Nha Ky Thuat Members
Video DNHCOA Ky 5
The Colors
Phim Dai Nhat 6 hours
Pham Hoa NKT
Buc tranh phia sau Pham Hoa va Chi Hanh Nhon da duoc ban voi gia $21.000.00 de yem tro TPB/QLVNCH
Hoi Bao Ton Truyen Thong QLVNCH
Chi Duong Nguyet Anh tam tinh
Vu Thao va KQ Nguyen Van Uc
Chi Duong Nguyet Anh, Truc Ho va Trung Ta Hanh Nhon
Hau Due QLVNCH trong Quan Luc Hoa Ky
KQ Pham Dinh Khong va TQLC Tran Ve
Leu Cuu Thuong cac Y Si Tinh Nguyen
V247 va cac CQN Nhay Du Thien Nguyen Vien
Luu Van Thuan Chien Doan 1 Xung Kich
Anh Tuan San Diego
Hoi Bao Ton Truyen Thong QLVNCH
Nha Ky Thuat
Hang Quan Danh Du QLVNCH
TV Phat Hinh Truc Tiep
Hai Quan members
Chien Huu San Jose
Ðược gần $570,000 lúc 7 giờ tối
Nguyên Huy/Người Việt
GARDEN GROVE (NV) - Hàng ngàn đồng hương Việt Nam ở Nam California đã tới với Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH lần thứ 6 suốt từ 12 giờ trưa tới 7 giờ chiều tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, hôm Chủ Nhật, đóng góp hàng trăm ngàn đô la giúp thương phế binh VNCH tại quê nhà.
Một hoạt cảnh do Ban Tù Ca Xuân Ðiềm trình bày tại Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 6 tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, hôm Chủ Nhật. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Vẫn như năm kỳ trước, Hội H.O. Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH phối hợp cùng Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California và các hội đoàn cựu quân nhân cùng Trung Tâm Asia và hai đài truyền hình SBTN và SET-TV 57.4, cùng với hàng trăm thiện nguyện viên cùng nắm tay nhau tổ chức sự kiện lớn nhất trong năm này.
Trước hàng vạn tấm chân tình của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản khắp nơi đối với thương phế binh VNCH, đã trên sáu năm qua không chút dời đổi, bà Hạnh Nhơn, cựu Trung Tá QLVNCH, chủ tịch Hội H.O. Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH và là đồng trưởng ban tổ chức, xúc động phát biểu vào lúc khai mạc rằng: “Chỉ có ngày Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh là dịp để chúng ta hội họp đông đảo như thế này, mà còn hàng trăm ngàn khán giả từ khắp các tiểu bang Hoa Kỳ và Canada, đang theo dõi diễn tiến đại nhạc hội trên đài SBTN và SET, cùng chúng ta tưởng nhớ và tri ân những anh em thương binh và tử sĩ đã hy sinh cho tổ quốc, cho chúng ta được sống an lành, mà phải mang thương tật suốt cả cuộc đời, đang sống rất cô đơn, nghèo khó, bệnh hoạn ở quê nhà.”
Cựu Trung Tá Hạnh Nhơn, chủ tịch Hội H.O. Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH, cảm tạ đồng hương tham dự đại nhạc hội. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Ðề cập đến chương trình trợ giúp sau mỗi kỳ đại nhạc hội, bà Hạnh Nhơn cho biết: “Mỗi kỳ đã gửi về giúp được từ 6 đến 8 ngàn gia đình thương binh và quả phụ VNCH. Tất cả mọi thu chi, giấy tờ chứng minh, danh sách giúp đỡ hồi báo nhận tiền, thư cảm ơn của anh em đều được lưu giữ tại văn phòng hội và tại văn phòng luật sư để chứng minh với sở thuế hàng năm.”
Và như để gửi đến những ai còn thiếu một tấm lòng, bà Hạnh Nhơn nhắn rằng: “Trường hợp cần tìm hiểu, xin kính mời quí vị có thể đến hội để chúng tôi được trình bày rõ ràng hầu chứng tỏ sự minh bạch của chúng tôi.”
