xe gắn máy và xe hơi thay cho xe đạp...; chẳng lẽ sau 30 năm im tiếng súng mà không có tiến bộ!) thì đó là một vài tiến bộ so với chính Việt Nam chứ nếu đem so sánh Việt Nam với các nước láng giềng thì đáng xấu hổ về nhiều mặt (như Cao Miên mà cũng còn có đảng đối lập).
Muốn biết sự thật ở Việt Nam đằng sau những "binh đinh" cao ngất, những "ô-tô con" bóng loáng, những khách sạn năm sao, những sân "gôn" tân kỳ, thì phải theo rõi tin tức trong nước để thấy sự băng hoại trầm trọng về nhiều phương diện (nhất là về giáo dục), sự hiện diện của Tư bản đỏ, của quốc nạn tham nhũng, sự phung phí tài nguyên quốc gia, và phải đích thân đến thăm đồng bào nơi các vùng xa xôi nghèo khó. Chúng ta cần biết sự thật, không tô hồng mà cũng chẳng bôi đen!
Để tạm hiểu hiện trạng nước ta, các con tìm đọc bài nói của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản lý Trung ương Hà Nội. Ông ta thuyết trình các sự thật cho các cán bộ cao cấp nhất của cộng sản Việt nam nghe. Bài nói này gần đây mới được tiết lộ ra ngoài.
Bài giới thiệu viết:
“Mọi người phải chú ý tới những con số cho thấy sự thật phũ phàng về nền kinh tế Việt Nam. Ông Doanh cho thấy cả tình trạng yếu kém của nền kinh tế lẫn tính chất phi dân chủ của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Từ đó ông dám nói thẳng cả cơ cấu chính trị cũng hỏng, phải thay đổi"
(Ngô Nhân Dụng, nhật báo Người Việt, ngày 30-3-2005).
Ông Doanh kể lại rằng một chuyên viên tài chánh quốc tế đã đặt câu hỏi với ông như sau: "Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến thế, là thế nào? Trí tuệ như thế này, truyền thống như thế này, sao mày ăn xin hoài thế? Chúng mày cứ đề ra mục tiêu là đến bao giờ chúng mày đừng đi ăn xin nữa, có được không?"
Thật là mối nhục chung cho cả nước! Nước ta đâu có hèn kém, dân ta đâu có lười biếng. Do đâu mà khổ nhục đến thế? Do độc tài đảng trị !
 
•Thái Độ Chính Trị.
Không những đồng bào hải ngoại đòi bãi bỏ độc đảng, thiết lập đa nguyên đa đảng, mà ngay cả những đảng viên cùng những phần tử tiến bộ ở trong nước cũng đòi như vậy. Cần hiểu rằng: chống độc tài, độc đảng, chống tham nhũng, chống đường lối sai lầm của cộng sản, không phải là chống nước Việt Nam mà là mong cho nước Việt Nam khá hơn, tiến hơn.
Nếu ai có nghĩ rằng cộng sản ngày nay đã "đổi mới" một chút thì nên biết rằng do sự sụp đổ của cộng sản Đông Âu, do sự đấu tranh ở trong và ngoài nước, do áp lực quốc tế và do nguy cơ tan rã của đảng nên cộng sản Việt Nam bắt buộc phải đổi mới về kinh tế (mà không đổi mới về chính trị)!
Tuy mình không làm chính trị nhưng mình phải có thái độ chính trị, mình phải tiếp tục ủng hộ các cuộc đấu tranh sao cho đất nước có dân chủ Tự Do thật sự.
Tổng bí thư của cộng sản Việt Nam đã nhận rằng cộng sản Việt Nam có“phạm nhiều sai lầm". Chúng ta hỏi:
sai lầm sao không sửa, sao không công khai xin lỗi các quốc dân, sao không trả lại ruộng đất nhà cửa cho các tư nhân và các giáo hội, sao không bồi thường cho các nạn nhân của vụ cải cách ruộng đất, của vụ Nhân Văn Giai Phẩm, của các đợt cải tạo công thương nghiệp, sao không bồi thường và xin lỗi những người bị bắt đi tù“học tập cải tạo"?
Sự thực thì ai ai cũng muốn xóa bỏ hận thù, nhưng cộng sản Việt Nam cần phải hành động cụ thể cho nhân dân trông thấy. Nói "xoá bỏ hận thù, khép lại quá khứ, nhìn về tương lai" xuông thôi thì ích gì?
Nói "đại đoàn kết" mà lại do đảng lãnh đạo
(điều 4 hiến pháp Cộng sản) thì ai mà tin được!
 
