Tuesday, July 31, 2012

Liên Ðoàn Người Nhái


Lê Quán
Như mọi người đều biết lịch sử Việt Nam có kể rằng khi xưa chúng ta có người nhái Yết Kiêu nổi tiếng vì đã làm cho quân Tàu thất điên bát đảo trong các trận trên sông Lô, sông Bạch Ðằng v.v... Suốt trong thời gian đô hộ của người Pháp, Hải Quân Pháp chưa bao giờ đào tạo người nhái Hải Quân, vì vạạy ít có ai biết người Nhái là gì và hoạt động của họ ra sao. Ngay cả thời kỳ đầu tiên Quân Ðội Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam họ cũng chưa chịu cho Việt Nam gởi nhân viên sang Hoa Kỳ thụ huấn về ngành này.
Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Tổng Thống Tuởng Giới Thạch nguyên là hai người bạn chí thân. Nhân dịp thăm viếng Ðài Loan của Tổng Thống Diệm vào đầu năm 1960, Người Nhái Ðài Loan đã biểu diễễn cho Tổng Thống Diệm và phái đoàn tháp tùng xem những ngón nghề đặc biệt của họ tại bờ biển Cao Sùng. Sau khi đã chứng kiến cuộc thao diễn. Tổng Thống Diệm đã hết sức thích thú, ông quay sang hỏi Hải Quân Thiếu tá Lâm Ngươn Tánh, "Hải Quân Việt Nam đã có cái ni không ?". Ông Tánh trả lời, "Dạ thưa Tổng Thống không có". Tổng Thống Diệm bèn xoay qua nói với vị Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Ðài Loan, "Sau khi về nước thế nào tôi cũng gửi một số người qua Ðài Loan nhờ các ông huấn luyện dùm về ngành này". Vị Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Ðài Loan vui vẻ nhận lời.
Hải Quân Trung tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã nhận được chỉ thị của Tổng Thống Diệm lo tuyển mộ nhân viên đủ sức khỏe và bơi lội giỏi để gửi đi du học Ðài Loan. Trong một buổi sáng đẹp trời tôi được lệnh trình diện Trung tá Quyền ngay lập tức. Ông Quyền bảo tôi, "Anh lội giỏi, tôi sẽ gửi anh qua Ðài Loan học Nguời Nhái". Tôi nghe được đi Ðài Loan học Người Nhái thì rất ngạc nhiên vì không biết người nhái là cái gì. Nhưng nghe nói được đi học thì cũng khoái chí nên nhận lời.
Vào tháng 7 năm 1960, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa gửi một toán người lên đường du học Ðài Loan trong đó có 8 người gốc Hải Quân, trong đó có ông Lâm Nhựt Ninh, 5 người gốc Ðịa Phương Quân và 3 người gốc Lực lượng Ðặc Biệt 77, tổng cộng là 16 người, gồm 2 Sĩ Quan, 14 Hạ Sĩ Quan và Ðoàn viên. Sau 5 tháng huấn luyện tại Cao Sùng, Ðài Loan, có 14 người trúng tuyển và 2 người rớt vì thể lực yếu kém.
Hai tháng sau khi mãn khóa ở Ðài Loan về, Hải Quân Việt Nam có tổ chức một cuộc thao diễn ở Vũng Tàu để Tổng Thống Diệm duyệt khán. Báo chí dạo đó đã loan tin đầy đủ về cuộc biểu diễn của Người Nhái này.
Mặc dầu Hải Quân Hoa Kỳ chưa chấp thuận huấn luyện Người Nhái cho Hải Quân Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhưng sau khi họ được biết có một số nhân viên đã được huấn luyện ở Ðài Loan về thì họ khai thác ngay. Hải Quân Hoa Kỳ đã gửi nhân viên và dụng cụ Người Nhái từ Hoa Kỳ sang để huấn luyện bổ túc cho 8 ngườ nhái của Hải Quân Việt Nam và 3 người của Lực lượng Ðặc Biệt 77 trong hai tháng tại Nha Trang. Mục đích của cuộc huấn luyện này là để học cách đột kích phá hoại các chiến hạm cuả hải quân của Bắc Việt tại miền Bắc.
Trong lần đầu tiên bí mật đột kích phá hoại tại Hòn Cọp, Bắc Việt, toán Người Nhái đã được chia làm 2 tổ, mỗi tổ 2 người. Họ xuất phát từ Ðà Nẳng bằng ghe Hải Thuyền trong một đêm tối trời vượt sông Bến Hải tiến tới Hòn Cọp với dụng cụ lặn và mìn từ tính nổ chậm. Tổ thứ nhất của Hải Quân là anh Lê Văn Kinh và Nguyển Hữu Thảo, tổ thứ nhì thuộc Lực Lượng Ðặc Biệt 77 với các anh Nguyễn Văn Tâm và Lê Văn Chuyên. Trong khi đặt mìn vào tàu của Bắc Việt không hiểu lý do nào, mìn nổ quá sớm trong lúc các Người Nhái đang trên đường lội ra khơi để rút lui. Vì lý do đó mà họ bị phát giác, anh Lê Văn Kinh bị bắt, còn 3 người kia không chịu đầu hàng bắn vào quân Bắc Việt và đã bị sát hại ngay tại trận. Sau đó độ một tuần lễ, trong một buổi phát thanh đã nói rằng, "Một thanh niên vạm vỡ miền Nam ra trước tòa án nhân dân khai rằng...". Ðó là anh Lê Văn Kinh, tòa án VC xử khổ sai chung thân và nghe nói anh được phóng thích vào năm 1980 và trở về miền Nam với một chân bị tàn phế vì bị tra tấn bằng điện.