Nhắc đến hoạt động trong tương lai của hội, bà Hạnh Nhơn bày tỏ: “Hy vọng hội còn tồn tại để lo cho đến người thương binh cuối cùng và gởi cho đến đồng bạc cuối cùng thì mới chấm dứt. Riêng về việc tổ chức đại nhạc hội về sau này, dù có hay không có, xin quí ân nhân hãy vì tình nghĩa với anh em thương binh, xin hãy nhớ, cứ vào Tháng Tám hàng năm, hồi tưởng lại quang cảnh này để chúng ta lại cùng nhau chung sức lo cho anh em thương binh VNCH bằng cách vẫn tiếp tục gửi về đóng góp cho việc cứu trợ dù còn tên tuổi của cá nhân tôi hay là người kế nhiệm.”
Cũng trong lời phát biểu khai mạc, cựu Trung Tá Hạnh Nhơn xin được cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ, tổ chức của các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng đặc biệt là đài SBTN, đài SET-TV 57.4, và Trung Tâm Asia đã phổ biến rộng rãi đi khắp nơi và đóng góp vào sự tổ chức này một chương trình ca nhạc quá phong phú mà tất cả các ca nhạc sĩ, nghệ sĩ đã không một ai tính một khoản thù lao dù nhỏ nào.
Trưởng ban tổ chức, ông Phan Tấn Ngưu, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California, cũng bày tỏ trong dịp này: “Từ những gì mà chúng ta được nghe, được thấy (về hoàn cảnh của TPB/VNCH ở trong nước hiện nay) cũng như từ những suy nghĩ đơn thuần nhất, chúng tôi hay tất cả chúng ta có mặt hay không có mặt nơi đây, biết mình sẽ phải làm cái gì đó. Ðó là lý do mà những Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh ra đời và nay đã là lần thứ 6. Nhìn lại những lần đã qua chúng tôi chưa ai dám nghĩ mình sẽ làm tiếp cho kỳ sau, sau mỗi lần chấm dứt. Sự cực nhọc suốt mấy tháng chuẩn bị, dù có như thế nào đi nữa, vẫn không thể bù đắp được nỗi thống khổ mà quý bạn thương binh của chúng ta đã trải qua, trong sự uất hận của tinh thần và đớn đau của thể chất, mà chỉ cầu mong cho bớt đi nỗi đau thương mà họ đang gánh chịu cả mấy chục năm qua.”
Và ông Phan Tấn Ngưu kết luận: “Vì không thể quên được họ, chúng ta luôn có niềm ray rứt không nguôi, là chúng ta có thể và sẽ làm gì cho họ. Một câu hỏi, tôi hy vọng sẽ có được cả muôn, cả triệu câu trả lời trong cũng như sau đại nhạc hội ngày hôm nay.”
Ca sĩ Mai Lệ Huyền cầm thùng tiền đến đồng hương tham dự đại nhạc hội. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Với nhạc sĩ Nam Lộc, trong ban tổ chức, người được coi như đại diện cho những tổ chức hỗ trợ tích cực là hai đài truyền hình SBTN và SET-TV 57.4 và Trung Tâm Asia, nói với chúng tôi: “Ðồng hương tị nạn chúng ta đến tham dự Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh cứ mỗi năm một đông hơn. Ðó là câu trả lời cho những thành phần tiêu cực thường tỏ ra thiếu sự có lòng với sự tổ chức cứu trợ người thương binh VNCH. Nay, đến lần thứ 6 rồi, khắp nơi không chỉ ở Hoa Kỳ mà nay đã lan tới Âu Châu, Úc Châu, đâu đâu cũng có những Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh hỗ trợ cho Hội H.O. Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH của chị Hạnh Nhơn. Theo tôi, đó là sự trả lời hùng hồn nhất mà chúng tôi xét thấy không còn cần phải trả lời những thư nặc danh hay những thắc mắc không có chứng cứ.”
Nhạc sĩ Nam Lộc cũng xác nhận: “Cả sáu lần trợ giúp đại nhạc hội, tất cả anh chị em nghệ sĩ, ca nhạc sĩ đều không có ai nhận một thù lao nào, dù nhỏ. Không kể còn có một số anh chị em còn đóng góp thêm cho quỹ của đại nhạc hội nữa.”
Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 6 đã diễn ra thật tưng bừng với dàn ca sĩ liên tục thay nhau lên đóng góp tài năng của mình phục vụ cho bà con khắp nơi đến tham dự hay trực tiếp trước màn hình SBTN và SET-TV 57.4 để góp một tay vào công cuộc cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH.
