Friday, August 31, 2012

Tâm sự người ở lại ( Mùa Xân năm Kỷ Dậu 1969)


    
 Chào các anh, các bạn  219, Biệt Kích, Lôi Hổ.
Mùa Xuân năm Kỷ Dậu đến, mọi ngừơi đón Xuân trong cảnh đất nước còn lắm nhiều đau thương vì chiến tranh, ở miền Nam đả trải qua biết bao mùa Xuân không yên bình,chiến tranh triền miên làm nhà tan cửa nát, rất nhiều người dân vô tội và biết bao nhiêu người trai ưu tú của miền Nam cứ tiếp tục ngả xuống cho cuộc chiến lâu dài. Mùa Xuân vẩn vô tình trở lại trên khấp mọi miền đất nước dù mỏi người chúng ta có hạnh phúc hay đau khổ trong cuôc sống, Cảnh Xuân tươi vui, người người  vui vẻ ,họ cố quên đi nổi đau, sự mất mát của một mùa Xuân qua và hy vọng hòa bình mau trở về để mọi người đón một mùa Xuân trong thanh bình hạnh phúc. Ngày 17-02-1969, đúng ngày mùng 1 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, tôi được cắt bay hành quân ở  Phú Bài, Như thường lệ, sáng hôm nay anh em vào Phi Đòan khá sớm, đầu năm anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng, chúng tôi chúc Tết nhau, chúc nhửng điều tốt lành nhất rồi lần lượt ra phi cơ để thi hành nhiệm vụ Phi Đòan giao phó, ba phi hành đòan trực Phú Bài ra phi cơ, quay máy  lần lượt cất cánh theo hướng 35, rời phi trường ĐNG, chúng tôi phải bay thấp ngang đầu phi đạo , Hôm nay tôi bay chiếc thứ ba, thông thường, sau khi bay qua đầu phi đạo tất cả trực thăng bay lên cao và tôi củng phải lên cao cùng các bạn bay ra Phú Bài, một thóang nghịch ngôm nẩy ra trong đầu tôi, tôi điều khiển trực thăng  cứ bay low level dọc theo bờ biển Thăng Bình. Sáng sớm người dân ở đây có thói quen ra bờ biển phóng uế, trai có, gái có nhất là mấy đứa bé, tôi điều khiển trực thăng  nghiên qua đảo lại sát bờ biển, cảnh hổn lọan bắt đầu xảy ra, có lẻ họ sợ máy bay đụng chết, hay mắc cở vì phóng uế bừa bải, họ bắt đầu chạy tán lọan, có người chưa kịp kéo quần lên và chắc trong số đó có người chưa kịp chùi sạch đít,  tôi tiếp tục điều khiển phi cơ bay thấp dọc  bờ biển khi gần đến căn cứ Seabee của Hải Quân Mỷ tôi bắt đầu cho phi cơ lên cao cùng các bạn bay thẳng ra trại FOB1. Ba chiếc trực thăng lấn lượt đáp xuống sân bay trại FOB1 ở bên kia đường, tắt máy,chúng tôi đi bộ băng qua quốc lộ 1 vào trại, bước chân vào cổng  tôi có cảm gíac trại FOB1 sáng nay sao im lặng quá, mọi sinh họat thường gặp mỗi lần chúng tôi ra đây dường như không có, một vài người lính Biệt Kích Việt củng như Mỷ dường như không vội vả và trông cách ăn mặc có vẻ đẹp hơn mọi ngày , gặp chúng tôi họ đưa tay chào ( Chúc mừng năm mới ), thì ra trại FOB1 tạm dừng mọi cuộc hành quân để mừng Xuân Kỷ Dậu của người Việt Nam, cả ngày hôm nay không có phi vụ hành quân nào ngòai việc gặp nhau  bắt tay (Happy new year ). Chiều chúng tôi trở về ĐGN khá sớm Buổi cơm gia đình chiều ngày mùng 1 Tết với nhửng mói ăn đặc biệt  của ngày Xuân, thịt kho hột vịt, dưa giá, chả lụa, củ kiệu, bánh chưng v.v.... thật ngon miệng. Sau buổi cơm, vợ chồng tôi bồng cháu Khánh qua nhà Ông Bà Ngọai và vài người hàng xóm thân quen  chúc Tết.
Sau nhửng ngày sống yên bình của mùa Xuân năm  Kỷ Dậu, chúng tôi bắt đầu có nhửng phi vụ hành quân, nhưng thời gian nầy thời tiết ở miền Trung thường khá xấu,mưa nhiều, mây đen  phủ cả vùng biển nên nhửng phi vụ hành quân  thường bị hủy, có lúc bay rất khó khăn mới qua khỏi đèo Hải Vân, có lúc định đi Khe Xanh nhưng cố gắng mải rồi củng bay về Quảng Trị nằm chờ vì mây đen phủ kính cả vùng đồi núi của dảy Trường Sơn......... 
Capt Vương văn Ngọ. 63D.219