Năm 1961 Người Nhái Hải Quân Việt Nam với sự hợp tác của Người Nhái Hoa Kỳ đã huấn luyện một khóa Biệt Hải tại Ðà Nẵng với 35 khóa sinh. Năm 1963 Khóa I Người Nhái tại Nha Trang được khai giảng với 41 người đều tốt nghiệp. Khóa II Người Nhái cũng được tổ chức tại Nha Trang vào năm 1965 với 48 người tốt nghiệp. Khóa III Người Nhái được tổ chức tại Vũng Tàu với 45 người tốt nghiệp vào năm 1968. Sau đó Khóa IV - V - VI được tổ chức tại Cam Ranh với tổng số khóa sinh thụ huấn khoảng 150 người cho cả ba khóa.
Năm 1970 vì sự thiếu hụt trầm trọng của Sĩ Quan Người Nhái cho nên Bộ Tổng Tham Mưu đã chấp thuận cho Liên Ðội Người Nhái đến Trường Bộ Binh Thủ Ðức để tuyển mộ. 20 sĩ quan bộ binh đã được tuyển mộ, họ được gửi đến Trường Anh Ngữ Quân Ðội học tiếng Anh và sau đó được Hải Quân Hoa Kỳ gửi đi thụ huấn khóa đặc biệt Người Nhái SEAL (Sea, Air and Land). Trong số 20 sĩ quan chỉ có 11 người tốt nghiệp và sau khi về Việt Nam chiến đấu một thời gian, hơn phân nửa đã tử trận.
Năm 1968 Hoa Kỳ đã chấp thuận cho Hải Quân Việt Nam gửi sĩ quan và nhân viên đến Mỹ va Phi Luật Tân để thụ huấn về các khóa như trục vớt (salvage) chuyên vớt các tàu chìm; khóa tháo gỡ chất nổ EOD (explosive ordinance disposal), chuyên tháo gỡ chất nổ và bảo vệ các chiến hạm đậu và neo trong các sông rạch và các hải cảng, chống Người Nhái địch đặt mìn phá hoại; khóa UDT (Under water demolition team) chuyên phá hủy các chướng ngại vật tại các bờ biển và hải cảng cũng như đặt mìn phá tàu địch.
Kể từ ngày có ba đơn vị được thành lập vào năm 1970 thì Liên Ðội Người Nhái được đổi danh hiệu là Liên Ðoàn Người Nhái. Do đó Liên Ðoàn Người Nhái có ba đơn vị chính thức và mỗi đơn vị chịu trách nhiệm hoạt động theo những ngành chuyên môn riêng biệt của họ.
Ðơn vị Hải Kích SEAL (Sea, Air and Land) chuyền về đột kích bất thần vào các sào huyệt của địch, đơn vị này đã tạo được rất nhiều chiến công oanh liệt. Họ đã tấn công chớp nhoáng vào các mật khu của địch, nhất là trong lúc có buổi hợp mặt của các cán bộ cao cấp của địch, Họ đã đánh và giải thoát các tù binh. Họ đã ngụy trang với quần áo bà ba đen và trang bị súng AK 47, đội nón cối, đi dép Bình Trị Thiên giống hệt như quân Việt Cộng để hoạt động trong lòng đất địch. Nhiều khi họ đã len lỏi vào hàng ngũ địch, ngồi ăn cơm với chúng mà chúng không biết. Ðã nhiều lần họ đột kích bí mật vào lãnh thổ miền Bắc bằng xuồng cao su và bơi từ ngoài khơi vào bờ. Trong thời gian cuộc chiến Việt Nam kéo dài đơn vị này đã làm cho Việt Cộng ăn không ngon, ngủ không yên, vì không còn biết đâu là nơi an toàn.
Miền Nam nước Việt có nhiều sông rạch vì vậy Việt Cộng lúc nào cũng tìm cách làm tắc nghẹn các thủy lộ của chúng ta bằng cách đánh chìm tàu bè của chúng ta để cản trở sự lưu thông bằng đường thủy. Vì vậy mỗi lần có tàu chìm ở đâu là Ðơn vị Trục Vớt được cấp thời phái tới để giải tỏa lưu thông. Ðơn vị này đòi hỏi người chỉ huy phải giỏi tính toán, biết nhiều vê kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm.
Vào năm 1968 cho tới khi chấm dứt chiến tranh Việt Cộng tăng cường phá hoại bằng cách thả Người Nhái đột kích phá hoại các tàu bè của ta và Ðồng Minh neo và đậu tại các bến, và trong các sông ngòi. Ðơn vị Tháo Gỡ Chất Nổ (EOD) đã hoạt động chống Người Nhái địch một cách rất hữu hiệu. Họ đã bắt sống và tiêu diệt nhiều Người Nhái địch và tháo gỡ nhiều trái mìn nổ chậm do Người Nhái Việt Cộng đặt vào tàu bè của ta.