Một dàn MC thượng thặng của sân khấu ca nhạc hải ngoại đã cùng nhau làm cho chương trình ca nhạc thêm xuất sắc. Ðó là những MC Nam Lộc, Minh Phượng, Leyna Nguyễn, Thùy Dương, Diệu Quyên, Ngọc Ðan Thanh, Kim Nhung, Ðỗ Tân Khoa, Kim Vy và Huyền NY và đặc biệt là Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh.
Trên 80 tiết mục văn nghệ được anh chị em nghệ sĩ hải ngoại gửi đến bà con. Giới ca sĩ có mặt khá đông. Những giọng ca đang được mến chuộng nhất như Thiên Kim, Lâm Thúy Vân, Lâm Nhật tiến, Thế Sơn, Cardin, Lindsey Tiên Dung, Philip Huy, Ðan Nguyên, Nguyên Khang, Huy Cường, Cat Lynn, Hồ Hoàng Yến, Henry Chúc, Ðan Vy, Quốc Khanh, Mai Thanh Sơn và cả những ca sĩ nổi danh từ thế hệ trước cũng không thiếu.
Nào là Thanh Thúy, Mai lệ Huyền, Trang Thanh Lan, Như Mai, Carol Kim, Mỹ Lan, Công Thành & Lynn, Giang Tử, Ngọc Minh, Phi Khanh, Quốc Anh, Phương Hồng Quế, Tuấn Vũ, Băng Châu và nữ nghệ sĩ cải lương Phượng Liên. Tất cả đã cùng các Ban Hợp Xướng Ngàn Khơi, Ban Tù Ca Xuân Ðiềm, ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Trúc Hồ với ban nhạc Asia... đã làm cho sân khấu luôn sôi động suốt 7 tiếng đồng hồ.
Những tình ca thời chinh chiến, những tâm tình của người em gái hậu phương và cả với những giọt nước mắt cho quê hương ngậm ngùi còn ôm ấp những mảnh đời thương phế binh cô đơn, hiu hắt trong một xã hội rất thiếu tình người đã được diễn ra, được kể lại trong từng giọng ca tiếng hát.
Nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền, một đời ca nhạc trong đó hát ca gắn bó với lính gần như trong suốt cuộc chiến Việt Nam, bùi ngùi kể: “Một đời hát ca biết bao lần gửi cho lính, bên người lính VNCH, từ hậu phương cho đến tiền đồn nơi tiền tuyến, Mai Lệ Huyền cảm thấy không có gì đổi thay. Xưa hát cho lính với tâm cảm thế nào thì nay cũng vẫn thế. Với thương binh VNCH, Mai Lệ Huyền cảm thấy thật thương tâm và rất xót xa khi nghĩ về những cuộc đời phải sống bên lề một xã hội mới đầy kỳ thị với người thương binh VNCH. Ngày hôm nay Huyền hát lại bài 100 phần 100 mong tiếng hát của Huyền được vẳng đến tai người thương binh VNCH để chúng ta cùng nhớ lại 'Một thời đã yêu và một thời đã chết.'”
Một hoạt cảnh kể về sự hào hùng của QLVNCH. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
|
Ca sĩ trẻ Huy Cường, sau một màn trình diễn, cũng bày tỏ: “Năm nào em cũng phải xin vô, mãi năm nay mới được vì các anh chị khác đã ghi danh hết cả chỗ rồi. Em mong mỏi được góp tiếng hát trong những Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh vì em muốn được bày tỏ lòng tri ân đến với những chiến binh VNCH đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước và cho sự an ninh của mọi người trong đó có gia đình em. Ngoài tiếng hát, em cũng đã góp một chút tiền vào quỹ giúp thương phế binh nữa.”
Sau đó, những ca nghệ sĩ này đến ngồi tại lều của công ty điện thoại V-247 để kêu gọi sự đóng góp của đồng hương khắp Hoa Kỳ, qua điện thoại.