Thursday, August 30, 2012

Đồng Đội , Bạn và chung màu áo / Phiến Đá Sầu / Diệu Hương / Tuấn Ngọc

Hoa Lan
    
Kỷ niệm con người ta luôn còn trong ký ức,ngự trong lòng mãi mãi, dù bất cứ hoàn cảnh nào không bao giờ nhòa nhạt ,ngoài Tình yêu Gia đình, còn có tình bạn
“không có Tình yêu lứa đôi ta vẫn có thể tồn tại nhưng không có tình bạn thì đời mất dzui nhiều thật là nhiều”. Tình yêu khi đổ vỡ ta vẫn có thể tìm thấy một tình yêu mới đẹp hơn,nhưng tình bạn thì không, khác hẳn, tình bạn đã vỡ,đã bể là sẽ tan tành đổ nhào như Domino! khó mà hàn gắn, nếu chấp vá lại cho có lệ để gọi là Có, không bao giờ Đẹp như thủa nào !

 Tôi không dám nói mình là một người bạn tốt, nhưng tôi tự hào vì biết lắng nghe, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với những người bạn của mình mà không một chút toan tính vụ lợi, tất cả đều xuất phát từ trái tim của tôi. Tôi vẫn cứ tin, cứ tự do cho đi mình sẽ thấy vui vẻ và thanh thản với chính lương tâm của mình. Nhưng không phải vậy, tôi chợt nhận ra, nếu cứ cho đi mà không chút đa nghi đồng nghĩa với việc đánh mất đi niềm tin của mình vì chính bản thân mình đã không định hình được niềm tin mình đã đặt vào nơi đó là quá nhiều.Cái bản tính của tôi vốn thế,hiền có sao nói vậy, nếu làm người ta buồn tôi sẽ dằn vặt chính mình ghê gớm, tôi chỉ muốn bạn bè mình thấy vui vẻ, và hạnh phúc. Tôi vẫn cứ ngây ngô nghĩ rằng đó là người bạn tốt, nhưng mọi thứ vỡ tan khi những điều đó đã xảy ra, người ta nói tôi không dám tin, không dám tin bạn tôi lại như thế. Tôi không dám nghĩ tới, tôi sợ sẽ mất đi niềm tin. Bởi tôi đã sống quá thật, tôi không thể giả dối, và có thể tôi đã quá ngu ngốc chăng. Tôi đã quên mất rằng “Cuộc sống không bao giờ là một đường thẳng”. Sợ lắm cái cảm giác bị phản bội. Những ngày tháng đó, luôn đi bên cạnh nhau, san sẻ niềm vui nỗi buồn, nhưng bây giờ tất cả đã đổ vỡ. Đau lắm, cái cảm giác bị chính bạn chung màu áo dựng nên nói với mình …