Tóm lại để trở thành một Người Nhái? Phải có đầy đủ sức khỏe, phải lội ít nhất là 2 hải lý, và có đủ sức khỏe để chịu đựng bền bỉ suốt 18 tuần lễ huấn luyện cơ thể và tinh thần.
Những môn huấn luyện chánh thức gồm có: bơi lội, thể dục, chạy bộ, cận chiến, mưu sinh, nhảy dù, chất nổ, thám sát bờ biển, phá hủy chướng ngại vật, đột kích, chèo thuyền cao su, lặn sâu 130 bộ Anh. Trong 18 tuần lễ huấn luyện này đặc biệt có một tuần lễ được mệnh danh là tuần lễ "địa ngục" (hell week). Tuần lễ này là tuần lễ thứ ba và bắt đầu từ 8 giờ sáng thứ hai và chấm dứt vào 4 giờ chiếu thứ sáu. Nói vế tuần lễ này thì đọc giả phải cố gắng hình dung ra đời sống ở địa ngục so với đời sống ở trần gian. Suốt cả tuần lễ khóa sinh được ăn nhưng không được ngủ. Suốt này bị bắt buộc chạy bộ, bơi lội, chèo thuyền v.v... Huấn luyện viên quấy rầy và hành hạ thân thể khóa sinh tới mức tối đa và không ngưng giây phút nào. Suốt cả tuần lễ mặc dầu được cho ăn nhưng không ai ăn uống gì được cả vì quá mệt mỏi. Mỗi bữa ăn chỉ giỏi lắm là ăn được hai miếng là cùng. Phần nhiều khóa sinh chỉ lấy một múi cam hay chanh để bỏ vào miệng ngậm cho đở đói khát rồi mau mau rời bàn ăn để đi tìm chỗ ngả lưng một tí. Nhưng khi vừa nằm xuống chưa đầy một phút là nghe tiếng còi ré lên và phải chạy ngay đến chỗ tập họp. Tất cả phải vội vã đến cho nhanh chóng vì mỗi lần trễ là phải bị phạt ít lắm là 50 cái "hít đất". Tôi còn nhớ trước tuần lễ Ðịa Ngục một ngày, ông xếp nhà bếp có đi hỏi từng người một là muốn ăn món gì để họ nấu. Người thì đòi ăn tôm hùm, người thì đòi ăn "beef steak" v.v..., toàn là những món cao lương mỹ vị, nhưng khi tới bữa ăn thì chỉ có nước ngồi mà ngó những món ăn ngon lành đã dọn sẵn nhưng chẳng ai thèm đụng tới. Nội trong tuần lễ này có độ 50 đến 60 phần trăm khoá sinh bị loại, vì không chịu đựng nổi sự hành hạ thể xác cũng như tinh thần.
Tôi còn nhớ một tác động mạnh về tâm lý mà các huấn luyện viên đã dạy cho khóa sinh như sau: Một hôm nọ, tất cả khóa sinh được dẫn cả ra bờ biển, cho chạy trên cát nóng độ gần 3 tiếng đồng hồ. Dĩ nhiên là cả bọn mệt lả. Sau đó họ dẫn tất cả về trường và tập họp lại. Ông Ðại úy Chỉ huy trưởng hỏi mọi người: "có ai mệt không?" Tất cả đều im lặng, ngoại trừ một khóa sinh dơ tay lên nói: "Tôi mệt!". Ngay khi đó vị Ðại úy ra lệnh giải tán tất cả vào trong nghỉ, và dẫn một mình anh khóa sinh dơ tay ra bãi biển và bắt chạy tiếp 2 giờ nữa cho đến khi anh ta chạy không nổi nữa mới cho về trường. Sau khi tập hợp cả lớp lại ông Ðại úy đã giảng một bài học về tâm lý như sau: "Tôi dư biết tất cả các anh mệt, sức con người có hạn. Nhưng có một điều quan trọng mà các anh phải luôn luôn nhớ là dù có mệt mỏi về thể xác đến đâu đi nữa thì tinh thần của chúng ta không được mệt mỏi, như vậạy đừng bao giờ nói đến mệt cả. Khi nào đuối sức hoặc bị thất bại ê chề đừng gục đầu xuống, hãy cố gắng ngửng đầu lên và nở nụ cười". Kể từ ngày đó và suốt đời tôi không bao giờ quên câu chuyện này. Nếu có ai hỏi tôi "Anh có mệt không?" lúc nào tôi cũng nói là không.
Về số thương vong và tổn thất vì bị thương của Liên Ðoàn Người Nhái lúc nào cũng cao so với khóa sinh tốt nghiệp. Do đó không thể đầy đủ khóa sinh để cung ứng cho sự thiếu hụt tại các đơn vị. Việc đào tạo Người Nhái lại càng ngày càng khó khăn vì nguy hiểm và đòi hỏi quá nhiều yếu tố. Vì thế trong các khóa huấn luyện sau này số người tình nguyện tham gia rất hiếm.
Sau khi chấm dứt chiến cuộc chỉ còn độ 40 phần trăm Người Nhái sống sót. Trong số này một phần ba được di tản qua Hoa Kỳ. Số còn lại hiện đang được Việt Cộng khai thác bằng cách bắt họ làm huấn luyện viên cho các khóa Người Nhái đang được tổ chức tại Việt Nam.
Lê Quán