•Chuyện trong gia đình.
Bây giờ, nói chuyện trong nhà. Bố mẹ thuộc thế hệ trước, nuôi nấng các con theo quan niệm thời bố mẹ, cũng như ông bà nuôi nấng bố mẹ thời ông bà. Một vài lúc nào đó, các con có thể nghĩ rằng bố mẹ đã quá khắt khe với các con. Thời buổi ấy là như vậy. Mong các con quên đi những gì mà bố mẹ đã vô tình làm các con buồn lòng.
Hãy nhớ rằng bố mẹ không đua đòi ăn chơi, không chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng giữ đời sống mực thước, và bố mẹ đã cố gắng làm việc và dành dụm để các con được sống đầy đủ, được học hành cẩn thận, dưới mái ấm của gia đình.
Vì tài sản bố mẹ đã bị CS cướp hết rồi nên khi sang tới đất mới này, đời sống của chúng ta khá khó khăn.
Bố mẹ đã nhận làm những công việc thật mệt nhọc.
Các con đã chịu khó đi làm vất vả trong các dịp hè, và đã cố gắng học hành chăm chỉ, đến nay thì "đâu vào đấy" cả. Các con không bao giờ được tự mãn, nghĩ rằng mình tài, mình giỏi.
Cái tài, cái giỏi nếu có chỉ là một phần thôi, còn các phần khác là nhờ các thuận duyên, nhờ âm đức của tổ tiên và của chính mình, từ các kiếp trước và kiếp này.
Các con phải luôn luôn sống đạo đức để bồi đắp cho cái nghiệp lành của mình, hệt như người dùng xe hơi phải lo "sạc điện" cho cái bình ắc-quy vậy.
Gieo nhân lành thì sẽ hái quả lành.
Luật nhân quả là một luật của trời đất, không sai được !
Trong gia đình riêng của các con, bố mẹ khuyên:
vợ chồng phải cư xử với nhau trong sự tương kính,
phải nhường nhịn lẫn nhau. Không thể tránh được vài đụng chạm đâu, hãy khéo léo và bình tĩnh mà giải quyết mọi việc. Nóng giận là hỏng.
Còn đối với con phải thương yêu nhưng không được nuông chiều. Cần phải kiểm soát bạn bè của các cháu và phải liên lạc với cha mẹ của bạn bè các cháu để tìm hiểu cho chắc chắn: hư hỏng vì bạn bè trong xã hội này là một sự kiện rất phổ biến ! Tivi, game, chat... phải hạn chế, còn thể dục thể thao thì nên khuyến khích. Bản thân các con phải lo xếp thì giờ tập thể dục, sống một cuộc sống thăng bằng.
Hãy rút kinh nghiệm của bố: lúc trẻ, bố miệt mài làm việc nhiều quá nên nay về già, bị cơ thể "hỏi tội," đau lên đau xuống hoài.
Trong đời sống hàng ngày, phải luôn tiết kiệm và bảo vệ môi trường sinh hoạt vì tài nguyên thế giới chỉ có hạn, chúng ta cần nghĩ đến thế hệ mai sau.
Dùng thứ gì cũng không được phí phạm, kể từ tờ giấy lau tay! Thỉnh thoảng, hãy cho các cháu coi hình chụp hay phim ảnh những trẻ em đói rét và cho các cháu biết rằng trên trái đất này còn rất nhiều người cực khổ.
Khi anh chị em cư xử với nhau, phải nhớ kỹ mấy câu: "anh em như thể tay chân", "chị ngã em nâng",
“một giọt máu đào hơn ao nước lã",
“một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ".
Bí quyết áp dụng chữ "xả."
Hãy bỏ qua hết mọi khuyết điểm của anh chị em mình.
Các con mà chia rẽ thì bố mẹ sẽ đau khổ vô cùng.
Trong xã hội này, vì bận rộn quá, người ta chỉ đủ thời giờ lo cho gia đình riêng nên có khi lơ là với đại gia đình, dù thâm tâm không muốn như vậy. Các con hãy đề cao tình đoàn kết trong đại gia đình.
Với các con gái và con dâu, bố mẹ nhắc:
các con hãy giúp chồng giữ liên lạc tốt đẹp với anh chị em và họ hàng nội ngoại.
 
•Tiếng Việt tại nước ngoài.
Có vài điều đáng bàn.
Các cháu là công dân nước này, với mọi bổn phận và quyền lợi của một công dân.
Cuộc sống thực tế trong trường học cũng như ngoài xã hội bắt buộc các cháu phải nói Anh hay Pháp ngữ, và phải nói và viết thật giỏi, nếu không thì sẽ khó hoà đồng, bị lạc lõng và bị thua kém!
Đi học, các cháu nói tiếng Anh hay tiếng Pháp (hay cả hai). Về nhà, các cháu thường nói với nhau bằng hai thứ tiếng ấy. Tuy các con thường bắt các cháu nói tiếng Việt trong gia đình, bố mẹ vẫn cảm thấy tiếng Việt các cháu hãy còn kém.
Nói tiếng Việt đã yếu, viết tiếng Việt còn tệ hơn, vì các cháu có tập đọc và viết chữ Việt thường xuyên đâu!
Một vài giờ tiếng Việt vào cuối tuần ở trung tâm Việt ngữ với các cô giáo rất tận tâm chưa đủ các cháu khá hơn. Chỉ riêng việc học cách xưng hô theo tiếng Việt đã là khó nhất thế giới rồi!
Đồng bào ta ở hải ngoại luôn luôn nhắc đến việc bảo tồn tiếng Việt. Bố mẹ cũng nghĩ như vậy. Nhưng xét cho cùng, một đứa trẻ không thể kể là hai đứa trẻ (Việt & Canada hay Việt & Mỹ) nhập lại làm một được! Nếu ép quá thì sức của chúng chịu không nổi.
Còn thể thao, còn âm nhạc nữa chứ. Vậy ta phải khéo chọn đúng liều lượng, đừng biến đứa trẻ thành "cái máy học"!
Các cháu sẽ phải vươn lên ở đất nước này.
Các con cần phải chuẩn bị sao cho chúng sống thích hợp với môi trường và sống thoải mái tại đây.
 
•Xã Hội Âu Mỹ.
Xã hội này là một xã hội tiêu thụ quá mức.
Các con không nên để mình bị lôi cuốn dễ dàng vào các trò tiếp thị khéo léo nhằm xúi giục chúng ta mua hàng thả dàn. Chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quảng cáo, ngay cả trong khi chúng ta đang bị các nhà băng và các hãng bảo hiểm bao vây, chi phối.
Các con cần "thiểu dục, tri túc" tức là "ít ham, biết đủ", chỉ mua thứ cần thiết, không có không được mà thôi! Nhà, xe cũng vậy: an toàn và đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày là được rồi.
 
•Tránh nợ nhiều. Thảnh thơi thì hơn!
Bố mẹ không nói lý thuyết xuông đâu, xã hội bây giờ xuống dốc về đạo đức, về tâm linh, chỉ vì hướng ngoại nhiều quá, lo về vật chất nhiều quá, ích kỷ quá, chẳng tìm thấy hạnh phúc ở đâu cả!
Bớt ích kỷ, hãy nghĩ đến đồng loại, phải biết chia sẻ với đồng loại.
Riêng Phần Bố Mẹ. Già thì bệnh, bệnh rồi sẽ . . . ra đi!
Quy luật tự nhiên là vậy. Đến ngày ấy, các con hãy lo tổ chức tang lễ cho bố mẹ được trang nghiêm nhưng đơn giản. Nếu chôn cất mẹ ở một nghĩa trang thì sau này, khi phải đi làm ăn nơi khác, các con sẽ thắc mắc vì ở xa không trông nom được phần mộ.
Bố mẹ chọn cách hỏa táng, thuận tiện hơn, mà khỏi phải chiếm đất, vì đất rất cần thiết cho các thế hệ sau.
Có thể đem rải tro của bố mẹ lên núi hay xuống sông, xuống biển. Cát bụi trở về cát bụi, có gì đâu! Thay vì đãi đằng ăn uống, các con hãy dùng tiền bạc đóng góp vào việc có ích lợi chung.
Đừng e thẹn thiên hạ chê cười; mọi người sẽ hiểu và tán thành. Có một chi tiết như thế này, nếu chẳng may, bố mẹ ngã bệnh và phải chịu một "đời sống thực vật," các con hãy can đảm chọn giải pháp rút ống trợ sinh; kéo dài làm chi, chỉ gây khổ cho mọi người!
 