Sẽ rất đau đớn khi mất đi niềm tin ở nơi ta kỳ vọng, tôi đã quá chân tình hay người ta đã không sống thật. Ngày hôm nay tôi ngồi đây suy nghĩ về những gì đã xảy ra, chợt thấy chênh vênh quá, chênh vênh bởi không muốn tin những điều đó là sự thật, chênh vênh bởi không biết mình đã làm gì sai, chênh vênh bởi niềm tin đã đặt sai chỗ, chênh vênh bởi sự chân tình của mình bị người ta lợi dụng và suy diễn đủ chiều,tôi không hiểu tôi đã làm điều gì sai ? Muốn có thêm những người bạn chung màu áo, cùng chiến tuyến cho Tuổi Hạc thêm vui ở nơi cõi đất tạm dung này, muốn có thêm một người bạn nữa là sai sao, sống thật với bản thân cũng sai nữa là sao ? Đáng sợ qúa Vàng thau lẫn lộn, Gỉa Thật khôn biết đâu mà lường, cái  " Tôi  " đã làm cho xáo trộn bản Ngã con người, người với người chỉ lừa gạt nhau, chà đạp lên niềm tin của nhau mà sống, giả như đó là mơ, là giấc mộng, để tôi tỉnh dậy cho thóat khỏi cảnh phiền não, vẫn bình dị như mọi ngày?

Bạn nghe thân thiện qúa, tự nhiên thấy cuộc sống gỉa dối qúa, phải chăng đường đời chính là đường Lừa ? Ai sẽ trả lại cho niềm tin vào những người bạn cùng chung màu áo nữa đây ?

Phải học cách im lặng, kìm nén những nỗi vui buồn thôi ! thực sự phải buông trôi... tạm biệt bạn chung màu áo của tôi, sau này, nếu có gặp nhau lại bất ngờ, có thể chúng ta đứng nhìn nhau, bất chợt ôm lấy nhau, mắt cay cay ... và khóc thật to, cũng có thể ta nhìn nhau, bước vội, đi nhanh ngang qua như một người xa lạ ?

Tình huống nào xảy ra đây nhỉ, suy nghĩ viễn vông qúa, buồn thật nhiều !
Cuối cùng mỗi người mỗi trường hợp,suy diễn khác nhau,nhưng chắc chắn cùng một niềm đau..

phạm sơn liêm 757.


 
Phiến đá Sầu.......Diệu Hương———————————-

Mai em xa rời tôi
Còn ai cùng đi giữa đời
Mênh mông đây là đâu
Là biển vắng đêm sâu

Khi em quay mặt đi
Lòng tôi tựa phiến đá sầu
Chơ vơ trong lạnh câm
Muộn phiền theo tháng năm

Em hỏi tôi: "Phiến đá có tình yêu không ?"
Em hỏi tôi: "Phiến đá có linh hồn không ?"
Linh hồn tôi nay là đá sỏi
Nhưng đá nằm khổ đau với tình yêu em

Em hỏi tôi: "Đá biết thở dài xa xôi ?"
Em hỏi tôi: "Đá có ngậm ngùi chia phôi ?"
Em và tôi thiên đường mất rồi
Trên lối về mình tôi bước dài lê thê

Em vô tình làm sao
Hồn tôi giờ đây úa nhầu
Trong đêm thâu gọi tên
Lòng càng vắng xa thêm

Tôi hôm nay là ai ?
Hồn như một phiến đá nằm
Trăm năm như ngàn năm
Người cùng đá băn khoăn ...                                                                                                           
 