Thursday, July 26, 2012

Cựu Th.T Nguyễn Cẩm thuộc Sở Liên Lạc/NKT

Cựu Th/Tá Nguyễn Hải Triều / Nha Kỹ Thuật 
Quý vị và quý bạn,

Tôi có người bạn là cựu Th.T Nguyễn Cẩm thuộc Sở Liên Lạc/NKT. Năm 1964 tôi tham dự khoá học Chiến Tranh Ngoại Lệ tại trại Quyết Thắng Long Thành, do người Mỹ huấn luyện, cùng với Lê Minh, Nguyễn Văn Thụ, Nguyễn Cẩm...(Trần Thụy Ly làm trưởng toán). Sau khi mãn khoá học được chỉ định làm Trưởng Toán RT (Reconnaisance Team) tại trại LLĐB Khâm Đức Đà Nẳng.

Năm 1966 thuyên chuyển về FOB2 (B15 Kontum), tại đây có Văn Thạch Bích, Nguyễn Cẩm và tôi (TT Hồ Châu Tuấn CHT). Năm 1968 thuyên chuyển ra FOB1 ở Phú Bài, còn Cẩm về Ban Mê Thuột (không biết rõ). Chúng tôi đã không gặp nhau kể từ đó cho đến khi tan hàng 4/1975.

Năm 2006 (?) nhân dịp tham dự ra mắt Chi Hội CTSQ Denver (ở nhà anh chị Tựu) được gặp Cẩm tại đây (qua anh Tựu) chúng tôi đi ăn ở nhà hàng ctsq Nguyễn Công Sum (Cẩm qua Mỹ diện HO). Cẩm có cho ĐT nhưng có lẻ đã đổi nên không liên lạc được kể từ đó. Vừa đây anh Tựu cho tôi biết, Cẩm đã di chuyển qua TB khác không để lại tin tức gì!

Nếu quý vị và quý bạn có biết tin tức về TT. Cẩm xin vui lòng liên lạc qua email Tổng Hội NKT hoặc email : trieu3_nguyen@hotmail.com.

Xin chân thành đa tạ.