•Bàn thờ gia đình.
Trong hoàn cảnh ngày nay, khó lập bàn thờ ngay trong nhà. Nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại, cha mẹ, các con có thể bày nơi trang trọng nhất ở trong nhà để tỏ lòng tôn kính và để tự hứa không bao giờ tổn hại gia phong. Đến ngày giỗ, xếp một bàn nhỏ, bày một chén nước trong, vài bông hoa thơm, mấy trái cây tươi và một nén nhang (nhang điện cũng được) là đủ, vì lòng thành các con, các cháu mới là quý. Bố mẹ nói "các cháu" là có ý nhắc các con cần cho các cháu biết ý nghĩa ngày giỗ của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày giỗ, các con hãy nghĩ thiện, làm lành nhiều hơn các ngày khác, hãy chia sẻ chút đỉnh cho người nghèo, hãy gom quần áo dư để dành cho các hội từ thiện. Nếu anh chị em nhân ngày giỗ mà về họp mặt một nơi thì thật là tốt vì tình thân gia đình sẽ nhờ đó mà tăng lên.
Mong các con đọc kỹ thư này, suy nghĩ đến nơi và cố gắng thực hành những lời dặn.
Hôn các con của bố mẹ!
Bố mẹ cám ơn các con đã luôn luôn tận tâm săn sóc bố mẹ từ bao nhiêu năm nay và đã lo toan đầy đủ để cho bố mẹ được thoải mái, vui hưởng tuổi già.
Hôn các con thật lâu!
Hôn các cháu thật lâu!
Bố mẹ!
(Nguyễn Văn Phú)
Chúa Nhật, 01 Tháng 5 Năm 2011 11:05
Giáo sư Nguyễn Văn Phú nguyên hiệu trưởng trường Trung Học Tư Thục Hưng Đạo Sài Gòn, Giáo sư Toán Trường Trung Học Chu Văn An, và là tác giả nhiều sách Toán bậc Tú Tài trước năm 1975.
Tác giả định cư tại Montreal, Canada.
Tác giả đã thuyết trình tại các chùa và các cộng đồng Phật Tử tại Canada về Phật học
Friday, November 30, 2012
( Nguồn : internet).
Nguồn fb: Chieu Nguyen)

Wednesday, March 30, 2022

Động Cơ Chiến Đấu Của Người Ukraine Khác Với Người Việt

Người Ukraine ngoài yêu nước ra thì họ hiểu về GIÁ TRỊ CỦA TỰ DO, DÂN CHỦ hơn người Việt.
Bởi vậy nên họ chiến đấu rất ngoan cường! Họ biết  chiến đấu cho ai? và vì cái gì? Một cách rất trí tuệ và cụ thể.
Còn thời chúng tôi ngày xưa đi xâm lược miền Nam là vì cái gọi là LÝ TƯỞNG!
Sau này sang Đức học, tôi mới biết đó là cái Lý tưởng thổ tả.
Rồi từ từ tôi mới nhận ra là mình hồi đó ngu. Đi giải phóng nơi sung sướng, văn minh hơn mình để hành hạ cho họ có  cuộc sống khổ như mình, rồi vỗ tay sung sướng! Ta là người chiến thắng.
Sau này có vị là Trung tá, sống sót trở về "Thủ đô Hà Nội mến yêu của ta" được Nhà nước ưu đãi cho về hưu hành nghề sửa xe đạp. Trời nóng nhìn "mặt hồ gươm vẫn lung linh mây trời" bố cu mặc quần đùi ống rộng, mà quần lót giặt lại chưa kịp khô; ngồi gác chân vá xăm xe đạp cho mấy cháu gái sinh viên, vẫn ngoan cố hoài cổ bê cả rổ Huân chương ra khoe với mấy cháu. Mồm nghêu ngao hát: "Pháo  anh trên đồi cao nã vào đầu giặc Mỹ. Trận địa dưới hầm sâu em vẫn nhìn thấy súng"...
Thật  may mắn  mà tôi còn sống. Để bây giờ ngẫm lại mới biết thôi. Còn đồng đội xấu số của tôi, các anh nằm xuống nơi rừng thiêng, nước độc, có lẽ vẫn còn đang bám lấy cái "Lý tưởng" ở đâu đó mà đã làm cho các anh phải ra đi nơi chân trời xa. Để bây giờ chúng ta đã tạo ra một bầy  tham nhũng nhiều như quân Nguyên đang đốt trong cái lò tôn giả tạo, phù phiếm để mị dân...
Nhân dân Ukraine thật có quyền tự hào vì họ không những tự nổi lên đạp đổ nền độc tài trong nước mà còn dựng lên một thể chế dân chủ mới, bầu được vị nguyên thủ rất sáng láng tuyệt vời là Volodymyr Zelenskiy;
Mà như chúng ta đang thấy, họ còn đứng lên cùng chính phủ đoàn kết một lòng, sát cánh bên nhau để đánh đổ cả độc tài  khổng lồ nước ngoài  xâm lăng họ.
Tức là trong một thời gian ngắn họ ĐÁNH ĐỔ CẢ HAI NỀN ĐỘC TÀI trong và ngoài nước.
Vì vậy mà dân tộc Ukraine rất xứng đáng là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Đã đến lúc chúng ta phải quên đi cái tự hào hão huyền là "đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ". Bởi ta đánh thắng họ (nền dân chủ), để ta dựng lên chế độ độc tài.
Còn họ đã dựng lên thể chế dân chủ!!!
Điều đó khác nhau như đêm với ban ngày!
Phẩm chất và mục đích cuộc chiến của VN và của Ukraine mang bản chất  hoàn toàn khác nhau.
Mục tiêu ngược chiều nhau: Đó là họ chiến đấu để  dân tộc họ vươn lên sự sáng láng;
Còn ta "đánh nhau" huynh đệ tương tàn không như Đông và Tây Đức, để cho dân tộc mình chui xuống vực sâu.
Ngân sách thì cạn kiệt, đạo đức thì suy đồi. Chết đến nơi rồi mà vẫn ú  ớ, mồm lẩm bẩm, như người bệnh vào giai đoạn hôn mê: Hãy cho tôi tiến lên "Thiên đường CNXH", mà chả biết hình thù cái thiên đường chủ nghĩa đó nó ra làm sao.
Nhưng có người nói với tôi: Nếu Tàu cộng tràn sang VN, thì dân ta cũng  sẽ chiến đấu ngoan cường như dân Ukraine. Tôi thì hơi hoài nghi, nên đáp lại là: Việt Nam mà có thể chế như Ukraine thì Tàu cộng vào  xâm lược có thể còn thảm hại  hơn cả Putin!
Nên thể chế phải đi trước một bước!
Chứ như nhà mình thì nếu lãnh đạo theo Tàu thì ai sẽ xuống giao thông hào như Tổng thống Ukraine mà cổ súy cho ta cầm súng?
Hay là để nghe họ hô: VN là em, Trung Quốc là anh, đừng bắ
n?