***********************************************************
Phiến Đá Sầu / Diệu Hương / Tuấn Ngọc

Monday, August 27, 2012

Woman In Combat / Nữ Quân Nhân QLVNCH / 100,000 viewers



Đoàn Nữ Quân Nhân Của QLVNCH
TUYẾT MAI .
Việt Báo Thứ Bảy, 8/18/2007
Trong những năm chiến trường VN sôi động, hàng hàng lớp lớp thanh niên lên đường nhập ngũ, để đáp lời sông núi, bên cạnh những thanh niên hăng say cũng có hằng ngàn thiếu nữ, mang trong tim dòng máu kiêu hùng của Nhị Vị Trưng Vương, của Bà Triệu đã tình nguyện gia nhập vào Đoàn Nữ Quân Nhân của QLVNCH. Sau 30 Tháng Tư, 1975, cùng chung thân phận của các quân nhân trong QLVNCH, các chị em Nữ Quan Nhân cũng tan hàng rã cánh, người bị kẹt lại VN phải tù cải tạo, kẻ vượt biên chôn mình trong biển thẳm rừng sâu, người phiêu dạt bốn phương trời. Để có cơ hội gặp lại nhau, duy trì tình thân thương đoàn kết, hồi tưởng những kỷ niệm vui buồn trong quân ngũ và cũng để tưởng nhớ những chị em đã quá vãng, các chị em Đoàn Nữ Quân Nhân QLVNCH cứ ba năm tổ chức một kỳ đại hội . Đại Hội I được chức ở Bắc Cali năm 1998, Đại Hội Kỳ II ở Nam Cali năm 2001, Đại Hội III ở Washington, D.C. năm 2004.
Đại Hội kỳ IV sẽ tổ chức :
- Họp nội bộ sáng Thứ Bảy 25/8 tại phòng họp Báo Người Việt từ 9Am – 2PM.
- Dạ tiệc từ 6Pm – 11Pm , ngày 26 Tháng 8, 2007, tại
Nhà Hàng Paracel Seafood Restaurant
15583 Brookhurst Street
Westminster , CA 92683

***
Mặc dầu với quân số khá đông, một phần trăm của nam quân nhân trong QLVNCH , Đoàn Nữ Quân Nhân đã góp phần tích cực trong cuộc chiến chống Cộng Sản xâm lăng, tuy nhiên nhiều người có một ý niệm rất mù mờ về vai trò của người nữ quân nhân trong quân đội. Các chị em được coi như “hoa lạc giữa rừng gươm”, nhiều người nghĩ sự hiện diện của các chị em là để tô điểm cho Quân Đội thêm tươi mát.
Sự thực thì, cứ mỗi một nữ quân nhân gia nhập vào quân đội thì một nam quân nhân ở hậu phương được thuyên chuyển ra chiến đấu ở tiền tuyến. Các chị em nữ quân nhân đã được huấn luyện và yểm trợ một cách hữu hiệu ở hậu phương.
Mặc dầu nữ quân nhân không tác chiến hiểm nguy như những nam quân nhân ngoài mặt trận, nhưng xương máu của các chị em cũng thấm đẩm trong lòng đất mẹ qua những chuyến công tác liên tỉnh, liên vùng, bị giật mìn, bị pháo kích, bị bắn rớt phi cơ…Trong Nghĩa Trâng Quân Đội có mộ của Hồ Thu Hương, của Ngọc Sương, của Thiếu Uý Quỳnh Hoa… Và người chị cả của Gia Đình Nữ Quân Nhân là Cố Đại Tá Trần Cẩm Hương đã bị đi tù cải tạo mười năm. Sau khi được trả tự do, về nhà Bà tiếp tục bị đày đọa và đã từ giả chị em, về cõi vĩnh hằng năm 1986 .
Tưởng cũng nên nhắc lại sơ lượt về sự hình thành của Đoàn Nữ Quân Nhân trong QLVNCH. Theo lời của Cố Trung Tá Hồ Thị Vẻ, từ năm 1950 ở Miền Trung, quân đội địa phương có Việt Binh Đoàn Trung Việt, Bộ Tham Mưu đặt tại Huế. Ở đây người ta có thu nhận nữ nhân viên làm việc, và đồng hóa với nam quân nhân.
Tổng số những nữ nhân viên này có khoảng vài trăm, họ làm việc trong các văn phòng như thư ký, đánh máy, kế toán, y tá trong quân y viện…