Nguyễn Hải Triều

PS. Phạm Hoà: xin giúp đỡ anh bằng các phương tiện của Hoà hiện có.
TT. Nguyễn Thụ (Toán Trưởng Toán Maine ở Khâm Đức 1965) dường như đã không còn hy vọng sau bao nhiêu tháng đăng tin tìm kiếm.

Tuesday, July 24, 2012

Bên Cốc Cà Phê / Nhạc Sỉ Lê Dinh 2012

Cafe Sua Da

Cafe Sua Da 2

Saigon Cafe Sua Da

Saigon Cafe Tay Hat SaiGon Cafe Sua Da

Cafe Govap

Monday, July 23, 2012

Họp Thường Kỳ Nam California pictures credit to NT Nguyễn Hải Triều

 Anh Lê Văn San San Diego, Phạm Hòa, NT Lê Hữu Minh 11, Lê Tinh Anh, Chung Tử Ngọc, 
Nguyễn Thành Điểu Los Angeles, NT Nguyễn Hải Triều.

 Nguyễn Thành Điểu Los Angeles, NT Nguyễn Hải Triều San Diego, NT Lê Minh Yorba Linda, 
Nguyễn Thanh Los Angeles
 Chung Tử Ngọc Nam California
 Chung Tử Ngọc, Nguyễn Thành Điểu, Nguyễn Hải Triều, Lê Minh, Nguyễn Thanh, NT Phan Tuấn Kiệt

Anh Lê Văn San San Diego và Phạm Hòa Los Angeles

Thursday, July 19, 2012

Tang Lễ C/H Phạm Văn Bính CD1



  NHẤT BÁI SINH ( LẠY ĐẤNG SINH THÀNH )
   NHỊ BÁI TỬ ( LẠY 2 BÁI TRƯỚC NGƯỜI NẰM XUỐNG - BÀN THỜ TỔ TIÊN  )
   TAM BÁI THẦN ( 3 LẠY CHO PHẬT-TRỜI )

Monday, July 16, 2012

Đoàn Công Tác 75

Đổ Đức Kỳ & Nguyễn Đức Nhữ Đoàn Công Tác 75 Pleiku, Việt Nam
trong bức hình đầu tiên , người chụp chung với anh Nhữ là Đỗ Đức Kỳ có biệt hiệu là ' Kỳ Con ' thuộc phòng TT bộ chỉ huy Nha ra tăng phái cho toán ĐD NKT , cùng với anh Hùng
 (em của anh Chương TT Đ72 )
Tôi là Tuyên, Truyền Tin của 75 trong nhũng ngày lênh đênh lửa đạn. Rất vui khi thấy anh có ý viết lại cuộc triệt thoái vùng 2 của ĐCT 75.
Thú thật đôi khi tôi cũng có ý định ấy nhưng tiếc là tôi không còn nhớ đầy đủ chi tiết ngày giờ cũng như văn chương tôi lủng củng không nên hồn.
Tôi chỉ xin góp ý kiến với anh như sau
Các anh em thuộc ĐCT 75 có tên trên danh sách Hội NKT ở đây cũng khá nhiều. Ở gần anh có Nhữ (Hôm ấy lái chiếc Jeep của trung tâm hành quân?), có Lê tinh Anh (Đêm hôm ấy ngồi ôm pháo tháp của Thiết giáp cùng Tr/T Văn và tôi), có Võ Hòa ( Khi chuyển sang đi bộ vượt rừng đã cùng Tr/Úy Tùng (CĐ3XK) và tôi cùng hai nhân viên toán trở thành toán khinh binh đi mở đường) và còn rất nhiều anh em khác nữa có tên trong Hội NKT.
Tôi mạo muội đề nghị anh post trên Diễn Đàn để các anh em khác cùng góp ý, bổ túc những chi tiết cho sác thực về cuộc di tản máu lệ này của ĐCT 75. 



Theo thiển ý của tôi điều này vô cùng quan trọng. Bởi vì ĐCT 75 là một đơn vị trú đóng tại Vùng 2CT nên cuộc di tản này không phải chỉ là chuyện của riêng ĐCT 75 mà nó có liên hệ đến cuộc triệt thoái của cả QĐ2. 
Với sự góp ý của cac anh em , anh sẽ sắp xếp, duyệt lại và nhuận búttrước khi anh Hòa post những bài viết này trên "nhakythuatngaynay.blogspot".