ST 

CHUYỆN RẤT NGẮN, NHƯNG LAN TỎA ĐẾN RẤT NHIỀU NGƯỜI…

Tôi lên giường ngủ lúc 11 giờ khuya, bên ngoài trời đang có tuyết rơi. Tôi co ro rúc vào trong chăn, cầm chiếc đồng hồ báo thức lên xem thì phát hiện nó đã ngừng hoạt động từ lúc nào, tôi đã quên không mua pin cho nó.
Bên ngoài trời lạnh như thế, tôi quả thực không muốn phải ngồi dậy, liền gọi điện thoại cho mẹ: “Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi, ngày mai con có cuộc họp công ty, khoảng 6 giờ mẹ gọi điện đánh thức con dậy nhé!”.
Mẹ ở đầu dây bên kia giọng như đang ngái ngủ, nói: “Được rồi, mẹ biết rồi!”.
Sáng hôm sau, điện thoại báo thức vang lên trong lúc tôi còn đang mộng đẹp. Ở đầu dây bên kia, mẹ nói: “Con gái mau dậy đi, hôm nay con còn có cuộc họp đấy”.
Tôi mở mắt nhìn đồng hồ, mới có 5h40, liền cảm thấy khó chịu mà cằn nhằn mẹ: “Chẳng phải con nói 6 giờ mới gọi con dậy sao? Con còn muốn ngủ thêm một lát nữa, lại bị mẹ làm phiền rồi”.
Mẹ ở đầu dây bên kia lặng im không nói gì, tôi cũng cúp điện thoại…
Tôi ngồi dậy rửa mặt, chải đầu rồi ra khỏi nhà. Thời tiết thật lạnh, khắp nơi toàn là tuyết, trời đất chỉ một màu.
Tại ga xe bus tôi không ngừng dậm chân cho đỡ lạnh, trời vẫn còn tối đen như mực, đứng bên cạnh tôi là hai ông bà lão tóc bạc trắng.
Tôi nghe ông lão nói với bà: “Bà xem xem, cả đêm ngủ không yên giấc, mới sáng sớm đã thúc tôi dậy rồi, nên giờ mới phải chờ lâu như thế”.
Năm phút sau, cuối cùng xe bus cũng đã tới. Tôi vội bước lên xe, tài xế là một người thanh niên còn rất trẻ, anh ta chờ tôi lên xe rồi vội vã lái xe đi.
Tôi nói: “Khoan đã! Anh tài xế, phía dưới còn có hai ông bà lão nữa, thời tiết lạnh như thế mà họ đã đợi từ rất lâu rồi, sao anh không chờ họ lên xe mà đã đi rồi?”.
Anh ta ngoảnh đầu lại, cười nói: “Không sao đâu, đó là cha mẹ của tôi đó. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe bus, nên họ đến xem tôi đấy”.

Tôi đột nhiên rơi lệ, nhìn lại dòng tin nhắn của cha tôi: “Con gái, mẹ của con cả đêm ngủ không được, mới sáng sớm đã tỉnh dậy, bà ấy lo con sẽ muộn giờ”…
------------------
Người Do Thái có một câu ngạn ngữ: “Lúc cha mẹ cho con thứ gì, con đều nở nụ cười; lúc con cái cho cha mẹ thứ gì, cha mẹ khóc”.
Cả đời này, người có thể làm cho chúng ta mọi thứ mà không cầu báo đáp chỉ có cha mẹ, vậy nên, dù thế nào cũng đừng phàn nàn họ, hãy thông cảm cho họ, quan tâm tới họ.

Hãy trân trọng từng phút giây bên cha mẹ, bởi không ai biết được khi nào họ sẽ rời xa ta mãi mãi.
Khi cha mẹ còn hãy luôn nở nụ cười, hãy luôn quan tâm chăm sóc tới họ, đừng để cha mẹ mỏi mắt ngóng trông mà không nhìn thấy hình bóng của bạn.
Khi bạn chập chững bước đi, chỉ có cha mẹ là người nắm lấy đôi bàn tay nhỏ bé, dìu dắt bạn đi những bước đầu đời.

Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, chỉ có cha mẹ là người hạnh phúc nâng niu bạn trong vòng tay, cũng chỉ có cha mẹ là người ngày đêm bỉm sữa, chăm sóc bạn từng miếng ăn giấc ngủ.
Khi bạn đau ốm, chỉ có cha mẹ là người mất ăn mất ngủ, ngày đêm túc trực bên giường bệnh. Vì bạn, dẫu phải bán đi khối tài sản cuối cùng trong tay, họ vẫn sẵn sàng.