Năm 1952 Ban Nữ Phụ Tá Bộ Tổng Tham Mưu được thành lập do một Nữ Sĩ Quan Pháp Melle Arlette Arnaud và Chuẩn Uý Nguyễn Thị Hằng là người đặt nền móng cho Đoàn Nữ Phụ Tá, trực thuộc Phòng Nhất Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.
Sau đó có rất đông phụ nữ được tuyển mộ vào phục vụ trong các văn phòng Tham Mưu, Ban, Ngành và các Cơ Quan trong Quân Đội Miền Nam kể cả Bộ Tư Lệnh Không Quân và Hải Quân.
Đoàn Nữ Phụ Tá gồm các ngành :
1. Tham Mưu: Thư ký, đả tự viên.
2. Quân Y: Y tá và các chuyên viên khác trong ngành
3. Truyền Tin: Tổng Đài viên điện thoại, viễn ấn tự viên, mật mã viên..
4. Quân Nhu: gấp và sửa chữa dù, kế toán quân trang quân dụng .
5. Xã Hội: Cán sự và Nữ Trợ Tá Xã Hội.
Trong ngành Quân Nhu, một số NQN sửa chữa dù được huấn luyện nhảy dù nếu muốn, để tham gia nhảy dù biểu diễn tại các vùng chiến thuật.
Về ngành Xã Hội, người đầu tiên được mời làm Sở Xã Hội Quân Đội là Bà Trần Cẩm Hương, Cán sự Xã Hội từ Dòng Nữ Tu Saint Vincent de Paul. Sau này có nhiều cán sự xã hội đựơc đào tạo từ trường Cán Sự Xã Hội Caritas ở đường Tú Xương.
Từ Tháng 10, 1959 Nha Xã Hội được phép tổ chức khoá Sĩ Quan Xã Hội Quân Đội , thời gian thụ huấn là hai năm rưỡi. Các ứng viên phải có bằng Tú Tài và khi tốt nghiệp được mang cấp bậc Chuẫn Úy và được bổ nhiệm chức vụ Trưởng Phòng Xã Hội Sư Đoàn.

Năm 1959 Bộ Quốc Phòng quyết định hủy bỏ ba trong năm ngành chuyên môn của Đoàn Nữ Phụ Tá, chỉ còn giữ lại Quân Y và Xã Hội.
Đến 1965 chiến tranh leo thang, cần thêm quân số nên Bộ Quốc Phòng cho thành lập Đoàn Nữ Quân Nhân để tuyển phụ nữ vào quân đội, thay thế nam quân nhân ở hậu phương. Sau đó Nữ Phụ Tá được sáp nhập vào Đoàn Nữ Quân Nhân. Văn Phòng Trưởng Đoàn và Trung Tâm Huấn Luyện NQN được đặt tại đường Nguyễn Văn Thoại, ranh giới Quận 10 – 11 Saigon và dưới sự chỉ huy của Bộ TTM/QLVNCH.
Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân kiêm Trung Tâm Huấn Luyện/NQN đầu tiên là Thiếu Tá Trần Cẩm Hương. Trung tâm Huấn luyện NQN đảm nhận việc tuyển mộ phụ nữ từ 18 tuổi trở lên. NQN được huấn luyện căn bản quân sự, tổ chức quân đội, cơ bản thao diễn… học chút ít về vũ khí ở Trung Tâm huấn luyện Quang Trung .