Sẽ có những người khác đọc , khi đó nó sẽ trở thành những tài liệu tham khảo có tính cách 
chứng nhân lịch sử. 
Thưa anh trên những dòng mở đầu có một vài chi tiết xin anh cho phép tôi được sác định rõ lại: Một nhóm nhỏ của Đct 75 đi trước không có Đ/úy Dương, không có Đ/úy Trâm. Mà có Đ/uy Phùng Điều.
Khi đó Đ/úy Dương đã về học Tham Mưu tại Saigon, còn Đ/úy Trâm thì rời Pleiku sau khi đơn vị đã lên xe rời trại khoảng hơn hai giờ đồng hồ vì chính tôi và Đ/úy Trâm ở lại sau cùng để thiêu hủy tài liệu tại Trung Tâm HQ. Đ/úy Trâm cũng ở Cali, anh có thể l/l thẳng với anh Ba về những chi tiết này.



Đôi dòng thô thiển xin anh cân nhắc và miễn chấp.
Ngô đặng Tuyên.
CĐ3XK- ĐĐ660TT-ĐCT 75/72



Phạm Sơn Liêm
Đêm 28/03/75 sau khi BCH/SCT/D11/D71 cho biêt đã rút ,D72 kẹt lại,chịu pháo VC suốt đêm sáng 29/03/75 may mắn chế ngự chiếc salan ,nhờ vậy toàn Bộ Còn lại D72 tới được Nha Trang,sau khi chuyển xác chết dân lên bến tầu,D72 đến tiểu khu Khánh Hoà tìm hiểu tình hình,tại đây tôi gặp Th/tá Lâm Gia Kinh (bạn cùng khoá)CHP/D75 vừa từ Kontum di tản về cùng một số AE D75.
Thấy tính hình không ổn tôi đã quyết định trở salan Th/ta Kinh cùng AE/75 đi theo luôn 2 đoàn đi cùng đến sáng hôm sau thì về tới Cam Ranh ,tại đây gặp lại SCT/D11/D71 ,toàn bộ SCT di tản về Long Thành rồi kho 18 ,tại đây Th/tá Kinh được chính thức bổ nhiệm CHP/72 cùng AE còn lại cua DCT /75 được sát nhập vào DCT/72
Anh Tuu


Nguyễn Thanh Phương, Ngô đình Mãnh, Hoàng văn Rợp, Lợi Chí Hùng và Nguyễn Đức Nhữ
Đằng sau doanh trại Long Biên 75 , trước Hồ tắm .



Pleiku…

                  