Một vòng quanh hiện trường mới thấy sự tổ chức khá chu đáo cho đại nhạc hội. Từ những quán nước bán lấy tiền giúp vào quỹ thương phế binh cho đến những căn lều lớn nhỏ cho người đến tham dự tạm tránh khỏi cái nắng nóng thiêu đốt trong một ngày Hè tại miền Nam California và cho đến cả trật tự trong ngoài sân vận động, đâu đâu cũng thấy sự chu đáo. Hỏi ra mới biết là công lao của các anh chị em cựu quân nhân, các bạn trong Hướng Ðạo và đặc biệt là của cựu quân nhân Hoàng Sinh, thuộc Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù, với năm cái lều nghỉ cho người tham dự.
Vào lúc 7 giờ tối, Ban Tổ chức thông báo số tiền quyên góp trong đại nhạc hội lên tới $568,578 tất nhiên là chưa tổng kết kịp sự đóng góp của khán thính giả khắp nơi đóng góp qua điện thoại và qua màn ảnh truyền hình của đài SBTN.
Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com
*Tập Quảng Cáo “DNH- Cam On Anh Ky V”, Nam Cali, 2011, có ghi:
ReplyDelete- Kỳ 1, Ngày 25-06-2006 tại Nam Cali (*)
Thu được $426,000.00. Chi $47,391.00. Còn lại $379,085.00.
Giúp được 3,000 gia đình TPB &QP (tính tròn)
- Kỳ 2, Ngày 03-08-2008 tại Nam Cali (*)
Thu được $1,013.000.00. Chi $55,534.00. Còn lại $958,308.00
Giúp được 7000 gia đình TPB & QP (tính tròn)
- Kỳ 3, Ngày 17-05-2009 (Cùng với San Jose, Bắc Cali)(*)
Thu được $688,619.00. Chi $82,679.00. Còn lại $599,938.00
Nam Cali nhận: $378,812.00. giúp được 2383 gia đình.
Bắc Cali nhận: $208,700.00. giúp được 1568 gia đình.
Cộng 4000 gia đình (tính tròn)
- Kỳ 4, ngày 01-08-2010 tại Nam Cali (*).
Thu được $828,040.00. Chi $55,000.00. Còn lại $773,040.00
Giúp được 6000 gia đình TPB & QP.
- Kỳ 5, Ngày 01-08-2011 tại Nam Cali
Thu được $830,000.00 (chưa tổng kết chính xác)
Tiêu chuẩn giúp đỡ hiện nay*)
- TPB thương tích nặng (cụt 2 chân, cụt 2 tay, mù 2 mắt, liệt,: $200/người. (*)
- TPB thương tích nhẹ hơn: $100/người
- Qủa phụ tử sị: $50/người
NHỮNG CHUYỆN THƯƠNG TÂM VỀ THƯƠNG PHẾ BINH QL.VNCH
ReplyDeletePHAN XUÂN SINH
Năm 1972 giữa Thành Phố Đà Nẵng xẩy ra một chuyện rất thương tâm. Tại Trung Tâm I Hồi Lực có hai phế binh, một người mù mắt và người kia thì cụt cả chân tay. Họ thấy cuộc sống của họ trên đời nầy sẽ làm khổ cho vợ con, nên ho quyết định phải tự sát...
Thế nhưng họ phải tính toán như thế nào mà vợ con họ được lãnh tiền tử tuất, được lãnh thêm một số tiền bồi thường lớn để có phương tiện sinh sống. Như vậy họ phải nhào ra đường cho xe cán, nhưng phải là xe của Mỹ thì số tiền mới hy vọng khấm khá. Người mù đẩy người cụt lao vào xe GMC của Mỹ và hai thân người dẹp nát. Tất cả các Thương Phế Binh tại Trung Tâm Hồi Lực chạy ra vây xe Mỹ và đòi bồi thường tại chỗ. Vì họ nghĩ rằng chết như vậy sẽ đưa ra kiện tụng và chưa chắc được bồi thường. Những thân người què, cụt, mù nằm la liệt trên đường gây một thảm cảnh và một xúc động mạnh, làm cho cơ quan quân sự Mỹ nhượng bộ. Số tiền họ bồi thường cho hai phế binh đó rất lớn. Chuyện đáng nói không phải bồi thường mà chính là chuyện lao đầu vào xe. Động lực nào đẩy họ tìm đến cái chết mà không một chút do dự, một chút sợ hãi. Chính là họ nghĩ tới cái đau khổ triền miên mà họ phải gánh chịu, thà rằng họ chết thì sự đau đớn chỉ nhất thời, còn nếu họ sống thì gia đình phải chịu đau đớn dai dẳng. Trước khi chết, họ còn tính toán chết như thế nào cho thân nhân được lợi, chết đi còn tìm cách giúp đỡ cho người ở lại, họ coi nhẹ thân xác vì nghĩ rằng họ có sống thì cũng vô dụng. Chiến tranh đã đưa con người đến tận cùng bờ tuyệt vọng mà không còn chỗ thoát.