Khi bạn gặp khó khăn trắc trở, hay khi cả thế giới đều quay lưng với bạn, thì cha mẹ vẫn luôn ở bên che chở bạn, vỗ về bạn. Thời gian có thể làm lòng người thay đổi, nhưng vĩnh viễn không thể thay đổi tình yêu cha mẹ dành cho bạn.
ST

QLVNCH

Quân chủng và Binh Chủng copy từ internet:
1. Quân chủng là một thành phần cao cấp trong tổ chức quân đội, hoạt động tác chiến có ý nghĩa Chiến lược.
2. Binh chủng là một bộ phận của quân chủng, làm chức năng trực tiếp chiến đấu, hoặc bảo đảm chiến đấu có vũ khí, trang bị kỹ thuật, Chiến thuật tác
chiến và hoạt động đặc thù.
Tại Hoa Kỳ bộ Quốc Phòng là cơ quan hoạch định các chính sách quân sự (Chiến Lược) gồm các bộ trưởng bộ: Lục quân, Hải quân, Không quân, Tuần
duyên Hoa Kỳ, gần đây có lực lượng Không Gian.
Tổng thống Hoa Kỳ là vị Tổng tư lệnh tối cao.
 
Việt Nam Cộng Hòa sau năm 1964. Quân đội được gom chung vào một mối "Bộ tư lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa" như trong nhật ký của Đại tá Phạm bá Hoa
 
Xin trích dẫn thêm phần đối thọai giữa Đại tá Phạm bá Hoa và Đại tướng Cao văn viên để nhận thấy Chiến lược được điều hành từ bộ tổng tham mưu
QLVNCH .
Chiến thuật được thi hành từ bộ tư lệnh các quân binh chủng. Đặc biệt trong phần này nói về KQVNCH.
Bộ tư lệnh KQVNCH không đệ trình lên Bộ quốc phòng (bộ trưởng Đại tướng Trần thiện Khiêm) một chiến lược di tản Cao nguyên trung phần nào cả. Nhưng chỉ là người nhận lệnh và điều hành chiến thuật di tản.
Nói đơn giản Không Quân cũng là một bộ phận của Quân đội gọi là Binh Chủng Không Quân cũng như các binh chủng khác nhận lệnh từ Đại tướng Cao Văn Viên tổng tư lệnh QLVNCH.
 
Tại Hoa kỳ Bộ trưởng Lục quân, Hải quân, Không quân...sẽ tường trình lên bộ trưởng Bộ quốc phòng trong lãnh vực chuyên môn của mỗi quân chủng
trước khi được thi hành một sứ mệnh nào đó.
 
Ngày 15/3/1975, ngay đầu giờ buổi làm chiều, điện thoại reo:
“Đại Tá Hoa tôi nghe”.
“Có ai ngồi gần anh không?
“Dạ không, thưa Đại Tướng”.
Đó là Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng
Hòa. Ông tiếp:
“Tuyệt đối là anh không cho ai biết lệnh này ngoài những sĩ quan trách
nhiệm thi hành”.
“Vâng, tôi rõ thưa Đại Tướng”.
“Tổng Cục Tiếp Vận có bao nhiêu phi cơ vận tải C.130 khả dụng?* ( Không nhắc đến Không Quân trong chiến lược di tản Quân Đoàn II)*
“Thông thường thì sử dụng 2 hoặc 3 chiếc, nhưng trường hợp tối cần thiết có thể sử dụng được 8 hoặc 9 chiếc. Nhưng tôi sẽ hỏi bên Không Quân (* Nhận
chỉ thị*) và sẽ trình lại Đại Tướng con số chính xác hơn, thưa Đại Tướng”.
“Thôi được. Điều cần thiết là anh phải sử dụng tối đa vì đây là nhu cầu khẩn cấp. Anh liên lạc ngay với Quân Đoàn II, xem họ cần bao nhiêu chiếc
thì cho họ bấy nhiêu, còn sử dụng vào công tác gì thì tùy họ. Nhiệm vụ kể từ ngày mai. Anh rõ chưa?
 
 
Phần Phụ chú trích từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_l%E1%BB%B1c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a
 
Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa gồm 14 cơ quan 

1 Bộ Tổng Tham mưu 6 Nha Quân pháp 11 Phòng
Nghiên cứu (Lôi Hổ, Nhảy toán Biên Phòng vv...)
2 Tổng nha Nhân lực 7 Nha Quân sản 12 Phòng
Nghi lễ
3 Cao đẳng Quốc phòng 8 Nha Địa dư 13 Phòng
Báo chí
4 Tài chính và Quân phí 9 Phòng Nhân viên 14 Tổng Hành dinh
5 Nha Đổng lý 10 Phòng sưu tầm
( không có Lục Quân, Hải Quân, Không Quân)
 
Quân lực Việt Nam Cộng hòa thuộc Bộ Tổng Tham Mưu
Đại đơn vị
Quân đoàn I · Quân đoàn II · Quân đoàn III · Quân đoàn IV ·
Sư đoàn 1 Bộ binh · Sư đoàn 2 Bộ binh · Sư đoàn 3 Bộ binh · Sư đoàn 5 Bộ binh ·
Sư đoàn 7 Bộ binh · Sư đoàn 9 Bộ binh · Sư đoàn 18 Bộ binh · Sư đoàn 21 Bộ binh ·
Sư đoàn 22 Bộ binh · Sư đoàn 23 Bộ binh · Sư đoàn 25 Bộ binh ·
 
Binh chủng
Lục quân · Hải quân · Thủy quân Lục chiến · Không quân · Lực lượng Nhảy dù
· Biệt cách Dù ·
Biệt động quân · Lực lượng Đặc biệt · Thiết giáp Kỵ binh · Pháo binh · Quân cảnh · Đoàn Nữ quân nhân · Phòng vệ Tổng thống Phủ · Liên đoàn An ninh Thủ đô · Địa phương quân và nghĩa quân ·
 
Quân trường
Đại học Chiến tranh Chính trị · Võ bị Đà Lạt · Trường Chỉ huy tham mưu ·
Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế · Võ khoa Thủ Đức · Trường Quân y · Trường Thiếu sinh quân ·
Quang Trung · Lam Sơn · Vạn Kiếp · Hải quân · Dục Mỹ ·
Nữ quân nhân · Pháo binh · Quân cảnh · Quân khuyển ·
 
Về hình thành và tổ chức Quân Lực VNCH.
Không nên căn cứ vào một cá nhân nào, nhưng cách dễ nhất là Google
Tổ chức Quân đội Việt Nam Cộng hòa - Wikipedia

<https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_Qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#:~:text=T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20Qu%C3%A2n%20%C4%91%E1%BB%99i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20(t%E1%BB%AB%20n%C4%83m,t%E1%BA%A1i%20t%E1%BB%AB%201955%20%C4%91%E1%BA%BFn%201975.>
 
 

Tuesday, March 29, 2022

Di sản VNCH đã gìn giữ một nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ra sao?