thân thương Anh Em đoàn 75
mở :
       Lâu rồi , tưởng chừng như đã nhạt nhòa trong trí nh , nhưng my ba ry có Phm Hòa 72 hi đến nhng ngày cui ca đoàn 75, thêm Ngô đng Tuyên 75 nhc nh chuyn ngày cuối ca đoàn75,  Nguyn hùng Trâm cho hay Pleiku tình hình lúc đó .  Nguyn văn n cùng toán 757, cùng di tản băng rừng 12 ngày đêm , Lê Tinh Anh toán 752 nhân chứng trận chiến Thiết giáp M 48 của Lữ đoàn II, quân khu II bên này cầu Phú Bổn , đường đi Củng Sơn .
       Vết thương hận, đau đớn di tản tức tưởi “ nghìn trùng xa cách  “ lại bật máu ra , vỡ ra từng mảng da thịt của quê hương, thước film di tản năm ấy trải dài ra ngay hiện trước mắt, hôm đó, ngay ban ngày, đại pháo của Cộng quân thi nhau nã vào Thị xã Phú Bổn , tưới lên Lính và thường dân di tản, mọi người chạy lung tung trong khói đạn mịt mù , có nhng tiếng khóc hét la dưới cơn mưa pháo. ..có lệ rơi , có máu chảy, có mùi thịt người cháy khét , có cả xác người tung lên Trời, xương thịt tan vỡ ra từng khúc, trộn hoà với đt đ rơi xung !!!  bao ln mun viết li , viết đưc vaì ch ghi được vài hàng, ri li thôi ! ch vì nưc mt chc ào ra !
“.. Di tản khó , sâu dòi lúc nhúc
Trong vết thương người bạn nín
Người chết mấy ngày không lấy xác
Thây xình mặt nát , lạch mương tanh…”
                                         Tô Thùy Yên
Long Biên Đoàn công tác 75.
Ngày N .
Phi trưng Cù Hanh ,Sư đoàn 6 Không quân VNCH ,ngay kế bên , máy bay vn lên xung , mc dù chp chp vì vài trái đn ha tin phóng vô trong Phi trưng hi đêm , cng thêm dân chúng đang đi di tn qúa là nhiu , đy dy , ngưi và ngưi đang đi nhng chuyến bay Hàng không dân s ln c Quân sự . Thành phố Pleiku, mây giăng nhẹ , không mưa , có nhạt nắng ,mọi sinh hoạt bình thường , xe cộ thì tấp nập nhiều hơn mọi ngày , có l nghe tin Thành ph Ban mê thut tht th , nên dân chúng lo s và chuẩn bị chăng ?
Trại Long Biên , đoàn công tác 75 , Sở công tác , Nha kỹ thuật , tự nhiên mấy ngày nay chúng tôi cũng không thiết lội bộ ra khỏi trại uống Café , ăn bánh Pate’ chaud ký sổ nợ bên chợ Cù Hanh như mọi ngày ? bầu không khí như Am như Miếu như cốc sơn nào đó , chẳng có những nụ cười giỡn , không gian vắng lặng , tĩnh mịnh  như có toán đang công tác hành quân mất liên lạc 2 hay 3 ngày ?
Tư lnh phó quân đoàn II ch ta bui hp, Đoàn công tác 75 có tham d : Chi huy phó Thiếu tá Lâm gia Kinh và Đi uý H văn Ngàn, trưởng ban 03, bui hp ngn gn trong vòng ½ tiếng vi Lnh di tn rút b cao nguyên Pleiku-Kontum ban hành  .
Trong phòng họp không ai phản đối , kế đó mọi người bàn tới kế hoạch di tản , Đại tá chỉ huy trưởng Biệt động quân, quân khu II Phạm duy Tất được thăng cấp Chuẩn tướng với trách nhiệm chỉ huy đoàn quân  di tản , giờ thứ 25 , mọi dự tính , bàn thảo  rút quân một cách vội vã , cẩu thả , kỷ luật thì hỗn tạp , không nghiên cứu kỹ các lộ trình , cầu cống để chọn lựa đường rút quân , các tỉnh lộ được nêu ra :  đường Quốc lộ 21 không thể xử dụng được, vì đường 14 giữa Pleiku- Ban mê Thuột đã bị địch cắt đứt , cộng quân Bắc việt hiện có 03, 04 Sư đoàn chính quy tại chiến trường Ban mê Thuột , không thể xử dụng đường 21 để về Nha Trang ; trong khi đó đường 19 nối Pleiku-Qui Nhơn cũng không chấp nhận được , vì đèo An Khê đã bị cắt đứt ở hai phía Đông và Tây , mà Cộng quân Bắt Việt hiện đang đóng chốt án ngữ nhiều nơi , ngoài Tỉnh lộ 7B không còn chọn lựa nào khác , quyết định đường số 7B, mọi người chấp thuận , chỉ có kế hoạch di tản mà không có đội quân để bảo vệ trên con đường di tản ?
Lnh di tn t các ch huy đi hp quân đoàn v ban ra , lúc này Pleiku thành ph hu như không có tiếng súng , vy ti sao phi di tn ?  l quá nh ?  Pleiku có b đánh đâu mà phi di tn? Chng l ch vì mt vài trái đn pháo kích mà c mt Quân Đoàn li b chy? Cũng vì cái lnh quái đn đó mà hàng trăm ngàn quân dân nhn nháo đ xô v Qui Nhơn, Tuy Hòa và Nha Trang. Cuc hành trình đã gây nên bao ni đau thương và ut hn cho mi ngưi. Chiến tranh qu tht là tàn khc. Hàng vn ngưi tranh nhau đ tìm đưng sng, đã gây nên bao cnh tưng tang thương mà ln đu tiên trong đi tôi nhìn thy. Tôi không th tưng tưng đưc tại sao mng ngưi li r xình như thế  !