Tùy nhu cầu, nữ quân nhân được huấn luyện chuyên môn tại các trường Tổng Quản Trị, Quân Y, Hành Chánh Tài Chánh, Quân Nhu, Xã Hội …Về sĩ quan Nữ Quân Nhân, Trung Tâm Huấn Luyện NQN đã đào tạo được bảy khóa. Bốn khóa căn bản sĩ quan Nữ Điều Dưỡng cho Không Quân và Hai khóa sĩ quan cho ngành Cảnh Sát .
Một số sĩ quan căn bản và cao cấp NQN được huấn luyện ở Hoa Kỳ như ở Fort Mc Clellan, Alabama; khóa Dân Sự Vụ ở Fort Gordon, Georgia; Khóa Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị ở Foprt Bragg, North Carolina; Tổng Quản Trị tại Fort Benjamin Harrison, Indiana.

Quân số Nữ Quân Nhân trên lý thuyết dự định là 10 ngàn người, đã thực hiện gần 6000, riêng sĩ quan kể cả Chuẩn Uý là 600 trước 1975.
Như trình bày trên đây, sự hiện diện của Nữ Quân Nhân trong QLVNCH không phải chỉ là những bông hoa để tô đẹp cho Quân Đội mà họ là những chuyên viên, là những người được huấn luyện để có thể hoàn tất nhiệm vụ một cách tốt đẹp ở hậu phương.
Trong hai lãnh vực Y Tế và Xã Hội, không phải chỉ đòi hỏi người NQN có khả năng chuyên môn mà đòi hỏi một tấm lòng thiết tha với tình người và đất nước. Người Nữ Quân Nhân phục vụ trong ngành Y tế làm công việc của một “nữ cứu thương”, để hàn gắn, để xoa dịu nỗi khổ đau của chiến tranh, thể hiện trên thân thể của người lính chiến, những anh em Thương Phế binh. Các chị em là những thiên thần áo trắng .
Người Nữ Quân Nhân trong ngành Xã Hội, không phải chỉ lo về những vòng hoa chiến thắng và mấy gói quà ngày xuân …mà họ là những người thật sự giúp đỡ gia đình để người lính an lòng chiến đấu ngoài mặt trận. Trong lúc người lính đi hành quân xa nhà , gần như bất cứ việc gì vợ con cần giúp đỡ, họ đều đến phòng xã hội, từ việc đưa trẻ con đi khám ở bệnh xá cho đến việc học hành của trẻ con lớp mẫu giáo, trong các trại gia binh.

Khi người lính bị thương được tải về bệnh viện ở xa, người vợ làm sao đi thăm chồng, ăn ở đâu lúc xa nhà, làm sao lãnh lương của chồng, ai lo phương tiện cho người thương binh trở về đơn vị cũ? … mọi việc được điều hành bởi bàn tay và tâm huyết phục vụ của người nữ trợ tá xã hội.
Trong những trận đánh lớn, xác tử sĩ được chuyển thẳng về Quân Y Viện hay Nghĩa Trang Quân Đội . Nữ trợ tá xã hội là người giúp các quả phụ nhận diện xác chồng, liên lạc với phòng Tuyên Úy để mời vị lãnh đạo tinh thần đến làm lễ, quấn lên đầu trẻ mồ côi những vành khăn tang, lắng nghe để chia sẻ và dìu đỡ những bà mẹ khổ đau, tiễn con ra nơi an nghĩ cuối cùng…
Dưới cái nắng thiêu đốt của miền nhiệt đới, nhiều xác chết chưa có thân nhân đến nhận xình chương, hôi thối không thể tưởng và người nữ trợ tá phụ với các nam quân nhân lo chôn cất, làm việc ngày này qua ngày khác trong cái môi trường nặc nồng ám khí …người nữ trợ tá xã hội phải là những người rất nặng tình với đất nước. Họ là những nàng tiên áo xanh, đã đem bàn tay bé nhỏ và trái tim dào dạt tình người ra phục vụ quê hương.
Trong cuộc chiến chống xâm lăng của CS, Nữ Quân Nhân đã không tạo được chiến tích vẻ vang lừng lẫy ngoài mặt trận, nhưng đã hỗ trợ tích cực ở hậu phương, rất xứng đáng và hãnh diện mình là con cháu của hai Bà Trưng, Bà Triệu, góp phần không nhỏ trong việc tô thắm màu cờ và những trang sử oai hùng của dân tộc Việt