ReplyDeleteQua câu chuyện trên ta thấy, một sự vật qua những cái nhìn khác nhau, qua những nhận xét khác nhau. Vật thể ấy sẽ biến dạng theo cá tính, theo quan niệm của người nhìn. Sự mô tả khác nhau của từng người khiến ta rối rắm và nhiều khi đưa tới tình trạng thiếu trung thực. Thế nhưng có một cái nhìn về những hình tượng mà mọi người phải đồng lòng, phải rơi nước mắt, phải nhất trí với nhau đó là cái nhìn về những người đã bao lần vào sinh ra tử, đã hiến cả một phần thân thể cho đất nước. Sau cuộc chiến họ trở về với đôi nạn gỗ, với xe lăn, với chiếc gậy mò mẫm đường đi vì đôi mắt mù lòa. Cái nhìn của chúng ta về họ cùng có một sự xúc động như nhau, cùng thương cảm và lặng người. Tại sao chúng ta lại đồng cảm với nhau như vậy? Bởi vì họ là những con người có những hệ lụy mật thiết với chúng ta, họ là những viên gạch lót đường làm nền móng cho chúng ta tiến bước. Một phần thân thể và máu của họ đã thấm xuống mạch đất, đã ăn sâu vào gốc rễ để cho chúng ta tồn tại. Chúng ta trân quý họ bao nhiêu thì kẻ thù lại khinh bỉ và hành hạ họ bấy nhiêu, chúng ta ghi ơn họ bao nhiêu thì kẻ thù lại đẩy họ vào đường cùng không lối thoát. Họ đang gánh chịu sự đày đọa trên thân thể, lại thiếu ăn thiếu mặc. Ai ra tay giúp họ?
Nghĩ lại cho cùng chính chiến tranh đã gây ra biết bao nhiêu nghịch cảnh. Họ là những người lính, nhiệm vụ của họ là ngăn cản quân thù xâm lăng. Họ gánh chịu tất cả những đau thương đứng trước cảnh đầu sóng ngọn gió, họ lãnh đủ trên người những lằn tên mũi đạn, thập tử nhất sinh. Những người ra đi vĩnh viễn, những người trở về nhưng thân tàn ma dại, không còn hình hài nguyên vẹn. Có người mang danh nghĩa là con người nhưng quả thật chỉ còn một đống thịt, vì bản năng sinh tồn họ khó nhọc lê tấm thân trên đường phố để kiếm ăn. Ai chịu trách nhiệm về sự đau thương nầy? Xã hội đã làm ngơ, vì cái xã hội mà họ đang sống do kẻ thù điều khiển, không đoái hoài tới họ.
Chiến hữu tránh mặt, vì chính ngay bản thân sống trên đất nước quá khó khăn thì làm sao cưu mang nổi những người bạn tật nguyền nầy. Thôi thì cứ mệt nhọc lê thân trên hè phố kiếm ăn qua những tấm lòng độ lượng bố thí của thập phương. Chúng ta đã từng thấy trên đường phố, bến xe, bến đò, chợ búa thì không lạ gì những con người tật nguyền nầy. Chúng ta cũng không thể ngờ những con người trước đây cùng trong hàng ngũ với chúng ta, chiến đấu cùng chiến tuyến với chúng ta và cũng có những người là cấp chỉ huy của chúng ta. Bây giờ họ thuộc loại đầu đường xó chợ, bị người đời khinh khi, thiếu ăn thiếu mặc, sống giở chết giở vì họ không còn khả năng làm việc, trên thân thể họ chỉ còn trái tim thoi thóp thở, chỉ còn chút ít mạch sống. Vì ai họ ra nông nỗi nầy? Có phải chăng vì sự tồn vong dân tộc, vì lý tưởng cao đẹp của cuộc sống mà họ phải xả thân bảo vệ, vì sự an nguy của toàn dân mà họ liều mình hiến dâng.