Có vẻ nằm ngoài suy nghĩ của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, cũng như rất nhiều người yêu âm nhạc – vốn vẫn quan sát cuộc đời và sự nghiệp của ông, cứ tưởng rằng sau khi miền Nam bị sụp đổ, chế độ mà nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ âm thầm phục vụ đã thắng thế và thuận lợi – nhưng dường như ông lại không nhận được sự đối xử xứng đáng từ các đồng chí của mình.

 

Cuộc đời của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những câu chuyện đầy trớ trêu của lịch sử âm nhạc Việt Nam. Là một người nằm vùng trong lòng chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng ông lại trở nên vô cùng nổi tiếng nhờ vào xã hội tự do sáng tác, và tinh thần đón nhận âm nhạc vô cùng cởi mở của người miền Nam Việt Nam. Suốt trong những năm dài mà nền văn hoá nghệ thuật của VNCH bị từ chối, bị kiểm duyệt, có lẽ nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là người cảm nhận rõ nhất sự cay đắng, khi nghe các trung tâm âm nhạc hải ngoại ở Pháp, Mỹ… vẫn trình bày các ca khúc của mình. Ở các ngôi nhà cửa khép kín, trong lòng hẻm nhỏ Sài Gòn hay bất cứ đâu Việt Nam, người ta vẫn mở những bài hát làm nên tên tuổi của ông Những ngày xưa thân ái, Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Trăng tàn trên hè phố… Ngược lại, những bài hát mới viết sau 1975, chỉ là hương hoa đóng góp cho thời thế, và hôm nay còn mấy ai nhớ và hát?

 

Lịch sử âm nhạc Việt Nam, bị cuốn vào giai đoạn chiến tranh quốc gia – cộng sản hơn 20 năm, kéo theo những mảnh đời và những điều trái ngang. Chẳng hạn, như ông Lưu Hữu Phước, người ký quyết định đưa tất cả những văn nghệ sĩ của Việt Nam tù cải tạo sau Tháng Tư 1975, đã ngẫm nghĩ gì về chế độ thù địch với ông lại không ngần ngại dùng ca khúc của ông làm Quốc ca? Và nếu đoạn đời về sau, với những phút cuối nói thật, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nếu không cho biết rằng ông luôn đau đáu về bài Dư Âm – ca khúc mà ông bị đấu tố là “tình cảm tiểu tư sản”, nên phải viết kiểm điểm và thề từ bỏ để được sống còn, ai biết được trong trái tim những người nghệ sĩ ấy mang nỗi niềm gì?

 

Tiểu sử của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ghi là ông sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 của gia đình trung lưu. Ông có hai người anh là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu 5. Lúc nhỏ, ông có năng khiếu vượt trội về sáo. Tuy nhiên, đam mê của ông không được cha ủng hộ vì cho rằng chơi sáo dễ mắc bệnh lao, cha ông khuyên ông chơi guitar.

 

Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Sáng tác đầu tay của ông ra đời trong thời gian này là bài Nắng lên xóm nghèo.

 

Sau hiệp định Geneve, Phạm Thế Mỹ được tổ chức cách mạng bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ năm 1959 đến năm 1970, ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ Đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh,… tại Đà Nẵng. Khoảng năm 1965–1966, ông bị bắt khi trà trộn vào các phong trào phản kháng của Phật giáo Miền Nam để chống chế độ VNCH.

 

Lịch sử không thể thay đổi việc ông Phạm Thế Mỹ là một người của miền Bắc Việt Nam cài vào miền Nam, nhưng lịch sử cũng không thể phủ nhận ông là một nhạc sĩ tài hoa. Đã có nhiều người dành thời gian để phân tích từng câu từng chữ trong những bài hát trước năm 1975  của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ và chỉ ra việc ẩn giấu những tình cảm dành cho bộ đội Bắc Việt cũng như là nhằm chống phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa, Thế nhưng sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phải nói là vô cùng rực rỡ trong lòng chế độ mà ông ta luôn tìm cách chống lại nó. Quả là mỉa mai. Vì bởi chính nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ không thể ngờ được chính vì những bài hát tưởng như tình ca mùi phản chiến đó đã chặn đứng sự nghiệp của ông sau năm 1975. Tài năng của ông có vẻ là không được công nhận đủ và đúng khi chỉ được sắp xếp là một nhân viên văn hoá thông tin của quận 4, Sài Gòn, và rồi qua đời trong hoàn cảnh khó khăn và lặng lẽ.

 

Đó có phải là số phận chung của người từng góp sức với “cách mạng” nhưng rồi bị nghi ngờ, không được trọng dụng? Chẳng hạn như nhân vật phi công Nguyễn Thành Trung nổi tiếng từng trở mặt ném bom vào Dinh Độc Lập vào ngày cuối của chế độ, hay nhà thơ Trần Vàng Sao bị theo dõi, ngăn chặn mọi thứ cho đến khi chết. Mặc dù nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ ra sức sáng tác và đóng góp nhiều cho chế độ mới, nhưng ông không được cấp trên đáp lại như với Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Diệp Minh Tuyền…, dù tài năng của ông thì rõ là vượt lên trên rất nhiều.