Friday, August 24, 2012

Vietnam War Memorial in Westminster, CA

Model tượng mẩu hai người lính VNCH và Hoa Kỳ trình bày trong những phiên họp và 
mang đi giới thiệu cơ quan và quan khách

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ lần đầu tiên được gắn trên bệ 

Lễ đặc viên đá đầu tiên Kiosk Vietnam War Memorial  ( Kiosk Ground Breaking Ceremony ) Thiếu Tá Phạm Xuân Quang U.S. Marines Pilot, Phạm Hòa Nha Kỹ Thuật Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, Chánh Án Nguyễn Trọng Nho, Nam Lộc, Thị Trưởng Westminster Frank Fry, Navy Hồ Ngọc Minh Đức UBXD/TDCSVM, Luật Sư Nguyễn Văn Giỏi UBXD/TDCSVM, Nghị Viên Kermit Mash, Thị Trưởng Garden Grove Bruce Broadwater , Kiến Trúc Gia TDCSVM


Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Westminster, California khánh thành vào lúc 11 giờ trưa ngày 27 tháng 4 năm 2003, sau 7 năm dài và vất vả làm việc của biết bao thiện nguyện viên, biết bao công sức và tài chánh quyên góp, vì đây là Tượng Đài Chiến Sĩ  Việt Mỹ đầu tiên tại Hoa Kỳ, củng là Tượng Đài Có Quốc Kỳ của Việt Nam Cộng Hòa lần đầu tiên trên thế giới, sau năm 1975, người có sáng kiến và đồng thời củng là Chủ Tịch ủy ban xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại thành phố Westminster, thuộc tiểu bang California là ông Frank E. Fry đương kiêm Thị Trưởng Thành Phố Westminster và cũng là một Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ tham chiến trong đệ nhị thế chiến tại Âu Châu
Khoảng năm 1996 thời gian này đa số cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa sinh sống tại địa phương mà ông có dịp sinh hoạt, ông được biết và nghe nhiều mẩu chuyện hào hùng mà các quân nhân này kể lại cũng như cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam ông gọi là Chiến Sỉ Chiến Đấu cho Tự Do “Freedom Fighter” sau này công viên khu vực tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ củng được đặc tên là “Freedom Park” Công Viên Tự Do. Ông thấy sự hy sinh cao cả của các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa và các chiến binh Hoa Kỳ . Ông thường hay tâm sự: Mình nên làm một cái gì đó để nhớ ơn họ và ý tưởng xây dựng một Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và tên Mỹ  “Vietnam War Memmorial in Westminster, California”  và danh xưng này củng do chính chúng tôi đề nghị trong phiên họp và được đa số đồng ý tuyển chọn.
Trong giai đoạn đầu ông mời một số người để hội ý gọi là Ban Cố Vấn trong đó có Trung Tưởng Lâm Quang Thi và Trung Tướng Eugene Hudson và tuyễn chọn Điêu Khắc gia, sau khi duyệt xét Điêu khắc Gia Tuấn Nguyễn được chọn và kế tiếp là vấn đề gây quỷ để xây dựng tượng đài, ủy ban củng vừa nộp đơn để hợp thức hóa tình trạng Hội Thiện Nguyện 501C3 “ Non Profit Status 501C3” cho những người đóng góp được trừ thuế. Trong mấy năm trời ròng rã việc gây quỷ được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau và một Ủy Ban Gây Quỷ Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ được thành lập, cùng trong thời gia này điêu khắc gia Tuấn Nguyễn củng đang thực hiện cho mình một Tượng loai nhỏ “ Minirature Status” và có thể di chuyển dể dàng trên xe và mang đến bất cứ nơi nào để trưng bày , sau khi thấy được hình mẩu lúc ấy những ý kiến đóng góp bắt đầu về hình dạng, kích thước , cách trang phục, vủ khí, tư thế đứng, cách nhìn, tay chân,vv.vv.... không kể sao cho hết, thời gian này Internet và e-mail chưa thịnh hành nên đồng hương gọi vào các chương trình phát thanh trên Radio, mổi khi có dịp được phát biểu, có khi đồng hương vào trong những phiên họp hàng tuần của ủy ban xây dựng Tượng Đài để đóng góp ý kiến và tựu chung quá nhiều ý kiến ghi nhận và thường thì không có mặt điêu khắc gia để trình bày trực tiếp, Điêu khắc là môn nghệ thuật nên việc điêu khắc củng tùy thuộc vào một số dữ kiện thu thập và quyết định riêng tư, sau khi ghi nhận ý chính của Ban Cố Vấn và sau một thời gian hạn định, Điêu khắc gia trình bày cho Ban Cố Vấn một vài hình vẻ và Ban Cố Vấn chọn một trong những hình có đa số đồng ý , sau đó điêu khắc gia tiếp tục làm một tượng mẩu bằng WAX và mang đến phiên họp để lấy ý kiến chung và sau một vài lần, Tượng loại nhỏ “Minirature Status” được điêu khắc và hoàn tất những thủ tục về pháp lý có liên quan đến tài chánh và sao nhượng  “Copy right” trong thời gian này cả điêu khắc gia và ủy ban làm việc song song với nhau, một bên cố gắng gây quỷ thật nhiều, bên kia nếu có tài chánh dồi dào thì sẻ làm thực hiện tượng đẹp hơn, tốt hơn những chương trình bảo trì khi những kim loại bị rỉ sét và hao mòn theo thời gian.
Bài viết sẻ được cập nhật hóa thường xuyên qua những khía cạnh khác, như vấn đề Pháp Lý, việc Đăng Bộ Vĩnh Viễn cho Lá Quốc Kỳ VNCH không được thay đổi và một số tiết mục khác trong những bài viết kế tiếp .
Xin đón nhận góp ý qua e-mail hoavanpham@yahoo.com
Phía bên hông vào khán đài 