ReplyDeleteSống trên đất Mỹ, chúng ta không thấy được những nghịch cảnh nầy. Những thương phế binh của Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam, họ được chính phủ của họ trợ cấp đầy đủ, không thấy cảnh ăn xin. Hằng năm đến ngày "Veteran day" chúng ta nhìn thấy họ hãnh diện diễn hành, dân chúng Mỹ trân trọng cúi đầu khi họ đi qua, vì biết rằng sự hy sinh to lớn của họ nước Mỹ không thể nào bồi đắp được. Mang thân Phế Binh đã khổ rồi, mà mang thân phế binh của kẻ chiến bại thì mức độ khổ sở gấp ngàn lần. Từ tinh thần đến vật chất, từ suy nghĩ đến cuộc sống họ không còn trông nhờ vào ai được, họ ê chề thất vọng, họ chỉ còn ngóng đợi sự giúp đỡ của chúng ta. Đã hơn 20 năm từ khi làn sóng tỵ nạn ồ ạt định cư trên đất nước tự do, chúng ta đã thành lập biết bao nhiêu Hội Đoàn, Đảng Phái. Chúng ta đã tổ chức gây Quỹ biết bao nhiêu lần để củng cố những cơ sở chính trị, hướng dẫn các thế hệ đàn em luôn luôn hướng về quê hương. Chúng ta đã trở thành những trưởng giả, những bậc phú ông, nên chúng ta phải tìm vui trong những khung cảnh sang trọng. Có ai còn nhớ lại cuộc chiến đấu trước đây đã bao nhiêu người nằm xuống, đã biết bao nhiêu phế binh đang ngoi ngáp bên quê nhà, mà thân thể của họ đã từng lót đường cho chúng ta trốn thoát chế độ sát nhân trong nước. Có ai nhỏ giùm cho họ những giọt lệ thương sót, cho cuộc đời bất hạnh của những anh em đã từng cầm súng gìn giữ quê hương, để chúng ta có dịp đặt chân trên đất nước tự do. Hơn hai triệu người tha phương chỉ có một vài người đơn độc gióng lên tiếng chuông kêu gọi lòng nhân đạo của mọi người, hãy nghĩ về những anh em thương tật bên quê nhà. Tiếng kêu thất thanh của họ cũng chỉ có một số ít người hưởng ứng, lòng hy sinh của họ cũng mỏi mòn. Chúng ta vong ân bội nghĩa như vậy sao? Không, Chúng tôi tin rằng chúng ta là những con người trọng tình trọng nghĩa, không dễ gì một sớm một chiều mà quên đi những con người sa cơ thất thế nầy, những người một thời vùng vẫy trên chiến trường để bảo vệ cuộc sống thanh bình của toàn dân. Cái nhìn của chúng ta về những anh chị em Phế Binh nầy cũng khác, chúng ta bao giờ cũng tri ân họ, bao giờ chúng ta cũng cho họ là những con người vĩ đại. Cái nhìn của chúng ta về họ với đôi mắt dịu dàng thán phục, với đôi mắt rực sáng kính nể. Cái nhìn của chúng ta đã được sự đồng tình của nhiều người.
Có lẽ độc giả sẽ hỏi rằng tôi là ai mà có những lời “bênh vực” cho Thương Phế Binh và kêu gọi mọi người thương tình giúp đỡ cho họ đang lây lất sống tại quê nhà. Xin thưa, tôi cũng là một thương phế binh, tôi gửi lại một bàn chân phải trên quê hương trong mùa chinh chiến khốc liệt nhất, đó là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Vì vậy tôi hiểu tâm trạng của anh chị em vì tôi đã từng đau với cái đau của họ. Có một điều tôi hơn được họ bởi vì tôi may mắn là tôi đang sống trên đất Mỹ. Nếu tôi ở quê nhà tôi cũng lê tấm thân trên đường phố, chống đôi nạn gỗ và ngữa cái nón cời xin ăn từng bữa. Tôi cũng sẽ trông chờ tấm lòng thương mến của quý vị.
Lời van xin của tôi, thay mặt cho anh em nói lên lời cám ơn chung đến quý vị.
PHAN XUÂN SINH