 Câu hi mi quân nhân VNCH đt ra ? Đã là Lính trong thi chiến, thời loạn kể cả thời bình .. ch nào cũng đánh và đm .vv.  Các sư đoàn Cng quân đy dy ngay trưc mt đây không đánh , không giết mà li lui Binh rồi trở lại Tái chiếm ?  B tư lnh Quân Đoàn  II đã ban ra , mi đơn v nhn lnh thêm tp hp li t ại B tư lnh Sư Đoàn 23 B Binh , thưng trú ti chân núi Hàm Rng, t đây đoàn quân mi khi hành ? Trước đó còn có  lnh T th na , lúc này các bc Ch huy cũng “ tu ha nhp ma ” vi Lnh và Lc ! mà nói ngay trong quân đi thi hành trưc khiếu ni sau !
15 tháng 03 năm 1975 đòan 75 đã chun b di tn t sáng sm , 1/2 đoàn ? đã đi trưc vi s hưng dnThiếu tá  Lâm gia Kinh , Đi uý Phùng Điu, Ngô đình Mãnh ..cùng mt s v con ca các chiến hu 75.
Ngày hôm sau buổi trưa 03-16-1975  Trung Tá ch huy trưởng đoàn 75 Nguyn thanh Văn ra lệnh bắt đầu rời khỏi trại lên đường, trưc khi xe chuyển bánh  Chiến hu Đinh quang Vinh m các kho vũ khí nh { conext }nm xung quanh Trung tâm hành quân.…. nào là dây lu đn Mini, súng khi Cng và Đng Minh nhiu loi ln và nh , v.v ..vì trưc đây tri này là ca C 2 Lực Lượng Đặc Biệt Sĩ quan cố vấn Hoa kỳ  ( lúc đi công tác hành quân, xin trang b thêm thì nại đ lý do !! không cp phát , bây gi “ Tình cho không biếu không “ Anh Em nhào vô , nào đeo , nào vác , nhét túi trên dưi , cht lên xe cho tha lòng tham ? dù chỉ có 01ngón tay bóp cò )
 Đoàn xe ri tri ra đi Hàm Rồng , trong tri còn lại những chuyên viên Phá hoại được lệnh ở lại trại và sẽ khởi hành sau : Đi uý Nguyn hùng Trâm Liên toán trưng Toán 3, Thiếu uý Ngô đng Tuyên Truyn Tin, Thưng sĩ Nguyễn công Li Ban 4 vi trách nhim thiêu hy các h sơ , tài liu .. riêng Nguyễn đức Nhữ chất lên xe Jeep của Trung tâm hành quân một số hồ sơ với chỉ thị của chỉ huy trưởng Đoàn công tác 75 Trung tá Nguyễn thanh Văn , ra trại trước đi Hàm Rồng trước khi trại Long Biên bị phá huỷ .
Bao nhiêu các t st h sơ ti Trung Tâm Hành Quân , Ban 2 , Ban 3 và Trung tâm điện đài truyn tin đã đưc gn sn nhiu bánh thuc cháy Lân Tinh b trí trên các t st đu kích ha hết ,Thiếu uý Ngô đng Tuyên được giữ trọng trách phá hoại này và chu toàn nhiệm vụ .
Kho đn đoàn 75 , các kho đn này nguyên thy là hệ thống cung cp đạn dược cho ca C 2 LLĐB M ,nên những hm đn ngầm không biết bao nhiêu mà kiểm cho hết , Đại uý Nguyễn hùng Trâm được  trách nhiệm phá hủy kho đạn của đoàn 75,sau khi gài chất nổ chậm cho các hầm đạn xong , trước khi rời trại đi Hàm Rồng , nghĩ sao đó , Đại uý Trâm lại đi tháo hết ngòi nổ ở các hầm đạn ra , do đó hầm.
( ….bây giờ gặp lại Ba Trâm có hỏi :
-  tại saoAnh Ba không phá hủy kho đạn ? Anh Ba Trâm mau mắn trả lời :
-  Không giúp ích được gì , mà còn hỗn loạn các trại Lính chung quanh của đơn vị bạn ! )
 Trại Long Biên Pleiku đoàn công tác 75, Sở Công Tác, Nha kỹ Thuật, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hơn 02 năm đồn trú tại đây , cũng nơi này , ngay trước cổng trại là bãi đáp Trực Thăng đưa đi xâm nhập vào các mật khu , công trường của địch …đã tung ra nhiều nhiều chuyến công tác khắp Quân khu II , biên giới vùng II chiến thuật và ít chuyến biệt phái công tác cho Nam Đông Huế Quân khu I ... và nhiều nhiều chuyến công tác thành công trở về , ngang nhiên ngẩng mặt lên, nở một nụ cười ngạo mạn, bước xuống  trong vần vũ của tiếng Trực Thăng và bụi mịt mù , quét mắt nhìn một vòng , biến nhanh như Sóc vào doanh trại , nơi đây bao Anh Em Đồng Đội đang đợi chào đón… cuối cùng chiều nay chỉ có 02 chiến sĩ cuối cùng : Đại uý Trâm ngồi trên xe Jeep chứng kiến giờ lịch sử , Thiếu uý Ngô đặng Tuyên đóng cổng , rút xích và bấm khóa , lặng lẽ lên xe….
vĩnh biệt Long Biên .
 vĩnh biệt 75 .




vĩnh biệt Pleiku !                           
 * bảy năm bảy *