Jeep M151A1 Nha Kỹ Thuật trước tượng đài lúc còn đang là bải đất trống
Phía sau hầm ống nước và dây điện

Thiết kế cho Lư và Lữa thiêng 

Jeep M151A1 Recon Team 723 - Nha Kỹ Thuật QLVNCH
Phía bên hông, trồng hoa hồng 

Bệ và thác nước 



Tượng Đài đem về từ Laguna, California 

Phía mặt tiền của Tượng Đài 


Thiết kế trên xe kéo 

Chuẩn bị cho lể khánh thành 

Khán Đài dành cho  lễ khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ phía bên hông Phải 

Khán Đài thiết kế trên bải Đậu xe

Khán Đài nhìn vào từ bải đậu xe phía sau

Tượng hai Quân Nhân VNCH và Hoa Kỳ vừa gắn xong, chưa có cột cờ

Ngày Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ







Hàng chữ ghi phía trước Tượng 2 người lính .
Lễ Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào ngày 27 tháng 4 năm 2003 vào lúc 11 giờ sáng 

 Vòng Hoa Chiến Sĩ Trận Vong Nha Kỹ Thuật


 Lễ Tưỡng Niệm Anh Linh Tữ Sĩ Nha Kỹ Thuật



 Lể Treo Quốc Kỷ VNCH và Hoa Kỷ từ Chiến Trường IRAQ
Toán Quốc Quân Kỳ


 Thượng Kỳ

Chào Quốc Kỳ VNCH và Hoa Kỳ
















Tượng Tiếc Thương / Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trước 1975