 


Nhà văn Nguyễn Đình Bổn có kể lại rằng vào năm 1994, khi ông ra Bắc có việc và được nhà thơ Phạm Hổ nhờ chuyển quà cho em mình là ông Phạm Thế Mỹ ở trong miền Nam. Khi đi cùng nhà thơ Trần Tiến Dũng đến trao quà, ông Phạm Thế Mỹ khi biết nhà văn Nguyễn Đình Bổn đang làm trong nhà xuất bản Mỹ thuật, nhạc sĩ  Phạm Thế Mỹ mang ra một tập dày có đến cả trăm bài hát ca ngợi bác và đảng, than phiền rằng ông muốn in nhưng không có ai giúp. Chi tiết này gợi lên câu hỏi rằng: Chẳng lẽ với vị trí của một người như ông Mỹ, và hoàn toàn dành tâm sức để vận động cho chế độ mới, nhưng vẫn không thể tìm được nơi yểm trợ để làm điều “phục vụ” này, thì thực sự cuộc sống của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sau năm 1975 đã cô quạnh đến thế nào?

 

Lúc còn là phóng viên của báo Tuổi Trẻ, vào ngày nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ qua đời, ban biên tập nhờ tôi gọi tìm một ai đó cùng thời để viết tin buồn và tâm tình. Kỳ lạ nhất là lúc đó tôi gọi khắp nơi nhưng hầu như ai cũng từ chối. Cuối cùng, tôi còn nhớ báo Tuổi Trẻ phải nhờ cậy đến một bài viết cũ, của một người không liên quan là nhạc sĩ Từ Huy như vài trăm chữ chia buồn về sự ra đi của ông. Lúc đó, tôi chạnh lòng nghĩ về sự cô đơn của ông, mặc dù nhà nước có làm lễ tang trọng thể, nhưng đó cũng chỉ là hình thức rổn rảng trong sự hiu quạnh của đời ông.

 

Tôi có đọc nhiều những bài viết tức giận và phê phán thái độ nằm vùng của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Và tôi cũng đọc được những bài viết tiếc nuối cho một tài năng nhưng không đứng về phía chế độ Việt Nam Cộng Hòa, dù đó là miền đất đã tạo thành cái tên nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, và nuôi dưỡng trong sự yêu mến của không ít người yêu âm nhạc miền Nam. Nhưng biết sao được, đó là cuộc đời, là định mệnh và là lịch sử của đất nước Việt Nam. Lịch sử đã cho chúng ta chứng kiến những văn nghệ sĩ bất khuất đến phải ứa nước mắt vì kính trọng, nhưng chúng ta cũng có những người nghệ sĩ chấp nhận thay đổi cuộc đời của mình, chỉ vì để được sống còn, hoặc họ chọn hay nhầm một lý tưởng, mà không thể quay lại.


BM

Những ai đã từng tiếp xúc với nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ cũng nhận ra rằng ông là một người hiền lành, và rốt cuộc chỉ mong muốn được sống với nghề của mình mà thôi.

 

Nhà nghiên cứu nhạc Việt người Mỹ Jason Gibbs từng viết trong bút ký khi tìm hiểu âm nhạc Việt Nam ở Sài Gòn, rằng: “Vợ chồng tôi được gặp và nói chuyện với Phạm Thế Mỹ năm 2001 ở nhà riêng của ông ở Quận Tư Sài Gòn. Ông vui tính, cởi mở, hiền và kể nhiều chuyện hay. Thời chιến tranh Việt Mỹ ông là một người cộng sản nằm vùng. Đất Việt thống nhất ông được tham gia mọi hoạt động âm nhạc ở một miền Nam giải phóng, nhưng thực ra ông không ưa chính sách văn hóa lúc bấy giờ”.


BM

Có lẽ phần tính tình hiền lành và chân thành ấy, khiến cho những màu sắc và giai điệu trong các bài hát về quê hương của Phạm Thế Mỹ luôn làm người nghe nhanh chóng có sự đồng cảm và thương mến.

 

Khi được báo Sài Gòn Giải Phóng (số ra ngày 28/10/2001) phỏng vấn về những bài hát sáng tác thời “Mỹ-Nguỵ”, Phạm Thế Mỹ  đã nói cho qua rằng “Tôi thật sự không thích nói về những gì mình đã có, tất cả những sáng tác của tôi chỉ được bộc phát bằng sự say mê của chính mình”.


Có thể đó là kết luận quan trọng mà nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ muốn để lại cho những thế hệ sau tìm hiểu về ông. Số lượng những bài hát về nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ được công bố trên truyền hình cũng như hệ thống truyền thông của chế độ mới sau năm 75 rất nhiều, nhưng mọi thứ mang tính “phục vụ” ấy trôi dần vào quên lãng. Ngay cả trên wikipedia, các liệt kê đánh dấu sự thăng hoa sáng tạo của đời ông cũng nằm trong thời kỳ sáng tác tự do không kiểm duyệt của Việt Nam Cộng Hòa. Điều trái ngang là ở đó. Di sản vàng son của nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa lại chính là nơi gìn giữ những điều đẹp nhất của một người nhạc sĩ Bắc Việt – Phạm Thế Mỹ.

Báo Mai

Saturday, March 26, 2022

TIỂU QUỐC PHẦN LAN CHIẾN THẮNG SIÊU CƯỜNG LIÊN XÔ

Năm 1939, Phần lan chỉ là quốc gia tí hon với 4 triệu dân, còn Liên Xô là siêu cường có lãnh thổ lớn nhất thế giới với 170 triệu dân.
Stalin đề nghị Phần Lan trao đổi một phần lãnh thổ của nước này với Liên Xô, Chính phủ Phần Lan đã từ chối, Stalin liền huy động quân đội tấn công Phần Lan.
Tham gia vào Chiến tranh Mùa Đông 1939- 1940, phía Phần Lan chỉ có khoảng 300.000 quân trong khi đó phía Liên Xô huy động khoảng 1 triệu quân (gấp >3 lần), cùng rất nhiều phương tiện chiến tranh hạng nặng vượt trội Phần Lan như 5000 xe tăng (gấp 100 lần), 3800 máy bay (gấp >30 lần).
Ngày 30/11/1939, quân Liên Xô tấn công tám điểm dọc biên giới dài 1.000 dặm của Phần Lan và dùng không quân oanh tạc thủ đô Helsingfors. Máy bay Liên Xô tràn ngập bầu trời Phần Lan, tiến hành oanh tạc dữ dội nhiều thành phố, thị trấn. Vào lúc 6h sáng cùng ngày, 23 sư đoàn của 4 tập đoàn quân với 425.000 binh lính, cùng 6 sư đoàn thiết giáp với hơn 3.000 xe tăng, được yểm hộ bởi hơn 3.000 máy bay vượt biên giới Phần Lan.
Ban đầu người Nga tấn công chủ yếu vào công trình bố phòng trên biên giới Phần Lan ở eo biển Karel. Tuy nhiên xe tăng Liên Xô thường xuyên vấp mìn của quân Phần Lan nên nhiều chiếc bị phá huỷ, còn binh sĩ Liên Xô bị vướng rào kẽm gai trong phòng tuyến của đối phương nên phơi mình cho các ổ súng máy bố trí khéo léo trong rừng.
Quân đội Phần Lan dựa vào địa hình quen thuộc và các công sự vững chắc đã chống trả quyết liệt. Họ chủ động rút lui nhử các binh đoàn Xô Viết với vũ khí hạng nặng vào sâu trong lãnh thổ. Khi quân Nga kéo sâu vào 30 dặm, người Phần Lan tổ chức phản công. Bị chặn lại tại các phòng tuyến Phần Lan được xây dựng trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào sườn, đường giao thông phía sau bị gián đoạn, các binh đoàn Nga phải rút lui về điểm xuất kích với tổn thất nặng nề.
Trong suốt tháng 12, gần 12 sư đoàn Liên Xô đồng loạt tấn công ồ ạt trên toàn phòng tuyến Mannerheim thuộc eo biển Karel nhưng đều thất bại.
Từ ngày 7/12/ 1939 đến ngày 8/1/1940, khoảng 45.000-50.000 quân Liên Xô có xe tăng yểm trợ tấn công mạnh 11.000 quân Phần Lan ở Suomussalmi, kết quả là khoảng 13.000 lính Nga bị thương vong và 2.100 bị bắt làm tù binh để đổi lấy 2.000 thương vong về phía quân Phần Lan. Đặc biệt là trong khoảng từ 4/1 đến 7/1/1940, 6.000 quân Phần Lan phục kích một lực lượng Xô viết khoảng 25.000 quân trên đường Raate, quân Phần Lan có 402 người chết để đổi lấy 7.000-9.000 quân Xô viết chết hoặc mất tích và 1.300 tù binh. 2 sư đoàn 163 và 44 Bộ binh Liên Xô bị kẹt trong đầm lầy nên bị chết rét dần dần, trong số 44.000 quân thì đã tử trận, chết cóng, bị thương hoặc bị ốm mất hơn 30.000, bị mất 86 xe tăng còn phía Phần Lan tịch thu làm chiến lợi phẩm 69 xe T-26 và 10 xe cơ giới các loại. Tàn quân Liên Xô rút chạy về hậu cứ.
Quân Nga thiệt hại nặng, nhưng Stalin tiếp tục điều thêm 300.000 quân, trong suốt một tháng, các cuộc tấn công tiếp diễn tại hồ Ladoga, tại vịnh Phần Lan. Quân và dân Phần Lan kiên cường chống trả khiến quân Nga thiệt hại nặng nề.
Ngày 12/3/1940 sau 100 ngày quyết chiến, Hai bên chấp nhận ngừng bắn.
Thất bại thảm hại của Liên Xô trong Cuộc chiến Mùa đông này không chỉ là do mùa đông quá khắc nghiệt mà còn đến từ sự chủ quan, khinh địch và hậu cần yếu kém của quốc gia lớn nhất châu Âu này.
Cụ thể, trong khi những người lính Phần Lan có quân phục với quần áo đủ dày để giữ ấm và quan trọng nhất là những tấm áo choàng màu trắng để ngụy trang thì Hồng quân Liên Xô lại sử dụng quân phục màu... nâu. Điều này đồng nghĩa với việc, giữa nền tuyết trắng những người lính Liên Xô sẽ nổi bật hơn bao giờ hết và trở thành bia tập bắn cho lính Phần Lan trên chiến trường.
Hậu cần cũng là một vấn đề khó khăn mà Liên Xô gặp phải, nhất là khi cuộc chiến diễn ra trong mùa đông khắc nghiệt nhất thế kỷ 20 này.
Những đoàn hậu cần của Liên Xô bị tắc lại trên đường, kẹt cứng nhiều tuần lễ do bão tuyết khiến các đơn vị ở tiền tuyến phải buộc rút lui do súng đạn dự trữ đã không còn và quan trọng nhất là quần áo ấm không kịp chuyển ra mặt trận đã khiến hàng chục nghìn lính Liên Xô chết rét trước khi kịp tham chiến.
Thêm vào đó, người Phần Lan đã chiến đấu cực kỳ quả cảm để bảo vệ đất nước mình khiến người Liên Xô dần dần bị sa lầy trong cuộc chiến này dù mới chỉ tham chiến được thời gian ngắn.
Phía Phần Lan cũng nắm được địa hình phức tạp ở vùng biên giới nên chủ yếu sử dụng tuần lộc và xe chó kéo làm nhiệm vụ tiếp vận cho tiền tuyến một cách hiệu quả thay vì việc sử dụng xe tải và không thể di chuyển được của Liên Xô.
Tổng cộng trong cuộc chiến này, phía Liên Xô đã chịu thương vong khoảng 400.000 lính trong khi đó, phía Phần Lan chỉ chịu thương vong khoảng 70.000 người. Phần Lan đã giành chiến thắng oanh liệt.
Ngày nay Phần Lan là một trong những quốc gia phồn vinh nhất thế giới.
(Biên tập theo Kiến Thức, wikipedia và Internet)
Phạm Văn Hải.

Tuesday, March 22, 2022

Áo Saut và Beret Đỏ

  

Size Huyet Du 

Size Small: 

A1 Shirt - Chest 106cm (41.5") / Q1 Pants - Waist 86cm (33.5") 

Size Medium: 

A3 Shirt - Chest 111cm (43.5") / Q3 Pants - Waist 90cm (35.5") 

Size Large: 

A5 Shirt - Chest 116cm (45.5") / Q5 Pants - Waist 96cm (38") 

Size XLarge: 

A7 Shirt - Chest 121cm (47.5") / Q7 Pants - Waist 100cm (39.5")

 https://www.phuochung-rvn-insignia.com/

 




Dây Stabo mới trong bao chưa mở